Our forum runs best with JavaScript enabled !

NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

View previous topic View next topic Go down

New NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 3:21 pm

~ bài viết về ông Trịnh đều thú vị 😆

Bùi Văn Phú: suy tư và cảm nhận ở cõi trần
Đi cho biết đó biết đây…

Trịnh Công Sơn qua cái nhìn của một chỉ huy tình báo Việt Nam Cộng hoà

Bùi Văn Phú

Trịnh Công Sơn mất ngày 01.4.2001. Mấy trăm người đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng ở Nghĩa trang Gò Dưa, Bình Dương. Khi những cành hoa, nắm đất được ném xuống mộ phần, đoàn người tiễn ông vào lòng đất mẹ đã cất tiếng đồng ca:

Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
để một mai vươn hình hài lớn dậy

ôi cát bụi phận này
vết mực nào xoá bỏ không hay

Từ đó, mỗi năm đến ngày giỗ Trịnh Công Sơn trong và ngoài nước đều có sinh hoạt tưởng niệm.

Trước đây những sinh hoạt này ở hải ngoại diễn ra tốt đẹp. Năm nay có nhiều thông tin phổ biến kêu gọi biểu tình phản đối và tẩy chay những chương trình như thế.

Ở Texas ngày 23.3 đã có chương trình “Như cánh vạc bay” do Đài phát thanh V.O.V.N. – Tiếng nói Việt Nam tại Houston (1110 AM) tổ chức với 1.400 khán giả đến nghe Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Trần Thu Hà, Quang Tuấn hát nhạc Trịnh, dù nhiều hội đoàn cựu quân nhân người Việt đã ra thông báo phản đối.

Chương trình nhạc Trịnh: “Đoá hoa vô thường” tại Nam California 29.03.2008

Nam California có nhóm The Friends đã mấy lần tổ chức văn nghệ giỗ Trịnh Công Sơn ở hai miền nam bắc California với những tiếng hát gắn liền với nhạc Trịnh là Khánh Ly, Cẩm Vân cùng những giọng ca trẻ sau này. Năm nay nhóm thực hiện chương trình “Đoá hoa vô thường” vào tối ngày 29.3 ở Thành phố Garden Grove, Nam California. Hơn trăm người đã biểu tình trước cửa thính đường.

Tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt tối ngày 1.4 dự định cũng có một chương trình do Nhóm Hướng Dương thực hiện với chủ đề: “Ngồi lại với nhau: Trịnh Công Sơn và tây ban cầm” với tiếng đàn Nguyễn Xuân Thao. Tuy nhiên ban tổ chức vừa ra thông báo rời chương trình đến một thời điểm khác chưa định.

Một thông báo phổ biến ngày 21.3.2008 của Cộng đồng Việt Nam – Nam California và Ủy ban Bảo vệ & Phát huy Chánh nghĩa Quốc gia kêu gọi đồng hương tham gia biểu tình: “là một sự phản kháng mạnh mẽ của tập thể người Việt tị nạn cộng sản đối với những âm mưu vinh danh Trịnh Công Sơn, một tên cộng sản nằm vùng tiếp tay với cộng sản Hà Nội và phản bội công cuộc tranh đấu của đồng bào miền Nam Việt Nam”.

Bản thông báo nhấn mạnh: “Trình diễn nhạc Trịnh Công Sơn là tiếp tay thực thi Nghị quyết 36 của cộng sản Việt Nam trong mặt trận giao lưu văn hóa một chiều, phản lại anh linh của hằng trăm ngàn dân quân cán chính đã hy sinh để bảo vệ miền Nam Việt Nam và đồng bào bỏ mình trên biển cả trên đường tìm tự do, là nhắc lại những uất hận trong các trại tù cải tạo và những đau thương triền miên của dân tộc Việt Nam đến ngày hôm nay dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Từ Houston, bang Texas, ngày 22.03 Tổng hội cựu Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong một thông báo đã đưa ra những nhận định sau:

Trịnh Công Sơn là văn nô của cộng sản Việt Nam;
Trịnh Công Sơn đã cộng tác và được chế độ cộng sản Việt Nam ưu đãi;
Trình diễn ca nhạc Trịnh Công Sơn là tiếp tay cho Nghị quyết 36 của cộng sản Việt Nam dưới chiêu bài tuyên vận, ru ngủ tinh thần đấu tranh của Cộng đồng Người Việt Quốc gia tị nạn cộng sản tại hải ngoại.
Cũng từ bang Texas, tuyên cáo của Ủy ban Phát huy Chính nghĩa Quốc gia vùng Dallas có những nhận xét như sau về nhạc sĩ họ Trịnh:

Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trịnh Công Sơn công khai lên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi các nghệ sĩ ca nhạc hát bài “Nối vòng tay lớn” để mừng chiến thắng của cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn đã được chính quyền cộng sản Việt Nam đề cao, nâng đỡ, cung cấp nhà cửa và cho xuất ngoại qua Nga Sô, viết nhạc “Ánh sáng Mạc Tư Khoa” để ca ngợi Lenin và xã hội chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Trịnh Công Sơn công khai viết trên tờ Sài Gòn Giải phóng tiết lộ đã vào mật khu Việt cộng để tiếp xúc công tác với Mặt trận Giải phóng miền Nam trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

*

Tôi đã viết nhiều bài về nhạc Trịnh Công Sơn, mà tôi gọi là những bài hát cho hoà bình Việt Nam. Một số độc giả gửi thư phản bác với luận cứ như những thông báo, tuyên cáo dẫn trên, ngoại trừ việc nhắc đến Nghị quyết 36 vì thời điểm 15, 20 năm trước chưa có nghị quyết này.

Đã có nhiều sách viết về Trịnh Công Sơn, nhưng con người chính trị của ông vẫn khó hiểu và gây tranh cãi

Tôi không bênh vực cho Trịnh Công Sơn là cộng sản hay không cộng sản, nhất là vào thời điểm trước năm 1975 khi tôi chưa đến tuổi đôi mươi, không biết nhiều về chính sách trí vận hay văn hoá vận của những bên can dự trong cuộc chiến tranh trên quê hương mình.

Sự xuất hiện của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trong giai đoạn của cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã được giới truyền thông nước ngoài ví như đôi danh ca Bob Dylan và Joan Baez ở Mỹ với những ca khúc kêu gọi chấm dứt chiến tranh làm rung động bao triệu trái tim người Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, là những người sẽ phải đối diện với chiến tranh, với cái chết hơn ai hết. Tôi cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam khác mê nhạc Trịnh, thuộc nhạc Trịnh vì lời ca ông viết ra là những con chữ đã xoáy xoay vào tâm thức tuổi trẻ chúng tôi trong giai đoạn đất nước có nhiều nghịch lí. Nhạc Trịnh đến với chúng tôi nhờ vào những phương tiện truyền thông đại chúng, từ sân trường học, trong quán cà phê và nhất là nhờ có một chính sách văn hoá thông tin không bị kiểm duyệt khắt khe ở miền Nam Việt Nam vào thời bấy giờ.

Trịnh Công Sơn trong phim Đất khổ, 1973
Trịnh Công Sơn trong phim Đất khổ, 1971

Theo tôi nghĩ, nếu Trịnh Công Sơn có quan hệ và hoạt động cho cộng sản thì cũng đã bị bắt giam như Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Kha, như Dương Văn Đầy, Nguyễn Công Khế hay phải vào bưng biền như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo. Ngược lại, dù trốn lính, Trịnh Công Sơn đã được nhiều quan chức trong giới lãnh đạo miền Nam che chở, như Đại tá Không quân Lưu Kim Cương, mà khi ông tử trận trong một cuộc giao tranh vào tháng 5 năm Mậu Thân ở vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, Trịnh Công Sơn đã viết lên những lời ca bất tử:

Anh nằm xuống
sau một lần đã đến đây
đã vui chơi trong cuộc đời nầy
đã bay cao trong vòm trời đầy
rồi nằm xuống
không bạn bè không có ai
không có ai từng ngày
không có ai đời đời
ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
trong nghĩa trang này có loài chim thôi

Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
đất ôm anh đưa vào cội nguồn
rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh
như cánh chim bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
nơi đây một lần nhìn anh đến
những xót xa đành nói cùng hư không

Bạn bè còn đó anh biết không anh
người tình còn đây anh nhớ không anh
vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.

Vùng trời nào đó anh đã bay qua
chỉ còn lại đây những sáng bao la
người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
ôi tháng năm những dấu chân người cũng bụi mờ

Anh nằm xuống
như một lần vào viễn du
đứa con xưa đã tìm về nhà
đất hoang vu khép lại hẹn hò
người thành phố
trong một ngày đã nhắc tên
những sớm mai lửa đạn
những máu xương chập chùng
xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang.

Năm ngoái, phim Đất khổ, thực hiện năm 1973 dưới thời Việt Nam Cộng hoà đã được phát hành, trong đó Trịnh Công Sơn diễn vai chính là một nhạc sĩ, Trịnh Quân, phản ánh khá thực con người của ông về hoàn cảnh sống và những sáng tác cho hoà bình Việt Nam: “Tôi sẽ đi thăm”, cho những goá phụ của cuộc chiến: “Em đi qua chiều” và mong ước xây dựng quê hương đổ nát sau chiến tranh: “Dựng lại người, dựng lại nhà”. Trong phim, người nhạc sĩ họ Trịnh còn là một con người Việt Nam có tình thân ái và lòng quí mến người Mỹ, dù là một anh Mỹ lính đào ngũ sa cơ thất thế. Nếu Trịnh Công Sơn là con người cộng sản, ông đã không nhận đóng phim này.

Cẩm Vân và Khắc Triệu hát nhạc Trịnh trong chương trình “Phúc âm buồn” ở San Jose những năm trước. Hôm đó hoạ sĩ Trịnh Cung đã nhiều lần lên sân khấu, ngồi uống rượu, tâm sự bên di ảnh Trịnh Công Sơn

Sau này Trịnh Công Sơn có những cơ hội đến Mỹ nói chuyện âm nhạc nhưng ông không đi, ngay cả khi gần cuối đời có nhiều người quí mến muốn đưa ông đến Hoa Kỳ chữa bệnh, nhưng ông một mực từ chối. Tại sao thế?

Đã có nhiều bài viết về con người chính trị của Trịnh Công Sơn, nhưng tựu chung vẫn còn là những điều khó hiểu.

Bà Đặng Tuyết Mai, nguyên là phu nhân của cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Cao Kỳ, vài năm trước đã phát biểu là Trịnh Công Sơn không theo cộng sản.

Mới đây, trong hồi kí nhan đề N.D.B. [1] , ông Nguyễn Mâu, cựu đại tá cảnh sát, là cấp chỉ huy tình báo Việt Nam Cộng hoà từ 1968 đến 1972, có đưa ra những sự việc, nhưng không dẫn đến kết luận vững vàng cho thấy Trịnh Công Sơn có hay không hoạt động cho cộng sản.

Ông Mâu kể chuyện vào năm 1969 Trịnh Công Sơn bị một đơn vị cảnh sát bắt giao cho Ngành Đặc biệt và chính ông đã nói chuyện với Trịnh Công Sơn. Qua buổi nói chuyện đầu tiên, ông Mâu có cảm tưởng Sơn không phải là người cộng sản. Khi hỏi thẳng Sơn có hoạt động trí vận, có viết nhạc theo chỉ thị, có hoạt động cho hội văn nghệ sĩ yêu nước, thì câu trả lời của Sơn là không.

Ông kể cho Sơn nghe về những tài liệu ông có được cho thấy chính Bộ Chính trị miền Bắc mới lo sợ bộ đội cộng sản nghe nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn và chính phía chính quyền miền Nam đã cho phát thanh những bài nhạc này, với tiếng hát Khánh Ly, từ máy bay xuống dọc đường mòn Hồ Chí Minh để cho bộ đội nghe, cụ thể là bài “Gia tài của Mẹ”. Kể xong ông Mâu hỏi Sơn nghĩ sao về chuyện này? Người nhạc sĩ không trả lời, nhưng trên nét mặt “sáng rỡ, niềm vui không giấu giếm, mắt long lanh hàm chứa sự thích thú và hài lòng đến cùng độ. Chúng tôi không nghĩ rằng anh vui mừng vì có tinh thần chống cộng cao độ. Chúng tôi cũng không nghĩ anh giả vờ vui để tỏ ý chống cộng trước một viên chức thuộc ngành công an. Anh đã vui vì tâm tư và ý tưởng đối với quê hương tang tóc, về một cuộc chiến tương tàn cần phải chấm dứt đã được gửi gắm đi xa, qua làn sóng điện đến với những người có trách nhiệm”. (N.D.B. tr. 222)

Tác giả Nguyễn Mâu ghi lại lời Trịnh Công Sơn nói với ông:

“Tôi không kêu gọi họ buông súng hay mang súng trở về như Bộ Chiêu hồi, nhưng tôi đã làm việc ấy một cách tế nhị và rất thâm trầm như bài ‘Lại gần với nhau’ với lời nhạc ‘… đừng bỏ tôi… đừng bỏ tôi… đi hai mươi năm qua… còn gì cho anh… còn gì cho tôi… không còn gì… không còn gì… còn lại chiến tranh… hai mươi năm chinh chiến mẹ ngủ không yên…’ Và còn nhiều nữa, tôi đã nói thẳng với họ hãy vượt mọi trấn áp, từ bỏ rừng núi… mà trở về cùng với dân tộc đang chịu quá nhiều đoạ đầy thống khổ như bài ‘Nối vòng tay lớn’ với câu kết luận ‘Vượt thác cheo leo… hay ta vượt đèo… từ quê nghèo lên phố lớn… nắm tay nối liền biển xanh sông gấm… nối vòng tay lớn…’ Tôi đã nói chuyện với họ như bằng hữu, như anh em chứ không phải như ông Bộ trưởng Chiêu hồi. Phương cách của tôi theo tôi nghĩ có thể thích hợp và được họ vui vẻ chấp nhận và lĩnh hội hơn. Tôi thương yêu và kính trọng họ thật, với tình người thật, với tinh thần ruột thịt thật và muốn trải với họ chút tâm sự thật. Tôi có thể bị công an, bị chính ông kết tội nhưng đó là sự thật tôi không giấu giếm. Cũng bằng cách này, tôi đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho những giới chức chỉ đạo chiến tranh của bên này và cả bên kia”. (sđd, tr. 223)

Tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với Trịnh Công Sơn, tác giả Nguyễn Mâu có nhận xét: “Anh Sơn rất vô tư trong chính trị, với lập trường không thiên vị, không theo những người quốc gia triệt để mà cũng chẳng theo cộng sản. Qua những lời tâm sự, có thể anh đã phải tránh qua, né lại, lúc chường, lúc trốn, dù là bạn nhưng vẫn phải đối phó với Hoàng Phủ Ngọc Tường và vài người khác vốn là cơ sở trí vận cộng sản”. (sđd, tr. 224)

Theo tác giả, người nhạc sĩ này “là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy”. (sđd, tr. 215)

Rồi ông Mâu nhắc đến Nguyễn Thanh Ty là tác giả của tập sách Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn là một người gần gũi với Sơn ở trường sư phạm Qui Nhơn. Ông Ty nhận xét trong những năm chung sống với nhau không có dấu chỉ nào cho thấy Trịnh Công Sơn là Việt cộng. Nhưng những liên lạc, gặp gỡ giữa Trịnh Công Sơn với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong giai đoạn này, 1965-1969, còn là một dấu hỏi lớn và có thể đó là những thất bại của tình báo Việt Nam Cộng hoà mà ông Nguyễn Mâu có một phần trách nhiệm.

Tác giả Nguyễn Mâu đã tỏ ra ngạc nhiên khi nghe bài ca “Nối vòng tay lớn” đã được những “bọn chạy hiệu Ba mươi tháng Tư” diễn giải theo một nghĩa khác, không như ý của Trịnh Công Sơn trước đó ít năm.

*

Năm 1979, trước sự việc hằng trăm ngàn người Việt phải đi tù cải tạo sau chiến tranh, ca sĩ Joan Baez cùng với một trăm người khác đã kí tên trong một thư ngỏ, đăng trên các báo lớn ở Mỹ ngày 30.5.1979, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền. Khi đó phản ứng từ phía Việt Nam đưa ra những bài viết của Nguyễn Khắc Viện (“A Letter to Some American Friends”, Vietnam Courier, 7.79) và Lưu Quý Kỳ (“Ai đạo diễn cho nữ nghệ sĩ Gio-an Ba-ye”, Đại Đoàn Kết, 7.7.1979) để phản bác ca sĩ Baez đã thay đổi lập trường, phản bội lại nhân dân Việt Nam và việc làm của bà đang bị CIA lợi dụng. Trên báo của Việt kiều yêu nước xuất bản ở Canada, Trịnh Công Sơn cũng đã lên tiếng về bức thư ngỏ của Joan Baez như là một việc làm “tiếp tay cho tư bản thọc sâu lưỡi dao vào vết thương của dân tộc Việt Nam chưa được hàn gắn” (Đất Việt, 14.10.1979). Đó cũng là thời gian Trịnh Công Sơn ở Huế và sinh hoạt trong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày đó tôi có đặt dấu hỏi rằng tại sao một nhạc sĩ tài ba, rất bén nhậy trước nỗi đau, trước những chia lìa của con người đã viết nhiều ca khúc nói lên nỗi thống khổ của quê hương, vậy mà sau ngày đất nước hoà bình, thống nhất mà con người Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục kinh qua đau khổ, mất mát nhưng ông lại không viết lên được một lời ca nào. Chuyện học tập cải tạo, chuyện vượt biên, vượt biển, những cái chết vì bom mìn mà thanh niên Việt phải tiếp tục hi sinh để làm nghĩa vụ quốc tế ở đất nước láng giềng không làm rung động được con tim của ông như thời chiến tranh nữa sao?

Đầu thập niên 1980, một tình ca mới của Trịnh Công Sơn được truyền ra hải ngoại, bài “Em còn nhớ hay em đã quên”. Bài nhạc có sức thu hút ngay vì ai xa quê hương mà lòng không day dứt nhớ về chốn cũ.

Em còn nhớ hay em đã quên
nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh

Em còn nhớ hay em đã quên
bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
có hai mùa vẫn đi về
có con đường nằm nghe nắng mưa

Em ra đi nơi này vẫn thế
lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru
có tiếng em thơ
có chút nắng trong tiếng gà trưa

Em còn nhớ hay em đã quên
nhớ đường dài qua cầu lại nối
nhớ những con kênh nối hai dòng sông
nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
nỗi xôn xao hàng quán đêm đêm

Em còn nhớ hay em đã quên
trong lòng phố mưa đêm trói chân
dưới hiên nhà nước dâng tràn
phố bỗng là dòng sông uốn quanh

Em còn nhớ hay em đã quên
nhớ Sài Gòn những chiều ngợp gió
lá hát như mưa suốt con đường đi
có mặt đường vàng hoa như gấm
có không gian màu áo bay lên

Em còn nhớ hay em đã quên
khi chiều xuống bên sông nước lên
én nô đùa giữa phố nhà
có nắng vàng lạc trên lối đi

Em ra đi nơi này vẫn thế
vẫn có em trong tim của mẹ
thành phố vẫn có những ước mơ
vẫn sống thiết tha
vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

Em còn nhớ hay em đã quên
nhớ Sài Gòn những chiều gặp gỡ
nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
phố em qua gạch ngói quen tên

Em còn nhớ hay em đã quên
quê nhà đó bao năm có em
có bóng dừa có câu hò
có con đò chở mưa nắng đi

Sau đó là bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
chọn những bông hoa và những nụ cười
tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
để mắt em cười tựa lá bay

Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
đường đến anh em đường đến bạn bè
tôi đợi em về bàn chân quen quá
thảm lá me vàng lại bước qua

Và như thế tôi sống vui từng ngày
và như thế tôi đến trong cuộc đời
đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
cùng với anh em tìm đến mọi người
tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
để thấy tiếng cười rộn rã bay

Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Và như thế tôi sống vui từng ngày
và như thế tôi đến trong cuộc đời
đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
vì đất nước cần một trái tim

*

Trong di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn để lại, ca từ trong bài “Gia tài của Mẹ” có lẽ vẫn còn tiếp tục làm rung động con tim người Việt với hệ lụy chiến tranh và tương lai đất nước.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căn
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
Một trăm năm đô hộ giậc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn

Dậy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên mầu da
Con chớ quên mầu da nước Việt xưa

Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù

Lời ca này và nhiều ca khúc khác có trong bài viết “Cuộc hành trình làm người Việt Nam qua Trịnh Công Sơn” của Thế Uyên in trong tập đoản văn Đoạn đường chiến binh (tr. 101-117) xuất bản năm 1970 ở Sài Gòn. Sau ngày Trịnh Công Sơn mất, trong nước đăng lại bài này trong tuyển tập “Trịnh Công Sơn: cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ và suy tưởng” (tr. 193-200), nhưng cắt bỏ những câu đầu của bài hát, chỉ giữ 6 câu cuối, vì lãnh đạo Việt Nam không chấp nhận cuộc chiến đã qua là nội chiến, như Trịnh Công Sơn đã nhìn như thế.

Nhiều đoạn văn của Thế Uyên nhắc đến sự can dự cuả ngoại bang Nga-Mỹ-Tầu và bản chất phi lí của cuộc chiến cùng một số ca từ khác của Trịnh Công Sơn trong bản gốc cũng đã bị cắt bỏ, như “Ngày dài trên quê hương”, “Tình ca người mất trí”.

*

Bàn về con người chính trị của Trịnh Công Sơn là một đề tài gây nhiều tranh cãi.

Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra nhận xét là nếu Trịnh Công Sơn không sống ở miền Nam thì những “Kinh Việt Nam”, “Ca khúc da vàng”, “Ta phải thấy mặt trời”, “Thần thoại quê hương – tình yêu và thân phận” và những băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam với tiếng hát Khánh Ly đã không được ra đời và tài năng của Trịnh Công Sơn nếu rơi vào chế độ miền Bắc thì cũng chung số phận như Văn Cao, như Trần Dần.

Trong những năm cuối đời, Trịnh Công Sơn sáng tác bài “Tiến thoái lưỡng nan” mà theo nhiều người thân với ông kể lại đó là phản ánh đúng con người chính trị của Trịnh Công Sơn nhất, là phải chịu đau thương giữa hai lằn đạn.

Quảng cáo băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam 2” trên báo ở Sài Gòn trước năm 1975
Quảng cáo băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam 2” trên báo ở Sài Gòn trước năm 1975

Gia tài âm nhạc Trịnh Công Sơn để lại, nhất là những bài ca cho hoà bình Việt Nam là những ca khúc đã làm nên tên tuổi Trịnh Công Sơn, chứ không phải những tình ca, đáng lí ra phải được tiếp tục hát lên, tiếp tục vinh danh vì nhờ có một xã hội tương đối tự do và có nhân bản mà những ca từ đó đã được khai sinh.

Ngày nay trong nước vẫn còn cấm phổ biến nhiều ca khúc vì hoà bình, trong khi hải ngoại phản đối tổ chức hát nhạc Trịnh, cả hai việc đều không thể hiện lí tưởng tự do nhân bản mà con người Việt Nam đã hằng ấp ủ và theo đuổi.

[ảnh trong bài của tác giả]

[1] Nguyễn Mâu, N.D.B. Ngành đặc biệt (Special Branch) Tập I, tác giả tự xuất bản, San Jose 2007

Phụ lục

1. Tôi sẽ đi thăm

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi thăm
tôi sẽ đi thăm
một phố đầy hầm
đi thăm một con đường nhiều hố

Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
bạn bè mấy đứa
vừa xanh nấm mồ

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi thăm
tôi sẽ đi thăm
cầu gẫy vì mìn
đi thăm hầm chông và mã tấu

Khi đất nước tôi không còn giết nhau
Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi không ngừng
Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam
tôi đi chung cuộc mừng
và mong sẽ quên chuyện non nước mình.

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi thăm
tôi sẽ đi thăm
đi thăm nhiều nghĩa địa buồn
đi xem mộ bia đều như nấm

Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
Mẹ già lên núi tìm xương con mình

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi thăm
tôi sẽ đi thăm
làng xóm thành đồng
đi thăm từng khu rừng cháy nám

Khi đất nước tôi không còn giết nhau
Mọi người ra phố mời rao nụ cười

Khi đất nước tôi thanh bình
tôi sẽ đi không ngừng
Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam
tôi đi chung cuộc mừng
và mong sẽ quên chuyện non nước mình

2. Em đi trong chiều

Em đi qua cầu có gió bay theo
Thổi bùng khăn tang trắng giữa khung chiều
Em đi qua cầu có lá xôn xao
Một dòng sông sâu chở hồn thương đau

Em đi qua cầu chở chiều trên vai
Ngậm buồn trên môi trái tim đã hoài
Một người nằm xuống một người nơi đây

Em đi qua cầu một hồn mây bay
Em đi trong chiều một đời khôn nguôi
Một đời riêng ai mong ai.

Em đi qua cầu tiếng súng vang theo
Làng mạc quê hương có dáng buồn rầu
Em đi qua cầu có gió hiu hiu
Thổi lòng em xa đến mãi nơi nào

3. Dựng lại người, dựng lại nhà

Ta cùng lên đường
Đi xây lại Việt Nam
Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng cao
Vác những cây rừng to
về nơi đây ta xây dựng nhà
Dựng làng mới cho dân ta về
Dựng nhà mới cho miền quê

Trên những con đường
Vang bước người dồn chân
Bàn chân ta lên non ra sông ra tới biển xanh
Gánh đá mang về Kinh
về nơi đây ta xây làm nền
Dựng nhà mới trên đổ nát này
Dựng đời mới trong nụ cười

Sức sống trong bàn tay trong bàn chân
Người đi lên bàn tay hăng
Nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam
Nắng mới nung lòng anh nung lòng tôi
Dù mưa lên
Dựng thêm nhanh
Nhà trên non xuống đến đồng bằng

Ta cùng lên đường
Đi xây lại Tự do
Lòng người dân ta xưa hoang vu nay hết buồn lo
Những sớm mai Việt Nam
Tình ta bay theo sóng ngọn cờ
Dựng người mới như cây sang mùa
Người vượt tới những trời xa

Ta cùng lên đường
Đi xây lại tình thương
Lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương
Những đứa con là sông
Mừng hôm nay xoá hết căm hờn
Mượn phù sa đắp trên điêu tàn
Lòng nhân ái lên nụ hồng

4. Lại gần với nhau

Lại gần gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn
Ngồi kề bên nhau
Đừng bỏ tôi đi hai mươi năm rồi
Còn gì cho anh
Còn gì cho tôi
Còn gì cho em
Không còn gì
Không còn gì
Còn lại chiến tranh

Đêm Sông Hương nhung nhớ
Ngày Cửu Long mơ
mơ thấy gì
Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương
Đây quê hương trông ngóng
và mẹ chờ mong
mong những gì
Mong tìm lại một ngày giấc ngủ bình yên

Lại gần gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn
Ngồi kề bên nhau
Từng hàng thương đau
Trên cây u sầu
Hạt rụng cho anh
Để lại cho em
Từ ngày mang tên
Sao còn buồn
Sao thù hằn
Tủi hờn đất đen

Gọi thầm gọi thầm với nhau
Gọi bằng tên anh
Gọi bằng tên em
Mặt trời quê hương
Soi chung da mình
Lại gần đi anh
Lại gần đi em
Lại gần nhau thêm
Không còn gì
Không còn gì
Còn lại trái tim

Hai mươi năm chinh chiến
Mẹ ngủ không yên
Quanh chúng mình
Ôi từng ngày tuổi này máu lạnh trong xương

Hai mươi năm tôi lớn
Thù hận vai mang
Chưa có lần
Chưa một lần tìm được giấc ngủ bình yên

Gọi thầm gọi thầm với nhau
Gọi thầm tên anh
Gọi thầm tên em
Thù hận xin quên
Đây quê hương mình
Còn gì đâu anh
Còn gì đâu em
Tuổi nhỏ cô đơn
Thôi đừng buồn
Thôi đừng buồn
Tủi lòng núi sông

5. Nối vòng tay lớn

Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày
Dòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo
Tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn
Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm
Nối liền một vòng tử sinh

6. Ngày dài trên quê hương

Một người già trong công viên
Một người điên trong thành phố
Một người nằm không hơi thở
Một người ngồi nghe bom nổ.

Một người ngồi hai mươi năm
Nhìn hoả châu đêm rực sáng
Đàn trẻ nhỏ quen bom đạn
Người Việt nằm với vết thương.

Mẹ Việt nằm hai mươi năm
Xương da mềm
Đợi giờ sông núi thiêng
Một màu vàng trên da thơm
Nên giữ gìn màu lúa chín quê hương.

Một ngày dài trên quê hương
Ngày Việt Nam hoang tàn quá
Một ruộng đồng trơ đất đỏ
Một đàn bò không luống cỏ.

Một ngày dài trên quê hương
Người Việt Nam quên mình sống
Một ngục tù nuôi da vàng
Người Việt nằm nhớ nước non.

Ngày thật dài trong âu lo
Rồi từng đêm bom đạn phá
Người Việt nhìn sao xa lạ
Người Việt nhìn nhau căm thù.

Một ngục tù trên quê hương
Người Việt Nam quên nòi giống
Người từng ngày xây uất hận
Rồi từng ngày nát dấu bom.

Một ngày dài trên quê hương
Bầy trẻ thơ nay đã lớn
Một người già lo âu nhìn
Người già chờ cơn gió lặng

Một người ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rượu đắng
Người Việt nào da không vàng
Mẹ Việt nào nhớ xác con

7. Tình ca người mất trí

Tôi có người yêu
chết trận Pleimé
Tôi có người yêu
ở chiến khu D
chết trận Đồng Soài
chết ngoài Hà Nội
chết vội vàng dọc theo biên giới

Tôi có người yêu
chết trận Chu Prong
Tôi có người yêu
bỏ xác trôi sông
chết ngoài ruộng đồng
chết rừng mịt mùng
chết lạnh lùng mình cháy như than

Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Gọi tên anh, tên Việt Nam
Gần nhau trong tiếng nói da vàng

Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay, dư làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người

Tôi có người yêu
Chết trận A sao
Tôi có người yêu
nằm chết cong queo
chết vào lòng đèo
chết cạnh hầm cầu
chết nghẹn ngào mình không manh áo

Tôi có người yêu
chết trận Ba Gia
Tôi có người yêu
vừa chết đêm qua
chết thật tình cờ
chết chẳng hẹn hò
không hận thù, nằm chết như mơ

8. Tiến thoái lưỡng nan

Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Tình đôi ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa
Vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà

Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày xưa lận đận tiến thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa
Vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà

Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày xưa lận đận không biết về đâu
Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi

Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày nay lận đận là giọt hư không

© 2008 Buivanphu

___

[Bài đã đăng trên talawas.org 01.04.2008]


Last edited by LDN on Sun Jul 03, 2022 5:35 pm; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 3:35 pm

TRƯỜNG HỢP TRỊNH CÔNG SƠN

Hà Nhân - tdttnq

Tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ở Sài Gòn vào tuổi 62 quả có làm xôn xao dư luận ở trong và ngoài nước chút ít. Riêng ở hải ngoại, tin này đã khơi dậy hai quan điểm trái ngược về con người nghệ sĩ này trong cộng đồng người Việt tị nạn. Một bên cho rằng Trịnh Công Sơn là tay sai CSVN nằm vùng phá hoại chế độ VNCH bằng văn nghệ, đâm sau lưng các chiến sĩ VNCH. Bên kia thì cho rằng họ Trịnh là một nhạc sĩ có tài, đã đóng góp đáng kể cho nền âm nhạc Việt Nam và cái chết của Sơn ở tuổi 62 là điều đáng tiếc.

Xét vấn đề này với cố gắng khách quan nhất, có thể tìm ra một quan điểm gần thực tế hơn.

Ðối với những quan điểm lên án Trịnh Công Sơn, không hẳn là quá đáng đối với những ai đã từng là nạn nhân của CSVN từ năm 1945 đến nay. Tù đầy, giết chóc, hành hạ tra tấn, tước đoạt của cải... trong các cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, thanh trừng, là những hành vi mà nhiều người phải chịu dưới chế độ CSVN. Bản thân họ và thân nhân có căm thù CSVN cũng là thường tình và dĩ nhiên.

Khi lòng căm thù chế độ CSVN đến mức không thể nguôi ngoai thì những nạn nhân của nó có trút giận lên những ai đầu hàng, làm tay sai hay ca tụng, nịnh bợ chế độ ấy cũng không hẳn là vô lý hay cực đoan. Ðối với người yêu nước không-cộng-sản, có khổ mới có thù. Vì thế chừng nào CSVN hô hào hòa hợp hòa giải mà không tự nó thành thật hành động trước thì những mối thù ấy khó lòng mà xóa mờ.

Ðối với những người thương tiếc Trịnh Công Sơn, tình cảm đối với thành tích âm nhạc được đặt nặng và hành vi chính trị, phản chiến của anh bị coi là nhẹ hơn. Tình cảm này cũng có thể hiểu được vì những người này có những xúc động tâm lý trước các ca khúc của Trịnh Công Sơn, trong khi bản thân họ chưa bị đày ải đủ "dose" để sinh lòng căm thù CSVN tới mức "bùng nổ."

Phân tích các bài hát của Trịnh Công Sơn với cảm quan của một người nghe nhạc thông thường, ai cũng thấy nhạc và lời trong nhiều ca khúc của anh có sức gây xúc cảm và thu hút thính giả khá cao, có giá trị nghệ thuật tuy rằng nhiều bản phảng phất như theo cùng một giai điệu khuôn mẫu.

Ngoài ra, tính chất phản chiến cũng nổi bật ở nhiều ca khúc. Phản chiến là tình cảm tự nhiên của con người trước cảnh máu chẩy thịt rơi. Hơn ai hết, những người lính VNCH hiểu rõ những xấu xa, man rợ của chiến tranh, và ai cũng có ý nghĩ chống chiến tranh. Nhưng họ phải cầm súng để chống lại những mũi súng của khối Cộng nhắm vào họ, và chiến tranh tự vệ của miền Nam là điều bất đắc dĩ.

Vì thế, những luận điệu phản chiến một chiều nhắm vào phía bên này của chiến tuyến với bom B-52, đại bác 175 ly, mà không hài tội phía bên kia gây chiến với dao găm, mã tấu là điều không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, nếu kết tội Trịnh Công Sơn quá cái khả năng và thực tế phục vụ cho CSVN là điều không nên. Nhạc Trịnh Công Sơn có lời lẽ phản chiến nhưng lúc đầu (trước 1975) CSVN tại Hà Nội chưa hoan nghênh coi đó là việc làm có lợi cho họ. Ý nhạc phản chiến có thể có tác dụng ru ngủ đâu đó nhưng dường như tác động của loại nhạc này khó làm cho người lính VNCH mất tinh thần nhiều hơn so với những sự kiện tác hại khác. Những chiến sĩ thuộc các đơn vị dũng cảm nhất của VNCH vẫn nghe nhạc Trịnh Công Sơn nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy những bài ca "than đạn khóc bom" của họ Trịnh khiến họ phải bỏ chạy về phía sau hàng loạt.

Trịnh Công Sơn không thể là cán bộ tuyên vận cấp trung hay cao, vì không bao giờ CSVN dùng người rất trung thành với họ vào những nhiệm vụ nổi, công khai. Những con bài đưa ra múa may trước ánh sáng thường là loại xoàng về mặt tín nhiệm. Chỉ có loại cán bộ "đặc trách" còn gọi là "phái khiển" tuyệt đối bí mật đứng sau những con bài này mới là phần tử quan trọng.

Nhạc sĩ họ Trịnh bị chê nhiều nhất là hành động lên đài Sài Gòn nửa trưa ngày 30/4/75 hô hào chào mừng bộ đội CSVN vào chiếm thủ đô. Những kẻ theo VC nhưng còn chút tư cách không làm như vậy.

Tiếc thay, họ Trịnh bị thất sủng sau một thời gian được dùng tạm trong công tác tuyên truyền. (Tin báo Mỹ nói TCS bị tù cải tạo dường như không đúng. Anh ta chỉ bị đi kinh tế mới). TCS từng nói với phái viên AFP rằng công an CSVN đã ngưng "giám sát" anh sau nhiều năm và năm ngoái anh thổ lộ là trong hàng chục năm sau 1975 anh không sáng tác được bài hát nào hay và không xuất bản một ca khúc nào.

Ba ngày sau khi TCS mất và những người hâm mộ anh đến phúng viếng trước nơi anh cư ngụ đông đảo đến hàng ngàn, hai tờ báo chủ chốt của CSVN (Nhân Dân và Quân Ðội Nhân Dân) mới loan tin về anh và tiếp theo là những bài tán tụng công đức mà anh đóng góp cho phe Cộng Sản của họ. Lúc ấy các cơ quan đoàn thể CSVN mới đua nhau đến viếng.

Ðiểm đáng lưu ý là hai viên chức cao cấp nhất đến viếng xác anh là Bí Thư thành ủy Sài Gòn Nguyễn Minh Triết và Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Lê Thanh Hải. Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và đương kim Thủ Tướng Phan Văn Khải gửi vòng hoa chia buồn với tính cách gia đình. Phải chăng hai ông Kiệt và Khải muốn công khai ủng hộ nhóm lãnh tụ đảng ở Miền Nam và có thể là cả Miền Nam?

Theo tin ghi nhận, có hàng chục ngàn người đứng hai bên đường phố Sài Gòn tiễn linh cữu Trịnh Công Sơn được đưa về nghĩa trang Gò Dưa. Số người đông đảo bất thường này phải chăng là một hiện tượng tâm lý của những người dân Sài Gòn mượn dịp tang lễ này để nói lên nỗi bất mãn nung nấu trong tâm trí người dân xưa kia không theo bên nào, nay đã tỉnh ngộ trước thực tế 26 năm cuộc sống dưới lá cờ đỏ sao vàng.

Sau 1975, tại Miền Nam phát sinh tâm lý tự tôn đối với Miền Bắc sau một thời gian nhận thấy rõ những kém cỏi về mọi mặt khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đạo đức xã hội của Hà Nội so với Sài Gòn. Ðến khi mở cửa cải cách kinh tế, Miền Nam thu hút đầu tư nhiều hơn và mức tăng trưởng kinh tế của Sài Gòn và các tỉnh khác ở nam Vĩ Tuyến 17 cũng cao hơn rất nhiều. Từ đó mối thiện cảm ít ỏi của ngay cả các cán bộ VC Miền Nam đối với bộ phận CSVN ở Miền Bắc cũng giảm sút trầm trọng.

Một cuộc tụ tập đông đảo tưởng niệm một nhạc sĩ tiêu biểu cho lớp người không phục vụ VNCH, phản chiến, đã hết lòng phục tùng chế độ CSVN nhưng bị bỏ rơi, có vẻ tiêu biểu cho Miền Nam rất thích hợp với mục tiêu giả thiết nói trên. CSVN không thể lấy lý do gì theo luật pháp của chính họ để cấm đoán.

Quyết định cho làm đám táng rình rang có thể là vì Hà Nội thấy số người đến viếng TCS quá đông đảo khó cấm đoán nên nhân đó cho làm tang lễ trịnh trọng luôn để chận trước mọi phản ứng và vuốt ve dân chúng và cán bộ Miền Nam. Vả lại trong lúc ở ngoại quốc, Trịnh Công Sơn bị đả kích nặng nề thì đảng và chính quyền CSVN càng thấy an toàn để cho bí thư thành ủy đến viếng linh cữu Trịnh Công Sơn.

Tóm lại, có thể đưa ra một nhận định thô thiển về Trịnh Công Sơn và đám tang của anh như sau:

- TCS không phải là phần tử có chức sắc, địa vị hay nhiệm vụ gì quan trọng trong đảng và chính quyền CSVN, mà chỉ là một văn nghệ sĩ bị lợi dụng vì muốn nổi danh với đường lối sáng tác nhạc phản chiến. Nếu anh là cán bộ Cộng Sản thứ thiệt thì anh đã được trao cho những chức vụ không quá thấp, và khi chết sẽ được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ của CSVN ở Sài Gòn như những ca nhạc sĩ có công với đảng.

- Anh không đủ can đảm làm chiến sĩ cho bên nào. Nhiều dấu hiệu cho thấy anh bất bình ít nhiều với chế độ trong thập niên 1980 nhưng cũng không có can đảm để từ bỏ. Ðến chỗ này cũng nên thông cảm cho anh. Ðã lỡ chạy theo CSVN một cách hăng hái, dễ gì có can đảm bỏ đi tị nạn ở Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ là nơi có thân nhân đang định cư. Lý do dễ hiểu là anh sợ không đủ sức để chịu nổi những lời trách cứ và lên án của cộng đồng người Việt ở hải ngoại nếu anh xuất hiện ở những nơi này. Anh không biết rằng có những nhạc sĩ bợ đỡ VC còn tệ hơn anh nhưng sang đây cũng được anh em tha thứ.

- TCS có để lại một số ca khúc có giá trị nghệ thuật, mà đa số người nghe đã công nhận. Nếu nói anh không có công lao gì đối với nền âm nhạc Việt Nam thì cũng hơi khe khắt. Nhưng nếu coi anh là một nhạc sĩ vĩ đại, một thiên tài sáng tác thì cũng hơi quá đáng.

Nay anh đã nằm xuống, sự khen chê đối với một nghệ sĩ "có nhiều vấn đề" như anh là điều không thể tránh khỏi. Sau vài chục năm nữa trở đi nếu oán thù khó hóa giải do CSVN gây ra mà có tiêu tan, khi những ân oán hôm nay đã chỉ còn là những dòng chữ trong lịch sử, con cháu chúng ta sẽ đánh giá lại chính xác hơn về công và tội của mọi người đáng được đánh giá, trong đó có Trịnh Công Sơn.

- Sau hết, những quan điểm chê trách anh không nên biểu lộ bằng những lời lẽ quá mạnh và quá gay gắt, vì Trịnh công Sơn không có vị trí quan trọng và tội lỗi quá lớn trong cuộc tranh đấu chống kẻ thù CSVN của chúng ta đến độ phải phung phí ngôn từ như vậy.

Hà Nhân

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 3:56 pm

Khen ông Trịnh thì có nhiều người khen rồi, đọc ~ lời chê để xem chê đúng hay chê thiên lệch Think

Trịnh Công Sơn có phải là nhạc sĩ phản chiến ?

….

Anh Tuấn - minhtrietviet.net

Nói đến Trịnh Công Sơn thì nhiều người nhớ đến các bài tình ca của ông và cũng không ít người nghĩ đến lập trường phản chiến của Trịnh Công Sơn với Ca Khúc Da Vàng mà thời nửa sau thập niên 1960 nhiều trí thức miền Nam biết đến. Những lời lẽ trong Ca Khúc Da Vàng thì chắc là nhiều người đã biết vì chúng được nhắc đến nhiều. Chẳng hạn như:

Ðại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe.

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành từng vùng thịt xương có mẹ có em
(Đại bác ru đêm, trong tập Ca Khúc Da Vàng, xuất bản năm 1967)

Hay là:

Ôi đêm dài hỏa châu đốt sáng
Cho giòng máu trong con phai mầu
Ôi đêm dài Việt Nam buốt cóng
Xin cầm lấy con tim của nhau
Ôi da vàng Việt Nam cháy nóng
Ðêm mở mắt nghe đêm kêu gào
(Đêm bây giờ đêm mai, , trong tập Ca Khúc Da Vàng, xuất bản năm 1967)

Từ nhiều năm nay đã có nhiều người ca ngợi các bản nhạc phản chiến và thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn nhưng cũng có những người lên án các bản nhạc và thái độ này. Nói chung những khen chê xoay quanh lập trường phản chiến của Trịnh Công Sơn. Từ những khía cạnh nhìn khác nhau mà người ta khen hoặc chê. Tuy nhiên, ngoài những lời ca về tình yêu thì Trịnh Công Sơn lại cũng có những lời ca có liên quan đến thời cuộc nhưng lại không có nét phản chiến chút nào. Bao nhiêu năm nay, những người nhắc đến Trịnh Công Sơn để khen cũng như để chê dường như quên bẵng hoặc không biết đến các lời nhạc này. Phần lớn các lời nhạc này được viết trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1975, một số bài nằm trong tập nhạc Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời. Sở dĩ ít người biết hay nhắc đến phải chăng vì sau 1968 các bài nhạc của Trịnh Công Sơn bị cấm nên khó phổ biến hay là vì chúng không hợp với cách suy nghĩ và tình cảm của người dân miền Nam, đặc biệt là giới trí thức thời đó?

Xin trích ra một số lời ca như sau:

Trích trong bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói trong tập Kinh Việt Nam, xuất bản năm 1968:

Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ
Trong căn nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ
Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu
Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù
Chờ đã bao năm, chờ đã bao năm, chờ đã bao năm …

Ðiệp khúc 1:

Chờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo
Chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu
Chờ hoà bình đến, chờ tiếng bom im
Chờ bước đi trên những con đường không chông mìn
Chờ đường giao thông chấp nối chuyến xe qua ba miền

Chờ tin mừng sông chờ núi cũng chờ mong
Chờ trên vừng trán mẹ thắp lên bình minh
Chờ khô nước mắt, chờ đá reo ca
Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà
Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vỡ bờ

Ðiệp khúc 2:

Chờ tiếng kèn đưa về đây những đà n con
Chờ tim người không còn nuôi những hờn căm
Chờ đêm không cấm, chờ sáng thênh thang
Chờ lúa thơm lên dưới những bà n tay dân mình
Chờ lòng yêu thương đất nước quyết đi xây thanh bình

Chờ trống dồn tin mừng khắp phố làng ta
Chờ nghe từ đất dậy tiếng ca tự do
Chờ cây thay lá, chờ kết bông hoa
Chờ thấy ta đi trong phố phường không xa lạ
Chờ nhìn quê hương sáng chói mắt mẹ ngày nay chưa mờ

Có một số dấu hỏi đặt ra với lời nhạc này:

Tại sao lại “Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ”? Với một người dân sống ở miền Nam thì chờ cái gì? Nếu người ấy chỉ lo làm ăn thì chỉ mong cho được yên ổn mà làm ăn những cũng không thể mang tâm trạng luôn luôn chờ đời, khắc khoải như thế, còn những người hoạt động chính trị với lập trường chống cộng thì cũng không mang tâm trạng chờ đợi như vậy.

Rồi thì “Trong căn nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ”. Mẹ nào ngồi chờ trong căn nhà nhỏ nhỉ, mà chờ cái gì mới được?

Sau đó là “Anh lính ngồi chờ, trên đồi hoang vu”. Anh lính Việt Nam Cộng Hòa thì đóng trong đồn, có đâu mà lại ngồi “trên đồi hoang vu” mà chờ.

Lại còn “Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù”. Người tù nào ngồi chờ trong bóng tối mịt mù . Nếu là tù vì trộm cắp, cướp giựt thì chẳng ai đem vào bài hát làm gì. Thế thì tù về chính trị mới là đáng nhắc đến, mà ở miền Nam người bị tù vì chính trị phần lớn là vì hoạt động cho Cộng Sản.

Trong Điệp Khúc 1 người nghe biết được những người ở trên chờ cái gì. Đó là:

“Chờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo”… “Chờ đường giao thông chấp nối chuyến xe qua ba miền”. Như thế là những người trên chờ đất nước “thống nhất”, cũng có nghĩa là chờ ngày Cộng Sản chiếm được miền Nam. Vào thời đó thì chỉ có Cộng Sản là đem quân đánh miền Nam với danh nghĩa là “thống nhất” chứ miền Nam có đánh miền Bắc để thống nhất đâu. Mà “tiếng kèn đưa về đây những đàn con” tức là đàn con đó ở xa đến, đàn con này không phải là quân đội Việt Nam Cộng Hòa vì quân đội VNCH đóng ngay tại thành phố và tại vùng chính phủ VNCH kiểm soát. Chỉ có “đàn con” của quân đội Cộng Sản thì mới ở xa mà về.

Lời ca như trên thì chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cấm là phải. Nhưng điều đáng nói ở đây là qua những lời ca trên, Trịnh Công Sơn không còn đứng ở lập trường phản chiến nữa mà chấp nhận tham gia cuộc chiến và tham gia vào phía bên Cộng Sản với lòng mong mỏi là phe Cộng Sản sẽ thắng trận, chiếm được miền Nam. Qua những lời ca này, chẳng những Trịnh Công Sơn từ bỏ lập trường phản chiến mà đứng về phe gây chiến tranh, tức là Cộng Sản Việt Nam.

Người đọc có thể nói rằng, trong lời ca Trịnh Công Sơn vẫn mong mỏi hòa bình đấy thôi. Lời ca đó là: “

“Chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu
Chờ hoà bình đến, chờ tiếng bom im”

Hoặc:

“Chờ tim người không còn nuôi những hờn căm”

Nếu Trịnh Công Sơn mong mỏi hòa bình, mong cho mọi người không hận thù, hờn căm nữa thì đúng là Trịnh Công Sơn ghét chiến tranh, đúng là phản chiến rồi.

Tuy nhiên Hòa Bình cũng là luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản trong suốt thời gian mấy chục năm CSVN nỗ lực đánh chiếm miền Nam. Trong thời gian đang thôn tínn miền Nam thì hai chiêu bài chính của CSVN đưa ra để dụ trí thức miền Nam hoạt động cho CSVN là Hòa Bình và Quyền Dân Tộc Tự Quyết.

Chiêu bài Hòa Bình đòi hỏi hòa bình với mọi giá, kể cả việc chấp nhận “thống nhất” với CS nhắm vào mục đính kêu gọi người dân và chính quyền miền Nam hãy ngưng đánh nhau, và ngưng tay đánh nhau có nghĩa là sẽ bị lực lượng quân sự Cộng Sản đánh bại và chiếm luôn miền Nam. Có lẽ Trịnh Công Sơn cũng tin rằng rồi thì hết chiến tranh, hai miền thống nhất thì mọi sự sẽ hoàn tốt đẹp như trong bài hát. Nhưng dù Trịnh Công Sơn thực tình tin như vậy thì những bài hát ca ngợi hòa bình của Trịnh Công Sơn được những kẻ cầm quyền CS hiếu chiến sử dụng với mục đích đánh chiếm miền Nam. Rồi sau khi thống nhất rồi thực tế không giống như những gì giống như Trịnh Công Sơn viết trong bài hát mà cũng không thấy Trịnh Công Sơn lên tiếng nói gì về chuyện này thì đó là một dấu hỏi trong muôn vàn dấu hỏi mà nhiều người đã đặt ra khi nghĩ về Trịnh Công Sơn.

Chiêu bài Quyền Dân Tộc Tự Quyết đòi hỏi dành quyền tự quyết về tay dân miền Nam, nghĩa là miền Nam phải đuổi quân đội Mỹ đi, không để cho Mỹ can thiệp vào miền Nam nữa và miền Nam không nhận sự trợ giúp của Mỹ nữa. Đòi hỏi này tuy không đả động gì đến Cộng Sản hay nêu lên nguyện vọng muốn biến miền Nam thành Cộng Sản cả nhưng ai cũng có thể thấy khi miền Nam ngưng nhận sự trợ giúp của Mỹ và miền Bắc tiếp tục nhận sự trợ giúp của Liên Xô và Trung Quốc, và tiếp tục đem quân đội đánh miền Nam thì ai sẽ có lợi nhất khi miền Nam ngưng nhận sự trợ giúp của Mỹ. Người được lợi nhất là đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải nhân dân miền Nam. Sau khi miền Nam không còn sự trợ giúp của Mỹ thì nhân dân miền Nam cũng chẳng có lực lượng gì mà bảo vệ quyền tự quyết của mình trước sự tấn công của quân đội Cộng Sản Việt Nam . Nói là ai cũng thấy thì hơi quá, vì tại miền Nam lúc đó cũng có người không thấy điều đó. Đó là những người đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và những người tham gia các phong trào sinh viên, học sinh tranh đấu do cán bộ CS chỉ đạo. Chỉ có sau khi quân đội CSVN chiếm miền Nam thì những người đó mới thấy cái gọi là Quyền Tự Quyết của dân miền Nam đó bị xâm phạm thô bạo như thế nào và người xâm phạm nó chính là CSVN, là những kẻ hô hào, xúi dân miền Nam đuổi Mỹ đi.

Chẳng riêng gì tại miền Nam mà phe Cộng Sản mới sử dụng chiêu bài Hòa Bình để ngăn cản ý chí chiến đấu của phe chống Cộng, suốt trong thời gian Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô bỏ tiền của cho cơ quan KGB dùng chiêu bài Hòa Bình để ủng hộ, đẩy mạnh phong trào phản chiến tại các nước Tây phương. Phong trào phản chiến tại các nước Tây phương phản đối chính phủ các nước này sản xuất vũ khí, trong khi Liên Xô dốc hết tiền của vào việc chế tạo vũ khí. Phong trào phản chiến tại các nước Tây phương phản đối chính phủ các nước này đem quân đội hay vũ khí trợ giúp cho các nước đang bị các đảng Cộng Sản do Liên Xô trợ giúp tấn công hay lật đổ chính quyền. Cái chính sách sử dụng chiêu bài Hòa Bình chung của khối Xô Viết là như vậy thì CSVN cũng nằm trong chính sách đó. Ở đây chúng ta thấy lời ca ca tụng cảnh hòa bình của Trịnh Công Sơn hoàn phù hợp với chính sách đó của khối Xô Viết và của CSVN.

Bạn có thể nói Trịnh Công Sơn không phải là nhạc sĩ duy nhất làm bài hát mong mỏi hòa bình, còn nhiều nhạc sĩ nữa cũng làm, trong đó có cả nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng nhiều lời ca cho thấy là Trịnh Công Sơn làm bài hát mong mỏi hòa bình trong cảnh thống nhất, nghĩa là muốn có hòa bình sau khi CSVN chiếm được miền Nam, không phải là loại hòa bình mà hai bên cùng buông súng rồi miền nào sống ở miền đó, không xâm phạm đến nhau như nhiều nhạc sĩ khác mong mỏi.

Xin mời bạn đọc tiếp tục thưởng thức lời nhạc phi phản chiến của Trịnh Công Sơn:

Đoạn sau đây trích trong bài Huế Sài Gòn Hà Nội trong tập Ta Phải Thấy Mặt Trời, xuất bản năm 1969:

Huế Sài Gòn Hà Nội Quê hương ơi sao vẫn còn xa
Huế Sài Gòn Hà Nội Bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ
Việt Nam ơi còn bao lâu những con người ngồi nhớ thương nhau
Triệu chân em Triệu chân anh Hỡi ba miền vùng lên cách mạng
Ðã đến lúc nối tấm lòng chung
Tuổi thanh niên hãy đi bằng những bước tiền phong
Từ Trung Nam Bắc chờ mong nung đốt
….
Huế Sài Gòn Hà Nội hai mươi năm tiếng khóc lầm than
Huế Sài Gòn Hà Nội trong ta đau trái tim Việt Nam
Ðạn bom ơi lòng tham ơi khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi bừng cơn mơ cho mắt nhìn sạch tan căm thù
….
Ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu
Mẹ dâng miếng cau rồi dâng ngọn trầu
Cho hai miền trùng phùng lòng thấy nao nao
Ngày-Nam-Ðêm-Bắc tình chan trong mắt sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào

Trong những câu đầu tiên tác giả gợi nên lòng mong muốn được thống nhất, “Huế Sài Gòn Hà Nội quê hương ơi sao vẫn còn xa”, rồi tác giả thúc dục “Triệu chân em Triệu chân anh Hỡi ba miền vùng lên cách mạng”. Vào lúc đó làm cách mạng như thế nào mà có thể nối liền Hà Nội, Huế và Sài Gòn được nếu không phải là dùng “bạo lực cách mạng” để lật đổ chính quyền miền Nam và để CSVN chiếm miền Nam? Nếu đã hô hào thanh niên “vùng lên làm cách mạng” để hưởng ứng việc CSVN dùng “bạo lực cách mạng” chiếm miền Nam thì có còn gọi là phản chiến nữa hay không? Thiết nghĩ người phản chiến là người phản đối chiến tranh dưới mọi hình thức, người không thích bắn giết và không muốn tham gia bắn giết. Còn người từ chối tham gia chiến tranh của một bên và gia nhập bên kia, lại làm bài hát kêu gọi mọi người gia nhập phe mình chọn để đánh bại phe kia thì người đó đâu thể gọi là phản chiến được.

Rồi đến câu “Ðạn bom ơi lòng tham ơi khí giới nào diệt nổi dân ta” thì người đọc phải tự hỏi “đạn bom” nào tiêu diệt dân ta? Và “dân ta” ở đây là ai mà bị đạn bom tiêu diệt? Còn “lòng tham” ở đây là “lòng tham” nào? Tác giả đã ủng hộ việc thống nhất của đảng CSVN thì tất nhiên tác giả đâu còn xem ý muốn thống nhất đó là lòng tham. Vậy thì “lòng tham” ở đây phải chăng là “lòng tham” của Mỹ, muốn đem “đạn bom” tiêu diệt “dân ta” để chiếm nước ta?

Hình ảnh “Ngày Nam đêm Bắc, tình chan trong mắt” mà tác giả mô tả đó thật khác với cái viễn tượng mà chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và những người chống cộng đã cảnh cáo một khi Cộng Sản Việt Nam chiếm miền Nam. Cái lý do mà chính quyền miền Nam đưa ra để kêu gọi người dân chống Cộng là: “Cộng Sản bần cùng hóa nhân dân”, vì Cộng Sản chủ trương tiêu diệt tư hữu nên khi Cộng Sản chiếm miền Nam thì nhiều người sẽ bị mất tài sản, nông dân sẽ bị mất ruộng đất, nhiều người sẽ trở nên nghèo khổ. “Cộng Sản chủ trương Tam Vô: vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo”. Chế độ Cộng Sản là một chế độ độc tài, một khi Cộng Sản nắm quyền thì các quyền của người dân đều bị tước bỏ. Mọi người nhìn những gì đã xảy ra tại miền Nam sau khi CSVN chiếm miền Nam đều có thể thấy những lời cảnh cáo của chính quyền miền Nam đều trở thành sự thực, còn cái hình ảnh “Ngày Nam đêm Bắc, tình chan trong mắt sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào” thì chỉ là lời nói rỗng, nghe hay, nhưng không có thật. Chẳng những không có “trăm bình minh ngọt ngào” mà có người còn mơ ước sau một đêm ngủ dậy thấy mọi sự sẽ trở lại như thời trước 30-4-1975, sẽ thấy những cán bộ ăn nói sặc mùi căm thù biến mất. Nhưng giấc mơ đó đã không trở thành sự thật.

Sau đây là một số đoạn trích lời bài hát Chưa Mòn Giấc Mơ, trong tập Ta Phải Thấy Mặt Trời, xuất bản năm 1969:

“Ta bước bước đi, bước bước hoài, trên quê hương dấu yêu này
Dù trăm năm dài, ngày đêm ta cứ quyết chiến đấu mãi
Ðánh trăm quân thù
Mặt đất âm u đang dọn ngày về trong câu thề máu xương
….
Ta bước bước đi, bước bước hoà i, trên quê hương dấu yêu này
Ta nối nối tay cất tiếng cười thách đố ai cướp đất này
….
Ta bước bước đi, bước bước hoài,
trên quê hương dấu yêu này
Ruộng khô cấy lại, nhà tan ta xây.
Quyết chí sớm tối giữ thơm con người
Ngàn năm dân ta qua mọi ngục tù
Chưa hao mòn giấc mơ.”

Những lời nhạc như “Dù trăm năm dài, ngày đêm ta cứ quyết chiến đấu mãi Ðánh trăm quân thù. Mặt đất âm u đang dọn ngày về trong câu thề máu xương” có phải là biểu lộ thái độ phản chiến không? Phản chiến gì mà lại “ngày đêm ta cứ quyết chiến đấu mãi”, như thế là quyết chiến, hiếu chiến chứ nào phải phản chiến! Rồi lại thề thốt “Mặt đất âm u đang dọn ngày về trong câu thề máu xương” như thế là quyết hy sinh xương máu trong chiến đấu chứ không phải là phản đối chiến tranh nữa, như thế là tham chiến với thái độ hăng hái, tích cực chứ không phải là phản đối chiến tranh.

Mà như thế là thái độ tham chiến đứng về phe nào? Lời ca “Ta nối nối tay cất tiếng cười thách đố ai cướp đất này” cho thấy cái nhìn của Trịnh Công Sơn lúc đó xem miền Nam bị cướp đất. Ai bị xem là kẻ đi cướp đất? Chắc chắn không phải là phe Cộng Sản vì Trịnh Công Sơn lúc đó đang trốn tránh chính quyền miền Nam và liên hệ, hoạt động với các cán bộ CS. Vậy thì kẻ đi cướp đất mà Trịnh Công Sơn nói ở đây chính là Mỹ và Trịnh Công Sơn hô hào, thề đem xương máu ra mà chiến đấu chống “đế quốc Mỹ”. Cái nhìn này rất phù hợp với lời nói của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ có câu “giặc Mỹ cướp nước ta”.

Lời ca “Ruộng khô cấy lại, nhà tan ta xây.” là tả cảnh vùng “giải phóng”, khi nhà bị bom đạn tàn phá thì lại xây lại. Còn những chữ “Ngàn năm dân ta qua mọi ngục tù” thì “dân ta” ở đây thuộc phe CS thì mới bị chính quyền miền Nam bỏ tù.

Bài hát Cho Quê Hương Mỉm Cười dưới đây cho thấy cái nhìn của Trịnh Công Sơn về cuộc chiến tranh lúc đó như thế nào:

“Trên thân em đã có vết bầm
Trên da anh thịt xương tra tấn
Trên thân chị nhục nhằn đau thương
Xin nuôi thêm dòng máu quật cường

Triệu bàn tay chúng ta đấm tan trên mặt tôi đòi
Trong tim con người lòng tin làm khí giới
Ta hiên ngang bên thú mặt người
Một bầy thú tay sai cho người ngoài
Triệu bàn chân chúng ta bước đi trên mặt đất này
Trong tim con người là một đồng lúa mới
Ta nung sôi ý chí mặt trời
Chặt cùm xích cho quê hương mỉm cười

Triệu bàn tay chúng ta đấm tan trên mặt tôi đòi
Trong tim con người lòng tin làm khí giới
Ta hiên ngang bên thú mặt người
Một bầy thú tay sai cho người ngoài
Triệu bàn chân chúng ta bước đi trên mặt đất này
Trong tim con người là một đồng lúa mới
Ta nung sôi ý chí mặt trời
Chặt cùm xích cho quê hương mỉm cười”

Những lời “Trên thân em đã có vết bầm. Trên da anh thịt xương tra tấn. Trên thân chị nhục nhằn đau thương” là nói về các cán bộ CS bị chính quyền miền Nam bắt và bị tra tấn.

Còn những lời “Triệu bàn tay chúng ta đấm tan trên mặt tôi đòi. Trong tim con người lòng tin làm khí giới. Ta hiên ngang bên thú mặt người. Một bầy thú tay sai cho người ngoài” cho thấy Trịnh Công Sơn xem những người cầm quyền trong chính quyền VNCH như là “bọn tôi đòi”, “bầy thú tay sai cho người ngoài”, nghĩa là Trịnh Công Sơn có cái nhìn giống như là những người CSVN tuyên truyền về chế độ miền Nam, đó là một “chế độ bù nhìn”, “làm tay sai cho ngoại bang”.

Bài hát mà nhiều người biết đến và nhắc đến là bài Nối Vòng Tay Lớn, trong tập nhạc Kinh Việt Nam, xuất bản năm 1968 có câu:

“Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.”

“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi”

Những lời “Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.” và “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” thể hiện lòng mong mỏi thống nhất, rất là phù hợp với chiêu bài thống nhất của đảng CSVN trong kế hoạch đánh chiếm miền Nam. Đảng CSVN hoàn toàn lờ đi việc đánh chiếm miền Nam để “đưa” miền Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ nói “thống nhất” mà thôi. Khi đã thống nhất rồi, đảng CSVN nắm được miền Nam rồi thì ai không chịu “tiến lên” con đường xã hội chủ nghĩa thì chỉ có đi tù hoặc bị giết chết.

Cái ngày “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” đó đã đến đúng như Trịnh Công Sơn mong mỏi, đó là ngày 30-4-1975. Thảo nào mà Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh hát bài Nối Vòng Tay Lớn vào ngày 30-4-1975 vì đó là ngày mà Trịnh Công Sơn mong mỏi khi viết những lời nhạc trên.

Sau này, khi đi ra hải ngoại, có người đã chỉ trích Trịnh Công Sơn trốn lính, làm nhạc phản chiến là biểu hiện của thái độ hèn nhát. Nhưng đoạn văn sau đây đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng thì thuật lại lý do tại sao Trịnh Công Sơn không đi lính cho chế độ VNCH:
“Hỏi: Anh cương quyết không cầm súng cho chế độ Sài Gòn vì ảnh hưởng từ người cha đã khuất…?
Trịnh Công Sơn: Tôi nhớ mãi hình dáng cha tôi, một con người sống thiết tha với lý tưởng yêu nước của mình. Từ bé tôi đã phải chuyển trường đến 16 lần để cùng gia đình lênh đênh theo ông khắp nơi. Rồi ông bị bắt, nhiều lần, và cả tuổi thơ của tôi dường như ngập chìm trong nỗi sợ hãi tiếng xe Jeep rít lên trong đêm. Cha tôi đã ở trong tù còn nhiều hơn ở nhà, và kỷ niệm không thể nào phai nhạt trong tôi, đó là những đêm tôi được phép vào thăm và ở lại với cha trong nhà lao Thừa Phủ Huế. Hình ảnh cha tôi đã lớn dần lên trong tôi bằng sự thương yêu, kính trọng. Ông đã hy sinh sau hiệp định Giơneve và đó cũng là lý do thiêng liêng nhất không cho phép tôi cầm súng cho quân đội Sài Gòn… “
Trong các bài viết bàn về Trịnh Công Sơn không thấy nói gì về lý do tại sao cha của Trịnh Công Sơn bị tù nhiều lần và bị qua đời trong trường hợp nào. Nhưng qua cách trả lời trên thì người đọc thấy dường như là Trịnh Công Sơn ghét chế độ VNCH nên đã không đi lính. Từ chối không đi lính cho chế độ Sài Gòn nhưng sau đó Trịnh Công Sơn đã gia nhập phong trào những cán bộ CS lập ra để lật đổ chế độ Sài Gòn. Nếu quả đúng như báo Sài Gòn Giải Phóng đã ghi lại thì lý do Trịnh Công Sơn không đi lính không phải là ghét chiến tranh mà vì ghét chế độ Sài Gòn. Đó đâu phải là thái độ phản chiến, mà chỉ là thái độ chọn lựa bên để tham chiến.

Nếu Trịnh Công Sơn vì ghét chiến tranh nên không đi lính và làm nhạc phản chiến thì thái độ về sau Trịnh Công Sơn gia nhập phong trào tranh đấu của sinh viên, học sinh do cán bộ CS chỉ đạo để lật đổ chính quyền miền Nam là ngược lại với tinh thần phản đối chiến tranh lúc đầu. Nhưng nếu Trịnh Công Sơn vì ghét chế độ miền Nam nên không đi lính và làm nhạc phản chiến thì thái độ này lại phù hợp với việc sau này Trịnh Công Sơn tham gia hoạt động trong phong trào nhằm lật đổ chế độ miền Nam. Và thái độ này không phải là thái độ phản chiến.

Cũng theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Trịnh Công Sơn đã nói về thời kỳ sau Ca Khúc Da Vàng như sau:
“Hỏi: Những năm 70 người ta đã tìm thấy ở anh một chất giọng mới…
Trịnh Công Sơn: Bắt đầu từ những năm 70, tôi bị cuốn hút vào phong trào tranh đấu của sinh viên-học sinh, đó là những tháng ngày tôi sống hết mình và say sưa nhất, tôi viết trong niềm phấn khích mãnh liệt của những đêm không ngủ và chứa chan niềm hy vọng. “Ta đã thấy mặt trời” được hát tại giảng đường Ðại học Huế, hát trong những ngày đấu tranh sôi bỏng nhất. Bạn bè tôi lúc ấy tôi biết rất rõ chí hướng của họ, và kính phục họ, như chị Cao Thị Quế Hương, chị là người thúc đẩy tôi viết mạnh mẽ nhất… “
Như vậy chính Trịnh Công Sơn đã nhận là có sự tham gia vào phong trào tranh đấu của sinh viên, học sinh do cán bộ CS tổ chức để lật đổ chính quyền miền Nam. Trịnh Công Sơn nói rằng chính TCS biết rõ chí hướng của những tham gia trong phong trào sinh viên học sinh tranh đấu lúc đó, nghĩa là lật đổ chế độ miền Nam, và đã làm nhạc để đóng góp vào phong trào này. Trịnh Công Sơn nói về thời kỳ đó như sau trong một buổi phỏng vấn khác:

“Chính yếu là ở Huế. Mỗi năm tôi ở đây khoảng 7 tháng, viết lách và sáng tác. Sáng tác xong đem vào Sài Gòn in ấn. Phần lớn là in chui chứ không có giấy phép của chính quyền Sài Gòn. Rồi người ta phổ biến trong quần chúng, trong phong trào”.

“Người ta” ở đây là các cán bộ CS nằm vùng tại miền Nam. Một trong những cách phổ biến “trong quần chúng, trong phong trào” là tổ chức các buổi cắm trại, hoặc các buổi đi làm việc thiện nguyện. Việc thiện nguyện chỉ là bình phong, điều chính là thu hút các học sinh, sinh viên, dạy cho họ các bài hát, dùng các bài hát khêu gợi tình cảm mong mỏi thống nhất, ghét chế độ miền Nam, rồi lựa ra những người nào dùng được lôi kéo vào chính trị, tổ chức các vụ biểu tình, xuống đường đòi đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam, đòi hòa bình, nghĩa là đòi chính quyền miền Nam phải ngưng chiến đấu. Cùng với những bài hát của Trịnh Công Sơn thì những người tổ chức các buổi họp mặt cũng dạy học sinh, sinh viên hát các bài hát khác của cán bộ CS. Một trong những bài hát đuợc nhiều người biết là bài Tự Nguyện với lời ca như:

“Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng,
Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương,
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm,
Nếu là người tôi xin chết cho quê hương”.

Dưới cái nhìn vô tư của các học sinh, sinh viên thời đó thì đây là bài hát có những hình ảnh đẹp với “bồ câu trắng”, “hoa hướng dương”, “vầng mây ấm”, “xin chết cho quê hương”, nhưng sau 30-4-1975 thì có cán bộ CS đã giải thích “hoa hướng dương” ở đây người viết bài hát dùng để tượng trưng cho người CS, do một câu chuyện nào đã xảy ra trong lịch sử mà hoa hướng dương được dùng làm biểu tượng cho người CS. Đây là một thí dụ cho thấy những ý nghĩa lấp lửng trong các bài hát được cán bộ CS sử dụng trong các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên và các bài hát của Trịnh Công Sơn cũng cùng một loại, nghĩa là kín đáo làm theo đúng luận điệu tuyên truyền của CSVN lúc đó nhưng không để cho người nghe thấy là chúng phục vụ cho CSVN.

Nếu có ai còn nghi ngờ rằng Trịnh Công Sơn chỉ là người ghét chiến tranh và không đứng về phe nào cả thì xin đọc lời của bài Huyền Thoại Mẹ được làm sau 1975:

“Ðêm chong đèn ngồi nhớ lại
Tứng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa.

Mẹ lội qua con suối,
Dưới mưa bom không ngại
Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,
Tiễn con qua núi đồị
Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đị

Ðêm chong đèn ngồi nhớ lại
Tứng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa,
Che tứng căn nhà nhỏ
Xoá sạch vết con về
Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Mẹ là gió uốn quanh,
Trên đời con thầm lặng
Trong câu hát thanh bình.
Mẹ làm gió mong manh.
Mẹ là nước chứa chan,
Trôi dùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan.”

Những lời “Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ. Canh từng bước chân thù” tả cảnh bà mẹ che dấu du kích. “Bước chân thù” ở đây là bước chân lính Việt Nam Cộng Hòa. Bà mẹ này canh chừng lính VNCH trong khi du kích đang ngủ.

Những lời “Mẹ lội qua con suối, Dưới mưa bom không ngại, Mẹ nhẹ nhàng đưa lối, Tiễn con qua núi đồi” tả cảnh bà mẹ làm giao liên, dắt đường đưa lối cho bộ đội CS.

Còn đoạn “Che từng căn nhà nhỏ. Xoá sạch vết con về” tả hành động của bà mẹ xóa hết dâu tích của quân du kích CS để lính VNCH không biết là du kích đã về ở nhà bà mẹ.

Trịnh Công Sơn đã trả lời báo Sài Gòn Giải Phóng về trường hợp làm bài hát này như sau:

“Cũng như với “Huyền thoại mẹ”, nhân chuyến ra Quảng Bình thăm bảo tàng cách mạng, nhìn tấm ảnh mẹ Suốt chèo thuyền, tóc xõa bay tung trên bầu trời, và có dịp về thăm các bà mẹ nuôi dấu cách mạng ngày xưa, nghe mẹ kể chuyện, tôi có thể hình dung hết với những tứ nhạc bay cùng mái tóc và cuộc đời gieo neo của mẹ. Tôi cũng có một bà mẹ mà tôi yêu quý nhất. Và “Huyền thoại mẹ” là sự cộng hưởng của nhiều mảng đời của mẹ, để tạc thành hình ảnh thiêng liêng của bà mẹ Việt Nam nói chung.”

Một nhạc sĩ ca ngợi những người ủng hộ, giúp đỡ lính chiến thì nhạc sĩ đó có còn có thái độ phản đối chiến tranh nữa hay không hay đó là thái độ ủng hộ chiến tranh, xem cuộc chiến tranh đó là chính đáng, là có chính nghĩa? Lời của bài Huyền Thoại Mẹ cho thấy Trịnh Công Sơn đứng hẳn về phía CSVN và ca tụng những người đã đóng góp cho công cuộc chiến đấu của CSVN.

Cuối cùng, để trả lời câu hỏi “Trịnh Công Sơn có phải là nhạc sĩ phản chiến không” thì tốt nhất là mô tả những gì Trịnh Công Sơn làm hơn là dùng cách trả lời có hay không. Trịnh Công Sơn có làm một số bài nhạc than thở về chiến tranh về thân phận con người, nhưng đồng thời cũng làm một số bài nhạc kêu gọi, thúc dục mọi người tham gia chiến đấu, ca ngợi những người bên phía CS đã có công đóng góp cho chiến tranh. Giai đoạn phản chiến nếu muốn nói chính xác là giai đoạn Ca Khúc Da Vàng, từ 1965 cho đến 1968. Sau đó, từ 1968 trở đi, Trịnh Công Sơn không còn phản chiến nữa mà tham gia vào cuộc chiến đấu, đứng vào hàng ngũ những người CS, chống lại chế độ miền Nam.

Anh Tuấn

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 4:02 pm

Trịnh Công Sơn - Thực Chất Và Huyền thoại

Hoàng Vũ

Trịnh Công Sơn đã vĩnh viễn không còn nữa, từ tháng 4 năm 2001! Sau cái chết của người nhạc sĩ có một thời nổi tiếng ấy, chúng ta được đọc trên hầu hết các báo Việt Ngữ tại Mỹ nhiều bài viết liên quan đến Trịnh Công Sơn, và điều khiến nhiều độc giả vô cùng hoang mang là nội dung các bài viết đó lại đối kháng lẫn nhau, lời khen cũng lắm mà tiếng chê cũng nhiều!

Do vậy, để có một cái nhìn đúng về con người của Trịnh Công Sơn, chúng ta thử tìm hiểu Trịnh Công Sơn qua những bài viết về Ông, xem đâu là Thực Chất và đâu là Huyền Thoại.

A.Có một số bài viết lên án Trịnh Công Sơn là một Tên Phản Bội, một Tay Cộng Sản Nằm Vùng. Có bài viết còn hằn học cho rằng cái chết của Trịnh Công Sơn là một Sự Đền Tội Xứng Đáng.

Chúng ta không ai phủ nhận Trịnh Công Sơn là một Nhạc Sĩ Phản Chiến. Từ ngữ phản chiến ở đây được hiểu là phản đối và không chấp nhận chiến tranh. Nhưng, chúng ta cũng phân biệt rất rõ tư cách của một Người Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự trong khi hàng ngàn, hàng vạn người khác đã ra đi trước làn tên mũi đạn làm tròn bổn phận đối với Tổ Quốc, thì hành vi của người đó hoàn toàn không phải để tỏ thái độ chống đối chiến tranh, mà chỉ là Hành Vi Của Một Kẻ Hèn Nhát! Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Người Trốn Lính chui rúc trong các hộp đêm, phòng trà ở thủ đô Sài Gòn hoa lệ là Trịnh Công Sơn!!!

Để che đậy và biện hộ cho hành vi trốn lính hèn hạ của mình, Trịnh Công Sơn đã sáng tác rất nhiều bản nhạc có lời ca mang tính cách kết án chiến tranh! Nhưng chàng nhạc sĩ trốn lính này lại vì bảo vệ cho khuynh hướng chính trị của mình nên đã vụng về '... ra mặt chuột 'Kết Án Chiến Tranh Một Chiều! Chúng ta hãy nghe Trịnh Công Sơn hát : '... Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình, hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng từng đêm soi sáng lạ mắt quê hương. Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng của nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn... (bài Đại Bác Ru Đêm). Đây là những lời kết án ai? Có phải nhắm vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh không? Chúng ta hãy nghe tiếp Trịnh Công Sơn than khóc : '... từng vùng thịt xương có mẹ, có em '(bài Đại Bác Ru Đêm), và hờn tủi cho những 'người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi ' (bài Người Già Em Bé). Và, còn rất nhiều những câu hát như thế rải rác trong hàng trăm ca khúc mà Trịnh Công Sơn đã viết ra. Trong lúc đó, thì Ông lại cố ý bỏ quên, không có được một giọt nước mắt hay ít nhất một tiếng thở dài nào cho hàng ngàn nạn nhân vô tội bị Việt Cộng chôn sống tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân (1968), nơi Quê Cha Đất Tổ của chính Ông!!!

Trịnh Công Sơn sinh sống ở Miền Nam, lại là một trí thức, Ông thừa biết Miền Bắc xâm lăng Miền Nam. Miền Nam muốn sống còn thì phải tự vệ. Thế thì muốn phản chiến, Ông phải chỉ trích Miền Bắc, phải vạch trần bộ mặt xâm lược của bọn Cộng Sản Hà Nội khiến cho Đất Nước điêu linh, nhà tan cửa nát... để làm nức lòng chiến đấu của những anh lính chiến VNCH... Ngược lại, Ông chĩa thẳng mũi dùi vào Miền Nam một cách bất công và không một mảy may xót xa thương tiếc!    

Phát xuất từ quan điểm chống chiến tranh một chiều như thế, Thực Chất Con Người Phản Bội Của Trịnh Công Sơn đã nổi cộm rõ nét mà bất cứ ai cũng phải thừa nhận. Ông đã phản bội lại máu xương của những người đã gục ngã, đã hy sinh để bảo vệ cho mảnh đất mà Ông đang sống, và được sống an bình.

Trịnh Công Sơn đã trắng trợn Phản Bội chính quyền Miền Nam và Quân Lực VNCH khi ngang nhiên lên Đài Phát Thanh Sài Gòn hô hào 'Nối Vòng Tay Lớn 'để mừng chiến thắng ba mươi tháng tư của Việt Cộng và đón chúng vào thành! Chỉ cần một hành động này cũng đủ xác định Chỗ Đứng của Trịnh Công Sơn rồi! Hơn thế nữa, họ Trịnh đã tự xác định chỗ đứng của mình từ cả 15 năm về trước (trước năm 1975), khi đã giao du mật thiết với Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại Huế, trong đó có tên Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, là những tên đồ tể đã góp phần tích cực chôn sống cả hàng ngàn người dân Huế vô tội! Người viết bài này đã hơn một lần thức trắng đêm với Trịnh Công Sơn, đã phân tích lý giải âm mưu của Cộng Sản Hà Nội và vai trò của Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại khắp các Viện Đại Học Miền Nam! TCS chỉ lắng nghe,  không tham gia ý kiến và sau đó... tình tri kỷ giữa TCS và Nhóm Nguyễn Đắc Xuân ngày càng khắng khít hơn, mãi cho đến lúc TCS vĩnh viễn nằm xuống!

Sau năm 1975, để xác định lập trường, Trịnh Công Sơn đã dũng cảm đốt cháy danh dự và tư cách của một nghệ sĩ qua những sáng tác 'Huyền Thoại Mẹ ', 'Em Nông Trường Em Ra Biên Giới ', 'Ra Chợ Ngày Thống Nhất '... 'Ánh Sáng Mạc Tư Khoa '... Chừng đó cũng đã quá đủ để chứng minh con người của Trịnh Công Sơn là một Tên Cộng Sản Nằm Vùng! Đúng như thế, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã xác định chỗ đứng của mình rất rõ ràng. Ông ở Sài Gòn nhưng đã đứng hẳn bên kia chiến tuyến, về phía Cộng Sản Hà Nội để đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam! Ông đã hiện nguyên hình một tên Cộng Sản Nằm Vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần những tên Cán Binh Việt Cộng cầm AK trực diện với chúng ta ngoài mặt trận.

Chúng ta đã thừa nhận Trịnh Công Sơn là một Tên Phản Bội, một Tay Cộng Sản Nằm Vùng... Nói cách khác, Trịnh Công Sơn là một Tội Đồ Của Dân Tộc! Lẽ ra nhân dân Miền Nam phải lập một phiên tòa để xét xử Tên Nhạc Nô phản quốc này! Như thế mới công bằng và hợp lý cho những người đã chết tức tưởi vì Trịnh Công Sơn. Nhưng rất tiếc, Trịnh Công Sơn đã chọn cái chết sớm hơn! Và, không có gì là hồ đồ, nếu ai đó đã phát biểu : Cái Chết Của Trịnh Công Sơn Là Một Sự Đền Tội Xứng Đáng!

B. Một số bài viết đã khen ngợi Trịnh Công Sơn là một Nhạc Sĩ Thiên Tài và ông ta là một Người Yêu Nước. Để biện hộ cho những cáo buộc của dư luận lên án, họ cho rằng Trịnh Công Sơn đã phải đi giữa hai lằn đạn! (Ý nói ông ta là nạn nhân của cả hai phe Quốc Gia và Cộng Sản). Họ còn dẫn chứng Trịnh Công Sơn đã từng bị đày ải tại các Công, Nông Trường của Việt Cộng!

Thập niên 60 là giai đoạn vinh quang nhất của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca của Trịnh Công Sơn đã góp phần lộng lẫy cho thiên tài âm nhạc của ông, và làm lu mờ biết bao tài năng của các nhạc sĩ đàn anh. Không ai phủ nhận điều đó. Ngay cả báo chí và truyền thanh tại Pháp và Anh đều phải lên tiếng ca ngợi tài hoa của Trịnh Công Sơn. Phải thừa nhận rằng nhạc tình ca của Trịnh Công Sơn có một năng lực hấp dẫn đặc biệt, ngay cả những người chống Trịnh Công Sơn vẫn thích nghe những bản nhạc tình của ông.

Chỉ riêng mỗi một Khánh Ly bạo miệng cho rằng Trịnh Công Sơn là một người yêu nước! Nếu nhận định này là của một nhà văn, nhà báo... hay của một nhà hoạt động chính trị, chắc chắn vấn đề sẽ được mổ xẻ sâu rộng. Nhưng rất tiếc, đây chỉ là ý kiến của Khánh Ly, một mẫu người không hội đủ tầm vóc để tin cậy,  Khánh Ly không thể đóng vai khách quan khi đề cập đến Trịnh Công Sơn. Thật vậy, chúng ta có thể nói, không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly! Khánh Ly thành công, nổi tiếng trên bước đường văn nghệ, chính là nhờ những ca khúc của họ Trịnh, ngoài nhạc khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly hình như không thể ca hay được một bài hát của nhạc sĩ nào khác... Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã từng có một thời gian dài làm việc chung với nhau... Với công ơn và tình cảm sâu đậm như vậy, Khánh Ly không thể nào không thiên vị khi cho rằng Trịnh Công Sơn là người yêu nước!

Phần A, sau khi lý giải vấn đề, chúng ta đã xác định trước công luận Trịnh Công Sơn là một tên phản quốc, tội đồ của dân tộc... Nhưng Khánh Ly lại cho rằng Trịnh Công Sơn là một người yêu nước! Vậy, để minh bạch ý nghĩa, đề nghị Khánh Ly thêm vào sau động từ 'Yêu Nước', cụm từ 'Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa'. Đúng như vậy, đối với Miền Nam Việt Nam, Trịnh Công Sơn chỉ là một tên ăn bám, một kẻ ăn cháo đá bát, một tay Cộng Sản nằm vùng đâm sau lưng chiến sĩ và nhân dân. Họ Trịnh đả kích, đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam, chỉ dành cảm tình ưu ái cho Hồ Chí Minh và Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa!

Do vậy, Không có vấn đề Trịnh Công Sơn đã phải đi giữa hai lằn đạn! Những ai vì cảm tình riêng tư mà uốn cong ngòi bút biện hộ như thế thì thật quá ngây ngô, nếu không muốn nói là mù quáng.

Lại càng không có vấn đề Trịnh Công Sơn bị đày ải tại các Công, Nông Trường. Thật buồn cười cho những ý kiến chống đỡ quá non nớt của những ai đã nói về Cộng Sản mà chẳng hiểu biết chút đỉnh nào bộ mặt của Cộng Sản! Đối với Cộng Sản, để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, cán bộ các cấp (ngoại trừ bọn đầu sỏ ở Hà Nội) đều phải tham gia vào công tác sản xuất. Giới văn nghệ sĩ được điều động đến các Công, Nông Trường tập thể để lao động và sáng tác thúc đẩy tăng năng xuất. Trịnh Công Sơn đi thực tế (từ của VC) tại Công, Nông Trường là quy luật chung của Cộng Sản Việt Nam, tất nhiên không phải là một sự đày ải mà mang tính cách một nghĩa vụ. Tất cả những lời biện hộ đó hoàn toàn dựa trên tình cảm riêng tư, vô căn cứ, không có cơ sở lý luận để đứng vững... chỉ là những Huyền Thoại Không Tưởng nhằm đánh bóng cho Trịnh Công Sơn mà thôi! Thương tiếc bạn bè là điều tốt, nhưng không nên mù quáng đặt  lên quan tài người chết những vòng hoa mà người chết đã không sắm nổi lúc sinh thời.  

Tóm lại, dù đang khinh ghét tư cách và lập trường chính trị của Trịnh Công Sơn, chúng ta đều phải thừa nhận ông là một thiên tài âm nhạc, đã kiến tạo một 'Trường Phái Trịnh Công Sơn' trong nền ca nhạc Việt Nam. Đó là một Thực Chất Sống Động luôn luân lưu trong huyết quản của Trịnh Công Sơn. Điều đáng buồn cho Mẹ Việt Nam là đã sinh ra một đứa con phản dân hại nước, đem tài năng của mình phục vụ một chủ nghĩa ngoại lai, gây đau thương tang tóc cho quê hương xứ sở. Đây chính là một thực chất gắn bó vô cùng mật thiết với Trịnh Công Sơn, Thực Chất Phản Bội không thể tha thứ được mà họ Trịnh đã gieo rắc trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam.

Tên tội đồ Trịnh Công Sơn đã vĩnh viễn là một thây ma trong lòng đất lạnh! Đành rằng chết là hết, song những đau thương nhức nhối của dân tộc luôn có bàn tay của Trịnh Công Sơn hiện diện..., và, nỗi đau nhức đó vẫn còn kéo dài cho đến hôm nay, ngày mai và mãi mãi! Chúng ta, những người của thế hệ hôm nay, có trách nhiệm phải nói lên sự thật, vạch trần những bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tẩy chay những phần tử ký sinh ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản mà Trịnh Công Sơn là điển hình.

Hoàng Vũ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 4:18 pm

Việt Nam Ngày Mai 

04-07-2022


Trịnh Công Sơn

Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản ! Đi hai hàng kết cục chẳng tốt đẹp gì!


Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.

Trong khi đó ở miền Nam, vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình, vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954, vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt… – với những tên tuổi rực rỡ như Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho người dân miền Nam có nhiều lựa chọn.

Và Trịnh Công Sơn được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử; gắn liền những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị được cho là mơ hồ (trước 1975), xu thời (sau 1975).

(…) Cuối đời, Trịnh Công Sơn có một nhạc phẩm mà không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông: “Tiến thoái lưỡng nan”. Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này. Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan. Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở hai con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính, lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.


Trong đời, ông mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Trước 1975, ông thân thiết với Đại tá Lưu Kim Cương, một sĩ quan không quân tài hoa có tâm hồn nghệ sĩ. Cũng chính vì đam mê âm nhạc, Lưu Kim Cương mới mời Trịnh Công Sơn- Khánh Ly vào hát ở câu lạc bộ sĩ quan Không quân, còn gọi là câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, và Trịnh Công Sơn đã kết thân với Đại tá Lưu Kim Cương từ dạo đó. Khi Đại tá tử trận, Trịnh Công Sơn đã có bài hát nổi tiếng “Hát cho một người nằm xuống” để bày tỏ nỗi tiếc thương.

Mặt khác, ông lại thân thiết với Ngô Kha, một sinh viên theo Cách mạng và sau 1975 là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, những người khá có “uy thế” với văn nghệ miền Nam nói chung và xứ Huế nói riêng sau ngày thống nhất.

Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn mâu thuẫn với chính ông.

Ở đề tài nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn này. Ông không theo Cộng Hòa, dù sống trong chính thể Cộng Hòa. Ông sợ cảnh đại bác đêm đêm dội về thành phố, ông thương những kiếp người lầm than điêu linh trong bom đạn nhưng không đặt ra câu hỏi: “Ai đêm đêm nã đại bác vào thành phố?” Đại bác hồi đó thường dội vào những khu gia binh, bởi lính VNCH hay mang theo gia đình, có vợ và con nhỏ, dội đại bác vào đó để gây bấn loạn tinh thần của binh sĩ.

… Ông viết những ca khúc phản chiến, và tự đặt mình đứng ra ngoài, đứng lên trên, cao hơn cuộc chiến, cho dù ông đau nỗi đau của thân phận người dân trong một đất nước đầy bom đạn. Phản chiến, nhưng không nhận thức một cách rõ ràng vì sao có chiến tranh và cần làm gì để kết thúc nó.

Nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Tôi cho rằng, so sánh như vậy là khập khiễng. Bob Dylan không chỉ phản đối chiến tranh, ông còn viết những ca khúc đòi nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc, và hơn thế, tâm thế mà người Mỹ tham chiến trên chiến trường Việt Nam, Triều Tiên khi đó hoàn toàn khác cuộc chiến trong lòng đất nước Việt Nam.



Có câu chuyện thế này. Thầy Bửu Ý trước khi vào Sài Gòn dự đám tang Trịnh Công Sơn có hỏi anh Đ.N.P.H., một guitarist có tiếng, dạy Học viện Âm nhạc Huế: “Thầy vào dự đám tang, em có gửi gì không?” thì anh Đ.N.P.H. đã trả lời, “Âm nhạc của anh ta đã giết chết một thế hệ thanh niên mới lớn như tụi em. Những ca khúc trong tuyển tập Da Vàng đã sinh ra một thế hệ thanh niên yếu đuối và hèn nhát”. Có thể, đó chỉ là suy nghĩ của một cá nhân, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng không phải là không có lý.


Trịnh Công Sơn, cũng như hàng triệu người Việt lúc bấy giờ ước mơ, hi vọng về một đất nước thống nhất hòa bình; từ tâm lý đó, có thể hiểu được tại sao ông đọc lời kêu gọi Văn nghệ sĩ trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 (có người đã viết rằng: “vào 11g30 ngày 30/4: có một nhạc sĩ thiên tài qua đời và một nhạc sĩ ba phải ra đời”).

Rồi, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn âm thầm đau xót trong nỗi cô đơn, thất vọng không dễ gì bày tỏ của một người luôn chọn tránh đạn bằng cách cúi mình giữa hai làn đạn, và cả hai phía đều nhìn ông bằng con mắt hoặc thù địch, hoặc nghi ngờ. Dường như Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chọn cho mình một tâm thế đứng thẳng, rạch ròi, mà thường nghiêng ngả theo thời cuộc, theo những nhân vật của thời cuộc và trở thành nạn nhân của chính mình.

Có những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng:

Tại sao một người từng viết “Ca dao Mẹ”, “Gia tài của Mẹ”, “Bà mẹ Ô Lý”… lại có thể viết “Huyền thoại Mẹ”? Hồi Tết Mậu Thân 1968, Trịnh Cộng Sơn phải trốn chui trốn nhủi, suýt chết dưới tay những người tấn công thành phố Huế, mà sau 1975, ông lại viết rất ngọt, mượt về một bà mẹ đứng dưới mưa “ngăn từng bước chân thù”.

Thù nào? Lẽ nào lại là những người bạn từng che chở, cưu mang khi ông trốn chui trốn nhủi? Lẽ nào ông không nhìn thấy những người mẹ, người vợ mỏi mòn chờ con chờ chồng đi cải tạo mãi mãi không về? Lẽ nào ông không nhớ những lời mình từng viết “Xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…”? Xác người từ đâu ra, chắc Trịnh Công Sơn hiểu hơn ai hết.

Tại sao nhạc Trịnh viết về thân phận con người thấm thía như thế, nhưng khi đồng bào miền Nam trên các vùng kinh tế mới, thiếu ăn thiếu mặc, chết đói chết rét, phải chấp nhận đánh cược tính mạng làm mồi cho cá để vượt biên… thì ông lại không viết được một bài nào về những phận người mong manh đó? Ông vẫn thong dong hát: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười”. Tệ hơn, ông còn hồn nhiên hát: “Em ra đi nơi này vẫn thế”.


Sau rất nhiều hứng khởi của “Hoa xuân ca”, “Em ở nông trường em ra biên giới”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Huyền thoại mẹ”, “20 mùa nắng lạ”…, có lẽ ông bắt đầu thấm mệt với trò chơi đu bám thời cuộc. Hoặc giả, khi đó xã hội bắt đầu có sự cởi mở hơn với những đề tài sáng tác, thì Trịnh Công Sơn bộc lộ sự chán chường không thể che đậy.

Hàng loạt ca khúc sau này chính là nỗi lòng ông. Có lẽ, đó là những bản nhạc thật lòng nhất. Hãy nghe “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Đâu phải chỉ tuyệt vọng vì người con gái ông yêu bỏ đi lấy chồng. Nó còn là sự an ủi chính mình khi tuyệt vọng về một con đường ước mơ, một xã hội đẹp đẽ trong trí tưởng nay đã thành tuyệt lộ.

Hãy nghe “Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm”, đâu chỉ là người mẹ thương yêu ông hết lòng, đó còn là Mẹ Việt Nam đã bỏ đi, bỏ những đứa con lai căng và bội tình.

“Tiến thoái lưỡng nan” có thể nói là bài hát cuối cùng mà Trịnh Công Sơn trút tất cả nỗi niềm. Một sự bơ vơ, bế tắc, biết sai lầm nhưng không thể còn thời gian để kịp sửa chữa. Dù đi về cuối ngõ nơi quê nhà hay đi về nơi cuối trời vĩnh hằng, thì sống hay chết, cũng không thể lựa chọn lại. Nên mới bơ vơ, hoang mang, không đi đâu nữa, chỉ ngồi để tôi tìm lại tôi.

Có thể nào tìm lại? Có tìm được không?

Fb Matthew Chương

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 4:50 pm

Vinh Danh Trịnh Công Sơn (?)

TRỊNH CÔNG SƠN DÙ TÀI HOA CŨNG LÀ PHƯỜNG HẠI DÂN!

Nguyễn-Công-Chính - teolangthang

Trịnh Công Sơn, sinh ra và lớn lên tại Miền Nam Tự Do. Thời thanh xuân, thập niên 1960, ông đã có những bản tình ca ướt át, ủy mị được nhiều thanh niên tuồi yêu đương ưa thích và hâm mộ.

Thuở ấy, nhạc của TCS bình dị, gần gũi với tâm tư tình cảm của thanh niên, thiếu nữ mới bước vào thế giới của tình yêu; lời ca của TCS có tính chất huyễn hoặc, đưa người nghe đến những chốn mơ hồ, gọi mời vào mộng mị... của “đường phượng bay”, của “mưa giăng trên thành phố” của “ngày em đi, biển nhớ tên em gọi về”, của “tình ngỡ đã quên đi, nhưng...”, của “rừng thu trút lá, em vẫn chưa về” vân vân.

Thuở ấy, TCS là thần tượng của những tâm hồn lãng mạn ủy mị, nhạc của TSC đã được giọng ca điêu luyện của Khánh Ly truyền đạt, diễn tả và ông đã nổi tiếng về nhạc trữ tình. Hầu như khắp nơi tại miền Nam Tự Do, nhạc tình của TCS được phổ biến một cách rộng rãi trong các Phòng Trà, các Nhạc Hội Chủ đề, được in, được thu băng để phát hành.

Nhưng không hiểu vì sao, vào những năm 1962, 1963 Trịnh Công Sơn rời bỏ nhạc tình của thuở ấy để viết nhạc phản chiến một chiều, chống lại cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản Bắc Việt đang ồ ạt tràn qua vĩ truyến 17, xâm lăng miền Nam.

Rồi trong Biến Cố Mậu Thân tại Huế, khi Việt Cộng sát hại hơn bốn ngàn thường dân, Trịnh Công Sơn không một mảy may xúc động, ôm đàn “lên đồi cao hát trên những xác người”. Ông hát về “đại bác ru đêm vọng vào thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe” nhưng ông không hát về những cuộc pháo kích của Việt Cộng vào thành phố, hỏa tiễn Liên Xô sát hại lương dân tại Huế và nhiều thành phố khác.

Nhiều người miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ nơi các tiền đồn đã bắt đầu linh cảm có một cái gì đó không được tốt lành trong nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, họ dần dần xa lánh con người phản chiến một chiều này. Tuy vậy, hầu như, người miền Nam Tự Do, không ai coi Trịnh Công Sơn là kẻ thù, mặc dầu nhạc phản chiến của ông đâm sau lưng chiến sĩ, đánh vào chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.


ÐỐ AI BIẾT ÐƯỢC?

Người dân bình thường, một số giới chức chính quyền miền Nam đã coi việc TCS làm nhạc phản chiến chỉ là do tâm hồn nghệ sĩ mà thôi, Trịnh Cộng Sơn vẫn là người quốc gia. Có lẽ ngoài cơ quan an ninh và tình báo Việt Nam Cộng Hòa mới biết được thực sự TCS là người như thế nào. Ngoài ra, đố ai biết được?

Ðố ai biết được từ “Thuở ấy” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng vào hát và sinh hoạt với Việt Cộng trong các chiến khu quanh vùng Sài Gòn!

Trong tập bút ký “Trịnh Công Sơn, có một thời như thế” chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thuật lại các chuyến “ra mật khu Việt cộng” như sau:

“Thuở ấy Nhị Xuân, em ở nông trường, em ra biên giới

“Ðêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một màu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi ...) cùng anh em Thanh niên Xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Ðêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái Thanh niên Xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe dừng lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái Thanh niên Xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát giọng cười còn đó. Những cây mía cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên ...” (ngưng trích)

Với truyền thống “Liên tài” tức là “thương xót kẻ tài hoa” người miền Nam, gồm cả cơ quan an ninh, đã để cho nhạc sĩ TCS đi về thoải mái, không bắt bớ giam giữ gì.

Chân tướng, khuôn mặt thật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lộ rõ trong ngày quân cộng sản Bắc Viết tiến vào chiếm Thủ Ðô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa.

“Vào ngày 30- 4-1975, Trịnh Công Sơn đã lớn tiếng minh định anh ta không phải là người Quốc Gia khi hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sàigon để “chào mừng cách mạng thành công ” vào lúc xe tăng CS Bắc Việt vừa tới dinh Ðộc Lập! Trong lúc Trịnh Công Sơn hát “Nối Vòng Tay Lớn” thì nhân dân Sài Gòn đang nối đuôi nhau chạy trốn cộng sản dưới mưa đạn pháo kích do xe tăng và đại bác quân Bắc Việt dội vào thành phố làm sập nhà và chết người.

TRỊNH CÔNG SƠN HIỆN NGUYÊN HÌNH CỘNG SẢN

“Sau năm 1975, để xác định lập trường, Trịnh Công Sơn đã dũng cảm đốt cháy danh dự và tư cách của một nghệ sĩ qua những sáng tác “Huyền Thoại Mẹ”, “Em Nông Trường Em Ra Biên Giới”, “Ra Chợ Ngày Thống Nhất”, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”...

“Chừng đó cũng đã quá đủ để chứng minh con người của Trịnh Công Sơn là một Tên Cộng Sản Nằm Vùng! Ðúng như thế, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã xác định chỗ đứng của mình rất rõ ràng. Ông ở Sài Gòn nhưng đã đứng hẳn bên kia chiến tuyến, về phía Cộng Sản Hà Nội để đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam! Ông đã hiện nguyên hình một tên Cộng Sản Nằm Vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần những tên Cán Binh Việt Cộng cầm AK trực diện với chúng ta ngoài mặt trận.

“Lý Quý Chung, một nhà báo và là một dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, sau ngày 30-4-1975 đã chính thức phô bày bộ mặt thật, có viết về hai chữ “gia nô” như sau:

- Ở miền Nam trước 1975, một người chỉ cần nói đọc báo nào, nghe nhạc gì thì biết ngay người đó là ai, thái độ của người đó đối với chế độ Thiệu và người Mỹ như thế nào và thái độ của người đó đối với cuộc chiến tranh ra sao? Có báo “ gia nô” (đó là cách gọi của người Sài Gòn trước 1975 đối với loại báo chí của chính quyền Thiệu hoặc theo phe Thiệu ).... ( TCS MTNT tr. 210).

TRỊNH CÔNG SƠN ÐÃ TRỞ THÀNH GIA NÔ CỦA SÁU DÂN VÕ VĂN KIỆT

“Bài viết của Nguyễn Quang Sáng ghi lại nguyên nhân ra đời của hai bản nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên” và “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Nguyễn Quang Sáng cho biết anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt chỉ mới nói vài lời mà Trịnh Công Sơn đã lãnh hội được ý của anh Sáu muốn cái gì và Sơn tự biết mình phải làm cái gì !

Nói theo cách của Lý Quý Chung, đây đúng là hành vi của một “gia nô”. Thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975 đã tự biến hình thành một nhạc - nô viết nhạc theo ý muốn của “trên” để đáp ứng cho nhu cầu tuyên truyền.

Trịnh Công Sơn đã được Thủ Tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt ưu đãi về vật chất, thường mang rượu Tây, rượu Mỹ, rượu Tàu đến tặng cho TCS. Mỗi lần có bạn văn nghệ sĩ đến nhà, TCS thường mời họ uống rượu, trước khi mở chai, TCS thường đố anh em “ai biết chai rượu này từ đâu đến?”. Rồi ông tự trả lời là từ “anh Sáu Dân” hay từ đồng chí Bí Thư Thành Ủy vân vân.

“Cũng qua bài viết của Nguyễn Quang Sáng, độc giả còn được nhìn thấy cung cách và thái độ của thiên tài âm nhạc họ Trịnh đối với anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt. Cái thái độ ấy phải gọi thế nào cho đúng? Bưng bô? Liếm gót?

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ GIỌNG ÐIỆU CỦA CÁN BỘ TUYÊN TRUYỀN VIỆT CỘNG

Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng viết tiếp:

“Riêng cái cung cách của một cán bộ tuyên truyền thì được Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ qua những lời sau đây: “việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi ... phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau ... chuyện đi đứng không phải dễ dàng ... đi từ một nhà in ở Sàigòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ....”

“Nếu chính quyền Nguyễn văn Thiệu tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh Công Sơn, thì chính quyền nào cấp giấy thông hành cho ca sĩ Khánh Ly sang Nhật hát bản “Diễm Xưa của họ Trịnh tại hội chợ quốc tế Expo Osaka năm 1970? Chẳng lẽ đó là chính quyền Hà Nội?

“Nếu chính quyền ông Thiệu ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc, thì tại sao các tập ca khúc của Trịnh Công Sơn với hình bìa do Trịnh Cung, Ðinh Cường vẽ, vẫn được bày bán công khai tại các nhà sách ở Sài Gòn, ai muốn mua bao nhiêu cũng có?

Nếu chính quyền ông Thiệu tịch thu toàn bộ băng nhạc thì tại sao “nhạc Trịnh” vẫn vang dội tại các quán cà phê ở Sài Gòn, tại các câu lạc bộ quân trường? Khánh Ly vẫn nhởn nhơ trình diễn nhạc Trịnh tại Queen Bee hàng đêm, và nhạc Trịnh vẫn được hát tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong trại Phi Long - Tân Sơn Nhất vào mỗi cuối tuần?

Và đây mới là chuyện lạ bốn phương: “đi từ một nhà in ở Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ...” Ðây là thời điểm nào? Trước 30 tháng 4 năm 75 hay sau ngày “giải phóng”?

TRỊNH CÔNG SƠN KHÔNG CÒN XỨNG ÐÁNG ÐỂ VINH DANH!

“Theo chúng tôi được biết, về sau, để trả công lao cho tên nhạc sĩ năm vùng này, Hà Nội đã cho Trịnh Công Sơn đi thăm Mạc Tư Khoa, tại cái nôi vô sản này của thế giới cộng sản, Trịnh Công Sơn đã lần đến lăng Lenin và sáng tác nhạc phẩm “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”. Về lại Hà Nội, bài này được hát trên đài vài hôm thì biến động ở Nga xẩy ra, và sau đó, đế quốc Liên Sô sụp đổ, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa” cũng theo đó mà chìm vào đêm tối thiên thu.

“Sau khi chúng tôi đưa ra ánh sáng về trường hợp Trịnh Công Sơn, không biết những ai từng là nạn nhân của cộng sản, có thấy lương tâm vẩn đục khi vẫn còn coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, trong những chương trình hát theo đĩa, trong băng nhạc, trong âm thanh. Người ta sẽ thật vô tình khi vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.” (Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn).

Kết luận:

Những người mở tiệc Vinh Danh Trịnh Công Sơn tại Sacramento ngày 24 tháng 4 năm 2009 là những kẻ cố ý hay vô tình “vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.”

Vinh danh Trịnh Công Sơn là chà đạp lên những oan hồn của nhân dân và chiến sĩ miền Nam Việt Nam đang phảng phất không nguôi về sự phản bội của một nhạc sĩ đã đem tài năng của mình phục vụ loài quỷ dữ tàn hại quê hương, đọa đày dân tộc Việt.

Nguyễn-Công-Chính

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: NS Trịnh Công Sơn: Quốc Gia, Cộng Sản hay cả hai?

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum