Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 50 of 55 Previous  1 ... 26 ... 49, 50, 51 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Mar 15, 2023 2:13 pm

Mặt trận Bakhmut quan trọng và khó khăn cho cả hai bên như thế nào? (14/3/2023) (Phúc Lai)

Cho đến chiều hôm nay theo giờ Hà Nội, từ mặt trận Bakhmut vẫn tiếp tục đưa về những tin tức không hay ho gì, và tui không hề nghi ngờ rằng nó không hay cho cả hai bên. Những phân tích của tui trước đây để cùng mọi người nhìn ra rằng: vị trí của Bakhmut không thực sự quá quan trọng với Ukraine, vì vậy nếu như có phải bỏ nó, thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến tình thế chiến lược.

Đồng thời ngay cả với Nga, dù có chiếm được thị xã này thì nó cũng không đưa lại bước ngoặt của chiến tranh, và những khó khăn của họ vẫn tồn tại.

Tuy nhiên, tui vẫn không bác bỏ tuyệt đối những ý kiến cho rằng Bakhmut là quan trọng với cả hai bên.

I – Vậy tầm quan trọng của nó như thế nào, chúng ta hãy điểm qua một số nét chính.

Với Ukraine. Trước đây chúng ta đã điểm qua những thông tin của các nhà phân tích quân sự phương Tây (đăng báo hẳn hoi chứ không phải trên các trang mạng xã hội) rằng từ thị xã Bakhmut đi về phía Tây và Tây Bắc có hai trục đường chính đi qua vùng đồi cao, đã được bố trí sẵn hệ thống phòng thủ “dày đặc.” Do đó nếu quân Nga có chiếm được thị xã này, thì việc họ đi tiếp cũng gần như là không thể.
Cụ thể là muốn tiến chiếm Kramatorsk, quân Nga phải từ Bakhmut theo đường T-0504 tiến chiếm Kostyantynivka rồi theo đường H-20 (hay N-20 gì đó), đi tiếp đến Kramatorsk. Còn cũng từ Bakhmut, theo đường T-0513 – M-03 đi tiếp lên đánh Slovyansk. Hai hướng này đều khó khăn như nhau.

Đặc điểm trên khiến chính Prigozhin cũng than vãn: muốn đến được địa giới hành chính của Donbas (đồng nghĩa với việc chiếm cả hai thành phố Kramatorsk và Slovyansk) thì quân Nga sẽ mất khoảng 2 năm nữa. Đến lúc đó thì Putox cũng ngoẻo củ từ rồi.

Nhưng, đó là bước sau của trận chiến – nó phù hợp với những đề nghị giống như trước đây, trong lịch sử của cuộc chiến tranh Vệ quốc khi Zhukov đề nghị thậm chí – bỏ Kyiv thật nhanh để bảo toàn lực lượng, lùi về các tuyến phòng thủ được chuẩn bị kỹ càng ở tuyến sau đảm bảo chặn đứng quân Đức. Chắc chắn trong Tổng hành dinh và Bộ tham mưu của ông Zelenskyi cũng có ý kiến tương tự như vậy.

Lại nhưng, căn cứ trên cách tiến hành chiến tranh của người Nga như hiện nay, và cũng căn cứ trên khả năng thực tế của họ trong thời điểm hiện tại (tí nữa tui xin phân tích sau) – cho thấy người Nga bắt buộc phải dùng quân số đông để bù đắp cho những yếu thế của mình về phương tiện, khí tài và kỹ thuật. Điều này đem lại cho người Ukraine một cơ hội lớn trong giam chân quân Nga tại đây để tiêu hao lực lượng của họ. Vì vậy, chừng nào chưa phải bỏ thị xã, thì vẫn cứ giữ vì dù sao, vẫn chưa có được một chiến thắng cho Putox. Còn nếu đã chiếm được rồi, với những khó khăn vừa liệt kê chưa chắc bọn Gerasimov và Shoigu đã xua quân đánh tiếp theo hai hướng trên đây chúng ta vừa suy xét, mà có khi lại quay ra hướng khác. Khi đó thì người Ukraine lại buộc phải chiếm lại thị xã Bakhmut, không biết có khó khăn hay không nhưng chắc chắn không dễ dàng gì.

Tất nhiên, việc giam chân quân Nga, đánh tiêu hao phải đảm bảo một yếu tố là dùng lực lượng tối thiểu, dùng lực lượng tại chỗ chứ không dùng những lực lượng dự bị chiến lược đã và đang hình thành cho những chiến cục lớn sắp tới.

Đối với Nga. Thực sự nếu chỉ cho rằng họ bế tắc về ý tưởng – tức là không đưa ra được một mục tiêu chiến lược – dạng như năm ngoái họ cố chiếm bằng được thành phố Izyum để nằm mục tiêu lớn hơn là tập hậu hai thành phố Slovyansk và Kramatorsk thì cũng là thiếu sót lớn. Họ có một mục tiêu khác, tính quân sự của nó thấp nhưng nó lại có tính chính trị cao.
Cho đến thời điểm này – khi cuộc chiến đã kéo hơn 1 năm và sau các sự kiện có thể nói rằng, sự kiện nào cũng có những tác động có tính bước ngoặt: bắn chìm #Tuần_dương_hạm_Moskva, giải phóng đảo Rắn, bắn què một bên cầu Kerch, đó là còn chưa tính đến vụ bắn giàn khoan được dùng như một cứ điểm phòng không trên biển… tất cả dẫn đến thắng lợi của bên Ukraine trong chiến dịch mùa thu giải phòng Kharkiv và sau đó gần 2 tháng, giải phóng Kherson. Trong khi đó, hai thành quả lớn nhất của Nga là chiếm Mariupol thì bằng lượng bom đạn cực lớn, coi như san bằng thành phố và nếu như có giữ được lâu dài cũng phải xây dựng lại hết hơi; chiếm thành phố Kherson khi mà đó là những ngày đầu tiên khó khăn nhất, người Ukraine phải căng mình ra giữ Kharkiv và đặc biệt là thủ đô Kyiv.

Điều quan trọng nhất của câu chuyện đó, không chỉ là những chiến quả của hai bên khi được so sánh với nhau, mà là quá trình phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ sức mạnh của bộ máy quân sự Nga, dần dần về đến số 0. Quá trình này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do người Ukraine đã quá rõ các đặc điểm của quân sự Nga, của nước Nga nói chung và đánh đúng các điểm yếu của họ. Hơn thế nữa, đó là một quá trình tự thua của người Nga vì những điểm yếu đó là không thể khắc phục được.

Sau này khi viết những tổng kết của cuộc chiến để đưa vào cuốn sách #Nước_Nga_Những_vấn_đề_địa_chính_trị_và_cuộc_chiến_tranh_ở_Ukraine, tui sẽ viết: hai tháng đầu của cuộc chiến, hay #The_Battle_of_Kyiv là hai tháng cực kỳ quan trọng, nó quyết định thất bại chắc chắn của người Nga không chỉ do kế hoạch tốc chiến tốc thắng thất bại, mà vì chỉ bằng vũ khí của mình còn lại từ thời Liên Xô, người Ukraine đã phá hủy lực lượng mạnh nhất của người Nga, cả về nhân lực lẫn khí tài. Nếu tính con số có thể chỉ là 30 – 40% số nhân lực, xe tăng, máy bay… so với toàn bộ cuộc chiến, nhưng thực tế đó là những đơn vị tinh nhuệ nhất.

Quay lại với người Nga – Putox đang đứng trước thất bại chắc chắn và hiện nay lão ta đang gặp phải những sức ép lớn. Sức ép phải rút khỏi cuộc chiến là chắc chắn, nhưng rút bằng cách nào lại là câu hỏi rất rất lớn. Rút không kèn không trống, không phải là lựa chọn của Putox. Vì vậy có một sức ép khác từ chính Putox và giới diều hâu Nga: tổng động viên thêm một đợt nữa, và đợt này là công khai, nghênh ngang để làm. Đẹp nhất, là đợt 9/5 năm nay để chuẩn bị cho chiến dịch mùa hè.

Như trước đây tui đã dự đoán, việc Nga phục hồi được nền kinh tế sản xuất, chưa nói đến phục vụ thời chiến, chỉ cần phục vụ cho cuộc sống hòa bình bình thường trong điều kiện lệnh cấm vận và trừng phạt trong năm 2023 này là không thể. Điều này đã thành sự thật. Vì vậy, Putox cần sự hỗ trợ của #ông_Tập C.ận B.ình. Vì vậy, chuyến đi được Putox mong đợi của #ông_Tập C.ận B.ình sang Mátxcơva có thể sẽ vẫn diễn ra trong một vài tuần tới. Sau đó vẫn có thể có hỗ trợ của Trung Quốc cho Nga, câu chuyện sẽ là ở mức độ nào thôi – vì để huy động thêm 200.000 – 300.000 quân cũng sẽ là những lượng vật chất khổng lồ cần chuẩn bị.

Vì vậy, Putox cần một cái cớ, một cú huých, hay bất cứ cái gì có thể đặt tên được, để tạo thêm động lực. Hắn ta muốn chứng minh cho dân chúng trong nước rằng: với những hỗ trợ hiện nay cho Ukraine từ phương Tây, Nga vẫn có thể thắng được và đó là Bakhmut. Vì vậy mà chúng vẫn tăng cường đưa tin giả, về những lực lượng đông đảo của người Ukraine tung thêm vào cùng các khí tài hiện đại. Đó là lý do tại sao mà quân Nga ở Bakhmut gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn có thể chiến thắng. Dạng tin giả này đầy nhóc như một bãi rác trên mạng xã hội và không phải ai cũng đủ khả năng phân biệt.

– Hạng người thứ nhất, mấy ông Pro-Putox, như thằng Châu Nhuận Phát phiên bản lỗi kiêm #dịch_giả_Lolita nó vồ lấy, chứng minh rằng quân Ukraine đang hao tổn gấp mấy chục lần quân Nga thân yêu của nó ở Bakhmut, và đến nay tổng số họ đã mất 250.000 quân, nghĩa là mất gấp rưỡi đến gấp đôi toàn bộ quân đội Ukraine có trước chiến tranh.

– Kiểu người thứ hai, ủng hộ Ukraine nhưng tự diễn biến, muốn nâng chất lượng bài viết nhưng không đủ trình độ để phân biệt cái gì hợp lý, cái gì không, cài nào là thật và cái nào là giả. Khi không đủ trình độ mà cố tìm các tin tức theo chiều khác để tỏ vẻ khách quan, dẫn đến tác hại còn hơn so với hạng người thứ nhất. Khi người ta đang tin tưởng vào mình mà mình làm cái hành động, nói thẳng ra là “giở trò” – thì tác hại còn lớn hơn so với Pro-Putox.

Vì vậy, nếu xét về mục tiêu chính trị mà nói thì giữ được Bakhmut dù chỉ là một đống gạch, thì kế hoạch chứng minh với dân chúng trong nước rằng Nga vẫn có thể có được chiến thắng và từ đó, tổng động viên tiếp đợt nữa, coi như còn lâu mới đến. Kế hoạch sẽ có cách tiếp cận cụ thể là, nếu huy động được lực lượng đầy đủ, sẽ cố gắng chiếm nốt hai thành phố Slovyansk và Kramatorsk còn tất cả các hướng khác sẽ chuyển sang phòng ngự, giữ đất. Như thế đủ được coi là chiến thắng của Putox. Còn nếu không đủ sức, thì giữ ở hiện trạng lúc này cũng được, nghĩa là dừng ở Bakhmut. Nhưng kiểu gì thì cũng phải động viên thêm quân và dựa vào Trung Quốc để trang bị cho số quân đó. Nếu không thì không giữ được.

Đây chính là điểm có thể, gây ra tranh cãi (nếu có) giữa Zelenskyi với các tướng lĩnh của mình. Một năm chiến tranh cho chúng ta thấy ông Zelenskyi là người lão luyện về chính trị, chứ không phải tay mơ. Còn trên góc độ của nhà quân sự, thì việc bỏ Bakhmut lên cố thủ ở trên các dãy đồi là hợp lý hơn.

Từ các phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy, cả hai bên đều có những khó khăn rất lớn trong trận đánh #The_Battle_of_Bakhmut này.

II – Các khó khăn

Ukraine.
– Khó khăn lớn nhất với người Ukraine là làm sao giữ được thị xã với lực lượng tối thiểu, và giữ được nguyên lực lượng dự bị chiến lược cho các kế hoạch lớn hơn. Đó là cách tư duy thông thường mà người có trí lực trung bình cũng có thể nhận ra được.

Vậy người Ukraine có thực hiện vậy không? Họ quá bí mật để chúng ta đưa ra một #đoán_mò ngày 11/3, Tư lệnh lục quân Ukraine ông Sirsky đến Bakhmut, như vậy chúng ta có thể đưa ra những đoán định rằng ông đến hoặc mang thêm tiếp viện, hoặc bàn kế hoạch rút khỏi thị xã. Nhưng đồng thời mạng xã hội Nga cùng một số thành viên của vài diễn đàn online cũng của người Nga, người ta bàn tán về việc có MỘT TIỂU ĐOÀN của Ukraine được đưa đến Kramatorsk và sau đó được ông Sirsky đưa vào trận.

Đi theo những thông tin này là những đánh giá trái ngược nhau, nhưng tui đặc biệt chú ý đến những ý kiến có thể nói rằng rất tỉnh táo và có trình độ: những ý kiến cho rằng “đưa đến một tiểu đoàn mới là đáng sợ” (một tiểu đoàn là quá ít so với lực lượng Nga đang dùng để tấn công ở đây). Điều đáng sợ là nó vẫn đang thể hiện cách tiếp cận của người Ukraine: sử dụng lực lượng tối thiểu và không đụng đến lực lượng dự bị chiến lược. Trong khi đó Nga dùng lực lượng lớn nhất của mình, huy động bằng hết… mà vẫn không có được chiến thắng.

– Thứ hai, về chiến thuật. Người Nga do thay đổi chiến thuật phân tán kho đạn dược phục vụ trực tiếp cho chiến trường, do vậy thiệt hại do “HIMARS đánh kho” giảm đi. Đồng thời người Nga vẫn dựa trên lực lượng chủ yếu là pháo binh có thể tự hành (các mẫu pháo tự hành 122mm và 152mm, đặc biệt là dựa trên số lượng khá lớn các giàn phóng pháo phản lực phòng loạt, chủ yếu là BM-21 “Grad.”) do vậy khả năng phản pháo của người Ukraine với pháo binh Nga, nhìn chung không có hoặc không đáng kể. Điều này đẩy một số chuyên gia quân sự phương Tây vào tình thế… dở hơi khi trước đây họ đã phê phán: người Ukraine không dùng pháo để phản pháo mà dùng để… chống bộ binh.

Mặc dù phân tích những khó khăn trên đây, nhưng cá nhân tui vẫn cho rằng thời gian qua với người Ukraine như thế là rất thành công, không cần phải tính đến kết quả tổn hao binh lực của địch, mà chỉ cần tính đến hiệu quả của việc vận hành trận đánh như vậy cũng đã là quá thành công rồi.

– Thứ ba, khó khăn về tinh thần. Như trên đây tui đã phân tích, khi cả hai cách tiếp cận về cả chính trị lẫn quân sự đều hợp lý, sẽ dẫn đến xung đột và chắc chắn là sẽ có tác động không nhỏ đến tâm lý chung. Hàng vạn người lính cũng phải có vài trăm người lung lay ý chí. Tâm lý này lan sang cả những blogger người Ukraine làm cho họ có nhiều post thực sự bi quan. Để hiểu được tình thế, hoàn toàn không đơn giản. Cá nhân tui đánh giá tổng thống Zelenskyi phải nói là có tinh thần, ý chí bằng thép. Pavel Korchagin gọi bằng cụ.

Nga. Đến đây chúng ta sẽ đi đến những lý giải: tại sao người Nga vẫn không thành công nổi ở Bakhmut, dù đã dùng đến quân đổ bộ đường không (VDV) và tiêu tốn vào đây đến 50.000 gì đó chỉ trong vòng khoảng 2 tháng.
Cần quay lại với một số vấn đề tui đã đề câp trước đây.

– Thứ nhất, mô hình BTG đã bị phá sản, Nga buộc phải quay lại với những mô hình truyền thống Xô-viết.

– Thứ hai, những đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga đã không còn nữa, bây giờ ra chiến trường là những đơn vị có năng lực chiến đấu rất thấp. Ngoài ra việc thiếu hụt cấp chỉ huy sơ cấp (cấp trung đội trở lên do không đào tạo kịp) cũng là vấn đề nghiêm trọng.

– Thứ ba, tình trạng thiếu đạn pháo, nôm na là suy giảm hỏa lực hỗ trợ diễn ra một cách có hệ thống, đều đặn; nó hoàn toàn không như một số bác tay mơ nhìn vớ vẩn và cho rằng “pháo Nga không giảm” – như trước đây có bác sau khi đọc tui viết là họ hết đạn pháo, thì chê bai là “nó vẫn bắn ầm ầm.” Hết vẫn hết, và bắn ầm ầm vẫn bắn ầm ầm. Người hiểu thì biết: hết vẫn là hết. Về lý thuyết, anh có thể cắn quả chuối đến chỗ gần gần cái vỏ được bóc, chứ không thể cắn vào cả cái vỏ, đây còn cắn bố nó cả vào tay.

Vậy bắn ầm ầm như thế nào?

Theo điều lệnh chiến đấu của quân đội Xô-viết bản 1983, mục 9-7, về pháo binh được quy định:

“Hỏa lực trong chiến dịch tấn công được đặc trưng bởi tính bất ngờ và mật độ hỏa lực cao vào mục tiêu. Một số khẩu đội hoặc tiểu đoàn sẽ được chỉ định bắn vào một (số) mục tiêu riêng lẻ nhất định. Các cuộc tấn công hỏa lực tạo thành các yếu tố chính của việc pháo binh bắn chuẩn bị cho một chiến dịch hoặc trận đánh tấn công. Tất cả (hoặc ít nhất là lực lượng chủ yếu) pháo binh của một sư đoàn hoặc quân đoàn tiến hành các cuộc tấn công này đồng thời vào một nhóm lớn các mục tiêu. Các mục tiêu có thể bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công bằng hỏa lực.

Số lượng đạn được phân bổ để trấn áp / tiêu diệt hệ thống mục tiêu và thời gian cần thiết để pháo có sẵn sử dụng hết số đạn được phân bổ. Thời gian tấn công hỏa lực được xác định bởi tình huống chiến thuật và tốc độ bắn tối đa của vũ khí thực hiện nhiệm vụ.

Theo những kinh nghiệm của quân đội Xô-viết trong Thế chiến thứ hai chỉ ra rằng một cuộc tấn công bằng hỏa lực sẽ không kéo dài quá 15 đến 20 phút. Một cuộc tấn công bằng hỏa lực trong một khoảng thời gian nhất định thường bắt đầu bằng hỏa lực nhanh (2 đến 4 phát mỗi phút cho mỗi vũ khí) và tiếp tục bằng hỏa lực có hệ thống với tốc độ sẽ sử dụng lượng đạn được phân bổ trong thời gian quy định cho nhiệm vụ.

Mục tiêu phải bị tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất có thể, thời gian của tấn công hỏa lực không cố định và nhiệm vụ được tiến hành với tốc độ bắn nhanh cho đến khi hết số lượng đạn được phân bổ. Một cuộc tấn công bằng hỏa lực cũng được bắn với tốc độ bắn nhanh khi mục tiêu bị tiêu diệt thay vì bị triệt tiêu và khi mục tiêu đang di chuyển hoặc mục tiêu được triển khai ngoài trời cũng sẽ cần bị tiêu diệt. Trong khoảng thời gian giữa các lần tấn công bằng hỏa lực, hoạt động kiểm soát hỏa lực cũng có thể được sử dụng để tiếp tục tiêu diệt các mục tiêu.”

Theo tiêu chuẩn của quân đội Xô-viết, trong các chiến dịch tấn công thời sau chiến tranh Vệ quốc, số pháo binh và súng cối trên một ki-lô-mét chính diện mặt trận được nâng lên 200 khẩu đến hơn nữa.

Trong những ngày qua, theo thông tin công khai được báo chí phương Tây đưa, mỗi ngày quân Nga bắn từ 22.000 đến 25.000 quả đạn pháo trên toàn bộ mặt trận. Chẳng hạn theo bản tin của BTTM Ukraine hôm qua, người Nga cả tấn công, cả pháo kích có đến 20 điểm dân cư trên toàn mặt trận, nếu giả định Bakhmut là trọng tâm thì có thể lượng đạn được phân bổ có đến già nửa thậm chí, 2/3 cơ số đạn trên toàn mặt trận.

Nếu như các bác bằng lòng với con số 15.000 quả đạn cho Bakhmut trong 1 ngày, thì tính toán một cách thô thiển nó sẽ là diện tích của người Ukraine vẫn đang giữ trong thị xã và một số vùng ngoại vi rơi vào cỡ khoảng 30 ki-lô-mét vuông, là tròn 500 quả đạn trên 1 ki-lô-mét vuông. Nếu “ngày tấn công” của người Nga là 10 giờ đồng hồ, thì mỗi giờ một ki-lô-mét vuông được phân bổ 50 quả đạn và như thế, mỗi phút chưa được 1 quả. Tất nhiên người ta không bắn cầm canh rải đều như thế, mà người ta sẽ bắn cấp tập dồn vào trong 15 phút như trong điều lệnh quy định trên đây.

Đồng thời căn cứ vào những bức ảnh được chia sẻ trên mạng, chúng ta có thể thấy chiều rộng mũi đột phá của người Nga ở Bakhmut vào cỡ khoảng 200 – 300 mét. Như vậy mật độ pháo bắn chuẩn bị sẽ tăng lên được khoảng 3 đến 5 lần, nhưng vẫn phải đảm bảo độ sâu của đợt pháo bắn đến cỡ 1 ki-lô-mét, vì cũng theo điều lệnh trên đây quy định thì cho pháo tiểu đoàn khoảng cách chuyển làn đã là 400 mét, 2 lần chuyển làn như thế được 1 ki-lô-mét rồi.

Thực tế, để bắn chuẩn bị cho 15 phút với một ki-lô-mét chính diện mặt trận, tiêu chuẩn của quân đội Nga sử dụng khoảng 12.000 đến 15.000 quả đạn pháo và súng cối các loại. Như vậy để áp dụng hỏa lực hỗ trợ với 15.000 quả đạn pháo phân bổ, quân Nga chỉ đủ bắn được 1 đợt 15 phút cho 5 mũi tấn công có chiều rộng đột phá 200 mét, sau đó nếu quân Ukraine ẩn nấp được và chống trả, lại phải tấn công lại thì không còn đạn để bắn nữa và phải dùng sức người. Còn nếu bắn tiếp, thì cứ thế mà nhân lên. Nếu như 1 ngày họ tổ chức tấn công 5 mũi, mỗi mũi 10 đợt là tổng cộng 50 đợt, sẽ cần lượng đạn pháo là 150.000 quả.

Nôm na là, họ chỉ đủ đáp ứng được 10% nhu cầu theo đúng quy định của điều lệnh chiến đấu thôi.

Đến đây, có lẽ chúng ta tạm dừng câu chuyện và tất cả đều sẽ hiểu: #The_Battle_of_Bakhmut sẽ dừng khi có điều kiện của nó, chẳng hạn nó sẽ bị bỏ lại là tình huống xấu nhất, nhưng cũng có thể nó được giải vây bằng 1 cú đấm nào đó của quân Ukraine, mà muốn như vậy thì chắc chắn là cú đấm đó không được phép quá muộn. Xin các bác xem hai tấm 1 ảnh thành phố Bakhmut ngày hôm kia, và 1 bản đồ ngày hôm qua. Vẫn vậy thôi.

Kreminna trong trường hợp này là một lựa chọn không tồi. Thậm chí một số mục tiêu xung quanh thành phố Donetsk, hoặc giả ngay chính thành phố đó cũng rất có thể sẽ được chọn. Hoặc Rubizhne và từ đó là cặp hai thành phố Lysychansk và Serevodonetsk.

P/S. Bài định để mai nhưng gia đình có việc cực kỳ đột xuất, mai tui không post được nên cố viết và post muộn, xin được thông cảm.

Phúc Lai

Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02TB8sRLn3UdDxSvjYzKr3LvsWFCWe7jNy8rci4YegzV6zXuQzqBA1Y9mV

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 17, 2023 5:43 pm

Đan Mạch xác nhận 100 xe tăng Leopard 1A5 cho Ukraine sẽ sẵn sàng vào mùa xuân

Nghiencuuquocte

Đan Mạch đã xác nhận hợp tác với Đức và Hà Lan để tặng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 1A5 cho Ukraine. Trước đó, vào đầu tháng 2, Đan Mạch cùng với Hà Lan và Đức đã khởi động dự án tân trang số lượng lớn xe tăng Leopard 1A5. Leopard 1A5 được trang bị một khẩu pháo L7A3 105mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp (APDS), đạn chống tăng (HEAT) và đạn nổ nén (HESH). Vũ khí thứ hai của MBT này bao gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy phòng không 7,62mm gắn trên vòm chỉ huy. Leopard 1A5 có tổ lái 4 người, bao gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và người nạp đạn.

Xem thêm tại: Army Recog, Denmark confirms that 100 Leopard 1A5 tanks for Ukraine will be ready in the spring. Truy cập ngày 13/3/2023

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 17, 2023 5:45 pm

Pakistan đề nghị chuyển 44 xe tăng T-80UD cho Ukraine để đổi lấy hỗ trợ tài chính

Nghiencuuquocte

Pakistan có kế hoạch chuyển giao 44 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD cho Ukraine để đổi lấy hỗ trợ tài chính từ các nước phương Tây. Pakistan cũng sẽ giao cho Ukraine đạn 155 mm, túi đẩy M4A2, kíp nổ M82 và ngòi nổ PDM đã được chuyển đến Ukraine thông qua một cảng ở Ba Lan. T-80UD có lớp giáp tổng hợp làm từ các lớp vật liệu gốm và thép. Vũ khí chính của T-80UD bao gồm một pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, đạn xuyên giáp (APFSDS), đạn chống tăng (HEAT) và đạn nổ phân mảnh (HE-FRAG). Lớp giáp được thiết kế để bảo vệ chống lại nhiều mối đe dọa, bao gồm đạn xuyên giáp, lựu đạn phóng rocket và tên lửa chống tăng.

Xem thêm tại: Army Recog, Pakistan offers to transfer 44 T-80UD tanks to Ukraine in exchange of financial assistance. Truy cập ngày 12/3/2023

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Mar 19, 2023 11:19 am

Dấu chấm hết cho Putin

Mặc Lâm
19 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ 

Một tranh tường tại Wroclaw, Ba Lan, vẽ Tổng thống Putin với gương mặt giống Adolf Hitler và tay bị còng, cùng hàng chữ “Nuremberg for Putin” gợi đến phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh sau Đệ nhị Thế chiến (ảnh: Adam Berry/Getty Images)

Ngày 17 Tháng Ba vừa qua, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, hầu như ngay lập tức thế giới chợt tỉnh ra trước quyết định này và dĩ nhiên người giả vờ xem thường nó chính là Putin.

Xem thường bởi chắc chắn Putin đã lường trước động thái này khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Putin tự tin rằng ông ta sẽ chiến thắng một cách mau chóng và mọi sự kết án của bất cứ định chế nào đối với ông ta và đạo quân xâm lược sẽ bị vô hiệu hóa một khi Nga chiến thắng. Nhưng không đúng như tính toán của Putin, loài người, ít nhất là cả EU và nước Mỹ cùng đồng minh chưa bao giờ im lặng trước kẻ thủ ác đối với nhân loại, lệnh truy bắt Putin sớm muộn gì cũng tới khi con người khắp nơi bừng tỉnh trước cái ác của Putin và đạo quân của y.

Phản ứng trước động thái này của những người theo Putin rất giống nhau: Quyết định của ICC không hiệu lực đối với một tổng thống đương nhiệm và đối với những quốc gia không ký tên vào công ước Rome về vấn đề tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên những lập luận này ngay lập tức tỏ ra thiếu kiểm chứng những tiền lệ trước đây. Người ta đều biết Tòa án Hình sự Quốc tế từng ra lệnh bắt giữ Tổng thống đương nhiệm Nam Tư Slobodan Milosevic vì phạm tội ác chống lại loài người, không khác mấy với trường hợp Putin hiện nay.

Thời điểm ấy, Tổng thống Milosevic và chính phủ của ông ta không tiếc lời chế giễu và bác bỏ thẩm quyền của lệnh bắt giữ vì Nam Tư không là thành viên của toà. Không ai tin rằng một tổng thống quyền lực như Milosevic lại chịu sự khống chế của một quyết định bên ngoài Nam Tư. Nhưng Milosevic quên rằng ông ta không thể mãi mãi ngồi trên chiếc ghế Tổng thống nên khi bị thất bại trong cuộc bầu cử sau đó, Slobodan Milosevic không đảo ngược được kết quả bầu cử, bị chính phủ mới bắt giữ và giao cho Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử, bị chết khi đang chấp hành hình phạt tù.

Tình hình hiện nay của Putin không khác gì mấy với Milosevic, có khi tệ hại hơn. Milosevic không bị cả khối EU và Mỹ mang vào tầm ngắm, Milosevic không bị cả thế giới nguyền rủa như Putin, Milosevic không đe dọa cả thế giới bằng chiến tranh hạt nhân, Milosevic không gây xáo trộn cho cả thế giới như Putin và sau cùng Milosevic không xua quân xâm lược nước khác.

Một cuộc biểu tình chống Putin tại Ba Lan (ảnh: Michal Fludra/NurPhoto via Getty Images)

Putin và chính phủ của ông ta có thể không vượt qua lần bầu cử tới với bất cứ thủ đoạn nào bởi lẽ người dân Nga dù có tôn sùng ông ta cách mấy cũng không thể chịu nổi cái thòng lọng lủng lẳng trên đầu. Người Nga dù thực dụng và cuồng Putin đến đâu cũng không thể mang cái án chung với Putin nếu không hạ bệ ông ta vì chính tương lai của họ đang sống chung trên mảnh đất với một kẻ đào thoát quốc tế trú ẩn.

Putin không có sức mạnh tuyệt đối như người ta tưởng. Ông ta luôn phải đối phó với những khuôn mặt đối lập và những phong trào lớn nhỏ khắp nước luôn chờ đợi cơ hội lật đổ ông ta, lật đổ tư tưởng Đại Đế đang cuồng nhiệt thúc đẩy ông ta vào vòng xoáy giết người. Nếu trước đây những sân sau đầy quyền lực luôn ủng hộ ông ta để làm giàu thì nay cũng chính những nhóm thân hữu đó chính là mầm mống gây họa cho Putin khi âm thầm liên kết lật đổ Putin để “xóa bài làm lại” còn hơn thua trắng và bị liên lụy vì kết nối với Putin trong chiến tranh với Ukraine.

Nếu Putin bằng cách nào đó vượt qua được lần bầu cử sắp tới liệu ông ta có vượt qua những thách thức khác đang chờ ông ta phía trước?

Thứ nhất, một đất nước bị cô lập thật sự đối với hầu hết những quốc gia trên thế giới, lãnh đạo nào dám bắt tay làm ăn chính thức cấp nhà nước với một đất nước mà tổng thống của nó đang bị truy nã? Hiệp định kinh tế hay hợp đồng mua bán vũ khí nào sẽ được thỏa thuận khi cái lệnh truy nã đang sờ sờ ra đó? Rồi đây liệu Nga có được chấp nhận có mặt trong các hội nghị quốc tế khi một trong 123 quốc gia đã phê chuẩn ICC đứng ra tổ chức?

Thứ hai, hơn 10 ngàn lệnh cấm vận sẽ không được đàm phán và vĩnh viễn có hiệu lực khi Putin chưa bị bắt và xét xử.

Thứ ba, tuy chưa có thông lệ nhưng vai trò một trong năm nước trong Hội đồng Bảo An của Nga có còn giữ được hay không và nếu Liên Hiệp Quốc xem xét tư cách của nước này thì việc gì sẽ xảy ra?

Thứ tư, ngay lập tức sau lệnh truy bắt Putin, ai là người có thẩm quyền đàm phán với Ukraine khi Tổng thống Nga đang là một phạm nhân bị truy nã? Ngay cả khi quân đội Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine họ sẽ phải đối mặt với áp lực phải giao nộp tội phạm chiến tranh ngay lập tức.

Thứ năm, binh lính trong quân đội Nga đã trực tiếp giết người, bắt bớ trẻ em về Nga sẽ bị truy nã vậy họ còn tinh thần để theo đuổi cuộc chiến phi nhân mà Putin đề xướng?

Putin khó thoát tội khi bị bắt. Nếu giết người tập thể hay tra tấn, hãm hiếp thì còn chờ bằng chứng nhưng tội ác của Putin đối với trẻ em lẫn người lớn Ukraine là quá rõ ràng. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kyiv trích dẫn Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố rằng 2,389 trẻ em Ukraine đã bị đưa bất hợp pháp khỏi các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk và đưa đến Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cư dân Mariupol có “sự lựa chọn tự nguyện” là di tản đến lãnh thổ do Ukraine hoặc Nga kiểm soát và đến ngày 20 Tháng Ba, khoảng 60,000 cư dân Mariupol đã được “sơ tán đến Nga.”

Vào ngày 24 Tháng Ba, Lyudmyla Denisova, thanh tra nhân quyền của Ukraine cho biết rằng hơn 402,000 người Ukraine đã bị cưỡng bức đưa đến Nga, trong đó có khoảng 84,000 trẻ em. Các nhà chức trách Nga cho biết, hơn 384,000 người, trong đó có hơn 80,000 trẻ em, đã được sơ tán đến Nga từ Ukraine và từ các nước cộng hòa tự xưng như Donetsk và Luhansk.

Putin không từ chối những con số này nhưng ông ta cho rằng họ tự nguyện. Những nạn nhân đó vẫn đang sống trên đất Nga sẽ là bằng chứng sinh động nhất trước Tòa ICC. Việc lưu đày những người được bảo vệ như dân thường trong chiến tranh bị cấm theo Điều 49 của Công ước Geneva lần thứ tư.

Câu chuyện của Putin sẽ kết thúc theo chiều hướng mà ông ta không hề nghĩ tới. Tài sản của Putin có lớn đến mấy cũng không thể mua chuộc được phán quyết của công lý và vì vậy Putin chỉ có thể chết trong tù hay chết ngay trong đất nước của mình bởi sự phẫn nộ của dân chúng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Mar 19, 2023 11:42 am

Putin bất ngờ đến thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị Nga chiếm đóng

19.03.2023 - BBC

Truyền thông nhà nước đưa tin Tổng thống Nga đã có chuyến thăm bất ngờ tới Mariupol, thành phố cảng Ukraine bị lực lượng Nga chiếm giữ sau cuộc tàn phá khốc liệt.

Một video chính thức cho thấy ông Putin lái xe hơi chạy qua các con phố vào ban đêm và nói chuyện với người dân địa phương. BBC chưa xác minh được địa điểm ông có mặt.

Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Putin tới một vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga mới chiếm đóng.

Hãng thông tấn Tass tường thuật ông đến đó bằng trực thăng.

Trong video, ông ngồi trong xe hơi với Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin, người giải thích thành phố đang được tái thiết ra sao.

Play video, "Tổng thống Vladimir Putin lần đầu đến thăm thành phố cảng Mariupol", Thời lượng 1,13
01:13

Chụp lại video,
Tổng thống Vladimir Putin lần đầu đến thăm thành phố cảng Mariupol

Ông Putin có vẻ như cũng đến thăm phòng nhà hát Philharmonic Hall, nơi được dùng để mở các phiên tòa xét xử những người bảo vệ nhà máy gang thép Azovstal, khu liên hợp công nghiệp khổng lồ nơi quân Ukraine cầm cự trước khi đầu hàng.

Mariupol đã nằm dưới tay Nga hơn 10 tháng, sau khi bị tàn phá trong một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của cuộc xung đột. Ukraine nói có hơn 20.000 người đã thiệt mạng ở đó.

Phân tích của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng 90% các tòa nhà đã bị hư hại và khoảng 350.000 người buộc phải rời đi; dân số nơi này vào thời điểm trước chiến tranh là khoảng 500.000 người.

Một nhóm người dân địa phương nói với BBC rằng Nga đang tiến hành một chiến dịch tốn kém để xây dựng lại thành phố và để lấy lòng dân. Mục đích là để đồng hóa Mariupol và biến nó thành của Nga. Chính quyền Nga cho biết có 300.000 người hiện đang sống ở đó.

Trong cuộc giao tranh, Nga đã tấn công nhà hát Mariupol, nơi có hàng trăm thường dân trú ẩn. Tòa nhà bị sập và người ta cho rằng có ít nhất 300 người đã thiệt mạng ở đó.

Ukraine và các nhóm nhân quyền nói vụ tấn công là tội ác chiến tranh.

Đây là một trong những vụ việc mà ông Putin và chế độ của ông có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, Liên Hiệp Quốc nói.

Tòa án Hình sự Quốc tế hôm thứ Sáu nói họ đã ra lệnh bắt giữ ông Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, liên quan đến việc đưa bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga. Điều đó có nghĩa là giờ đây ông Putin có thể bị bắt nếu đặt chân đến bất kỳ quốc gia nào trong số 123 quốc gia thành viên của tòa án.

Hôm thứ Bảy, ông Putin đã có chuyến thăm không báo trước tới Crimea, đánh dấu kỷ niệm 9 năm ngày Nga sáp nhập vùng lãnh thổ này từ Ukraine.

Ông đã đến thăm một trường nghệ thuật mới của Nga, một trại hè dành cho trẻ em và các dự án văn hóa trong tương lai, chẳng hạn như bảo tàng Nước Nga Mới và bảo tàng Cơ đốc giáo, truyền thông nhà nước Nga tường thuật.

Chính quyền Kyiv tuyên bố họ sẽ quyết giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm cả Crimea, nơi bị Moscow sáp nhập vào Nga năm 2014.

Ông Putin cũng được cho là trong chuyến thăm đã gặp các chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga tại Rostov-on-Don, thành phố Nga nằm về phía đông Mariupol.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 20, 2023 1:25 pm

👍😄

Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: 'Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine'

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Chụp lại hình ảnh,

Binh sĩ quân đội Ukraine Nguyễn Lâm Tùng, quê ở Hà Đông cũ, giờ thuộc thành phố Hà Nội, đã sang Ukraine định cư cùng gia đình cách đây 13 năm

Tác giả,Huyền TrânVai trò,BBC News Tiếng Việt

20.03.2023 - BBC

Sau ba tuần liên lạc, tôi đã gặp được binh sĩ người Ukraine gốc Việt, Nguyễn Lâm Tùng vì lịch trình huấn luyện và chiến đấu của anh rất dày đặc.

Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, sau 19:00 giờ Kyiv ngày Chủ nhật 19/03, binh sĩ Tùng kể với tôi về câu chuyện của mình từ căn phòng của chỉ huy ở ngoại ô Kyiv.

Người lính Ukraine gốc Việt, 33 tuổi quê ở tỉnh Hà Đông cũ, giờ thuộc thành phố Hà Nội, sang Ukraine định cư cùng gia đình cách đây 13 năm.

"Ban đầu mới qua Ukraine thì tôi đi học rồi đi làm. Tôi là một vận động viên thể hình thi đấu chuyên nghiệp, và sau đó đi làm huấn luyện viên", anh kể lại.

Sau đó anh được gọi vào đội tuyển quốc gia Ukraine và trở thành công dân Ukraine cách đây khoảng bốn năm.

"Khi được đưa ra khỏi trại chiến đấu thì tôi tập luyện. Trại của tôi ở ngoại ô Kyiv. Sáng thì tôi dậy từ 6 giờ sáng rồi tập luyện cả ngày."

'Căm phẫn'

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Chụp lại hình ảnh,

Binh sĩ Nguyễn Lâm Tùng (trái) cùng các đồng đội Ukraine trên chiến trường

Binh sĩ Tùng cho biết bố mẹ anh đã ra nước ngoài tị nạn sau khi ngôi nhà của họ ở thành phố Chernihiv, gần biên giới với Belarus bị đạn bắn và không thể ở được nữa.

Có vợ là người Ukraine, Tùng tự nguyện cầm súng để chiến đấu để bảo vệ "quê hương thứ hai".

Những cảnh tượng được anh mô tả là "man rợ" tại Bucha và Irpin đã khiến Tùng bị mất ăn mất uống trong nhiều ngày. Theo anh, đó là những bộ phim chiến tranh "có mùi".

"Ở một số thị trấn quanh thủ đô Kyiv, sau khi quân Nga rút đi, tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh quá man rợ như đàn bà, trẻ con bị hãm hiếp, đàn ông bị trói tay đưa ra sau lưng, cho xuống dưới hầm rồi bị Nga bắn vào đầu.

Những khu mà quân Nga đang chiếm đóng thì trẻ con thì bị bắt hết lại, đưa ra khỏi biên giới để đưa sang Nga. Khi tôi vào đấy và nhìn thấy những cảnh đó thì mình thật sự không thể nói nên lời. Hai ba ngày tôi không ăn được cơm vì quá kinh khủng."

"Nga tấn công vào thì khi đó Bucha là một thị trấn giàu có, người có tiền thường ra đó ở vì gần Kyiv, lại có rừng, sông, hồ. Những thành phố đó là những thành phố yên bình, chỉ cách Kyiv khoảng 15, 20 km, đâu phải là những vùng giáp với biên giới Nga đâu."

Truyền thông Nga tố Ukraine và phương Tây dàn dựng vụ thảm sát Bucha

Anh cho biết bản thân quyết định "không thể đứng ngoài cuộc" khi chứng kiến trực tiếp những mộ chôn tập thể hàng chục người, có những người đi xe đạp chết... tại Bucha...

"Quân Nga đã vào bắn, giết, không hiểu tại sao chúng nó lại có thể làm như thế được. Mình là đàn ông có súng thì không thể nào nổ súng chống lại người dân vô tội được.

"Những cảnh đó trước đây tôi chỉ biết qua phim ảnh, như phim chiến tranh cách đây mấy chục năm. Thế mà giữa thế kỷ 20 trong cuộc sống văn minh mà những chuyện như vậy lại xảy ra. Tôi không thể hiểu được.

Như trong phim thì không có mùi nhưng khi tôi xuống dưới hầm chẳng hạn, năm, bảy xác chết đàn ông là chuyện bình thường. Rồi có xác chết chúng nó vứt xuống giếng. Hoặc trước khi rút ra khỏi thành phố này thì chúng nó đốt xác. Cảm giác của tôi trở thành căm phẫn khi tận mắt nhìn thấy những cảnh đó."

Trước câu hỏi của tôi về việc Nga cho rằng chính những tội ác như tại Bucha... là do Phương Tây ngụy tạo, anh cho biết đã nghe chính câu chuyện từ người dân sống ở đó và trong quãng thời gian đấy kể lại.

"Những người còn sống lại kể lại những câu chuyện mà người bình thường nghe cứ tưởng là bịa đặt như quân lính Nga giết bố, nhốt mấy mẹ con dưới hầm, xong rồi, chúng thay nhau vào cưỡng hiếp bà mẹ đó, khi rồi buổi đêm, chắc khi tụi nó say xỉn, bà mẹ ấy chạy trốn được ra ngoài.

"Không thể nào ngụy tạo cả một thị trấn như vậy gồm cả hàng nghìn người. Tôi không thể hiểu là việc dựng nên cả một cảnh như vậy là để làm gì. Còn hàng trăm đoạn video quân Nga vào bắn phá, chém giết, thậm chí cướp máy giặt, lò vi sóng, tivi.

"Chả hiểu là chúng nó không có hay sao mà lại đi cướp, để đồ trên xe tăng rồi chạy sang Belarus. Đây là trò tuyên truyền, chiêu thức tẩy não của Nga", anh Tùng cho biết.

Khoảnh khắc sinh tử

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Ban đầu tôi khá ngần ngại vì những câu hỏi về trải nghiệm chiến đấu có thể gợi lại những tổn thương trong anh. Nhưng vẫn giữ phong thái điềm tĩnh, Tùng sẵn sàng kể lại cho tôi những trải nghiệm mong manh đó, cho biết tâm lý của mình đã bị ảnh hưởng ít nhiều.

Anh chỉ biết an ủi vợ khi chị ấy ở nhà lo lắng cho người chồng ở chiến trường.

"Đồng đội của tôi hy sinh cũng nhiều, có cả người gia nhập ngũ cùng với mình, rồi người có kinh nghiệm chiến đấu cả 7-8 năm. Trong nhóm mình có hai người bị hy sinh, nhiều người bị thương, đội trưởng của tôi bị mất một chân khi bị ném lựu đạn vào."

"Hồi trước Tết, quân Nga ném lựu đạn vào nhà mà đội của tôi khi đó đang cố thủ. Đội trưởng của tôi bị trúng ba viên đạn ở tay, hai viên đạn ở chân. Anh ấy đã đặt chân lên quả lựu đạn để những người phía sau không bị làm sao. Khi lựu đạn nổ thì chân anh ấy bị cắt đứt."

Tùng kể lại thời khắc sinh tử khi ngồi trên xe quân sự, hỗ trợ hỏa lực để đi vào căn nhà đó, giải cứu đồng đội với người đội trưởng bị trọng thương.

"Đó là khoảnh khắc gần nhất mà tôi không biết sống hay chết là thế nào, bởi vì khi xe đi vào có khi kéo được người ra hoặc có khi không đi ra được luôn. Rất may hôm ấy vì có hỏa lực nên xe đi vào không bị phản công mạnh như lúc đầu. Tuy nhiên, sau khi đưa được người đội trưởng của tôi ra được, thì sau hai giờ, 11 người đồng đội của tôi đã bị hy sinh khi xe bọc thép đi vào bãi mìn chống tăng."

Tôi và Tùng có lúc phải dừng lại một chút trước những gợi nhắc khốc liệt về cuộc xâm lược của Vladimir Putin.

Gọi là "may mắn", anh cho biết cho đến giờ bản thân vẫn khỏe mạnh và không bị thương. nhưng tâm lý bị thay đổi từ những cảnh tượng đẫm máu đã chứng kiến.

"Ở đây có bác sĩ tâm lý, mỗi khi tôi được về, ra khỏi vùng chiến sự thì phải làm việc với bác sĩ tâm lý. Nhiều khi không bị thương nhưng nếu có bị ảnh hưởng tâm lý thì người ta không cho tham chiến nữa.

Sự giúp đỡ, quyên góp từ các tình nguyện viên ở Ukraine, hay người Việt Nam ở châu Âu với những thiết bị quân sự đắt tiền như ống kính nhìn ban đêm, ốm nhòm trên súng khi chúng bị rơi và hỏng với giá từ 2.000- 3.000 USD hay drone với giá từ 3.000 USD, đối với anh Tùng luôn là nguồn hỗ trợ đáng quý.

Nga 'không tiếc quân, tiếc đạn'

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Chụp lại hình ảnh,

Theo binh sĩ Tùng (phải), nếu như phía Ukraine chọn chiến thuật giữ quân số càng nhiều càng tốt thì Nga lại không tiếc đạn, không tiếc người

Tùng kể lại đang được huấn luyện vừa kỹ năng tác chiến của Nga lẫn của Nato, châu Âu rồi kết hợp với nhau.

"Lịch tập của tôi rất gắt gao, có huấn luyện viên từ Binh đoàn tình nguyện quốc tế (International Legion) theo cách tác chiến kiểu Mỹ và Nato, khác với cách huấn luyện của Ukraine."

"90% thời gian khi được điều ra mặt trận thì tôi tham gia sửa đường hầm, chiến hào, có khi tự nấu ăn, mùa đông thì làm nến sưởi, giúp người dân di tản... Còn 10% thời gian còn lại thì tôi giữ vị trí và tham gia tác chiến."

"Chúng tôi không thể để quân Nga đến gần quá, chiến hào phải cách ít nhất khoảng 600 từ 700 mét. Tôi được trang bị ống nhòm, drone, kính chịu nhiệt. Khi Nga bắt đầu tiến quân gần đến mình thì đầu tiên phải dùng hỏa lực như mìn, khi đến gần quá rồi thì mình mới bắn. Hầu như không có giao tranh trực tiếp."

Theo Tùng, nếu như phía Ukraine chọn chiến thuật bảo toàn quân số càng nhiều càng tốt thì Nga lại "không tiếc đạn, không tiếc người".

"Có khi quân Nga đi một đội 15-17 người, khi bị mình bắn hạ rồi thì Nga lại cho đội khác lên tiếp. Nga sử dụng chiến thuật cũ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, vì có nhiều người, nhiều vũ khí hơn nên không tiếc quân số, đạn dược. Ngày nào Nga cũng bị mất quân đến mấy trăm người là chuyện bình thường."

Anh kể lại với tôi cách Nga "không tiếc đạn" như thế nào.

"Khi Nga muốn chiếm thành phố nào như Bakhmut, hoặc thậm chí chỉ là một thành phố nhỏ, thì Nga sử dụng chiến thuật là bắn pháo vào thành phố. Có khi tôi vào một ngôi làng và không còn bức tường nào là nguyên vẹn.

Nga đã bắn pháo vào thành phố cho đến khi nào tất cả bị san phẳng rồi mới đưa quân vào chiếm. Dù khi đó Ukraine đã rút quân đi lâu rồi nhưng Nga vẫn cứ bắn phá. Đó là những hành động vô lý, tôi không hiểu trong đầu Nga nghĩ gì khi đánh sập cả thành phố như vậy."

'Không có lựa chọn nào khác'

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Chụp lại hình ảnh,

Binh sĩ Tùng chỉ biết an ủi vợ khi chị ấy ở nhà lo lắng cho người chồng ở chiến trường

Tôi nói với Tùng là vẫn còn cộng đồng ở Việt Nam đang ủng hộ cuộc chiến tranh của Putin và hỏi anh ấy có ý kiến gì về điều này.

"Ukraine là một nước có tự do ngôn luận nên không bị tẩy não như ở những nước độc tài với thông tin bị bóp méo. Đôi khi mình gọi điện về Việt Nam cho người thân thì thấy thông tin họ nhận được không chính xác như thông tin ở bên này."

"Khi đưa quân vào, Nga nói là muốn bảo vệ người nói tiếng Nga, chống lại Phát xít mới. Đây là điều vô lý vì người dân ở đây đều nói được cả hai thứ tiếng, Ukraine và cả Nga, không ai bị phản đối gì. Trong doanh trại cũng vậy, có khi tôi nói tiếng Nga cũng không bị phản đối gì cả. Khi đi ngoài đường, nói tiếng Nga, tiếng Ukraine đều được. "

Ý kiến: Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh 'phật lòng cường quốc'

Tổng thống Putin trong bài diễn văn trước cuộc xâm lược Ukraine nêu chính quyền Kyiv "bắt nạt và diệt chủng" người nói tiếng Nga ở vùng miền đông Ukraine.

"Vợ tôi là người gốc Donbas, bố vợ tôi đang chiến đấu cho quân đội Ukraine ở vùng gần Bakhmut. Không bao giờ có chuyện áp bức gì cả, chỉ là lý do để Nga gây chiến."

Anh Tùng cho biết hầu như mọi người khi ra chiến trường đều "vì trách nhiệm là người đàn ông bảo vệ đất nước". Khi nhận được lương thì họ mới biết là mình có tiền.

"Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Nếu Ukraine không chiến đấu thì sẽ không còn đất nước Ukraine."

"Tinh thần của chúng tôi hiện rất cao. Ai cũng mong ngày chiến thắng đang đến gần", anh nở nụ cười tươi nhất trong buổi trò chuyện của chúng tôi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 21, 2023 2:59 am

Thủ tướng Nhật bất ngờ đến thăm Ukraine

Bình Phương
20 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ

Trước khi bí mật tới Kyiv, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida (bên phải) đã đến New Delhi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay 20/03/2023- chuyến thăm Ấn Độ thứ hai của ông trong cương vị thủ tướng Nhật Bản. Ảnh Sonu Mehta/Hindustan Times via Getty Images)

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tới Kyiv vào sáng sớm thứ Ba giờ địa phương để hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trùng thời gian với chuyến thăm Moscow của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Kishida sẽ “thể hiện sự tôn trọng lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của người dân Ukraine, những người đang đứng lên bảo vệ quê hương của họ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Zelensky, đồng thời thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ vững chắc đối với Ukraine với tư cách là người đứng đầu Nhật Bản và chủ tịch G-7,” Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo về chuyến đi của ông Kishida tới Kiev.

Tại các cuộc đàm phán, Kishida sẽ thể hiện “sự phản đối tuyệt đối đối với việc Nga đơn phương thay đổi hiện trạng bằng xâm lược và vũ lực, đồng thời khẳng định cam kết bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, tuyên bố cho biết thêm.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin nồng nhiệt chào đón ông Tập tới Điện Kremlin trong chuyến thăm mà cả hai quốc gia mô tả là cơ hội để làm sâu sắc thêm “tình hữu nghị không giới hạn” của họ.

Đài truyền hình công cộng NHK của Nhật chiếu cảnh Kishida đi tàu lửa từ Ba Lan đến thủ đô Kyiv. Chuyến đi bất ngờ của ông Kishida đến Ukraine diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở New Delhi. Đoạn phim truyền hình trên NHK cho thấy ông Kishida đã lên một chuyến tàu từ nhà ga Przemysl của Ba Lan gần biên giới với Ukraine, cùng với một số quan chức.

Thủ tướng Kishida, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G-7 vào tháng Năm, là nhà lãnh đạo G-7 duy nhất chưa đến thăm Ukraine và chịu áp lực phải làm điều đó. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thực hiện một lộ trình tương tự đến thăm Kyiv vào tháng trước, ngay trước lễ kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine.

Do những hạn chế của hiến pháp hòa bình Nhật Bản, chuyến đi của ông Kishida đã được sắp xếp trong vòng bí mật. Ông Kishida là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản thời hậu chiến bước vào vùng chiến sự. 

Nhật Bản đã cùng với Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu trừng phạt Nga về cuộc xâm lược của nước này đồng thời cung cấp hỗ trợ nhân đạo và kinh tế cho Ukraine.

Nhật Bản đã nhanh chóng phản ứng vì lo ngại tác động của cuộc chiến Ukraine có thể kích động của một cuộc chiến ở Đông Á, nơi quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán và làm leo thang căng thẳng xung quanh đảo Đài Loan tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Do các nguyên tắc hòa bình của hiến pháp Nhật Bản, sự hỗ trợ của nước này cho Ukraine bị giới hạn ở các thiết bị quân sự phi chiến đấu như mũ bảo hiểm, áo chống đạn và máy bay không người lái, cũng như các nguồn cung cấp nhân đạo bao gồm cả máy phát điện.

Nhật Bản đã đóng góp cho Ukraine hơn $7 tỷ, đồng thời tiếp nhận hơn 2,000 người Ukraine tản cư và giúp họ hỗ trợ nhà ở, việc làm và giáo dục – một hành động hiếm có ở một quốc gia nổi tiếng với chính sách nhập cư nghiêm ngặt.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 21, 2023 3:01 am

Tàu tới thăm Nga còn Nhật thăm Ukraine 😄

Thủ tướng Nhật bất ngờ đến thăm Ukraine

Bình Phương
20 tháng 3, 2023

Saigon Nhỏ

Trước khi bí mật tới Kyiv, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida (bên phải) đã đến New Delhi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay 20/03/2023- chuyến thăm Ấn Độ thứ hai của ông trong cương vị thủ tướng Nhật Bản. Ảnh Sonu Mehta/Hindustan Times via Getty Images)

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tới Kyiv vào sáng sớm thứ Ba giờ địa phương để hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trùng thời gian với chuyến thăm Moscow của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Kishida sẽ “thể hiện sự tôn trọng lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của người dân Ukraine, những người đang đứng lên bảo vệ quê hương của họ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Zelensky, đồng thời thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ vững chắc đối với Ukraine với tư cách là người đứng đầu Nhật Bản và chủ tịch G-7,” Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo về chuyến đi của ông Kishida tới Kiev.

Tại các cuộc đàm phán, Kishida sẽ thể hiện “sự phản đối tuyệt đối đối với việc Nga đơn phương thay đổi hiện trạng bằng xâm lược và vũ lực, đồng thời khẳng định cam kết bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, tuyên bố cho biết thêm.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin nồng nhiệt chào đón ông Tập tới Điện Kremlin trong chuyến thăm mà cả hai quốc gia mô tả là cơ hội để làm sâu sắc thêm “tình hữu nghị không giới hạn” của họ.

Đài truyền hình công cộng NHK của Nhật chiếu cảnh Kishida đi tàu lửa từ Ba Lan đến thủ đô Kyiv. Chuyến đi bất ngờ của ông Kishida đến Ukraine diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở New Delhi. Đoạn phim truyền hình trên NHK cho thấy ông Kishida đã lên một chuyến tàu từ nhà ga Przemysl của Ba Lan gần biên giới với Ukraine, cùng với một số quan chức.

Thủ tướng Kishida, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G-7 vào tháng Năm, là nhà lãnh đạo G-7 duy nhất chưa đến thăm Ukraine và chịu áp lực phải làm điều đó. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thực hiện một lộ trình tương tự đến thăm Kyiv vào tháng trước, ngay trước lễ kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine.

Do những hạn chế của hiến pháp hòa bình Nhật Bản, chuyến đi của ông Kishida đã được sắp xếp trong vòng bí mật. Ông Kishida là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản thời hậu chiến bước vào vùng chiến sự. 

Nhật Bản đã cùng với Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu trừng phạt Nga về cuộc xâm lược của nước này đồng thời cung cấp hỗ trợ nhân đạo và kinh tế cho Ukraine.

Nhật Bản đã nhanh chóng phản ứng vì lo ngại tác động của cuộc chiến Ukraine có thể kích động của một cuộc chiến ở Đông Á, nơi quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán và làm leo thang căng thẳng xung quanh đảo Đài Loan tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Do các nguyên tắc hòa bình của hiến pháp Nhật Bản, sự hỗ trợ của nước này cho Ukraine bị giới hạn ở các thiết bị quân sự phi chiến đấu như mũ bảo hiểm, áo chống đạn và máy bay không người lái, cũng như các nguồn cung cấp nhân đạo bao gồm cả máy phát điện.

Nhật Bản đã đóng góp cho Ukraine hơn $7 tỷ, đồng thời tiếp nhận hơn 2,000 người Ukraine tản cư và giúp họ hỗ trợ nhà ở, việc làm và giáo dục – một hành động hiếm có ở một quốc gia nổi tiếng với chính sách nhập cư nghiêm ngặt.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 23, 2023 5:27 pm

Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa, drone khi 'bạn thân' Tập Cận Bình rời đi

23 tháng 3 2023 - BBC

UkraineNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Các chuyên gia quân sự Ukraine và Anh cho hay drone của Nga đã tấn công các thành phố của Ukraine và tên lửa đã làm nổ tung một khu chung cư, nhưng một cuộc tấn công trên bộ kéo dài hàng tháng vào thị trấn Bakhmut phía đông có thể bị đình trệ khi đối mặt với sự kháng cự quyết liệt, theo Reuters.

Lính cứu hỏa chiến đấu với ngọn lửa ở hai tòa nhà dân cư liền kề ở thành phố phía nam Zaporizhzhia, nơi các quan chức cho biết ít nhất một người thiệt mạng và 33 người bị thương do một cuộc tấn công bằng tên lửa kép.

Tại Rzhyshchiv, một thị trấn ven sông phía nam Kyiv, ít nhất 8 người thiệt mạng và 7 người bị thương sau khi một drone tấn công hai ký túc xá và một trường cao đẳng, cảnh sát trưởng khu vực Andrii Nebytov cho biết.

"Điều này không được trở thành 'lại một ngày nữa' ở Ukraine hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Thế giới cần đoàn kết và quyết tâm hơn nữa để đánh bại khủng bố Nga và bảo vệ mạng sống của người dân nhanh hơn," Tổng thống Volodymyr Zelensky viết trên Twitter, kèm video camera an ninh cho thấy một tòa nhà phát nổ.

Một sân chơi và một bãi đậu xe tại hiện trường ở Zaporizhzhia ngổn ngang kính, mảnh vỡ và những chiếc ô tô bị phá hủy. Nhân viên cấp cứu khiêng những người bị thương hoặc hộ tống những người vẫn còn có thể đi lại được.

Một phụ nữ lớn tuổi với những vết trầy xước trên mặt ngồi một mình trên băng ghế, lau nước mắt và thì thầm những lời cầu nguyện.

"Khi tôi bước ra ngoài, tôi thấy sự tàn phá, khói, mọi người la hét, các mảnh vỡ. Sau đó, lính cứu hỏa và lực lượng cứu hộ đến," Ivan Nalyvaiko, 24 tuổi, cho biết.

Trong đêm, còi báo động vang khắp thủ đô và một phần phía bắc Ukraine, và quân đội cho biết họ đã bắn hạ 16 trong số 21 drone tự sát Shahed do Iran sản xuất.

Tổng thống Zelensky thăm binh lính gần tiền tuyến. Văn phòng Tổng thống của ông đã công bố video ông trao huân chương cho các binh sĩ, được cho là quay gần Bakhmut, thành phố phía đông nơi các lực lượng Ukraine đang bố trí phòng thủ trong trận chiến trên bộ nguy hiểm nhất châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

"Thật đau đớn khi chứng kiến các thành phố Donbas... bị Nga mang đến sự đau khổ và đổ nát khủng khiếp", Zelensky nói trong một bài phát biểu qua video hàng đêm, đề cập đến khu vực phía đông rộng lớn hơn quanh Bakhmut mà Nga tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Ông chỉ ra những âm thanh gần như liên tục của còi báo động không kích ở thành phố Kramatorsk và những đe dọa pháo kích.

Các tổ chức quốc tế ước tính việc xây dựng lại Ukraine sẽ tiêu tốn 411 tỷ USD - gấp 2,6 lần tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 của Ukraine.

Tình đoàn kết Trung-Nga
Tiếp đón ông Tập Cận Bình tại Moscow tuần này là cử chỉ ngoại giao đáng chú ý nhất của Putin kể từ khi nhà lãnh đạo Nga ra lệnh xâm lược nước láng giềng Ukraine 13 tháng trước và trở thành một kẻ bị phương Tây bỏ rơi. Hai người gọi nhau là "bạn thân", hứa hẹn hợp tác kinh tế, lên án phương Tây và mô tả mối quan hệ là tốt đẹp nhất mà họ từng có.

Ông Tập trước khi rời đi đã nói với Putin: "Đây là thay đổi trăm năm mới có một lần và chúng ta cùng nhau thúc đẩy nó."

"Tôi đồng ý," Putin nói.

Nhưng đáng chú ý là các phát biểu công khai thiếu chi tiết cụ thể, và trong chuyến thăm, ông Tập gần như không nói gì về cuộc chiến Ukraine, ngoài quan điểm của Trung Quốc là "công bình".

Nhà Trắng kêu gọi Bắc Kinh gây áp lực buộc Nga phải rút quân. Washington cũng chỉ trích thời điểm của chuyến đi, chỉ vài ngày sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Trung Quốc đã đề xuất một kế hoạch hòa bình cho Ukraine mà phương Tây phần lớn coi là mơ hồ, và tệ nhất là một mưu đồ câu giờ để Putin tập hợp lại lực lượng của mình.

Ukraine nói không thể có hòa bình trừ khi Nga rút khỏi vùng đất bị chiếm đóng. Moscow nói Kyiv phải công nhận "thực tế" sau tuyên bố sáp nhập gần 1/5 lãnh thổ Ukraine.

Nga suy yếu?
Chiến thắng đáng chú ý duy nhất của Nga là xung quanh Bakhmut, nhưng Kyiv trong những tuần gần đây đã quyết định không rút quân ở đó, và cho hay quân Ukraine đã gây ra đủ tổn thất cho những kẻ tấn công người Nga để biện minh cho việc cầm cự.

Trong một bản tin tình báo, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong khi khu vực đồn trú của Ukraine ở Bakhmut vẫn có nguy cơ bị bao vây, cuộc tấn công của Nga vào thành phố có thể sắp suy giảm. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine đồng tình với nhận định này, nói rằng tiềm năng tấn công của Nga ở Bakhmut đang suy giảm.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết một cuộc phản công của Ukraine trong những ngày gần đây ở phía tây Bakhmut có thể sẽ giảm bớt áp lực lên tuyến đường tiếp tế của Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 2:43 am

Nhận xét ngắn về những ngày chiến sự vừa qua trên chiến trường Ukraine – 23/3/2023 (Phúc Lai)

Liên Xô phát triển phiên bản cầu gấp xếp thép MTU-72 dựa trên cơ sở xe tăng T-72

Vẫn những chuyện quanh #The_Battle_of_Bakhmut.
Từ đầu tháng Ba, những nỗ lực của quân Nga, chủ yếu là các nhóm tấn công của Wagner đã tập trung vào mục tiêu tiến đến sông Bakhmutka, phân đôi thị xã thành 2 nửa đông và tây, mà nửa đông chiếm 30% diện tích của thị xã. Khoảng 9/3 đã có những tin tức cho rằng quân Ukraine đã rút từ đông sang tây thị xã, dùng con sông này làm phòng tuyến thiên nhiên để bảo vệ phần còn lại của vùng nội đô Bakhmut.

Vậy sông Bakhmutka là sông như thế nào? Đây là con sông uốn khúc cong queo, bộ phận của /và góp nước cho sông Siverskyi Donets. Dài 88 ki-lô-mét, nó chỉ rộng chừng dưới 10 mét, chỗ to nhất đâu cũng chưa đến 20 mét (ảnh). Thông thường nó sẽ đóng băng từ tháng Mười hai hàng năm đến tháng Ba năm sau thì tan băng. Mùa đông – xuân năm nay ấm áp nên sông này có thời gian đóng băng ngắn, riêng tháng Ba khi quân Nga tiến được đến nó thì băng đã bắt đầu tan, nếu còn chỉ là những lớp mỏng. Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ thì nước của nó vẫn… lạnh như băng.

Với các thông tin này thì chúng ta hiểu rằng lớp băng ở trên mặt nước nếu còn, thì cũng không đủ cho người đi qua, và với nhiệt độ đó thì không lội sang bên kia được. Đó là nói với điều kiện bình thường, còn trong điều kiện chiến tranh vượt dưới làn đạn pháo thì nhìn chung là không thể qua được mà không bắc cầu.

Khoảng từ giữa đến cuối tháng Hai, tui đã báo cáo các bác về khả năng đóng thêm các cầu phao dã chiến của công nghiệp quốc phòng Nga – căn cứ trên thông tin tui hóng được từ các diễn đàn quân sự nước này, và hỏi thêm một số bạn là thành viên của chúng. Nói chung, Nga đang rất nỗ lực để bổ sung lượng cầu phao dã chiến đã mất COI NHƯ HẾT SẠCH từ sau những trận đánh năm ngoái: đầu tiên là vượt sông Siverkyi Donets, sau đó là bắc cầu vượt sông Dnipro sang Kherson. Để sản xuất cầu phao mới không quá khó với phần phao nổi, nhưng với xe tải chuyên dụng để chở chúng mới là vấn đề. Vốn dĩ từ đầu chúng đã thiếu, thì sau từng ấy tháng chiến tranh số lượng của chúng chẳng còn đủ nữa.

55555555555555555555555555555555555555

Tất nhiên với con sông ngắn như Bakhmutka không ai bắc cầu phao, mà họ dùng cầu Bailey, một dạng cầu làm sẵn bằng thép và có thể dùng thêm gỗ, có thể lắp đặt bằng tay. Đó là một ví dụ. Hiện nay có nhiều mẫu cầu dã chiến dựng sẵn

Cũng trong khoảng thời gian này, trên mạng xã hội như Twitter, Telegram xuất hiện rất nhiều video do bọn Blogger quân sự Nga post lên show hoạt động bắc cầu phao dã chiến, cũng hầu hết qua các con lạch nhỏ tương tự như Bakhmutka và cũng viết những caption lấp lửng kiểu như vượt sông đến nơi.

Thực tế thì trong một vài tuần vừa qua, quân Wagner được sự hỗ trợ của lính đặc nhiệm Nga (có nguồn cho biết là Spetsnaz của tình báo quân đội Nga chứ không phải lính dù, nguồn thì nói là lính dù) đã nhiều lần cố vượt sông bằng nhiều cách. Tuy nhiên họ có bắc cầu hay không, đây vẫn còn là một câu hỏi, nhưng bắc được cầu hay không thì câu trả lời gần như là chưa.

Điều này làm cho tui nhớ đến chuyện một lần nào đó trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô bí quá khi không bắc được cầu – cầu phao thì dở vì sông hẹp, cầu ngắn thì không được vì không bổ được trụ giữa sông, họ liền hi sinh hai cái T-34-85, phi luôn xuống sông và dùng chúng làm trụ cầu, bắc cầu lên trên. Đến đây mới nói là quân Nga của thế kỷ XXI còn khướt mới bằng Hồng quân Liên Xô cách đây 80 năm.

Đến cách đây 5 ngày, tình báo Bộ quốc phòng Anh đưa tin Wagner có thể đã lập được bàn đạp bên kia sông Bakhmutka (xem ảnh kèm theo), trùng thời điểm Prigozhin tung tin là quân của hắn đã vào được trung tâm thị xã. Chúng ta cần hình dung là “vượt sông sang vùng trung tâm” và “đến được khu trung tâm” là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên cho đến hôm nay, ngày 22/3 vẫn chưa thấy ca khúc khải hoàn thêm.

Cá nhân tui nhìn nhận câu chuyện: cứ cho là vượt sông phức tạp đi, nhưng với một quân đội thứ nhì thế giới như quân đội Nga, thì… muỗi! Con sông, chính xác là con mương hay kênh “những chiều êm ả nước trôi” thì chấp cả pháo Ukraine, quân Nga chỉ cần vượt qua trong nửa nốt nhạc. Ấy thế mà mấy tuần không qua được, chẳng hiểu ra làm sao nữa.

Nhìn chung là…

Vượt sông là một trong những cuộc diễn tập phức tạp nhất,” Chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, tướng Peter DeLuca, một cựu binh của lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu về quân đội Nga, nói với Wall Street Journal vào thời điểm tháng Năm 2022, sau những nỗ lực vượt Siverskyi Donetsk bất thành, riêng một trận đã bỏ lại 73 xác xe cơ giới trong đó có cả xe tăng. “Tất cả phải được phối hợp thật hiệu quả và chúng tôi chưa từng thấy người Nga làm điều đó ở Ukraine.”

Ngay sau sau thời gian diễn ra các cú vượt sông “ngoạn mục” của quân Nga ở Siverskyi Donets, người Mỹ tiến hành diễn tập kiểm tra. Các thành viên đội cầu của Đại đội cầu đa năng 671 Lục quân Hoa Kỳ, thợ lặn và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã dành một ngày để thực hành nhiệm vụ tại Căn cứ chung Lewis-McChord (Washington.) Không giống như nỗ lực của Nga tại Siverskyi Donets, nỗ lực này đã diễn ra tuyệt vời: đội đã triển khai được một cây cầu bắc qua hồ nước dài khoảng 110 mét trong 12 phút 54 giây, dù chỉ tiêu chính họ đặt ra là 13 phút.

Để bắc cầu dã chiến và vượt sông trong điều kiện chiến đấu, đòi hỏi phải có kế hoạch mở rộng, tức là việc chuẩn bị đường sá trước khi bắc cầu, chiếm bến vượt bên kia, bảo vệ phòng không và tiếp tục làm đường ở bên bờ đối diện. Đó là một trong những vấn đề của người Nga đang thiếu: khả năng làm được của công binh. Tất cả những vấn đề này đã được các chuyên gia quân sự phương tây quan sát và nhận xét rất kỹ. Chẳng hạn như những nỗ lực vượt Siverskyi Donets năm ngoái, quân Nga đã liên tục sử dụng những tuyến đường sẵn có trên thực địa, mà không có khả năng mở những tuyến đường mới.

Bridge over Barkhmutka

Thông thường ở những khoảng cách ngắn như sông Bakhmutka này, người Nga dùng những thiết bị ví dụ như xe bắc cầu MT-55A, được phát triển trên cơ sở xe tăng T-55, ngoài Liên Xô còn có Tiệp Khắc nhận được giấy phép sản xuất. Nhịp của nó dài 18 mét và có thể chịu tải trọng lên tới 50 tấn. Sau này MT-55A được cải tiến với cơ chế đo khoảng cách và thiết bị hồng ngoại để bắc cầu khi trời tối. Có khoảng từ 1700 đến 1800 thiết bị loại này được chế tạo cho khối Varsaw trước năm 1985.

Sau này, Liên Xô phát triển phiên bản cầu gấp xếp thép MTU-72 dựa trên cơ sở xe tăng T-72 (ảnh) và được đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô năm 1974. Loại này được chế tạo để thay thế hoặc bổ sung cho các mẫu MTU-20 và MT-55. Việc sản xuất MTU-72 đã ngừng vào năm 1990 và đàn em của nó – MTU-90 đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí nên MTU-90 không nhận được đơn đặt hàng sản xuất. Có vẻ như Quân đội Nga chưa bao giờ quan tâm đến việc đầu tư vào loại cầu bọc thép kiểu này.

Như vậy, chúng ta có thể cùng hình dung được những xe bắc cầu kiểu này vốn chúng là xe tăng, mà xe tăng Nga có những vấn đề như thế nào thì chúng cũng có những vấn đề như thế. Một quân đội thứ nhì thế giới mà chẳng bắc được cái cầu qua “con mương xanh xanh” thì thật là bôi gio trát trấu vào mặt các cháu DLV Tây Phi, Đông Lào và cả Chiều Nay luôn. Tui mà là chúng nó tui ngượng bỏ mẹ các bác ạ.

Thực chất thì nếu trong vài ngày tới người Nga có vượt qua được con mương Bakhmutka, thì cũng là để cho các cháu DLV Chiều Nay đỡ xấu hổ. Chẳng có cái chán nào bằng trán ông Lê-nin.

Bây giờ thì chúng ta sẽ đi vào cụ thể một chút. Ngày 5/3 theo báo cáo của BTTM Ukraine, số thiết bị kỹ thuật đặc biệt bị diệt là 2 món. Hôm sau lại 2 món. Hôm sau nữa, 7/3 lại 2 món nữa. 9/3 thêm 1 món. 10/3 thêm 3, 11/3 thêm 2, riêng 13/3 thêm 9, 14/3 thêm 5, 15/3 thêm 1, 17/3 thêm 1, 18/3 (1), 19/3 (3), 20/3 (3), 21/3 (1), 22/3 (4). Như vậy từ 1/3 con số này đang là 230 lên đến 270.

Chúng ta không nên suy diễn rằng tất cả chúng là phương tiện bắc cầu, và nếu có phải thì cũng không phải tất cả chúng dùng cho… vượt sông Bakhmutka, nhưng nếu bảo là phần lớn trong số chúng là như thế và được dùng để vượt sông ở Bakhmut, thì cũng hoàn toàn có thể tin được. Đơn giản là thời gian vừa qua tất cả tập trung hết vào đó còn gì.

Chúng ta cũng không nên suy diễn rằng tất cả các phương tiện băc cầu của quân đội Nga, như MTU-72 đều hỏng ráo cả. Tuy nhiên với tình trạng quân đội bạc nhược và tệ hại như vậy thì việc một số lượng nhỏ có thể hoạt động bình thường, cũng chẳng có gì đáng gọi là ngoa ngoắt.

Có lần một bạn cứ nức nở khen quân đội Nga hùng mạnh sau khi xem duyệt binh trên quảng trường Đỏ. Tui bảo: may mấy vạn bộ lễ phục đẹp để biểu diễn, không khó. Nhưng một quân đội mạnh không chỉ có hoành tráng bề ngoài, mà còn phải lo đủ các khoản chi li cho đến cái kim sợi chỉ, đến bông băng thuốc đỏ và cuối cùng là giấy chùi đit. Còn nếu không lo được chỉ là giẻ cùi tốt mã mà thôi.

Ngày hôm qua, quân Nga tiếp tục tấn công ở phía nam Bakhmut, cụ thể là làng Predtechyne các thị xã 10 ki-lô-mét về phía tây nam. Ngoài ra hướng bắc, quân Nga vẫn cố tấn công không có kết quả vào Bohdanivka, và cả trong trung tâm thành phố.
Nhìn con số quân Nga thiệt mạng đã bắt đầu giảm, cho thấy chiến dịch tấn công của Nga đang ở pha đi xuống. Đồng thời con số xe tăng bị diệt ở mức cao 2 con số liên tục trong những ngày vừa qua, cho thấy:

– Hoặc Nga bắt đầu thiếu quân bộ binh hơn và dùng tăng lượng xe tăng.

– Hoặc người Ukraine bắt bài được chiến thuật cho xe tăng đứng phía sau bộ binh và bắn qua đầu bộ binh vào các hỏa điểm của người Ukraine. Hiệu quả diệt xe tăng tăng lên.

– Hoặc cả hai lý do trên.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Ngoài ra những xe tăng lộ cộ không đảm bảo tiêu chuẩn… khí thải Euro 2, à nhầm, tiêu chuẩn của thiết bị bảo vệ cũng có thể dẫn đến số lượng bị tiêu diệt tăng lên.

Bạn Tập sang thăm bạn Tin, rõ ràng chẳng ý nghĩa gì ngoài những ủng hộ chót lưỡi đầu môi. Đọc tuyên bố chung thì rõ ràng là bạn Tin phải dành cho bạn Tập hàng tỉ cái ưu ái, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông, phát triển thông thương thương mại hai bên mà chính xác là quá trình hút máu Nga của Trung Quốc. Đọc cũng thấy còn giọt máu nào, người Hán sẽ hút nốt của người Nga. Riêng chuyện lên án Tây, Tập sợ mẹ gì không a dua, gì chứ chửi anh đây cũng có nghề. Tranh thủ riêng cái bọn Tây là bọn mặt trơ trán bóng, cho chửi vô tư không xi-nhê gì mà quan tâm đến những hành động thực tế.
Ấy thế mà thù dai số 1 cũng là Tây, nếu cần lôi ra nói chuyện phải quấy với nhau là cũng dở lắm đấy. Khi nào xin bỏ cấm vận chẳng hạn, thì họ sẽ lôi ra: này, ngày xưa mày chửi, đào cả mả bố tao lên. Bây giờ mày tính sao?

Cái mà Tin cần của Tập, như thằng #Igor_Girkin bảo, là một Lend-lease cơ, nghĩa là Trung Quốc phải đặt cỡ 50% gì đó nền sản xuất đất nước sang… phục vụ chiến tranh, mới đủ nuôi con cọp đói kiêm tàu há mồm là cỗ máy chiến tranh Nga. Còn nếu bơm ít đạn dược tồn kho, vô nghĩa.

Như hôm trước tui đã trình bày với các bác, một đất nước có tỉ rưỡi dân thôi, và GDP / đầu người của Trung Quốc mới là 12.556 USD/người dân, trong khi của Hoa Kỳ là hơn 70.000 đô la Mỹ. Con số này cho thấy Trung Quốc còn khuya mới đạt địa vị siêu cường và hơn thế nữa, điểm yếu của nền kinh tế xã hội nước này là khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng. Vì vậy với nước này, năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng 5% đã là cả một vấn đề… sắp nghiêm trọng. Nếu dính đòn trừng phạt, con số đó rơi xuống 2% vớ vẩn là vỡ trận.

Putox là cái gì mà Tập phải hi sinh?

#ông_Tập

Mặc dù đọc tuyên bố chung không có nội dung nào về việc Nga phải rút quân, hoặc nguyên nhân cuộc chiến là do Nga, nhưng tui thì lại không tin rằng hai thằng cha Tin Tập gặp nhau mà không nói chuyện nhìn thẳng vào sự thật. Tin có nói dối kiểu gì cũng không được, vì tình báo của Trung Quốc nghễu nghện đi lại ở Nga và cả Ukraine, chắc chắn là đầy. Lải nhải là Tập bảo: “Thôi thôi bố ơi, đừng nói dối nữa.”

Nga không oánh được tiếp, chắc chắn Tập cũng biết. Nhưng Putox cực bướng, nhiều khả năng Tập phải chấp nhận. Vì vậy các giải pháp hòa bình đưa ra, có thể bước đầu vẫn là giữ nguyên như hiện nay, nhưng nếu “bên nó” oánh kinh quá, thì để tao đưa ra cái mới xem thế nào.

Chẳng thằng nào ngọng ngô gì hết.

#Đoán_mò
Tui xin phép nhắc lại: điều đáng sợ nhất là những vũ khí người Ukraine nhận được vừa qua, chưa dùng gì cả. Quân mới rèn, cũng chưa ra. Những thông tin của bọn DLV nhất là thằng Châu Nhuận Phát #dịch_giả_Lolita chúng nó bảo là chết rất nhiều, bố láo cả.

“Tin giả, tin giả tất các cháu ạ” – bản quyền #Lee_Shimuo. Nói một cách đơn giản: nếu người Ukraine dồn vào Bakhmut lực lượng tốt nhất, thì ở đó đã chẳng khó khăn như thế. Do tiết kiệm, tiết kiệm triệt để mới ra như vậy.

Bây giờ người Ukraine đã ở cửa trên: chủ động quyết định đánh ở đâu, bao giờ đánh, đánh thế nào. Nhìn chung là hết rasputitsa cỡ giữa tháng Tư là thuận lợi. Có cái mốc 9/5 đó, đánh thế nào mà người Ukraine duyệt binh ở Mariupol thì vui nhở.

Cứ quại lấy 1 trận đã, lúc đó buộc phải ngồi vào mà đàm phán.

Lại nhớ năm ngoái tui viết: “Rồi đến lúc xin người ta cho rút mới rút được đó!”

Phúc Lai

Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02sfxvvsZ9eDYjFt4b3hUPbXb8rHAhSV9CzRkz3pS7D4Qh

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 2:47 am

Nghiên cứu quốc tế

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”.

Hơn một năm qua, quân đội Nga được cho là đã mất hơn 165.000 quân tại Ukraine. Tổn thất về người của Ukraine tuy ít hơn Nga, nhưng đất nước này bị tàn phá nặng nề. Việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh là một “cái bánh lớn” mà các cường quốc đều quan tâm, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ và Trung Quốc là hai đối thủ chính có vai trò lớn trong việc tái thiết Ukraine, cũng như trong việc viện trợ cho hai bên kéo dài chiến tranh.

Tạp chí Time tổng kết một năm chiến tranh ở Ukraine đã dẫn đến bảy hệ quả lớn. Một là NATO đã hồi sinh. Hai là một châu Âu mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn. Ba là cuộc khủng hoảng tỵ nạn lớn nhất trong nhiều thập niên. Bốn là sự đan xen giữa kinh doanh và địa chính trị. Năm là các nước giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Sáu là một nước Nga không hoàn toàn bị cô lập. Bảy là Đài Loan trở thành trọng tâm mới.

Theo đại sứ Úc John McCarrthy, sau một năm chiến tranh Ukraine, có ba biến chuyển đáng chú ý. Một là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng tại khu vực Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hai là diễn biến tại khu vực này (như chiến tranh Ukraine) sẽ tác động đến khu vực kia (như căng thẳng tại eo biển Đài Loan). Ba là sự hồi sinh của “các nước phương Nam” lâu nay mờ nhạt.

McCarthy cho rằng Trung Quốc có thể làm “đòn bẩy” trong tiến trình hòa bình sẽ diễn ra tại Châu Âu. Điều này giúp Trung Quốc có tầm vóc toàn cầu, tuy lúc này họ chưa khai thác được  tiềm năng này. Sáng kiến hòa bình 12 điểm của Tập Cận Bình (ngày 25/2) tuy bị các nước liên quan bác bỏ, nhưng là bước đầu đề giúp Trung Quốc có một vai trò ngoại giao tích cực hơn tại Ukraine. Trung Quốc có thể gắn sự kiềm chế của mình trong việc cung cấp vũ khí cho Nga, với việc Mỹ kiềm chế trong việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan.

Tập Cận Bình và Putin

Chuyến thăm Nga của Tập Cận Bình (20-23/3/2023) tuy diễn ra trong bối cảnh tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ra lệnh bắt giữ Putin (20/3) như “tội phạm chiến tranh” (được 123 nước ủng hộ), nhưng Tập vẫn phải gặp Putin, để khẳng định vai trò của Trung Quốc. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau khi Đại hội Đảng 20 khẳng định nhiệm kỳ thứ ba của ông như “hoàng đế” Trung Hoa. Một năm qua, trong khi Trung Quốc vẫn ủng hộ Nga và đang cân nhắc viện trợ vũ khí cho Nga như để thách thức lệnh trừng phạt của Mỹ, thì Trung Quốc lại đang xây dựng hình ảnh và vai trò trung gian hòa giải. Vì vậy, chính quyền Biden có lý do để lo ngại về nước cờ tiếp theo của Trung Quốc.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng chiến tranh Ukraine “là một thảm họa cho nước Nga”. Tuy Putin có công phục hồi nước Nga, nhưng xâm lược Ukraine là một sai lầm chiến lược. Hàng trăm ngàn quân Nga đã chết hoặc bị thương. Hàng trăm ngàn người Nga có tay nghề cao đã chạy ra nước ngoài. Nói cách khác, nước Nga có cơ hội trở thành một cường quốc thịnh vượng trong thế kỷ 21, nhưng Putin đã đánh mất tất cả.

Những gì mà Putin và những người thân cận đã lựa chọn trong hai thập kỷ qua là từng bước dập tắt hy vọng về một nước Nga mới cởi mở hơn. Thay vào đó là hoài niệm về một đế quốc Nga trong quá khứ. Putin đã thâu tóm quyền lực và điều hành chính sách đối ngoại của Nga với nỗi ám ảnh về “đe dọa quân sự từ phương Tây”. Ông muốn biến nước Nga thành một cường quốc của thế kỷ 19, và kiểm soát các nước trong Liên Xô cũ, bắt đầu bằng Ukriane. Cánh cửa cơ hội của Nga đóng lại vĩnh viễn khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine.

Tuy Putin đã sai lầm chiến lược khi quyết định xâm lược Ukraine, nhưng công bằng mà nói ông đã đúng trong một số vấn đề nhất định. Một là các biện pháp trừng phạt của phương Tây không quyết định được kết cục chiến tranh Ukraine. Hai là đa số người Nga chấp nhận thất bại quân sự với những tổn thất lớn mà không dẫn đến việc lật đổ Putin. Ba là một số nước khác vì lợi ích của mình, đã không lên án Putin. Tuy Mỹ, Châu Âu và một số nước đã phản ứng gay gắt với Nga, nhưng “các nước phương Nam” không muốn theo phương Tây.

Theo Alexander Gabuev, “kế hoạch hòa bình” của Trung Quốc “là cái lá nho” che đậy sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga, bị phương Tây bác bỏ. Mục đích của Bắc Kinh là tạo dư luận cho rằng Trung Quốc đã đưa ra một “kế hoạch hòa bình” để hai bên xem xét, nhưng đã bị phương Tây bác bỏ. Nói cách khác, đây chỉ là một nước cờ nhỏ nhằm dọn đường cho giai đoạn “trước đàm phán”, trong một ván bài lớn và lâu dài của Bắc Kinh nhằm làm thay đổi trật tự thế giới.

Quá trình đàm phán

Theo Thomas Pickering (cựu thứ trưởng ngoại giao và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc), không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà không có hậu quả chính trị. Cuộc chiến tranh Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cả hai bên đều cho rằng “còn quá sớm cho ngoại giao”. Chiến tranh thường kết thúc với ba giai đoạn đàm phán: một là “chuẩn bị trước”; hai là trước đàm phán; và ba là đàm phán.

Giai đoạn “chuẩn bị trước” thường để thu xếp các bất đồng nội bộ và kết nối với các bên liên quan. Giai đoạn “trước đàm phán” thường để chuẩn bị cho đàm phán chính thức, như xác định thời gian, địa điểm, và những người tham gia. Giai đoạn ba để đàm phán trực tiếp (thường được gắn với các hoạt động ngoại giao). Các yếu tố như bối cảnh chính trị, các đòn bẩy, và thực tế diễn ra trên chiến trường, đều góp phần tác động tới quá trình chuẩn bị đàm phán.

Hiện nay, Tổng thống Putin của Nga và Tổng thống Zelensky của Ukraine đều muốn giành chiến thắng trên chiến trường. Cơ hội đàm phán chỉ mở ra khi nào triển vọng quân sự của Nga suy giảm. Các cơ hội đó chỉ thực sự xuất hiện khi nào hai bên sẵn sàng đàm phán, hoặc là tín hiệu giả khi hai đối thủ tìm cách đánh lừa nhau. Hiện nay, mục tiêu của bên này còn vượt xa những gì mà bên kia sẵn sàng chấp nhận. Đối với Nga, phải kiểm soát được Ukraine. Đối với Ukraine, Nga phải trả lại tất cả các vùng họ chiếm đóng.

Chuẩn bị trước không đòi hỏi các bên phải nhất trí hoàn toàn với nhau về các vấn đề thực chất. Cũng không cần các bên phải thỏa thuận với nhau, mà chỉ cần thông cảm với sự khác biệt của các bên (ở Mỹ) như Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng để sẵn sàng đàm phán. Các nhà ngoại giao Mỹ thường nói rằng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, cần phải giải quyết tới 60% những khác biệt giữa các bên trong chính quyền và đội đàm phán. Sự hòa hợp của các bên không chỉ có ích mà còn là thiết yếu.

Hiện nay, Mỹ vẫn đang trong giai đoạn đầu để chuẩn bị đàm phán. Các nhà lãnh đạo thế giới đang gia tăng kêu gọi hòa bình. Washington và các bên thứ ba bắt đầu tiếp xúc không chính thức và bí mật với các bên khác để đánh giá thái độ của họ về ngoại giao. Những cố gắng để thu xếp các vấn đề nội bộ là vô cùng cần thiết để chuẩn bị chiến lược. Nhưng điều này là một thách thức khó lường và dễ thay đổi.

Giai đoạn trước đàm phán nhằm giúp Nga và Ukraine đàm phán trực tiếp. Phía Mỹ cần nhấn mạnh với các đồng nghiệp Nga và Ukraine rằng kết quả quân sự sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém, và không chắc chắn. Ngoại giao là cách đảm bảo hơn để đạt được mục đích mong muốn. Cần xúc tiến “đàm phán sơ bộ” nhằm trao đổi về lập trường, ý tưởng, và thúc đẩy các tiếp xúc trực tiếp. Các bên thứ ba được Nga và Ukraine chấp nhận, có thể gặp riêng lãnh đạo của hai bên để thăm dò ý tưởng, mục tiêu và thái độ.

Tăng cường đàm phán trực tiếp, với sự giúp đỡ của bên thứ ba (như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ). Bắt đầu giai đoạn trước đàm phán với khuôn khổ không chính thức, có thể thúc đẩy quá trình đàm phán tiến triển. Tuy đàm phán không chính thức là một công cụ hữu ích, nhưng nếu lạm dụng cách này quá nhiều, có thể làm phức tạp thêm vấn đề. Mở cửa cho nhiều bên thứ ba tham gia sẽ tạo cơ hội cho họ can thiệp, có thể kéo dài đàm phán và dễ gây ra hiểu lầm, như một quả bom nổ chậm có thể phát nổ bất cứ lúc nào, làm hỏng việc.

Các bên có sẵn sàng chuyển từ giai đoạn “trước đàm phán” sang giai đoạn “đàm phán” sẽ phụ thuộc một phần vào các sự kiện diễn ra trên chiến trường và một phần vào nhận thức ai thắng, ai thua. Các bên thứ ba tham gia đàm phán có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo quá trình hòa bình đi đúng hướng. Một khi các bên đã nhất trí về tiến trình đàm phán trực tiếp, thì khó khăn sẽ bắt đầu. Việc giữ bí mật nội bộ là rất cần thiết để đàm phán trực tiếp, nhưng điều này không phải dễ đạt được.

Ukraine có vị trí quan trọng như cái cầu nối giữa EU và Nga. Ukraine cũng cần một khuôn khổ để tái thiết sau chiến tranh, tái định cư cho người dân, chống tham nhũng, và đảm bảo quy chế bình đẳng cho cả hai nhóm người nói tiếng Ukraine và tiếng Nga. Trong bối cảnh đó, Quebec là một mô hình hữu ích để Ukraine tham khảo. Tuy trưng cầu dân ý không phải là cách tốt nhất, nhưng người dân Ukraine cần được bỏ phiếu riêng rẽ tại Donbas và Crimea, xem họ muốn là một phần của Nga hay của Ukraine, hay khu tự trị ở mỗi nước.

Một điều khó nhất trí hơn là quy chế về an ninh: Liệu Ukraine có nên gia nhập NATO hay là nên gia nhập Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể của các nước Liên Xô cũ? Liệu Ukraine có nên quyết định điều đó bằng trưng cầu dân ý để phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, với thời hạn mười năm? Thách thức lớn nhất, nhưng lại được giải quyết cuối cùng, là vấn đề lãnh thổ. Cách an toàn nhất và công bằng nhất để giải quyết tranh chấp lãnh thổ là hỏi người dân xem họ muốn là một phần của Nga hay của Ukraine.

Donbass và Crimea sau đó sẽ bỏ phiếu trưng cầu dân ý để xác định xem họ muốn gắn với Nga hay với Ukraine, trong vòng năm hay bảy năm tới. Tuy Nga và Ukraine chưa sẵn sàng đàm phán trực tiếp, nhưng với sự thận trọng và kín đáo, Mỹ và các bên thứ ba khác cần thúc đẩy giai đoạn “chuẩn bị trước” và bắt đầu giai đoạn “trước đàm phán”. Họ cần xây dựng lòng tin, thuyết phục các bên chấp nhận thực tế khắc nghiệt, tháo gỡ các trở ngại cho tiến bộ ngoại giao. Nếu không, Nga và Ukraine có thể bị xô đẩy vào cái vòng xoáy nguy hiểm.

Quyết định của ICC

Quyết định của ICC là một đòn hiểm đúng lúc Tập Cận Bình đến Nga gặp Putin. Không chỉ Putin bị mất uy tín mà Tập cũng bị mất uy tín, nếu ủng hộ “tội phạm chiến tranh”. Ukraine đã cảnh báo dư luận “đừng rơi vào cái bẫy của Trung Quốc”. Trong bối cảnh hiện nay, chuyến thăm của Tập không phản ánh nguyện vọng hòa bình, mà “muốn có vai trò trong việc dàn xếp hậu chiến”. Trung Quốc chỉ muốn ngừng xung đột có lợi cho Nga.

ICC đã từng ra lệnh bắt Tổng thống Muammar Gaddafi (Libya), Tổng thống Omar al-Bashir (Sudan), và xử cựu Tổng thống Laurent Gbagbo (Bờ Biển Ngà). Nhưng đây là lần đầu tiên, nguyên thủ quốc gia của một cường quốc là thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị ICC ra lệnh bắt giữ.

Trước mắt, quyết định của ICC đối với Tổng thống Putin và Maria Lvova-Belova (phụ trách quyền trẻ em của Nga) vì tội bắt cóc hàng vạn trẻ em Ukraine để tẩy não, tuy chưa tác động đến cuộc gặp Tập-Putin, hay lập trường của Bắc Kinh đối với Nga, nhưng là một đòn tâm lý nặng nề đối với tinh thần chiến đấu của quân đội Nga trên chiến trường. Về lâu dài, tuy Putin có thể vẫn an toàn ở Nga, nhưng đây là một đòn cân não và lâu dài đối với người Nga nói chung và Putin nói riêng, nếu muốn đến thăm các nước khác.

Ngay sau lệnh của ICC, Tổng thống Biden nói ông tin rằng quyết định của ICC đối với Putin là “chính đáng”, và nhấn mạnh rằng Putin “rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh” vì đã ra lệnh xâm lược Ukraine.  Về cuộc gặp Tập-Putin, Chính quyền Biden tin rằng Trung Quốc muốn có vai trò hòa giải giữa Nga và Ukraine. Nhưng sau phán quyết của ICC, phải soi kỹ vai trò đó của Trung Quốc.

Hầu hết các cơ quan báo chí của Việt Nam đều đưa tin về quyết định của ICC, nhưng thận trọng và tránh tỏ thái độ, chỉ nhấn mạnh lập trường chính thức của Nga là “không công nhận thẩm quyền của ICC và coi bất kỳ tuyên bố nào của ICC là không có hiệu lực pháp lý”. Phản ứng đó của Việt Nam là dễ hiểu, nhưng so với phát biểu gần đây của tướng Nguyễn Chí Vịnh (23/2) thì yếu hơn nhiều. Việc yêu hay ghét ai là quyền của cá nhân, nhưng trong thái độ ứng xử đối với cuộc chiến tranh Ukraine, thì phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Theo báo chí (24/2/2023), tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng ai phát động chiến tranh thì người đó phải kết thúc. Đến nay, Việt Nam không dám chỉ đích danh “Nga xâm lược”. Trong lần bỏ phiếu ngày 23/2 về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng (trong số 193 nước, có 141 nước bỏ phiếu thuận, 32 nước bỏ phiếu trắng, 7 nước bỏ phiếu chống, và 13 nước không bỏ phiếu).

Trước mắt, Trung Quốc đang hưởng lợi do chiến tranh Ukraine. Về lâu dài, Trung Quốc không thể để mất “cái bánh tái thiết Ukraine”, nhưng “cái bánh tái thiết nước Nga” còn lớn hơn nhiều. Sau một năm chiến tranh ác liệt, nước Nga đang bị kiệt quệ, thiếu cả đạn lẫn tiền. Chiến tranh càng kéo dài thì Nga càng kiệt quệ, và càng phải lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, như một con nợ lớn. Nói cách khác, Trung Quốc có cơ hội lớn, không chỉ củng cố được an ninh về phía bắc, mà còn thâu tóm được nguồn tài nguyên khổng lồ của Nga.

Tướng Mark Milley (Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân) nói với các bộ trưởng quốc phòng NATO: “Nga đã thua về chiến lược, về chiến dịch và chiến thuật”. Có ba kịch bản: một là Ukraine thắng và đuổi quân Nga khỏi lãnh thổ Ukraine; hai là Nga thắng và Ukraine trở thành một phần Liên bang Nga; ba là một giải pháp được quốc tế đảm bảo. Đại sứ Úc John McCarthy gợi ý một thỏa thận như Simla Agreement (1972) giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir.

Ngoài ra còn một kịch bản khác là chiến tranh có thể mở rộng thành xung đột không mong muốn giữa Nga và NATO, với nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Lâu nay, quan điểm của Putin là nếu không làm chủ được Ukraine thì nước Nga không còn là một cường quốc. Nga có nguy cơ trở thành một cường quốc khu vực, nhưng có khả năng đe dọa hủy diệt hạt nhân. Là sỹ quan KGB, Putin biết khai thác tối đa hiệu quả tâm lý của trò chơi “bên miếng hố chiến tranh”. Đó là nước cờ hiệu quả trong thế bí.

Henry Kissinger đã nói từ năm ngoái, “kết thúc chiến tranh, phải có chỗ cho Ukraine và phải có chỗ cho Nga”. Ông cũng thừa nhận rằng Nga có thể tự tách mình khỏi Châu Âu. Nhưng liệu Nga có còn tồn tại như một cường quốc hay không? Theo học giả Walter Russell Mead, hậu quả của việc đó rất lớn, xô đẩy Nga vào khủng hoảng bản sắc với hệ quả chính trị khó lường. Một nước Nga suy tàn có thể nguy hiểm hơn một nước Nga đang trỗi dậy.

Các học giả Nga cho rằng chúng ta đang chứng kiến “sự giẫy chết kéo dài” của đế quốc Nga. Đó là “sự sụp đổ hoàn toàn của mọi thứ ở Nga” vì dưới thời Putin, “tương lai của nước Nga đã bị cắt cụt”. Theo Paul Dipp, một nước Nga bị suy yếu nghiêm trọng, cô lập và nhỏ hơn có thể trở nên nguy hiểm hơn cho thế giới, dù kết cục của chiến tranh Ukraine sẽ thế nào đi nữa.

Tham khảo

What Putin Got Right, Stephen Walt, Foreign Policy, February 15, 2023.
How will the war in Ukraine end? Paul Dipp, ASPI, 23 February 2023.
How the World Changed in the Year Since Russia’s Invasion of Ukraine, Yasmeen Serhan, Time, February 22, 2023.
Ukraine War One Year On: The Lessons for Australia, John McCarthy, Asialink, 1 Mar 2023.
The Russia That Might Have Been, Alexander Gabuev, FA, March 13, 2023.
How to Prepare for Peace Talks in Ukraine, Thomas Pickering, FA, March 14, 2023.
How a warrant for Putin puts new spin on Xi visit to Russia, Matthew Lee, AP, Mar 19, 2023.
What does the ICC arrest warrant mean for Putin? Anthony Deutsch and Stephanie Van Den Berg, Reuters March 19, 2023.
Putin and Xi: authoritarian bros, John Pietro, Spectator, March 21, 2023.
China is already bankrolling Putin’s war in Ukraine, Ian Williams, Spectator, March 21, 2023.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 6:14 pm

17 quốc gia EU và Na Uy đồng ý kế hoạch pháo binh

Nghiencuuquocte

Cơ quan Quốc phòng châu Âu cho biết 17 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và Na Uy đã đồng ý cùng nhau mua đạn pháo 155mm để giúp Ukraine và bổ sung cho kho dự trữ của chính họ. Các quốc gia đã ký kết một thỏa thuận dự án, đặt ra các điều khoản tham chiếu cho nỗ lực mua sắm chung. Kyiv đã nói với EU rằng họ muốn 350.000 quả đạn pháo mỗi tháng để giúp quân đội ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội của Moscow và cho phép tiến hành các cuộc phản công mới vào cuối năm.

Xem thêm tại: SCMP, 17 EU nations and Norway agree artillery plan. Truy cập ngày 21/3/2023

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 24, 2023 6:19 pm

Trung Quốc chuyển vũ khí tấn công và áo giáp cho Nga

Nghiencuuquocte

Các công ty Trung Quốc, bao gồm một công ty có liên hệ với chính phủ ở Bắc Kinh, đã gửi cho Nga 1.000 khẩu súng trường tấn công và các thiết bị khác có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các bộ phận máy bay không người lái và áo giáp. Các báo cáo cho thấy Tập đoàn North Industries Group đã gửi cho Nga mẫu súng trường CQ-A, được mô phỏng theo M16 nhưng được gắn thẻ là “súng săn dân dụng”. Các công ty Nga cũng nhận 12 chuyến hàng mang bộ phận drone và 12 tấn áo giáp vào cuối năm 2022. Mặc dù dữ liệu này không nói lên rằng Bắc Kinh đang bán vũ khí cho Moscow, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang bán cho Nga thiết bị “lưỡng dụng” – những thiết bị thương mại cũng có thể được dùng trên chiến trường Ukraine.

Xem thêm tại: Politico, ‘Hunting rifles’ — really? China ships assault weapons and body armor to Russia. Truy cập ngày 17/3/2023

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 25, 2023 3:29 pm

Phóng sự tiếng Đức. 1 người lính Nga kể về ~ ngày đầu xâm lược Ukraine, ~ ngày sau đó. Tôi coi, có thời gian sẽ ghi lại tóm tắt ~ ý chính phóng sự.

https://youtu.be/9AP2w6SAb4c


Last edited by LDN on Sun Mar 26, 2023 7:36 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Sat Mar 25, 2023 3:30 pm

Phóng sự tiếng Đức. 1 người lính Nga kể về ~ ngày đầu xâm lược Ukraine, ~ ngày sau đó. Tôi coi, có thời gian sẽ ghi lại tóm tắt ~ ý chính phóng sự.

"Chúng tôi nghĩ, cuộc động binh này chỉ kéo dài 3 ngày" 1 người lính Nga nói.

https://youtu.be/9AP2w6SAb4c


Last edited by LDN on Sun Mar 26, 2023 7:37 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 25, 2023 6:45 pm

Nguoi Viet Online

Putin: Nga sẽ đặt vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Belarus

Binh lính Ukraine tập trận cách biên giới với Belarus vài dặm hôm 20 Tháng Hai. (Hình minh họa: Sergei Supinsky/AFP via Getty Images)

MOSCOW, Nga (NV) – Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, loan báo kế hoạch đặt vũ khí nguyên tử chiến thuật ở nước láng giềng Belarus nhằm cảnh cáo Tây phương đang gia tăng hỗ trợ quân sự Ukraine, theo AP, hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Ba.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình nhà nước tối Thứ Bảy, ông Putin cho biết kế hoạch đó để đáp trả việc Anh quyết định cung cấp cho Ukraine đạn chứa uranium có thể xuyên thủng áo giáp. Trước đó, ông cáo buộc sai trái rằng loại đạn đó có thành phần nguyên tử.

Binh lính Ukraine tập trận cách biên giới với Belarus vài dặm hôm 20 Tháng Hai. (Hình minh họa: Sergei Supinsky/AFP via Getty Images)
Sau đó, ông Putin xuống giọng, nhưng khẳng định loại đạn đó gây thêm nguy hiểm cho cả binh sĩ lẫn dân thường ở Ukraine.

Vũ khí nguyên tử chiến thuật được dùng trên chiến trường, không như vũ khí nguyên tử chiến lược mạnh hơn, tầm xa hơn. Nga sẽ xây xong cơ sở chứa vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Belarus trễ nhất là 1 Tháng Bảy, ông Putin tuyên bố.

Ông Putin không nói rõ Nga sẽ đặt bao nhiêu món vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Belarus. Chính phủ Mỹ tin rằng Nga có khoảng 2,000 món vũ khí nguyên tử chiến thuật, bao gồm bom có thể gắn trên phi cơ phi cơ chiến thuật, đầu đạn cho hỏa tiễn tầm ngắn, và đạn pháo.

Ông Putin biện minh Nga chỉ đang làm theo Mỹ. Ông lưu ý Mỹ cũng đặt vũ khí nguyên tử ở Bỉ, Đức, Hy Lạp, Ý, Hòa Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi chỉ làm giống như họ (Mỹ) làm mấy chục năm nay, đặt vũ khí nguyên tử chiến thuật ở quốc gia đồng minh, chuẩn bị dàn phóng vũ khí và huấn luyện binh sĩ,” ông Putin cho hay. “Chúng tôi sẽ làm giống như vậy.”

Từ trước tới nay, Nga cất vũ khí nguyên tử chiến thuật ở nhiều kho vũ khí trong lãnh thổ nước này. Đưa một phần vũ khí này tới cất ở Belarus có nguy cơ làm cuộc chiến ở Ukraine leo thang. Hiện tại, Nga đã đặt phi cơ và hỏa tiễn ở đó.

Nhà lãnh đạo Nga cho hay ông Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus, từ lâu yêu cầu Nga đưa vũ khí nguyên tử chiến thuật tới đó để đối phó NATO. Belarus chung biên giới với ba thành viên NATO – Latvia, Lithuania và Ba Lan – và Nga dùng Belarus làm căn cứ đưa quân sang xâm lược Ukraine ngày 24 Tháng Hai, 2022. (Th.Long)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 50 of 55 Previous  1 ... 26 ... 49, 50, 51 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum