Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 47 of 55 Previous  1 ... 25 ... 46, 47, 48 ... 51 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 6:30 am

Một năm chiến tranh Ukraine: Cuộc đấu tay đôi Biden-Putin


Bình Phương
22 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ 

Tổng thống Joe Biden chuẩn bị phát biểu với dân chúng ở thủ đô Warsaw của Ba Lan hôm 21 tháng Hai 2023 về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Ảnh Mateusz Slodkowski/DeFodi Images via Getty Images

Vài ngày trước kỷ niệm tròn một năm ngày bùng nổ cuộc chiến Nga – Ukraine, hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ thi nhau chạy nước rút để củng cố mạng lưới đồng minh đối phó với bên kia. Tình huống trông giống như thời Chiến tranh Lạnh nhưng có phần phức tạp và nguy cấp hơn.

 Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã kết thúc chuyến công du ba ngày tới châu Âu vào thứ Tư 22 tháng Hai 2023 với cam kết của Mỹ bảo vệ các đồng minh ở sườn phía Đông của khối NATO trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nồng nhiệt chào đón nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tới Moscow và vận động người Nga ủng hộ cuộc chiến tranh.

Sau chuyến đi bất ngờ và bí mật như một “điệp vụ” tới Kyiv, tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, ông Biden đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo nhóm “Bucharest Nine” hay B9 – một liên minh chín nước cộng sản cũ, gồm  Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia, hình thành tháng Mười Một 2015 nhằm phối hợp phòng thủ chống lại âm mưu thâu tóm của Nga sau khi Moscow xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. 

Tại cuộc họp, ông Biden thừa nhận “Các bạn hiểu rõ hơn ai hết những gì đang bị đe dọa trong cuộc xung đột này, không chỉ Ukraine mà còn quyền tự do của các nền dân chủ trên toàn thế giới. Châu Âu và toàn thế giới.”

Phát biểu này nằm trong quan niệm nhất quán của Tổng thống Mỹ từ khi cuộc xâm lược mới bắt đầu một năm về trước: Đây là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do và chuyên chế chứ không đơn giản là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nhận thức đó đã thôi thúc Hoa Kỳ tập hợp một liên minh hùng hậu yểm trợ vũ khí đạn dược và tiền bạc cho Ukraine kháng chiến. Tại thủ đô Kyiv hôm 21 tháng Hai 2023, ông Biden một lần nữa khẳng định Hoa Kỳ và liên minh các quốc gia dân chủ sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine trong cuộc kháng chiến cho đến khi nào việc đó còn cần thiết. 

Cùng thời điểm này, ông Putin nói với đám đông hàng chục nghìn người tại một cuộc mít-tinh ở sân vận động Moscow, nơi tổ chức trận chung kết bóng đá nam World Cup 2018: “Có một trận chiến đang diễn ra trên biên giới lịch sử của chúng ta, vì người dân của chúng ta,” ngay sau khi ông ta cố củng cố mối quan hệ đối tác quan trọng nhất của Nga trong một cuộc gặp với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị (Wang Yi).

Tổng thống Nga Putin phát biểu trước đám đông dân chúng hàng chục ngàn người tại sân vận động Luzhniki Stadium ở Moscow hôm 22 tháng Hai 2023 để thể hiện sự ủng hộ của người dân Nga với cuộc chiến của ông ta. ẢnhKremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Đặt bên cạnh nhau, hai sự kiện đó tạo ra ấn tượng rằng thế giới đang chia thành hai khối có những điểm tương đồng với Chiến tranh Lạnh nhưng phức tạp hơn.

Lần này, nhiều quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ — Hungary là một ngoại lệ đáng chú ý — đang liên kết với phương Tây để chống lại sự hiếu chiến của ông Putin. Còn Trung Quốc và Nga đang gác lại nhiều khác biệt, cùng tiến hành các cuộc tập trận quân sự và thắt chặt quan hệ tài chính khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nhưng thực tế còn phức tạp hơn. Nhiều cường quốc khác — bao gồm Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel — vẫn đứng ngoài giữ thái độ tọa sơn quan hổ đấu và tìm cách hưởng lợi từ cả hai phía: tiếp tục mua dầu khí giảm giá của Nga hoặc hợp tác ngoại giao với ông Putin, trong khi mua vũ khí của Hoa Kỳ và dựa vào nỗ lực bảo đảm an ninh của Mỹ.

Đối với ông Biden, vấn đề là liệu các đồng minh phương Tây có đủ điều kiện để tiếp tục trang bị vũ khí và hỗ trợ chính phủ Ukraine ở mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công đang ngày càng quyết liệt của Nga, đồng thời ngăn cản ông Putin một lần nữa tìm cách chiếm lấy Ukraine hay không

Đối với ông Putin, nỗi nghi ngờ có thể còn lớn hơn. Ông Putin đang cố thể hiện lòng tin và sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa mà sau một năm tốn nhiều xương máu mà vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể. 

Đón tiếp trọng thị ông Vương Nghị, và bàn về chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, rõ ràng là ông Putin muốn có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn, thực chất hơn từ Trung Quốc, có thể là viện trợ vũ khí sát thương từ Bắc Kinh như cảnh báo gần đây của tình báo phương Tây.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để duy trì trọng tâm chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau và tăng cường phối hợp chiến lược,” ông Vương nói với ông Putin. Ông cũng cho biết quan hệ đối tác Trung Quốc-Nga “không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào, không chấp nhận sự can thiệp từ bất kỳ bên thứ ba nào, và càng không chấp nhận sự cưỡng bức từ bất kỳ bên thứ ba nào”.

Lời ông Vương rõ ràng là ám chỉ Hoa Kỳ, quốc gia đã đe dọa rằng bất kỳ viện trợ vật chất nào từ Trung Quốc cho nỗ lực chiến tranh của Moscow sẽ dẫn đến sự trả đũa kinh tế.

Về cuộc chiến Ukraine, Vương Nghị nói: “Cả hai bên đã trao đổi quan điểm kỹ lưỡng về vấn đề Ukraine Trung Quốc tán thành việc Nga tái khẳng định họ sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán.”

Tổng thống Nga V. Putin tiếp Giám đốc Văn phòng đối ngoại trung ương đảng CS Trung Quốc Vương Nghị tại Điện Kremlin hôm thứ Tư 22 tháng Hai 2023. Ảnh Kremlin Press Office/Handout/Anadolu Agency via Getty Images
Theo phân tích của The New York Times, ưu tiên hàng đầu của ông Putin hiện nay là giữ được quan hệ “không giới hạn” với Trung Quốc. Điều đó không chỉ có giá trị cho Nga về ngoại giao mà còn vì lợi ích kinh tế vì Bắc Kinh là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, giúp đối phó các lệnh trừng phạt của phương Tây trong suốt một năm qua.

Trong khi đó, ông Tập có thể có tính toán khác. Theo quan điểm của các quan chức Mỹ, ông Tập không công khai lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga bởi vì Tập muốn hỗ trợ Putin một cách chừng mực vừa để đánh lạc hướng Hoa Kỳ khỏi cuộc cạnh tranh kinh tế với Bắc Kinh vừa để trói buộc các nguồn lực quân sự của Mỹ đang được sử dụng để hỗ trợ Ukraina. Với cách nhìn đó, Trung Quốc đang lợi dụng Nga vì mục đích riêng của mình.

Vương Nghị đến Moscow sau khi thăm các nước Tây Âu để tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo EU rằng Bắc Kinh muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Nhưng những nhận xét được công bố của ông Vương gửi tới ông Putin và các quan chức Nga khác cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ không mạo hiểm coi nhẹ tình hữu nghị với Moscow để ủng hộ Ukraine.

Về phía Hoa Kỳ, chuyến đi đầy mạo hiểm của ông Biden tới Ukraine và Ba Lan dường như có hiệu quả tốt hơn, củng cố được quyết tâm chống xâm lược bảo vệ tự do của các quốc gia nhỏ mới thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản chưa lâu nhưng đã trở thành những nước dân chủ khá vững chắc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 3:17 pm

“Gấu mẹ vĩ đại” Nga sau một năm cấm vận: Chưa chết nhưng… khó sống!

Việt Bình
23 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ

CNN cho biết, chính phủ Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách khoảng 1,761 tỷ rúp ($23.5 tỷ) vào Tháng Một 2023. Chi tiêu tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 35% (ảnh: Getty Images)
Một năm sau cuộc xâm lược Ukraine của Putin, không ít ý kiến cho rằng giải pháp cấm vận không mang lại kết quả như mong muốn. Chế độ Putin vẫn sống nhăn răng. Tuy nhiên, “sống” ở đây nên được hiểu như thế nào?

Với sự ảm đạm của sinh hoạt thường nhật, khó có thể nói kinh tế Nga hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận ngặt nghèo của phương Tây (ảnh: Maksim Konstantinov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Chưa đổ quỵ nhưng bắt đầu gục ngã

Người khổng lồ Nga vẫn “khổng lồ” xét về kích cỡ nhưng sức khỏe người khổng lồ đang ngày càng cạn kiệt (và thậm chí có thể đã đổ gục nếu không có sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc). Áp lực mà thế giới áp đặt cho Kremlin đã làm xói mòn sức mạnh kinh tế Nga. Dưới đây là những thất bại kinh tế đáng chú ý nhất của Nga, theo ghi nhận của Fortune:

Hơn 1,000 công ty toàn cầu đã rút khỏi Nga. Phần lớn trong số đó đã thoái vốn hoàn toàn hoặc đang trong quá trình tách hoàn toàn khỏi Nga và không có kế hoạch quay trở lại. Cần nhấn mạnh, họ là những công ty có doanh thu tương đương 35% GDP của Nga, sử dụng 12% lực lượng lao động của nước này.


AP cho biết thêm, hơn 30 quốc gia tẩy chay Nga, trong đó có Mỹ, EU, Vương quốc Anh, Canada, Úc, Nhật Bản và nhiều nước khác – đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế thế giới – là một phần của nỗ lực chưa từng có trong lịch sử kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Họ đã áp đặt giá trần đối với dầu và dầu diesel của Nga, đóng băng các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga và hạn chế quyền truy cập vào SWIFT, hệ thống chi phối các giao dịch tài chính toàn cầu.

Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các tổ chức và lĩnh vực kinh tế quan trọng, phương Tây đã trực tiếp trừng phạt khoảng 2,000 công ty, quan chức chính phủ, đầu sỏ chính trị và gia đình của những kẻ chóp bu tinh hoa thân Putin. Tổng cộng, các nước phương Tây đã công bố hơn 11,300 biện pháp trừng phạt Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin và đóng băng khoảng $300 tỷ dự trữ ngoại hối của nước này.

Các biện pháp trừng phạt khiến họ không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng lẫn sự tiếp cận thị trường tài chính ở Mỹ, chặn đứng việc họ kinh doanh với người Mỹ và đi du lịch đến Hoa Kỳ, v.v. Năm 2022, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thành lập một lực lượng đặc trách truy lùng các khoản thu bất chính của giới nhà tài phiệt Nga. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tịch thu hai du thuyền sang trọng – ở Fiji và Tây Ban Nha – được cho là thuộc về các nhà tài phiệt. Công tố viên cũng đưa ra các cáo buộc hình sự đối với các nhà tài phiệt bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt, trong đó có Oleg Deripaska, một ông trùm nhôm và là cộng sự thân cận của Putin.

Sự rút lui của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ đã tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất của nền công nghiệp Nga nói chung (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Chính sách cấm vận phiên bản mới

Không như các biện pháp trừng phạt áp đặt cho Iran và Triều Tiên, những hạn chế đối với Nga nhắm vào các ngành, công ty và cá nhân cụ thể. Cách tiếp cận này được thiết kế để giữ cho dầu và khí đốt tự nhiên của Nga lưu thông, nhằm hạn chế sự gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc có thể tiếp tục xuất khẩu năng lượng đã giúp Nga bổ sung nguồn tài chính và ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng. Đó là lý do Nga chưa chết. Tuy nhiên, một quốc gia công nghiệp hóa với quy mô lớn (là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới vào năm 2021) chưa bao giờ phải đối mặt với áp lực tài chính như vậy.

CNN cho biết, chính phủ Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách khoảng 1,761 tỷ rúp ($23.5 tỷ) vào Tháng Một 2023. Chi tiêu tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 35%. Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga sẽ cắt sản lượng dầu khoảng 5% bắt đầu từ Tháng Ba 2023. Janis Kluge, một chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức, nói: “Kỷ nguyên kiếm được lợi nhuận trời cho từ thị trường dầu mỏ và khí đốt đối với Nga đã kết thúc”.

Đời sống ngày càng khó khăn là điều không người dân nào không cảm nhận được (ảnh: Getty Images)

Trong khi đó, đồng rúp đã giảm xuống mức yếu nhất so với đôla Mỹ kể từ Tháng Tư 2022. Sự yếu kém của đồng tiền đã góp phần làm tăng lạm phát. Hầu hết doanh nghiệp nói rằng họ không thể nghĩ đến việc phát triển ở thời điểm này do mức độ bất ổn kinh tế cao, theo một cuộc khảo sát gần đây của một tổ chức tư vấn Nga. Một cuộc khảo sát hơn 1,000 doanh nghiệp Nga do Viện Tăng trưởng Kinh tế Stolypin thực hiện vào Tháng Mười Một 2022 cho thấy gần một nửa có kế hoạch duy trì sản xuất trong một đến hai năm tới và không nghĩ đến tăng trưởng.

Daniel Fried, cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu, nói rằng “việc hoạch định chính sách cấm vận kiểu này là một phát súng trong bóng tối.”

Dĩ nhiên với nền kinh tế qui mô lớn như vậy thì không có chuyện trong một sớm một chiều mà gấu Nga ngã gục hoàn toàn.

Tom Firestone, một luật sư về lệnh trừng phạt, cho biết cần thêm thời gian để các lệnh trừng phạt có hiệu lực. Bất cứ ai mong đợi các biện pháp trừng phạt lớn có thể khiến chế độ Nga sụp đổ lập tức là không hợp lý.

Tom Firestone nói: “Đó là một nền kinh tế lớn với nguồn dự trữ lớn. Họ có rất nhiều đối tác thương mại. Những gì chúng ta đang chứng kiến và những gì chính phủ Mỹ đang nói cho thấy họ (phương Tây) đang đi đúng hướng và điều đó đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động của Nga”.

Hơn nữa, Nga cũng xoay sở bằng cách móc nối với các quốc gia từ chối tham gia nỗ lực trừng phạt. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, xuất khẩu của Nga sang Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ít nhất 50% kể từ khi chiến tranh bắt đầu so với năm trước đó. Ngoài ra, Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu một số loại gỗ, nhôm và các hàng hóa khác sang Mỹ, dựa trên nhu cầu đối với các sản phẩm này ở Mỹ. Hàng hóa của Nga nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt tổng trị giá $14.5 tỷ vào năm 2022 – tương đương chưa đến 1% tổng hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ và bằng khoảng một nửa trong $30 tỷ nhập khẩu của Nga vào Mỹ vào năm 2021.

Để chống trả luật cấm vận phương Tây, Kremlin phải bung tiền ra thật nhiều. Chi tiêu chính phủ tăng 30% so với năm trước. Ngân sách liên bang năm 2022 của Nga bị thâm hụt 2.3%. Putin phải lựa chọn giữa việc tăng cường chi tiêu quân sự và đầu tư vào các chương trình xã hội như nhà ở và giáo dục – một quyết định có thể gây ra hậu quả cho cả cuộc chiến và sự ủng hộ của công chúng Nga.

Trong thực tế, doanh thu năng lượng của Nga giảm mạnh. Nền kinh tế Nga từ lâu sống nhờ công nghiệp dầu khí, chiếm hơn 50% doanh thu của chính phủ, hơn 50% thu nhập xuất khẩu và gần 20% GDP mỗi năm. Trong những tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược, thu nhập từ năng lượng của Putin đã tăng vọt. Giờ đây, theo các nhà kinh tế của Deutsche Bank, Putin đã mất $500 triệu thu nhập từ xuất khẩu dầu khí mỗi ngày.

Điều khiến cho tương lai Nga ảnh hưởng đáng kể nữa là sự ra đi của hàng triệu người. Thoạt đầu là cuộc tháo chạy của khoảng 500,000 công nhân lành nghề vào Tháng Ba 2022 rồi tiếp đó là ít nhất 700,000 người nữa, chủ yếu nam giới trong độ tuổi lao động chạy trốn khỏi lệnh bắt lính vào Tháng Chín của Putin. Chỉ riêng Kazakhstan và Georgia, mỗi nơi hiện có ít nhất 200,000 người Nga tạm đến náu thân.

Điều gì xảy ra trong năm 2023?

Ở cấp độ người tiêu dùng hàng ngày, đối diện sự rút lui của các công ty phương Tây, doanh nghiệp Nga đang lấp đầy khoảng trống. Một công ty khởi nghiệp của Nga đã tạo ra một sản phẩm tương tự McDonald’s khá thuyết phục. Tuy nhiên, một số lĩnh vực phải chịu thiệt hại nặng nề do lệnh trừng phạt cùng sự ra đi của các công ty nước ngoài. Công nghiệp xe hơi bị ảnh hưởng nặng nề. Một phân tích thị trường từ Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, đại diện cho các công ty châu Âu tại Nga, cho biết doanh số bán xe hơi mới trong Tháng Một thấp hơn 63% so với một năm trước đó.

Những nhà sản xuất xe hơi nội địa như Avtovaz, nơi sản xuất chiếc Ladas mang tính biểu tượng, đã phải vật lộn với tình trạng thiếu linh kiện và vật liệu. Ngành công nghiệp xe hơi Nga gần như chết đứng sau khi các công ty như Volkswagen, Renault, Ford và Nissan tạm dừng sản xuất và bắt đầu bán tài sản địa phương của họ vào năm ngoái.


Ảnh: Jakub Porzycki/NurPhoto via Getty Images
Tại Ba Lan vào Thứ Ba 21 Tháng Hai 2023, Tổng thống Biden nói rằng “chúng tôi sẽ công bố thêm các biện pháp trừng phạt trong tuần này cùng với các đối tác của mình.”

___________

Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến áp đặt một đợt trừng phạt lớn khác đối với Nga. Daniel Pickard, một luật sư về chính sách cấm vận, cho biết các biện pháp trừng phạt “sẽ tiếp tục được sử dụng với tần suất cao hơn, cho phép tổng thống hành động mà không cần phải hỏi ý kiến Quốc hội và có thể được điều chỉnh liên quan đến các sự kiện đang thay đổi trên thực tế.”

Bất luận thế nào, các vết nứt trong nền kinh tế đang bắt đầu lộ ra và chúng sẽ giãn rộng ra trong 12 tháng tới. EU – từng chi hơn $100 tỷ cho nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2021 – đã đạt được những bước tiến lớn trong việc loại bỏ dần việc mua nhiên liệu. EU đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga vào năm ngoái và chính thức cấm hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển vào Tháng Mười Hai.

“Năm nay thực sự có thể là một bài kiểm tra quan trọng,” nhận xét của Timothy Ash, một thành viên cộng tác trong chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House. Bloomberg Economics ước tính cuộc chiến của Putin ở Ukraine sẽ làm thiệt hại $190 tỷ trong tổng sản phẩm quốc nội của Nga vào năm 2026 so với trước thời điểm trước chiến tranh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 3:57 pm

Hỏa tiễn siêu thanh Nga – một “con ngáo ộp”?

Lê Tây Sơn
22 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Nga thường xuyên “khoe hàng” ICBM trong các cuộc diễu binh phô diễn sức mạnh (ảnh: Iliya Pitalev – Host Photo Agency via Getty Images)

Giới chức Mỹ tin rằng Nga đã thất bại trong cuộc thử nghiệm mới một loại hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, ngay thời điểm Tổng thống Joe Biden có chuyến viếng thăm chớp nhoáng đến Ukraine. Hỏa tiễn hành trình siêu thanh Zircon, vốn được Nga tán dương, thật ra là “con ngáo ộp”.

Theo hai quan chức Mỹ giấu tên biết về sự việc, trong khoảng thời gian Tổng thống Joe Biden đang ở Ukraine ngày 20 Tháng Hai, Nga đã thực hiện cuộc thử nghiệm một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (intercontinental ballistic missile-ICBM). Nhưng có vẻ hỏa tiễn ICBM này (Nga gọi là SARMAT; giới quân sự phương Tây gọi là Satan II), với khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân không thử nghiệm thành công như mong muốn.

“Nga đã thông báo cho phía Mỹ trước khi thử nghiệm bằng các tín hiệu gài mã” – một quan chức Mỹ tiết lộ. Quan chức còn lại khẳng định cuộc thử nghiệm không gây nguy hiểm cho lãnh thổ Mỹ và chính phủ Mỹ cũng không xem cuộc thử nghiệm là “bất thường” hoặc leo thang.

Hỏa tiễn Nga bắn vào Ukraine (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)

SARMAT từng thử nghiệm thành công trước đây và các quan chức Mỹ tin rằng Putin sẽ nhấn mạnh đến cuộc thử nghiệm mới trong thông điệp quốc gia sau đó một ngày nếu nó thành công. Tuy nhiên, Putin không đề cập đến hỏa tiễn trong bài phát biểu kéo dài 1 giờ 45 phút mà chỉ tuyên bố đã chính thức đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân mới (New START) ký với Mỹ. Đây cũng là hiệp ước cuối cùng còn lại dùng điều chỉnh hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ và Nga đã liên lạc qua một số kênh khác nhau vào đầu tuần này. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết phía Mỹ đã thông báo cho người Nga vài giờ là Tổng thống Biden thực hiện chuyến đi tới Thủ đô Kyiv của Ukraine.

Trong quá khứ Putin từng công bố các thử nghiệm ICBM thành công mà gần đây nhất là vào Tháng Tư 2022, chỉ vài tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine. SARMAT ra mắt vào năm 2016 và các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng hỏa tiễn có phạm vi hoạt động trên 11,000 km. SARMAT có thể mang một đầu đạn nặng 100 tấn và là kế thừa của loại hỏa tiễn ICBM R-36M Voevoda. Hình ảnh được công bố bởi Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 20 Tháng Tư 2022 cho thấy SARMAT siêu nặng nằm trong một silo tại bãi thử nghiệm Plesetsk thuộc khu vực Arkhangelsk – CNN cho biết.

Năm 2022, Putin cảnh báo “SARMAT sẽ buộc những kẻ đang cố gắng đe dọa Nga phải suy nghĩ lại”. Vào thời điểm đó, các chuyên gia phương Tây mô tả cuộc thử nghiệm năm 2022 “chỉ là cách đánh lạc hướng khỏi những thất bại quân sự của Nga ở Ukraine, đặc biệt là vụ chiến hạm lừng lẫy Moskva bị đánh chìm tại Hắc Hải”.

Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài lúc đó là John Kirby không xem thử nghiệm là một bất ngờ. Nó cũng không đe dọa nước Mỹ hoặc các đồng minh. Quân đội Nga đã phải đối mặt với nhiều thất bại lớn trên chiến trường ở Ukraine trong năm ngoái và không đạt được phần lớn các mục tiêu chiến lược. Nói như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, vào tuần trước: “Nga đã thua về cả chiến lược, tác chiến và chiến thuật”.

Hỏa tiễn Nga tại chiến trường Ukraine (ảnh: Mustafa Ciftci/Anadolu Agency via Getty Images)

Tuần trước, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga đã bay gần Alaska hai lần, buộc Bộ tư lệnh phương bắc Mỹ-Canada (NORAD) phải đưa máy bay chiến đấu lên chặn lại. Máy bay Nga chỉ ở rìa không phận có chủ quyền của Mỹ và Canada dài 12 dặm từ bờ biển, nhưng chúng đã bay vào hoặc gần khu vực nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone-ADIZ) của Alaska, cách bờ biển 200 dặm.

Thứ Hai tuần trước, hai máy bay F16 cũng cảnh cáo máy bay ném bom TU-95 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đi vào ADIZ. Một ngày sau, F-35 lại lên chặn các máy bay TU-95, SU-30 và SU-35 của Nga. “Chúng tôi sẵn sàng sử dụng một số lựa chọn tương xứng để bảo vệ chủ quyền Bắc Mỹ và Bắc Cực” – NORAD ra tuyên bố nêu rõ nhưng không xem các chuyến bay của Nga là “khiêu khích” hoặc là mối đe dọa.

Hỏa tiễn “bất khả chiến bại” của Putin có thể đại bại

Giống như các vũ khí tốc độ siêu lớn khác, vận tốc của hỏa tiễn siêu thanh 3M22 Zircon (SARMAT) có thể phải trả giá bằng độ chính xác của nó – đó là nhận định của Sidharth Kaushal, chuyên gia chiến tranh hải quân tại Viện Royal United Services Institute, một cơ quan cố vấn quốc phòng của Vương quốc Anh.

Zircon có tầm bắn được ghi nhận khoảng 621 dặm, nhưng phụ thuộc vào việc hỏa tiễn được dẫn đường chính xác tới mục tiêu. Dài khoảng 26 feet đến 32 feet, nghĩa là nó đủ nhỏ để trang bị cho các tàu chiến nhỏ như tàu khu trục lớp Admiral Gorshkov và tàu ngầm như tàu lớp Yasen. Putin ca ngợi vũ khí siêu thanh của Nga là “bất khả chiến bại” (bỏ qua các định luật vật lý) và giới chức Nga nói rằng Zircon có thể bay với tốc độ Mach 9, tương đương khoảng 6,900 dặm/giờ, quá nhanh đối với hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn chiến thuật hiện tại. Vấn đề là các vật thể di chuyển ở tốc độ siêu âm (Mach 5 và hơn) sẽ làm ion hóa không khí xung quanh, tạo ra lớp vỏ plasma chặn tín hiệu radar.

Khi đến gần mục tiêu, Zircon sẽ không di chuyển nhanh hơn các hỏa tiễn chống hạm của Nga như P-800 Oniks, có tốc độ khoảng Mach 2.5 (1,900 dặm/giờ). Bay chậm hơn nên hỏa tiễn siêu thanh có thể bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ trên tàu như hệ thống súng/hỏa tiễn SeaRAM của Hải quân Hoa Kỳ. Điểm bất lợi nữa là không giống như các hỏa tiễn chống hạm siêu thanh có thể lướt trên mặt nước để tránh bị radar phát hiện, Zircon sẽ phải ở độ cao khoảng 12 dặm cho đến khi tương đối gần mục tiêu. Bay cao hơn trong thời gian dài khiến nó dễ bị radar đối phương nhìn thấy.

Kaushal viết: “Hỏa tiễn không thể vừa siêu thanh vừa có thể bay thấp. Nhưng cũng không nên đánh giá thấp Zircon. Một tàu khu trục sẽ không thể phát hiện sớm hỏa tiễn siêu thanh bay với tốc độ Mach 5–6 cho đến khi nó đi vào phạm vi khoảng 15 dặm và chỉ có 15 giây để phản ứng”. Dù vậy, Kaushal hoài nghi về tuyên bố của Nga cho rằng Zircon thực sự hoạt động hiệu quả. “Zircon được phát triển nhanh đáng kể so với các hỏa tiễn trước đó của Nga nhưng không có báo cáo nào về thất bại thử nghiệm, rất bất thường đối với một loại hỏa tiễn mới, đặc biệt là loại hỏa tiễn phức tạp như hỏa tiễn hành trình siêu thanh” – ông nhận định, dẫn lại từ BusinessInsider.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 4:22 pm

Nghiên cứu quốc tế

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động.

Dù Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng ông tin rằng quan hệ của họ không phải là quan hệ đối tác không có giới hạn, như quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ

Dưới đây là bản biên tập của bài phỏng vấn.

Hỏi: Ông đã thảo luận điều gì với các quan chức Nga ngay trước khi chiến tranh bắt đầu?

Đáp: Tháng 10/2021, tôi quay trở về Mỹ để nghỉ phép trong một thời gian ngắn, và đó là thời điểm mà đánh giá của cộng đồng tình báo của chúng tôi trở nên đáng báo động, rằng Nga đang lên kế hoạch xâm lược Ukraine.

Tổng thống Biden đã cử Giám đốc CIA William Burns đến nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin, Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev, và những nhân vật khác ở Moscow. Tôi đã đi cùng Burns khi ông tới Moscow.

Theo tôi, giai đoạn trước khi chiến tranh nổ ra về cơ bản đã bắt đầu kể từ ngày 1/11, khi Burns có chuyến đi đến Moscow và nói với giới lãnh đạo cấp cao của Nga rằng “chúng tôi biết các ông đang định làm gì, hậu quả đối với Nga sẽ rất thảm khốc.”

Giữa tháng 12, tôi đến Bộ Ngoại giao Nga cùng với Karen Donfried, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề châu Âu và Á-Âu. Chính phủ Nga đã trao cho chúng tôi hai dự thảo hiệp ước. Họ tìm kiếm sự đảm bảo an ninh cho nước Nga.

Họ đưa các bản dự thảo cho chúng tôi. Chúng được viết bằng tiếng Nga và không được dịch sang tiếng Anh, đây là điều bất thường trong những cuộc gặp kiểu này.

Ý tưởng rằng họ sẽ triệu tập chúng tôi vào thứ Tư, trình bày những dự thảo này, rồi nói rằng “Trong vòng hai ngày, Tổng thống Biden phải cử một đoàn đến Geneva để đàm phán”, cho thấy họ không nghiêm túc. Họ hoàn toàn không có ý định đàm phán. Tất cả chỉ là một màn kịch công khai.

Đến ngày 6/2/2022, tôi tin rằng Nga sẽ xâm lược Ukraine. Chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn quân Nga tập trung ở Belarus, một số lượng lớn chưa từng thấy, ngay cả so với các cuộc tập trận trước đây. Tất cả bằng chứng đều ủng hộ kết luận rằng Tổng thống Putin sẽ ra lệnh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn.

Tôi đã rất lo sợ. Tôi sợ cái cách mà mọi chuyện sẽ diễn ra. Tôi đã không ngạc nhiên vào sáng sớm ngày 24/2, khi cuộc xâm lược bắt đầu. Nhưng tôi rất đau lòng vì đó là một bước ngoặt của lịch sử. Nó không chỉ phá vỡ hòa bình ở châu Âu, mà còn là cuộc chiến xâm lược được thực hiện bởi một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và điều đó có những tác động quốc tế quan trọng.

Hỏi: Ông nghĩ đâu là lý do khiến Mỹ và cộng đồng quốc tế thất bại trong việc ngăn chặn Putin xâm lược Ukraine?

Đáp: Bởi vì ông ta đã đặt mục tiêu cho một chiến dịch quân sự đặc biệt, họ gọi nó là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, vì họ tin rằng nó sẽ bắt đầu và kết thúc chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.

Tuy nhiên, sau khi thất bại với mục tiêu đó, họ đã phải thay đổi phần nào cách tiếp cận cuộc chiến, thể hiện qua ngôn ngữ mà họ sử dụng. Chẳng hạn, vào tháng 9, Tổng thống Putin đã phải ra lệnh động viên đối với 300.000 người Nga. Không thể tưởng tượng ông nói ra điều đó vào thời điểm ngày 24/2.

Putin buộc phải phản ứng với những thất bại trên chiến trường. Nhưng ông vẫn nhất quyết không thay đổi các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Người Nga đã mô tả chúng như thế nào? Họ mô tả chúng là “phi phát xít hóa” và “phi quân sự hóa” Ukraine. Cá nhân tôi diễn giải điều đó trước tiên là lật đổ chính phủ của Volodymyr Zelenskyy ở Kyiv, và thứ hai là buộc người dân Ukraine phải khuất phục.

Tôi đã cố gắng chứng minh, vào tháng 1 và tháng 2, rằng Nga sẽ xâm lược Ukraine, nhưng nhiều người không tin chúng tôi, và một phần phản ứng của họ là “điều đó thật phi lý.”

Điều đó có hợp lý không? Từ góc nhìn của Putin, nó hợp lý. Tôi nói ra điều này bởi vì việc chúng ta nhìn nhận từ quan điểm của ông ta có ý nghĩa quan trọng.

Putin chưa bao giờ chấp nhận việc Liên Xô tan rã. Ông đã nói rõ điều đó trong những thập niên vừa qua. Ông mô tả nó là một bi kịch lớn của thế kỷ 20. Và ông không nói đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, mà là sự chia cắt của dân tộc Nga, thể hiện qua những đường biên giới xuất hiện trở lại trên bản đồ.

Tầm nhìn của ông là thống nhất người Nga, đưa họ về dưới một chính phủ chung. Theo quan điểm của ông, hành động đó là hợp lý, và đáng để hy sinh vì nó.

Hỏi: Ông nghĩ chiến tranh sẽ tiếp tục trong bao lâu?

Đáp: Trong bối cảnh này, tôi tin rằng chính phủ Nga và Tổng thống Putin thực sự nói ra đúng những điều họ nghĩ. Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, luôn nói rằng họ sẽ đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Họ chưa bao giờ thay đổi mục tiêu kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Putin sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ít hơn như vậy, và ông vẫn còn thời hạn rất dài. Đây không phải là một hành động ngẫu nhiên nào đó nhằm củng cố cơ hội tái đắc cử của ông vào năm 2024. Bức tranh toàn cảnh lớn hơn nhiều – nó là một vấn đề chiến lược, dài hạn đối với Tổng thống Nga.

Tôi cho rằng ông ta sẽ không từ bỏ mục tiêu đó cho đến khi ông tin chắc rằng mình hoàn toàn không thể đạt được nó. Putin nghĩ rằng mình có thể vượt qua phương Tây về lâu dài, rằng ông có thể làm suy yếu người Ukraine. Dù điều đó xảy ra vào năm 2023, 2024, 2025, hay 2026 đi chăng nữa.

Tôi hiểu lý do tại sao các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga lại nói theo cách này – họ nói rằng “Chúng ta đã hy sinh hàng triệu sinh mạng trong Thế chiến II để giải phóng Ukraine. Sự hy sinh hiện tại của chúng ta chẳng thấm vào đâu cả.”

(Ảnh của Masahiro Okoshi)

Hỏi: Vậy tức là, ông cho rằng Putin sẽ không nghiêm túc trong việc đàm phán lệnh ngừng bắn?

Đáp: Không phải bây giờ. Ông ta sẽ chấp nhận một lệnh ngừng bắn theo nghĩa một sự tạm dừng để ông có thể củng cố lực lượng và tái trang bị cho họ, rồi tiếp tục cuộc chiến của mình. Putin có thể chấp nhận một lệnh ngừng bắn như vậy.

Nhưng nó sẽ không giống như cuộc chiến ở Triều Tiên, nơi vẫn chưa có một công cụ hòa bình nào để chấm dứt chiến tranh. Sẽ không có một lệnh ngừng bắn trong tình trạng đóng băng vĩnh viễn như thế. Lệnh ngừng bắn ở Ukraine sẽ là tạm thời, vài tuần hoặc vài tháng, và sau cùng, mối đe dọa đối với Ukraine vẫn còn đó.

Hỏi: Ông có suy nghĩ gì về quan hệ Trung Quốc và Nga? Có vẻ như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm đến thăm Moscow.

Đáp: Vâng, tôi có xem những tin tức đó. Tất nhiên, cũng khoảng thời gian này năm ngoái Putin đã đến Bắc Kinh để tham dự Thế vận hội Olympics, nơi hai bên công bố một tài liệu dài mô tả quan hệ đối tác của họ là quan hệ đối tác không giới hạn – nhưng vẫn không phải là quan hệ “đồng minh.”

Tuy nhiên, điều gây tò mò là kể từ đó đến nay, Tập Cận Bình đã ít nhất hai lần nói rằng vẫn có những giới hạn. Ông đã nói rõ với Nga rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân để hỗ trợ cho chiến dịch quân sự đặc biệt nằm ngoài phạm vi thỏa thuận hợp tác của họ, và là điều mà Trung Quốc sẽ không dung thứ.

Đúng là quan hệ Trung-Nga đã trở nên gần gũi hơn, và Nga đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Nhưng nó có phải là một mối quan hệ chiến lược, không giới hạn, tương tự như quan hệ hiệp ước giữa Mỹ và Nhật Bản hay không? Không, không phải như thế.

Tôi nghĩ rằng nếu anh có thể nghe được ý kiến trung thực từ một nhà lãnh đạo Nga, họ sẽ nói rằng mình đã không nhận được tất cả sự hỗ trợ mà họ mong muốn, và phía Trung Quốc cũng sẽ nói thế. Tôi nghĩ rằng Tập Cận Bình vạch ra một ranh giới rất rõ ràng ở đây.

Hỏi: Mỹ đang ở giai đoạn mà đối thoại với Trung Quốc là rất quan trọng, nhưng Ngoại trưởng Antony Blinken lại hoãn chuyến thăm Trung Quốc vì sự cố khinh khí cầu do thám.

Đáp: Anh biết đấy, có một sự cố nổi tiếng hồi năm 1960, về chiếc máy bay do thám U-2 bay qua Liên Xô, ngay trước khi Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev gặp Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower. Liên Xô đã bắn hạ máy bay. Khrushchev hủy bỏ cuộc gặp giữa hai bên. Mọi thứ dần đi xa hơn trong quan hệ Mỹ-Xô, dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Mọi người sẽ nhớ đến sự kiện “khí cầu gián điệp Trung Quốc.” Nó kích thích trí tưởng tượng, và đại loại là hình ảnh tượng trưng cho những lo ngại về sự hiếu chiến của Trung Quốc và PLA, dưới thời Tập Cận Bình.

Hỏi: Ông có lời khuyên nào cho Nhật Bản, dựa trên bài học kinh nghiệm từ Ukraine?

Đáp: Khi nhắc đến Nhật Bản, tôi nghĩ đến khu vực lân cận xung quanh các hòn đảo của nước Nhật. Tất nhiên, chúng ta có gã khổng lồ Trung Quốc, nhưng cũng có cả Triều Tiên và Nga. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là Mỹ, Nhật, và các nền dân chủ đồng minh – không nhất thiết chỉ ở châu Á, mà trên toàn thế giới – phải tập trung vào an ninh ở Thái Bình Dương, bởi vì không quốc gia nào có thể hành động một mình.

Tại các nền dân chủ, những người ủng hộ tự do trên khắp thế giới đang đối mặt với mối đe dọa từ các quốc gia không chia sẻ cam kết về tự do, dân chủ, và lối sống của chúng ta, và điều quan trọng là chúng ta phải đoàn kết với nhau.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 23, 2023 5:02 pm

February 23, 202312:33 PM 

Finland to send three Leopard tanks to Ukraine

Reuters

Governor General of Canada Simon visits Finland
FILE PHOTO-Finnish President Sauli Niinisto speaks during a news conference with Governor General of Canada Mary Simon (not in the picture) at the Presidential Palace in Helsinki, Finland, February 7, 2023. Lehtikuva/Markku Ulander via REUTERS

HELSINKI, Feb 23 (Reuters) - Finland will send three Leopard 2 tanks suitable for mine clearing to Ukraine and provide training for their use, the Finnish defence ministry said on Thursday.

Kyiv has secured pledges from several Western nations to supply modern battlefield tanks to help fend off Russia's invasion, as Moscow bids to make incremental advances in eastern Ukraine.

The three tanks to be donated by Finland, which shares a 1,300-km border with Russia, have been built on the base of 2A4 type Leopards equipped with machine guns and are intended to be used to clear ground mines before the main battle tanks are brought onto the battle field, defence minister Mikko Savola said.

"These are front-line vehicles," he told reporters.

Finnish president Sauli Niinisto in January said Finland would participate in a European donation of battle tanks, adding that Finland's contribution would be modest to avoid compromising its own security.

"Finland's share of tanks to be donated to Ukraine cannot be very significant. We have a long eastern border to defend, we are still not NATO members and we cannot compromise our own security," Savola said.

Finland has slightly fewer than 200 Leopard 2 tanks.

Finland would not reveal the timetable of the tank delivery for security reasons, he added.

The value of Finland's newest defence aid package to Ukraine will amount to 160 million euros ($169 million), including the three Leopards, training and other equipment, the ministry said.

($1 = 0.9444 euros)

Reporting by Anne Kauranen and Essi Lehto, editing by Anna Ringstrom and Bernadette Baum

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 24, 2023 3:08 am

BBC News, Tiếng Việt

Lời kể người Việt ở Kyiv: Một năm Nga xâm lược Ukraine

Tác giả,Nguyễn Thành VinhVai trò,Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Kyiv, Ukraine

24.02.2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Một lính cứu hỏa tại một bãi đậu xe gần một khu chung cư bị hư hại nặng nề từ cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga, ở Pokrovsk, vùng Donetsk, Ukraine vào ngày 15 tháng 2 năm 2023

Khoảng 4-5 giờ sáng gì đó mình vừa đặt lưng ngủ sau một đêm lái xe từ thành phố khác về bỗng "ùm" như động đất, cửa kính rung bần bật.

Chồm chăn chui ra ngoài xem nhà cửa, mấy con chó ( chúng vốn rất sợ tiếng pháo hoa ) thế nào. Nhìn chúng nép chặt vô góc chuồng, mắt van lơn thật tội.

Ngoài đường phố xe chạy hối hả đông nghịt. Người người như một phản ứng tự nhiên tích trữ xăng, thuốc men, thực phẩm...

Trên TV, Tổng thống xuất hiện, ông còn chưa kịp cạo râu...Số phận của hơn 40 triệu dân đặt nặng lên vai ông ấy.

....

365 ngày sau

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYỄN THÀNH VINH

Chụp lại hình ảnh,

Bức ảnh khu chung cư cách nhà tác giá, 2 km là một trong số những khu nhà dân bị trúng tên lửa của địch ngày đầu chiến tranh. Khu nhà này có người Việt sinh sống. Thành phố đã nỗ lực sửa chữa cho người dân có chỗ ở

Thủ đô Kyiv và các thành phố lớn khác, nơi phần lớn người dân nói tiếng Nga đã chống trả quyết liệt và đứng vững trước kẻ thù mạnh gấp bội.

Người Ukraine làm gì nên tội ? Họ cũng như người Gruzia, người Balan, Phần lan hay Baltic... họ muốn được tự do lựa chọn đường lối cho đất nước, "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" như ông Hồ Chí Minh từng trích dẫn Tuyên ngôn Hoa Kỳ 1776.

Ukraine trước đây xa lạ với người Việt. Chỉ những người người nào từng học tập, lao động mới biết đến. Họ vẫn quen gọi là "đi Nga về", như anh ca sỹ nổi tiếng tên Khang gì đó thậm chí công khai chối bỏ.

Đất nước này chả hiềm tỵ gì với Việt Nam, thậm chí đóng góp rất nhiều về người và của. Đại sứ quán Việt Nam tại Kyiv hàng năm vẫn tổ chức tiệc tri ân các cựu chiến binh từng là cố vấn quân sự trong chiến tranh Việt Nam.

Cái "tội" lớn nhất của người Ukraine là đi theo đường hướng dân chủ, nhất quyết từ bỏ chế độ độc tài.

Bốn cách cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm thay đổi thế giới

'Đại Nga' là động lực sâu xa cho cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Putin?

Quân xâm lược Nga đang bị động trước sức phản công của Ukraine?

Nôm na là tự chuyển hoá, diễn biến và đó là lý do bị người ta ghét. Và công cuộc bôi nhọ, dối trá bắt đầu: bài người nói tiếng Nga, phản bội, tiểu bá...y hệt như Đặng Tiểu Bình đối với Việt Nam hồi 1978-1979.

Ngay từ ngày đầu chiến tranh, nhiều người nhắn tin thăm hỏi chân tình, vô cùng cảm động.

Cũng có nhiều người chê trách : lãnh đạo Ukraine tồi nên mới xảy ra chiến tranh. Mình nhẹ nhàng: ừ, theo bạn thì ông Hồ, ông Chinh, ông Duẩn, ông Đồng... đều tồi vì không chịu đầu hàng cho dân đỡ khổ, tránh được chiến tranh 9 năm với Pháp, 20 năm với Mỹ, với Tàu không tính.

Cả lãnh đạo châu Âu 1938-39 tồi quá, không chịu nhịn Hitler đi, nhường cho hắn vùng đất Suderterland giàu có của Tiệp khắc, có sao đâu ?...

Có bạn khác cáu, thế cậu không yêu nước (Việt Nam) à ? Theo bạn ý, ủng hộ nước Nga đồng nghĩa là yêu nước.

Khổ vậy đó, bạn ấy trong sáng tin rằng: chỉ cần người Ukraine vâng lời, ăn một loại xúc xích, đi mãi một loại xe dẫu ngốn xăng và vĩnh viễn bằng lòng với một lãnh tụ duy nhất chừng nào ông ấy chưa chết ...là tức khắc có hoà bình, ấm no.

Tuyên truyền nó có sức mạnh ghê gớm. Ngày xưa, Ban tuyên giáo của Joseph Goebbels từng khiến cả một dân tộc văn minh bậc nhất như người Đức tung hô một chế độ tội ác lớn nhất thế kỷ 20.

Mình mất một số người bạn lâu năm, bởi thế hệ mình (miền Bắc) thuộc về Liên Xô nhiều quá. Người ta không chấp nhận gọi pu.tin (mình không viết hoa đúng ngữ pháp đâu) là kẻ xâm lược, gây tội ác.

Đối với họ, Liên Xô chưa hề tan rã và Liên Xô (mặc định là người Nga) là những người châu Âu duy nhất từng giúp Việt Nam, còn lại đến Việt Nam với tư cách thực dân, đế quốc.

Mình không giận họ. Chắc chắn thời gian sẽ giúp họ hiểu rõ. Cũng như hồi 80x-90x người ta nguyền rủa Đông Âu rời bỏ "phe ta" mà đi theo đế quốc vậy.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK

Chụp lại hình ảnh,

Một chiếc xe tăng của Nga bị cháy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 02 tháng 10 năm 2022

Thật may là có thêm rất nhiều bạn mới từ khắp nơi trong và ngoài nước đã lên tiếng phản chiến, kể những người bạn từ chính nước Nga.

Ukraine cũng không cô độc. Có hàng trăm nước lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ, đóng góp công của, kể cả những nước bao nhiêu năm trung lập như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần lan, Đan Mạch rồi Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí Campuchia xa xôi cũng ủng hộ tại Liên hiệp Quốc, gửi binh lính giúp rà phá bom mìn.

Rất ngưỡng mộ câu trả lời của một quan chức chính phủ Campuchia trên trang Khmer Times rằng: Nga và Ukraine đều là đối tác của Campuchia và với Nga còn nhiều lợi ích hơn nhiều nhưng giữa lợi ích và luật pháp quốc tế chúng tôi đứng về phía Ukraine.

Cộng đồng gốc Việt hầu hết đã sơ tán sang EU, Anh, Ireland, Canada...hay Việt Nam nhưng vẫn có nhiều người ở lại. Cũng như người Ukraine được dân chúng và cả đồng hương Việt Nam những nơi này hết lòng giúp đỡ nơi ăn chốn ở và được đối xử như người thân, được ưu đãi thậm chí còn hơn cả người bản địa. Trẻ em được đi học ngay lập tức thậm chí không đòi hỏi giấy tờ gì.

Bằng mọi cách trong khả năng, bọn mình vẫn đóng góp cho quân đội, cho người dân như một cách tri ân xứ sở.

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Thành Vinh ở Kyiv, Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 24, 2023 4:44 pm

NewsUK - The Independent 

UK willing to supply jets to allies so they can send fighter planes to UkraineBen Wallace said backfilling allies with the UK’s jets to free up their own would be a quicker way to bolster Kyiv’s defences.

Sam Blewett

24.02.2023

Defence Secretary Ben Wallace speaks during a United With Ukraine vigil, to mark one year of war in Ukraine, at Trafalgar Square, London (James Manning/PA)

 (PA Wire)

Britain is prepared to supply fighter jets to eastern European allies to enable them to release their Soviet-era planes to Ukraine, the Defence Secretary has said.

Ben Wallace said backfilling allies with the UK’s jets to free up their own would be a quicker way to bolster Kyiv’s defences than providing them with British Typhoons.

His comments came on Friday as Rishi Sunak prepared to lead the nation in a minute’s silence to mark a year of Russian President Vladimir Putin’s all-out assault on his neighbour.

Britain announced a new package of sanctions, imposing an export ban on every piece of equipment Russia has been found using on the battlefield in Ukraine.

The Prime Minister will use a call with G7 leaders, including US President Joe Biden, to urge allies to “move faster” in arming Volodymyr Zelensky’s resistance against the invasion.

Britain will be training Ukrainian pilots on Nato-standard jets but allies have been reluctant to release the modern warplanes requested by the Ukrainian President.

Mr Wallace told Times Radio “the other quick way that Ukraine can benefit from fighter jets is for those countries in Europe that have Russian Soviet fighter jets – MiG 29s or Su-24s – if they wish to donate we can use our fighter jets to backfill and provide security for them as a result”.

“They are already configured to fight in a Nato way, where of course Ukraine isn’t,” he said.

Mr Wallace said the UK is taking steps to rebuild its munitions stockpiles that have been depleted by the war and have “borne the brunt of defence cuts” in recent decades.

“We have now started to place orders to replenish them and where we haven’t placed orders we have started the work to make sure we have the supply chain or find alternative sources,” he told Sky News.

Mr Wallace said the Russian army was suffering “huge losses” on the battlefield for very little territorial gain and will sacrifice a growing number of troops to satisfy Mr Putin’s demands.

“It will move effectively to a meat-grinder approach where it just keeps sacrificing its own soldiers for the vanity of the Kremlin,” he told Times Radio.

“That’s why we see huge losses amongst the Russian army and only gains – where we see gains – in metres not miles.”

Meanwhile, Foreign Secretary James Cleverly announced the internationally co-ordinated new package of sanctions.

Export bans have been extended to include hundreds of goods, including aircraft parts, radio equipment and electronic components that can be used by the Russian military industrial complex.

The UK also sanctioned senior executives at the Russian state-owned nuclear power company Rosatom, as well as bosses at Russia’s two largest defence companies and four banks.

Mr Cleverly warned Mr Putin will “probably threaten nuclear use” as he fails in Ukraine.

“We have committed to ensure that Putin fails in his attempt to invade Ukraine and as that realisation of his failure dawns on him, he will use every trick in the book,” he told Times Radio.

“He will use cyber, he will use disinformation, he will try and call in any and every favour in the international community that he can.

“He will threaten escalation and he will probably threaten nuclear use. What we have to say to the Russian people is that there is not and has never been a threat to Russia itself.

“This is a purely defensive posture. No one else is talking about this kind of escalation and there is no threat to Russia itself.”

In the virtual G7 meeting, Mr Sunak will urge his fellow world leaders to “move faster” in arming Ukraine’s troops as the battle against Mr Putin’s forces continues.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 24, 2023 6:00 pm

Sai lầm nào lớn nhất mà Putin phải trả giá bằng máu?

365 ngày Ukraine sống dưới đạn bom

Mỹ Anh
24 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ 

Ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images
Ba tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, Giám đốc CIA William Burns và Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga John Sullivan đã gặp Nikolai Patrushev tại Moscow, một cố vấn nổi tiếng diều hâu của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Burns và Sullivan thông báo cho Patrushev rằng Mỹ đã biết tỏng kế hoạch xâm lược của Nga; và phương Tây sẽ đáp trả một cách đích đáng không khoan nhượng. Phản ứng, Patrushev khinh khỉnh nhìn thẳng vào mắt người Mỹ với “thông điệp không lời”: Quân đội Nga có thể đạt tất cả những gì họ muốn!

Ảnh: Christopher Furlong/Getty Images
Vào thời bình

Trong rất nhiều sai lầm của Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, từ phác họa kịch bản chiến tranh, chiến thuật quân sự đến hàng loạt sai lầm tác chiến trên thực địa chiến trường, thì việc không hiểu, hoặc hiểu sai, về bộ máy nhà nước của chế độ đương nhiệm Ukraine có thể được xem là sai lầm tồi tệ nhất, dẫn đến việc Nga sa lầy một cách thảm hại.

Cuộc thăm dò bí mật trước chiến tranh của các cơ quan tình báo Nga cho thấy chỉ 48% người dân Ukraine “sẵn sàng bảo vệ” đất nước họ. Tỉ lệ hài lòng của người dân đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky dưới 30% vào đêm trước chiến tranh (24 Tháng Hai 2022). Khảo sát của tình báo Nga không hoàn toàn sai. Tháng Bảy 2021, bảy tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine, một nhóm nghiên cứu Ukraine đã hoàn thành một khảo sát qui mô về cách người Ukraine nhìn nhận những sự kiện quan trọng trong lịch sử đương đại đất nước. Kết quả cho thấy một chi tiết quan trọng: Các thể chế chính trị Ukraine thường bị coi thường. Người dân luôn thiếu tin tưởng giới nhà lãnh đạo, bất kể họ thuộc đảng phái nào.

Ảnh: Boris Roessler/picture alliance via Getty Images
Trong thực tế, trong nhiều thế kỷ, người Ukraine có xu hướng ủng hộ các phong trào chính trị cấp địa phương hoặc những cá nhân anh hùng – chẳng hạn nhà thơ thế kỷ 19 Taras Shevchenko, hoặc nhà bất đồng chính kiến chống Liên Xô Vasyl Stus – hơn là các thể chế nhà nước. Ngay cả sau cuộc nổi dậy Maidan năm 2014, khi Ukraine cuối cùng trở thành một nền dân chủ tự do, các mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước vẫn đối nghịch như Mặt trăng với Mặt trời.

Trước cuộc xâm lược của Nga, Ukraine thường xuyên chứng kiến cảnh đối kháng giữa chính phủ với người dân, giữa bộ máy cai trị với giới báo chí và các tổ chức xã hội dân sự. Năm 2000, Georgi Gongadze, một trong những phóng viên chính trị nổi tiếng nhất Ukraine, đã bị giết bởi một quan chức hàng đầu của Bộ Nội vụ.

Trong cuộc nổi dậy Maidan 2013-2014, cảnh sát chống bạo động đã đánh không nương tay và xả súng vào những người biểu tình ôn hòa. Bất chấp một số cải cách trong bộ máy tư pháp, người ta vẫn không thể điều tra vụ nổ bom xe giết chết nhà báo Pavel Sheremet vào năm 2016, hay vụ giết Kateryna Handziuk, một nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng ở Kherson. Sau khi Volodymyr Zelensky đắc cử năm 2019, chính phủ của ông vẫn thường xuyên bị chỉ trích vì việc cản trở cải cách tư pháp.

Trong thời chiến

Tuy nhiên, như đã thấy, khả năng thích ứng bối cảnh thời chiến trong khu vực công của bộ máy điều hành quốc gia Ukraine có thể nói là đáng kinh ngạc.

Thử lấy cơ sở hạ tầng giao thông làm ví dụ. Kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022, khi không phận Ukraine bị đóng cửa, các cảng biển bị phong tỏa và giao thông trên bộ bị hạn chế, tuyến đường sắt quốc gia – trước chiến tranh bị chê bai là chậm chạp và lỗi thời – lập tức chuyển mình để trở thành tuyến giao thông cực kỳ quan trọng, gánh vác từ tiếp vận cho quân đội, vận chuyển viện trợ nhân đạo đến việc đưa người tị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm. Bất chấp nguy cơ bị tấn công luôn hiện hữu, rất hiếm khi xảy ra tình trạng chậm trễ tàu hỏa; và khi một hoặc vài tuyến đường bị quân Nga tấn công, các tuyến đường khác lại nhanh chóng xuất hiện thay thế.

Ảnh: Vladimir Zivojinovic/Getty Images

Khi được yêu cầu cung cấp giấy tờ tùy thân, người Ukraine xuất trình “hồ sơ cá nhân” trên ứng dụng Diia dành cho thiết bị di động, một dịch vụ nhà nước lưu giữ bản sao điện tử lý lịch cá nhân. Diia được phát triển vào năm 2020 nhưng trở nên đặc biệt có giá trị trong chiến tranh. Nhờ hệ thống này, người dân có thể dễ dàng tái đăng ký ở các vùng khác nhau khi họ đi tản cư. Ứng dụng tương tự có thể được sử dụng để nộp thuế, đóng phạt giao thông, và nộp đơn xin trợ cấp xã hội.

Ảnh: Kirsty O’Connor/PA Images via Getty Images

Nhiều người Ukraine hơn có thể đã bị giết nếu không có Air Alert, một ứng dụng di động thông báo các cuộc không kích được tạo ra chỉ trong vòng một tuần sau cuộc xâm lược của Nga. Và kể từ khi Nga tấn công lưới điện quốc gia vào Tháng Mười 2022, nhiều người Ukraine đã sử dụng dịch vụ trực tuyến Bright giúp cung cấp lịch trình mất điện trước cho mọi địa chỉ ở các thành phố lớn bị ảnh hưởng.

Khi mùa Đông đến, nhiều người Ukraine ở những khu vực không có điện cũng có thể sinh hoạt gần như bình thường nhờ cái gọi là điểm “Không thể phá vỡ” (“Unbreakable” points). Đó là các trung tâm được lắp trong những tòa nhà công cộng và trong lều ở công viên, nơi mọi người có thể đến sạc thiết bị và sử dụng kết nối internet tốc độ cao.

Ảnh: Boris Roessler/picture alliance via Getty Images
Không nơi nào mà vai trò của nhà nước trong cuộc sống người dân Ukraine có thể dễ dàng nhìn thấy như ở thủ đô Kyiv. Việc khoảng ba triệu người vẫn ở lại thủ đô bất chấp tình trạng mất điện liên tục là kết quả từ nỗ lực chung sức của chính phủ, chính quyền thành phố, doanh nghiệp và người dân. Phần lớn cư dân đã quay trở lại sau khi cuộc bao vây Kyiv kết thúc vào Tháng Tư 2022 và kể từ đó, họ bắt tay cùng nhà nước duy trì sinh hoạt thường nhật.

Chính quyền thành phố vẫn cung cấp phương tiện giao thông công cộng. Công nhân thành phố vẫn giữ đường phố sạch sẽ. Hệ thống ngân hàng nhà nước và tư nhân, nhà khai thác di động, nhà bán lẻ thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng tạp hóa và nhà hàng vẫn mở cửa. Tất cả diễn ra trong bầu không khí mà còi báo động không kích vang lên hàng ngày trên điện thoại của mọi người.

Bóng dáng nhà nước có mặt mọi nơi. Cảnh sát nhanh chóng đóng các con đường sau một cuộc không kích, thực thi lệnh giới nghiêm để bảo vệ các khu vực dân sự, giúp sơ tán người dân khỏi những khu vực bị pháo kích và thậm chí gom thi thể nạn nhân thiệt mạng. Cá nhân người dân cũng nhận thức rõ rằng nhà nước đang quá tải và họ phải tự tổ chức một số việc. Cuối Tháng Mười Hai, một nhiếp ảnh gia đã giao áo chống đạn được mua bằng tiền quyên góp của chính phủ cho các công nhân ở thành phố Bakhmut đang bị bao vây để họ có thể đưa thi thể người thiệt mạng đến nhà xác địa phương. Thời điểm đó, Bakhmut có lẽ là nơi nguy hiểm nhất Ukraine.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Tháng Mười Hai 2022, một cuộc khảo sát ý kiến của Viện Nghiên cứu Xã hội Kharkiv cho thấy không chỉ mức độ đoàn kết cao mà còn có sự thống nhất chính trị ngày càng tăng giữa các thành phần dân cư khác nhau. Đáng chú ý, dường như ít người lường trước được sự chia rẽ chính trị hoặc xã hội lớn sẽ nổ ra sau chiến tranh. Đáng chú ý hơn nữa là cách người Ukraine đang nhìn nhận thể chế nhà nước của họ.

Những quan điểm tích cực có thể xoay chuyển theo hướng khác nếu chính quyền không thể giúp đất nước thoát khỏi sự suy yếu nghiêm trọng hoặc nếu sự mệt mỏi vì chiến tranh bắt đầu tô màu cho nhận thức của giới lãnh đạo. Hiện tại, giới xã hội dân sự Ukraine và các phương tiện truyền thông độc lập bắt đầu bày tỏ lo ngại về sự nổi tiếng như cồn của Tổng thống Zelensky, điều mà họ cho rằng có thể cản trở nền dân chủ và mở đường cho sự tập trung quyền lực mới sau chiến tranh. Sau nhiều tháng lảng tránh các vấn đề gây tranh cãi, người dân Ukraine lại bắt đầu chỉ trích chính phủ. Giới báo chí cầm bút xoáy vào những vấn đề liên quan tham nhũng.

Ảnh: Ian Forsyth/Getty Images

Bất luận thế nào, nếu Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn với tư cách là một quốc gia, thì họ đã làm được điều đó với cái giá phi thường. Hiện gần một nửa dân số có người thân trực tiếp phục vụ trong quân đội hoặc cơ quan thực thi pháp luật, và gần như mọi người đều biết ai đó đã chết trong chiến tranh. Việc chấp nhận sống dưới làn mưa bom của Nga tự nó là một hình thức phản kháng. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng điều này luôn đòi hỏi sức mạnh và sự gan góc, vốn có giới hạn.

Không thể nói liệu sự thống nhất và đoàn kết một lòng và sự gắn bó ngày càng tăng giữa người dân và nhà nước có thể được duy trì lâu dài hay không. Nhưng có một điều rõ rệt: Việc bộ máy tuyên truyền Nga nói về cái gọi là rạn nứt trong xã hội Ukraine và sự kém hiệu quả của nhà nước Ukraine như một cái cớ cho cuộc xâm lược để “giải phóng” đất nước Ukraine chính là sai lầm tồi tệ nhất của Kremlin. Ukraine đã không sụp đổ. Công dân của họ thậm chí đang nghĩ đến những việc cần làm để tái thiết đất nước.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 24, 2023 6:07 pm

BBC News, Tiếng Việt

Số phận của Putin gắn liền với cuộc chiến của Nga ở Ukraine ra sao?

Tác giả,Steve Rosenberg
Vai trò,Biên tập viên về Nga từ Moscow

24 tháng 2 2023

Putin and ShoiguNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu dự lễ đặt vòng hoa kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc ở Moscow hôm 23/3/2023

Nhiều lần tôi nhớ lại điều tôi nghe trên truyền hình nhà nước Nga ba năm trước.

Ở thời điểm đó, người dân Nga được giục giã hãy ủng hộ thay đổi trong hiến pháp Nga để cho phép ông Vladimir Putin tiếp tục cầm quyền thêm 16 năm nữa.

Để thuyết phục công chúng, phát thanh viên truyền hình mô tả Tổng thống Putin như một thuyền trưởng chèo lái con tàu nước Nga qua những vùng biển đầy bão tố của bất ổn chính trị.

"Nước Nga là ốc đảo của sự ổn định, một bến cảng an toàn,” ông ta nói tiếp. “Nếu không nhờ có Putin thì chúng ta sẽ ra sao?”.

Ốc đảo của sự ổn định và bến cảng an toàn chẳng được bao lâu. Ngày 24/2/2022, thuyền trưởng điện Kremlin ra khơi trong một cơn bão do chính ông ta gây ra. Và hướng thẳng đến một tảng băng lớn.

Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin đã gây ra chết hóc và hủy hoại tới nước láng giềng của Nga. Nó gây hậu quả là thương vong rất lớn cho quân đội của chính nước ông: một số nguồn ước tính số binh lính Nga đã thiệt mạng lên tới hàng chục ngàn người.

Hàng trăm ngàn công dân Nga bị kêu gọi nhập ngũ và nhiều tù nhân Nga (trong đó có cả những kẻ sát nhân bị bỏ tù) được đưa vào quân đội để chiến đấu ở Ukraine. Trong khi đó, cuộc chiến đã ảnh hưởng đến giá năng lượng và lương thực thế giới và tiếp tục gây đe dọa cho an ninh châu Âu và toàn cầu.

Vậy vì sao vị tổng thống Nga lại theo con đường gây chiến và chinh phục lãnh thổ?

Vladimir Putin
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Vladimir Putin bắt tay các quan chức quân đội trong một buổi ca nhạc tại Sân vận động Luzhniki hôm 22/2 tại Moscow

"Ở chân trời là cuộc tổng tuyển cử tổng thống Nga 2024,” nhà khoa học chính trị Ekaterina Schulmann bình luận.

"Hai năm trước cuộc bầu cử đó, điện Kremlin muốn có một sự kiện đầy chiến thắng nào đó. [Ý định là] năm 2022 họ sẽ đạt mục tiêu đó. Năm 2023 họ sẽ gieo vào đầu người dân Nga rằng họ đã may mắn chừng nào khi có một thuyền trưởng tài tình chèo lái con thuyền như thế, người không những chỉ vượt qua sóng gió và còn đưa họ đến những bến bờ mới và giàu có. Rồi năm 2024 mọi người sẽ bỏ phiếu. Bingo. Có gì có thể sai được?”

Nhưng có thể sẽ có rất nhiều điều không theo ý muốn, nếu các kế hoạch của bạn dựa trên những giả định và tính toán sai lầm.

Điện Kremlin đã trông đợi rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ sẽ nhanh như chớp. Chỉ trong vài tuần, họ nghĩ, Ukraine sẽ quay về quỹ đạo của Nga. Tổng thống Putin đã đánh giá quá thấp khả năng chống cự và phản pháo của Ukraine, cũng như tinh thần quyết tâm ủng hộ Kyiv của các nước phương Tây.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Nga vẫn chưa thừa nhận ông đã sai lầm khi xâm lược Ukraine. Cách làm của Putin là tiếp tục, leo thang và dùng tất cả mọi cách.

Điều này khiến tôi có hai câu hỏi quan trọng: Vladimir Putin đánh giá tình hình thế nào sau một năm và động thái tiếp theo của ông ta ở Ukraine sẽ là gì?

Tuần này ông ta cho chúng ta vài manh mối.

Bài diễn văn toàn quốc của ông đầy ắp những lời lẽ chống phương Tây. Ông ta tiếp tục đổ lỗi cho Mỹ và Nato cho cuộc chiến ở Ukraine, và mô tả nước Nga như một bên vô tội. Quyết định ngưng tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, hiệp nước New Start, cho thấy rằng Tổng thống Putin không có ý định rút khỏi Ukraine hay chấm dứt thế đối đầu với phương Tây.

Ngày hôm sau, tại một sân vận động ở Moscow, ông Putin cùng lên sân khấu với các binh sỹ Nga từ tiền tuyến trở về. Trong buổi mit tinh ủng hộ điện Kremlin được dàn dựng kỹ lưỡng, Tổng thống Putin nói với đám đông rằng “hiện đang có các trận đánh ngay lúc này trên các miền đất [thuộc về Nga] trong lịch sử” và ca ngợi “các chiến binh dũng cảm” của Nga.

Kết luận: đừng trông đợi điện Kremlin quay xe. Vị tổng thống Nga này không bao giờ quay đầu.

Putin giving speech
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Putin phát biểu trước đám đông ở Sân vận động Luzhniki Stadium hôm 22/2/2023

"Nếu ông ta không gặp sự chống cự nào, ông ta sẽ đi tiếp xa nhất có thể,” Andrei Illarionov, cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin bình luận. “Không có cách nào để cản ông ta trừ phản kháng quân sự.”

Nhưng có thể nói chuyện thay vì dùng xe tăng không? Liệu có thể đàm phán hòa bình với ông Putin?

"Có thể ngồi xuống với bất kỳ ai,” ông Andrei Illarionov nói tiếp, "nhưng chúng ta có quá trình ngồi xuống nói chuyện với Putin và ký thỏa thuận với ông ta.

“Putin vi phạm tất cả các văn bản đó. Thỏa thuận về việc sáng lập Khối thịnh vượng Chung của các Quốc gia Độc lập, hiệp ước song phương giữa Nga và Ukraine, hiến chương LHQ, Luật Helsinki năm 1975, Biên bản ghi nhớ Budapest, vân vân. Không có một văn bản nào mà ông ta không vi phạm.”

Khi nói về vi phạm thỏa thuận, chính quyền Nga có một danh sách dài những thỏa thuận mà theo họ phương Tây không tuân thủ. Đứng đầu danh sách đó là việc Moscow khẳng định phương Tây không thực hiện cam kết đưa ra những năm 1990 là không mở rộng Nato về phía Đông.

Thế nhưng trong những năm đầu lên nắm quyền, Vladimir Putin dường như không coi Nato là mối đe dọa. Năm 2000, ông ta thậm chí không loại trừ khả năng một ngày Nga sẽ trở thành thành viên của khối này. Hai năm sau, khi được yêu cầu bình luận về ý định gia nhập Nato của Ukraine, Tổng thống Putin trả lời: “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và có quyền tự chọn cách đảm bảo an ninh của họ…” Ông khẳng định vấn đề này sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Moscow và Kyiv.

Ông Putin của năm 2023 là một nhân vật rất khác. Đầy sự thù hận với “bè lũ phương Tây,” ông khoác lên phong cách người chỉ huy của một pháo đài bị bao vây, chống lại các nỗ lực của kẻ thù của nước Nga đang tìm cách tiêu diệt đất nước ông.

Từ những bài phát biểu và bình luận của ông – và việc ông nhắc tới các lãnh tụ Nga hoàng như Peter Đại đế hay Catherine Đại đế - ông Putin dường như tin rằng ông ta có sứ mệnh tái lập lại đế chế Nga theo một dạng nào đó.

Nhưng còn cái giá mà Nga phải trả? Tổng thống Putin đã từng có uy tín là người mang sự ổn định cho đất nước. Uy tín này đã biến mất trong bối cảnh ngày càng có nhiều thương vong cho quân đội Nga, và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Vài trăm ngàn người Nga đã rời đi kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, trong số họ có nhiều người trẻ, có kỹ năng và học vấn: sự chảy máu chất xám sẽ làm tổn hại nền kinh tế Nga hơn nữa.

Putin giving state of the nation address
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hôm thứ Ba, ông Putin có bài diễn văn trước toàn quốc

Vì có cuộc chiến, bỗng nhiên có rất nhiều tổ chức có vũ trang xuất hiện, trong đó có cả các công ty quân sự tư nhân, như nhóm đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin và các tiểu đoàn khu vực. Quan hệ giữa các nhóm này và lực lượng quân đội chính thống không hề đoàn kết. Mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và nhóm Wagner là một ví dụ của sự đấu đá trong tầng lớp tinh túy.

Sự bất ổn định trộn với quân đội tư nhân là một món cocktail nguy hiểm.

“Nội chiến có khả năng sẽ diễn ra ở Nga trong thập kỷ tới,” Konstantin Remchukov, chủ và biên tập viên của tờ Nezavisimaya Gazeta có trụ sở ở Moscow cho biết.

“Có quá nhiều nhóm lợi ích hiểu rằng trong tình hình hiện nay, có cơ hội để tái phân phối lại của cải.”

“Cơ hội thực sự để tránh xảy ra nội chiến sẽ là nếu có người phù hợp lên nắm quyền ngay sau ông Putin. Người có quyền lực đối với giới tinh túy và có quyết tâm cô lập hóa nhưng kẻ khao khát lợi dụng tình hình.”

“Vậy giới tinh túy Nga có bàn xem ai là người phù hợp lên thay Putin không?” tôi hỏi Konstantin.

“Một cách kín đáo. Khi đèn tắt. Họ có bàn về chuyện này. Họ có tiếng nói của họ.”

“Và ông Putin có biết những bàn tán này đang diễn ra không?”

“Ông ta có biết. Tôi nghĩ ông ta biết hết mọi chuyện”.

Tuần này, chủ tịch hạ viện Nga tuyên bố: "Chừng nào còn Putin, chừng đó còn nước Nga”.

Đó là câu nói thể hiện lòng trung thành, nhưng không phải là sự thật. Nước Nga sẽ tồn tại – nó đã tồn tại nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, số phận của Vladimir Putin gắn liền một cách không thể thay đổi được với kết quả của cuộc chiến ở Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Fri Feb 24, 2023 6:26 pm


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 25, 2023 3:00 am

Năm thứ hai chiến tranh Ukraine: Mỹ tăng viện trợ và trừng phạt

Bình Phương
24 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ

Bước sang năm thứ hai của cuộc chiến Ukraine, chính phủ Mỹ công bố gia tăng viện trợ quân sự cho Kyiv với những loại vũ khí tân tiến, trong đó có xe tăng Abrams, được đánh giá là số 1 thế giới hiện nay. Ảnh xe tăng Abrams của Mỹ tập trận với xe tăng Leopard do Đức chế tạo tại Ba Lan cuối tháng 12 vừa qua, Ảnh Artur Widak/NurPhoto via Getty Images
Đánh dấu sự khởi đầu năm thứ hai của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu 24 tháng Hai đã công bố viện trợ quân sự bổ sung cho Kyiv hàng tỷ đô la đồng thời áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt lên những công ty Nga và nước ngoài đã hỗ trợ cuộc xâm lược.

$2 tỷ viện trợ quân sự mới
Ngũ Giác Đài công bố hôm thứ Sáu sẽ chi thêm $2 tỷ để cung cấp cho quân đội Ukraine các sản phẩm vũ khí mới nhất bao gồm các hệ thống máy bay không người lái (UAV) hiệu Cyberlux K8, Switchblade 600, Altius-600 và Jump 20. Mỹ cũng cung cấp đạn dược bổ sung cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, hay HIMARS; đạn pháo 155 ly; đạn cho hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser; thiết bị rà phá bom mìn; và thiết bị thông tin liên lạc.

Không giống như phần lớn những gì Mỹ đã chuyển giao trước đây, số vũ khí mới này sẽ không được lấy từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Mỹ mà thay vào đó, Bộ sẽ mua từ các nhà sản xuất và gửi chúng đến Ukraine – việc giao hàng có thể bị chậm hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm dù vẫn cố gắng đáp ứng nhu cầu quân sự lâu dài của Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News vào tối nay thứ Sáu, Tổng thống Joe Biden cho biết “vào lúc này” ông chưa tính tới việc gửi máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine như yêu cầu của Kyiv và sự thúc giục của một số quốc gia đồng minh.

Trong một năm chiến tranh vừa qua, Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng $54 tỷ viện trợ cho Ukraine, phần lớn là viện trợ trợ quân sự, trở thành nước viện trợ lớn nhất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine. Vào cuối tháng Mười Hai năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ bổ sung trị giá $50 tỷ cho Ukraine, được chi tiêu trong suốt cả năm. Thông báo viện trợ hôm thứ Sáu 24 tháng Hai 2023 là một phần của khoản viện trợ này.

Ngoài vũ khí, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố hơn $10 tỷ viện trợ phi quân sự mới cho Ukraine, gần như tất cả đều hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho chính phủ nước này để giúp duy trì các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Mở rộng trừng phạt kinh tế
Ngoài viện trợ quân sự và tài chính, chính phủ Mỹ đã gia tăng nỗ lực làm suy yếu tiềm lực chiến tranh của Nga bằng cách ngăn chặn các công ty Nga và nước ngoài trốn tránh các biện pháp hạn chế xuất cảng của Mỹ và mua sắm các sản phẩm công nghệ, kể cả những hàng hóa tiêu dùng có công nghệ không cao.

Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Sáu đã thêm vào “sổ đen” 86 công ty và tổ chức mà họ cho là đã hỗ trợ cuộc chiến của Nga hoặc tham gia vào các hoạt động khác trái với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Các công ty và tổ chức này bị cấm mua một số sản phẩm và công nghệ của Hoa Kỳ. Trong danh sách các thực thể bị trừng phạt có 79 công ty ở Nga, năm công ty Trung Quốc; hai công ty Canada; Pháp, Luxembourg và Hà Lan mỗi nước có một công ty.

Trong số các công ty Nga có tập đoàn viễn thông Megafon – nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ hai của nước này, bị Mỹ cáo buộc “thâu tóm và cố thâu tóm” công nghệ Mỹ để phục vụ quân đội Nga. Năm công ty Nga khác bị trừng phạt vì hỗ trợ cho điều mà Mỹ gọi là “các chiến dịch xâm nhập” vào các vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga chiếm đóng, “sử dụng công nghệ sinh trắc học (biometrics) để đàn áp sự phản kháng của người dân và cưỡng bức người Ukraine phải thể hiện sự trung thành với Nga”.

Ngay cả thủ đô Kyiv của Ukraine cũng không tránh được sự tàn phá của cuộc xâm lược mà Nga thực hiện đúng một năm trước. Ảnh một đứa trẻ chơi xích đu trước một tòa nhà bị phi pháo Nga làm hư hại ở Kyiv hôm 25 tháng Hai 2023. Ảnh Pierre Crom/Getty Images
Trong số các công ty Trung Quốc bị trừng phạt có hai tập đoàn công nghệ hàng không và vệ tinh nhân tạo là công ty Spacety Co Ltd và công ty China HEAD Aerospace Technology Co; trong đó Spacety Co. đã bị trừng phạt từ tháng Một 2023.

Bộ cũng đặt ra các hạn chế trong việc bán công nghệ cho Iran, sau khi phát hiện ra máy bay không người lái của Iran trên chiến trường Ukraine. Hôm thứ Sáu, chính quyền Biden cho biết càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Nga đang lên kế hoạch cung cấp máy bay chiến đấu cho Iran như một phần của mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc, đổi lại việc Iran cung cấp cho Nga các loại UAV và đạn đại bác để sử dụng tại Ukraine.

“Hồi tháng Mười Một năm ngoái, Iran đã vận chuyển pháo và đạn xe tăng tới Nga để sử dụng ở Ukraine và Nga đang có kế hoạch hợp tác với Iran để có được nhiều thiết bị quân sự hơn nữa. Đổi lại, Nga đã cung cấp cho Iran sự hợp tác quốc phòng chưa từng có, bao gồm cả tên lửa, thiết bị điện tử và phòng không”, ông John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia cho biết và nói thêm rằng mối quan hệ hợp tác quân sự Nga – Iran không chỉ liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine mà cả môi trường an ninh ở Trung Đông.

Cấm vận có hiệu quả không?
Quyết định trừng phat kinh tế các thực thể của Nga và một số nước nói trên được phối hợp với các đồng minh trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7. “Các lệnh trừng phạt của chúng tôi vừa có tác động trước mắt vừa lâu dài, ngăn chặn năng lực của Nga bổ sung kho vũ khí và vực dậy nền kinh tế bị cô lập của họ”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố. “Hành động của chúng tôi hôm nay cùng với các đồng minh G7 cho thấy chúng tội sẽ sát cánh cùng Ukraine chừng nào điều đó là cần thiết”.

Bà Yellen đang tham dự hội nghị các bộ trưởng tài chính nhóm G20 tại Bengaluru, Ấn Độ. Vào sáng này thứ Sáu 24 tháng Hai, bà Yellen nói với phái đoàn Nga tại hội nghị rằng “chuyện họ làm việc cho Điện Kremlin đã khiến họ trở thành tòng phạm trong những hành vi tàn độc của Putin”. “Họ phải chịu trách nhiệm về cuộc sống và sinh mạng bị cướp mất ở Ukraine và những tai họa gây ra trên toàn cầu”.

Cùng quan điểm với bà Yellen, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho rằng biện pháp cấm vận kinh tế “vẫn chưa xong”; đồng thời công bố những biện pháp trừng phạt mới lên những công ty cung cấp thiết bị chiến tranh cho Nga, cấm xuất cảng sang Nga những mặt hàng dùng trong chiến tranh như phụ tùng phi cơ, thiết bị radio, linh kiện điện tử dùng trong vũ khí… Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Marie thì nhận định “các biện pháp cấm vận của chúng ta là mạnh mẽ và có hiệu quả và sẽ có hiệu quả hơn nữa trong tương lai”.

Chỉ có Trung Quốc – một nước không thuộc nhóm G7 – trong bản minh định “lập trường về cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine” công bố hôm thứ Sáu 24 tháng Hai thì cho rằng cần phải chấm dứt ngay các biện pháp trừng phạt “đơn phương” không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Hội đồng Bảo an là tổ chức quốc tế quan trọng nhất nhưng đang bị tê liệt vì lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc, cho nên đề nghị của Bắc Kinh chỉ nhằm mang lại lợi ích cho Nga, và cả cho Trung Quốc sau này.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 25, 2023 11:08 am

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây? (The Economist)

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không?

Yêu cầu đã trở nên cấp bách. Ukraine đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mùa xuân để giành lại lãnh thổ, trước làn sóng huy động quân tiếp theo của Nga. Không quân Nga cho đến nay vẫn chưa thiết lập được thế thượng phong trên không so với Ukraine, mặc dù có lợi thế lớn về số lượng và tiềm lực so với Ukraine, vốn chủ yếu dựa vào Mig-29 và Su-27 thời Liên Xô. Đó là nhờ hệ thống phòng không mặt đất tích hợp tốt có nguồn gốc chủ yếu từ tên lửa đất đối không S-300 từ những năm 1970 và số lượng lớn các tên lửa vác vai do các thành viên NATO cung cấp. Những nhân tố này đã cho phép không quân Ukraine cạnh tranh với Nga trên bầu trời và cung cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho các lực lượng mặt đất. Nhưng điều này có thể sắp thay đổi.

Ukraine chưa xác nhận họ đã mất bao nhiêu máy bay và phi công, nhưng chắc chắn họ đang cảm nhận được ảnh hưởng của sự tổn thất sau một năm chiến tranh  tiêu hao. Nghiêm trọng hơn, các vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và khu dân cư tại Ukraine đã khiến kho tên lửa phòng không của nước này sụt giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Một vấn đề cụ thể là việc Nga sử dụng máy bay không người lái Shahed-136 của Iran vốn có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu được bảo vệ kém, chẳng hạn như các nhà máy điện. Hầu hết các loại vũ khí cần thiết để tiêu diệt chúng đều đắt hơn nhiều lần so với bản thân Shahed (có giá khoảng 20.000 USD). Mặc dù cần khẩn cấp các tên lửa vác vai song Ukraine lo ngại rằng nếu không có F-16 hoặc các loại tiêm kích khác của phương Tây thì khả năng ngăn chặn Nga giành ưu thế trên không của họ đang bị xói mòn nghiêm trọng. 

Vậy tại sao phương Tây chưa cung cấp cho Ukraine? Một lý do là một số nhà lãnh đạo, ông Biden cũng có vẻ nằm trong số đó, sợ rằng việc trang bị F-16 cho Ukraine sẽ cho phép nước này tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga và Điện Kremlin coi đấy là những hành động leo thang, làm dấy lên các mối đe dọa trả đũa hạt nhân. Một lý do khác thường được nhắc tới là việc tiêm kích F-16 là một hệ thống phức tạp. Phi công cần ít nhất ba tháng đào tạo và thợ máy thậm chí cần nhiều hơn. Nó cũng yêu cầu hỗ trợ hậu cần đáng kể và đường băng dài, trơn tru để cất cánh; Ukraine không có đủ những yêu cầu trên, mặc dù lực lượng không quân của họ cho biết đang nâng cấp các sân bay trên khắp đất nước để đón nhận các máy bay tiêm kích của phương Tây. Nhưng những đường băng này sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu của người Nga.

Cái cớ đầu tiên nêu trên thường được đưa ra mỗi khi Ukraine yêu cầu phương Tây cung cấp các khí tài mới, đặc biệt là đối với các vũ khí có tác dụng tấn công hơn là phòng thủ. Sự thật là F-16, giống như xe tăng, phụ thuộc vào cách nó được sử dụng. Ngoài ra, Justin Bronk, một chuyên gia về không quân tại RUSI, Viện Nghiên cứu An ninh – Quốc phòng Hoàng gia Anh, gợi ý rằng việc sử dụng F-16 để thọc sâu vào lãnh thổ Nga sẽ đặt nó trước các rủi ro đến từ tên lửa đất đối không của Nga, bao gồm cả S-400. Có lẽ có nhiều cách tốt hơn để tấn công các mục tiêu từ xa ở Nga.

Lý do thứ hai cho việc không cung cấp máy bay nghiêm trọng hơn, nhưng không phải là không có cách khắc phục. Việc đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật có thể bắt đầu ngay lập tức, trước khi máy bay được gửi đi. Douglas Barrie, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói rằng đường băng là một vấn đề, nhưng các phi công có thể sử dụng các sân bay phân tán. Những đường băng có thể được xây dựng nhiều, khiến người Nga khó phát hiện hơn – nhưng các đường băng hạ cánh sẽ ngắn hơn và gồ ghề hơn, do đó đặt máy bay và phi công vào vị trí gặp rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, nếu người Ukraine nói rằng họ muốn có F-16, thì đề xuất gần đây cho thấy họ có một ý tưởng khá tốt về cách sử dụng chúng.

Nhiều người ủng hộ Ukraine ở phương Tây tin rằng việc Ukraine tránh được thất bại là chưa đủ mà Nga phải thua. Hà Lan đã thể hiện sẵn sàng gửi F-16. Ukraine cho biết Ba Lan cũng đang cân nhắc điều tương tự. Lầu Năm Góc được cho là đang chuẩn bị đồng ý cho những hoạt động xuất khẩu như vậy. Như thường lệ, Olaf Scholz, Thủ tướng Đức, là thủ lĩnh của những người do dự. Nếu phương Tây tin rằng nếu không có máy bay chiến đấu tốt hơn, Nga cuối cùng sẽ thiết lập sự thống trị trên bầu trời Ukraine thì họ nên cung cấp cho Ukraine tiêm kích sớm nhất có thể.

The Economist

Nguồn: https://www.economist.com/the-economist-explains/2023/02/01/why-does-ukraine-want-western-jets-and-will-it-get-them

Phạm Quốc Hào biên dịch

Nguồn: https://nghiencuuquocte.org/2023/02/24/lieu-ukraine-co-duoc-nhan-tiem-kich-cua-phuong-tay/

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 47 of 55 Previous  1 ... 25 ... 46, 47, 48 ... 51 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum