Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 24 of 55 Previous  1 ... 13 ... 23, 24, 25 ... 39 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 19, 2022 12:37 pm

BBC News, Tiếng Việt

Nato kêu gọi các đồng minh không nên giảm sự hậu thuẫn quân sự cho Ukraine

19 tháng 6 2022, 10:51 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg nói hôm 19/06 rằng cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm

Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg vào hôm nay 19/06 nói rằng cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm trong bối cảnh Nga vẫn tăng cường các cuộc tấn công tại miền đông Ukraine. Trước đó, Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến nghị trao tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) cho Ukraine.

Báo Bild am Sonntag của Đức đã dẫn lời tuyên bố của ông Jens Stoltenberg nói rằng việc cung cấp vũ khí tối tân cho quân đội Ukraine sẽ tăng cơ hội giải phóng vùng Donbas ở miền đông khỏi sự kiểm soát từ Nga.

"Chúng ta phải chuẩn bị cho một thực tế là cuộc chiến tranh này có thể kéo dài hàng năm. Chúng ta không nên giảm bớt sự hậu thuẫn cho Ukraine," ông nói. "Thậm chí khi cái giá phải trả cao, không chỉ về mặt hỗ trợ quân sự, mà còn bởi vì chi phí năng lượng và thực phẩm gia tăng."

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã thăm Kyiv hôm 17/06 đã đưa ra những nhận định tương tự về sự cần thiết chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài trong một bài viết được đăng trên tờ Sunday Times.

Trả lời các phóng viên hôm 18/06, ông Boris Johnson nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh "sự mỏi mệt Ukraine" và lực lượng Nga đang "nghiền nát từng inch một", các đồng minh phải cho người dân Ukraine thấy họ sẽ hậu thuẫn quốc gia này trong một thời gian dài.

Trong bài viết, ông Boris Johnson cũng nói điều này đồng nghĩa đảm bảo "Ukraine nhận được vũ khí, thiết bị, đạn dược và huấn luyện nhanh chóng hơn đội quân xâm lược."

"Thời gian là nhân tố sống còn," ông Johnson nói. "Mọi thứ phụ thuộc vào việc liệu Ukraine có thể tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ nhanh hơn Nga có thể làm mới khả năng tấn công hay không."

Ukraine đã nhận được tin tức quan trọng hôm 17/06 khi Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến nghị nên trao tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) cho Kyiv - điều mà các quốc gia thuộc EU được kỳ vọng sẽ ủng hộ trong cuộc họp thượng đỉnh vào tuần sau.

Điều này sẽ giúp Ukraine bước vào lộ trình thực hiện nguyện vọng gia nhập EU, điều được xem là khó đạt được trước thời điểm Nga xâm lược, mặc dù nếu quá trình gia nhập phải mất đến hàng năm.

Tổng thống Pháp nói 'có thể mất hàng thập kỷ' để Ukraine gia nhập EU

Chụp lại hình ảnh,

Khói bốc lên tại thành phố Severodonetsk, nơi phần lớn đã bị Nga chiếm giữ

Trong khi đó Nga vẫn tăng cường tấn công trên chiến trường Ukraine. Thành phố Sievierodonetsk, mục tiêu chính của Moscow để chiếm hoàn toàn vùng Luhansk ở miền đông lại bị pháo kích nặng nề khi Nga tấn công các khu vực bên ngoài, theo quân đội Ukraine.

Ukraine cũng thừa nhận lực lượng của họ đã bị thất bại tại làng Metolkine, đông nam Sievierodonetsk.

Serhiy Gaidai, thống đống vùng Luhansk do Ukraine bổ nhiệm cho biết "cuộc chiến khó khăn" tại Metolkine.

Hãng tin Tass của Nga dẫn một nguồn tin làm việc với các phiến quân thân Nga cho biết các binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại Metolkine.

Ở tây bắc, một số tên lửa của Nga đã rơi vào một nhà máy sản xuất khí đốt ở quận Izium, Nga cũng dội tên lửa ở vùng ngoại ô Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 tại Ukraine, khiến một số tòa nhà, căn hộ chung cư bốc cháy, nhưng không gây thương vong, theo giới chức Ukraine.

Ukraine cũng cho biết các địa điểm khác ở miền tây như tại Poltava và Dnipropetrovsk cũng bị bắn phá, và ngày 18/06, 3 tên lửa của Nga đã phá hủy một kho nhiên liệu ở thị trấn Novomoskovsk, khiến 11 người bị thương, một người bị nguy kịch.

Thị trưởng Kyiv, Vitali Klitschko tại lễ tang nhà hoạt động Roman Ratushny

Thị trưởng Kyvi, Vitali Klitschko nói với BBC rằng người dân Nga sẽ cuối cùng nhận ra rằng các binh sĩ trẻ của họ đang chết không gì hơn là vì các tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhà cựu vô địch Quyền anh Thế giới đã tham dự lễ tang một nhà hoạt động chống tham nhũng 24 tuổi nổi tiếng tại Ukraine và đưa ra bình luận trên.

Binh sĩ tình nguyện Roman Ratushny đã bị thiệt mạng tại quận Izyum, vùng Kharkiv hôm 09/06.

Thị trưởng Klitschko nói rằng Putin đã phá hủy hàng triệu cuộc đời tại Ukraine và cả quốc gia của mình.

"Đây cũng là một thảm kịch cho người Nga và cả Liên bang Nga. Người dân không hiểu điều này ngay lúc này, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ sớm nhận ra thực tế," ông nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 19, 2022 1:20 pm

Mật vụ Anh: đào ngũ cả 2 phía. Vẫn còn có ~ vụ nguyên tiểu đoàn Nga 0 chịu tuân lệnh, 0 nghe lời cấp trên. Có ~ vụ nổ súng giữa sĩ quan và lính. Đường ranh chiến tuyến ở Sjewjerodonezk 0 thay đổi trong khi 2 bên đang giao tranh quyết liệt.

Spiegel
Auch die Ukraine hat wohl ein Problem mit Fahnenflucht
11.35 Uhr: Die intensiven Gefechte im Donbass setzen nach Einschätzung britischer Geheimdienstexperten der Kampfmoral der Truppen beider Seiten im Ukrainekrieg zu. »Ukrainische Kräfte haben wahrscheinlich in den vergangenen Wochen unter Desertionen gelitten, allerdings ist höchstwahrscheinlich insbesondere die russische Moral weiterhin mit Problemen belastet«, hieß es in dem täglichen Geheimdienst-Update zum Krieg des Verteidigungsministeriums in London. Seit Beginn des russischen Angriffs auf die Ukraine vor rund vier Monaten hatte es immer wieder Berichte über russische Soldaten gegeben, die Fahnenflucht begingen.

»Es gibt weiterhin Fälle, in denen gesamte russische Einheiten Befehle verweigern, und es kommt weiterhin zu bewaffneten Konfrontationen zwischen Offizieren und Soldaten«, so die Mitteilung weiter. Hintergrund für die niedrige russische Moral seien unter anderem eine als schlecht wahrgenommene Führung, begrenzte Möglichkeiten zur Ablösung von der Front, sehr schwere Verluste, Stress, schlechte Logistik und Probleme mit der Bezahlung.

Beide Seiten setzten den Briten zufolge in den vergangenen Tagen ihre schweren Artilleriebeschüsse auf den Achsen nördlich, östlich und südlich des Kessels von Sjewjerodonezk im Osten des Landes fort. Die Frontlinie habe sich aber kaum verändert.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 19, 2022 1:54 pm

Bất lợi phía Ukraine là lính Ukraine thiếu đạn.

Theo ước tính của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ tướng Milley thì Nga mất khoảng 20% - 30% quân của họ. Trong khi Ukraine cũng mất khoảng 200 - 500 lính của họ ở Donbass mỗi ngày, con số quân bị thương còn cao hơn.

https://www.sueddeutsche.de/politik/ukraine-wenn-die-moral-der-soldaten-sinkt-1.5605273

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jun 21, 2022 1:02 pm

Đức đã cung cấp cho Ukraine nhiều thứ, tốn kém khá nhiều rồi.

Đức nay công bố, 0 còn giữ kín ~ gì đã và sẽ cung cấp cho Ukraine.

https://www.spiegel.de/politik/deutschland/ukraine-bundesregierung-hebt-geheimhaltung-bei-waffenlieferungen-auf-a-7ec6156e-252e-48eb-ba3b-b23502a8cc52

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jun 21, 2022 3:31 pm

Litauen gan dạ 😄

Nga cảnh cáo Lithuania về việc chặn tuyến vận tải đường sắt tới Kaliningrad

21.06 2022 - BBC

A Russian customs officer works at a commercial port in the Baltic Sea town of Baltiysk in the Kaliningrad region, Russia, in October 2021
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Kaliningrad là nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Moscow

Nga đã cảnh cáo Lithuania về những hậu quả "nghiêm trọng" sau khi nước này cấm vận chuyển một số hàng hóa bằng đường hỏa xa đến vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Nga "chắc chắn sẽ đáp trả những hành động thù địch như vậy", quan chức an ninh cấp cao Nikolai Patrushev nói.

Lithuania cho biết họ chỉ tuân theo các lệnh trừng phạt của EU đối với cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine.

Kaliningrad - khu vực chiến lược nơi Hạm đội Baltic của Nga đồn trú - không có biên giới với lục địa Nga.

Vùng lãnh thổ phía tây được sáp nhập từ Đức vào năm 1945, sau Thế Chiến II, và giáp với các thành viên EU và Nato là Lithuania và Ba Lan.

Khu vực này chủ yếu dựa vào vận chuyển đường sắt, quá cảnh qua Lithuania.

EU đã ủng hộ tuyên bố của Lithuania, nói rằng nước này chỉ đang thực hiện các biện pháp trừng phạt do EU áp đặt sau việc Nga xâm lược Ukraine.

Map
Trong chuyến thăm hôm thứ Ba tới Kaliningrad, ông Patrushev nói rằng việc Lithuania phong tỏa là do phương Tây xúi giục và "vi phạm... luật pháp quốc tế".

Thư ký Hội đồng An ninh Nga cảnh báo rằng "các biện pháp thích hợp" sẽ được thực hiện "trong tương lai gần".

"Hậu quả của chúng sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến người dân Lithuania," ông nói thêm nhưng không cho biết chi tiết.

Trước đó, hôm thứ Ba, đại sứ EU đã bị triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga để giải trình về lệnh phong tỏa.

Tuần trước, giới chức Lithuania thông báo sẽ cấm hàng hóa thuộc loại bị EU trừng phạt đi qua lãnh thổ của họ đến Kaliningrad.

Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cho biết: "Không phải là Lithuania đang làm gì, mà đó là do các lệnh trừng phạt của châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ ngày 17/6... Nó được thực hiện với sự tham vấn từ Ủy hội châu Âu và theo hướng dẫn của Ủy hội châu Âu."

Danh sách các mặt hàng chịu lệnh trừng phạt của EU bao gồm than đá, kim loại, vật liệu xây dựng và công nghệ tiên tiến - và Thống đốc Vùng Kaliningrad của Nga, Anton Alikhanov, Alikhanov cho biết lệnh cấm sẽ bao gồm khoảng 50% các mặt hàng mà Kaliningrad nhập khẩu.

Là thành viên của liên minh quân sự Nato, Lithuania được bảo vệ bởi các hiệp ước phòng thủ chung.

Các diễn biến khác hôm thứ Ba:
Thành phố phía đông Severodonetsk đã phải hứng chịu các đợt pháo kích dữ dội của lực lượng Nga, thống đốc khu vực cho biết. Tương tự như những gì đã xảy ra với nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, quân Ukraine trong thành phố hiện chỉ còn nắm giữ một nhà máy, nơi hàng trăm thường dân cũng đang trú ẩn
Nga cho biết họ đã đẩy lùi nỗ lực của lực lượng Ukraine nhằm chiếm lại Đảo Rắn ở Biển Đen, nơi đã bị Moscow chiếm ngay từ đầu cuộc xâm lược
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Đức sẽ tiếp tục gửi vũ khí tới Ukraine "chừng nào Ukraine cần sự hỗ trợ của chúng tôi". Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết Vương quốc Anh cũng "quyết tâm cung cấp thêm vũ khí" và "áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt"

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Jun 24, 2022 1:36 pm

Ukraine đang trở thành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử

Cuộc chiến ở Ukraine đang trên đà trở thành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại.
Lê Tây Sơn
24 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Chính phủ Ukraine cho biết họ bị thiệt mạng khoảng 200 người mỗi ngày trong cuộc chiến bảo vệ quốc gia trước quân Nga (ảnh: Narciso Contreras/Anadolu Agency via Getty Images)
Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang bước sang tháng thứ năm, chưa có hồi kết và những trận chiến đẫm máu đã chuyển sang các tỉnh phía Đông, nơi mà kế hoạch tiến quân của Nga ở khu vực Luhansk được mô tả là “thảm hại, không đi đúng kế hoạch”. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự phương Tây dự đoán hai thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk có thể thất thủ bất cứ lúc nào vì quá mất quân bình về tương quan lực lượng. Trong khi đó, quân đội Ukraine, tiếp tục được trang bị tốt khí tài của phương Tây, mạnh dạn nói về việc giành lại thành phố Kherson ở phía Nam, nơi quân Nga đã chiếm từ đầu cuộc xung đột và đang ráo riết “Nga hoá” cuộc sống ở đó.

Một đám tang ở Quảng trường Độc Lập, Kyiv, Ukraine, ngày 22 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images)
Với quyết tâm cao của cả hai bên, cuộc chiến Ukraine sẽ dần leo lên danh sách các cuộc xung đột gây ra nhiều thương vong nhất trên thế giới. Cuộc chiến Ukraine có vẻ nhỏ so với hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20 làm mất mạng hàng chục triệu binh lính và dân thường nhưng đây là những ngoại lệ cực đoan dễ làm lệch lạc hiểu biết về xung đột quốc tế. Tính theo tỷ lệ binh lính tử vong trên số tham chiến của cả hai bên mới thấy đây là cuộc chiến qui mô và không thể xem thường.

Correlates of War Project (CWP), nơi chuyên thu thập và nghiên cứu dữ liệu chiến tranh từ năm 1816, đã đưa ra một bức tranh toàn diện hơn. CWP định nghĩa “Chiến tranh là cuộc chiến liên tục giữa các lực lượng vũ trang có tổ chức của các quốc gia khác nhau làm cho ít nhất 1,000 người chết trên chiến trường trong khoảng thời gian 12 tháng”. Một cuộc chiến trung bình sẽ giết chết khoảng 50 binh lính mỗi ngày và kéo dài khoảng 100 ngày.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn – một cuộc triển lãm hình ảnh chiến tranh tại công viên Taras Shevchenko, Kyiv, Ukraine, ngày 23 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Alexey Furman/Getty Images)

Dân châu Âu tiếp tục biểu tình phản đối cuộc chiến Ukraine của Putin; Brussels, Bỉ, ngày 23 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Theo dữ liệu CWP, 25% cuộc chiến nổi bật trong lịch sử hiện đại chỉ có ​​hơn 200 người chết trên chiến trường mỗi ngày. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã vượt qua ngưỡng đó, ngay cả khi chỉ dùng các ước tính thận trọng về số binh lính tử vong. Cuối Tháng Năm, các quan chức tình báo Anh ước tính người Nga đã mất 15,000 quân, tương đương hơn 150 mỗi ngày (Ukraine cho biết con số của Nga cao gấp đôi nhưng không thể kiểm chứng). Trong khi đó, chính phủ Ukraine thừa nhận mất 200 binh lính mỗi ngày.

Chỉ riêng những tổn thất về quân sự của Ukraine đã đẩy cuộc chiến Ucraine vào nhóm khốc liệt hàng đầu (không tính số dân thường thiệt mạng nhưng rõ ràng con số này đã vượt mức trung bình binh lính chết ở Ukraine, do các cuộc pháo kích bừa bãi của Nga vào các thành phố). Cuộc chiến Nga-Ukraine đã vượt qua mốc thời gian 100 ngày của một “cuộc chiến trung bình” kể từ năm 1816. Không chỉ không hề có các dấu hiệu hạ nhiệt mà mọi chỉ dẫn đều cho thấy những hành động thù địch đang được lên kế hoạch để đẩy lên mức cao hơn.

Không ảnh cho thấy một khu vực ở Irpin, Kyiv, Ukraine ngày 23 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)
Quân Nga dường như sẵn sàng chịu tổn thất nặng nề để đạt được mục tiêu đề ra (chiến thuật này phù hợp với lịch sử chiến tranh của Nga trong quá khứ). Trong khi Ukraine thua xa Nga về quân số và vật chất, thì yếu tố giúp nước này cân bằng phần nào sự thiếu hụt chính là những vũ khí và đạn dược đang được liên tục cung cấp từ các cường quốc bên ngoài (chủ yếu là NATO). Sự kiên trì và toan tính của hai bên đã tạo ra một cuộc chiến tranh tiêu hao đặc trưng với những cuộc bắn phá tầm xa bừa bãi mỗi ngày (phía Nga).

Nga đang tập trung củng cố quyền lực ở các lãnh thổ chiếm được trên đất liền ở phía Nam và phía Đông Ukraine. Gần đây chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ trục xuất Nga khỏi các khu vực này mà ưu tiên là Kherson và vùng biển dọc lãnh hải bị phong toả của nó. Nhưng tiêu diệt một đội quân đã chiếm giữ lãnh thổ là một nhiệm vụ khó khăn và rất tốn kém đối với Ukraine.

Số người chết trung bình trên chiến trường của một cuộc chiến từ cơ sở dữ liệu chiến tranh quốc tế là 8,000 người, trong đó 25% cuộc chiến giết ít nhất 28,000 binh lính. Các ước tính cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đã lọt vào nhóm đứng đầu về tổng số người chết từ cuối tháng Năm. Và nếu tốc độ này tiếp tục, sẽ có khoảng 125,000 người chết sau một năm.

Một xe tăng Nga được “trưng bày” tại Quảng trường Mykhailivska, Kyiv, Ukraine, Tháng Năm 2022 (ảnh: Pavlo Bagmut/Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)
So sánh sẽ thấy cuộc chiến Ukraine còn tàn khốc hơn cuộc chiến Mỹ-Mexico (Mexican American War) với 19,000 người chết trên chiến trường trong gần hai năm trước khi kết thúc. Cuộc chiến Ukraine đang gần bắt kịp Cuộc chiến tranh Balkan 1913, trước Thế chiến thứ nhất về số binh lính chết, hơn 60,000.

Nếu cuộc chiến Ukraine kéo dài đến đầu năm 2023, nó sẽ vượt qua tổng số người chết của cuộc chiến Ethiopia-Eritrean (120,000 người chết), kéo dài từ cuối thập niên 1990 đến hơn hai năm. Nếu cuộc chiến bước sang năm thứ hai thì chỉ với ước tính hơn 200,000 người chết trên chiến trường, cuộc chiến Ukraine cũng lọt vào top 10% các cuộc chiến trên thế giới có nhiều binh lính tử trận nhất trong 200 năm qua. Đó là Cuộc chiến Pháp-Phổ (204,000 người chết), cuộc chiến Crimea vào giữa thế kỷ 19 (260,000 người chết; cuộc chiến Crimea là cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu nằm giữa cuộc chiến Napoléon và Đại chiến Thế giới Lần thứ nhất).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 26, 2022 5:08 am

Severodonetsk thất thủ, Boris Johnson lo ngại Ukraine 'sẽ bị ép nhượng bộ để đổi hòa bình'

26 tháng 6 2022 - BBC

Boris Johnson ở Rwanda

Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ lo ngại Ukraine có thể phải đối mặt với áp lực để đồng ý một thỏa thuận hòa bình với Nga không có lợi cho nước này do hậu quả kinh tế của cuộc chiến ở châu Âu.

Thủ tướng Đức nói Vladimir Putin sợ hãi 'dân chủ nhen nhóm' ở Nga

Ông Johnson, phát biểu với báo chí khi dự một hội nghị ở Rwanda, rằng: "Quá nhiều nước đang nói đây là cuộc chiến Âu châu không cần thiết, vì thế sức ép sẽ tăng - có khi là cưỡng bức - người Ukraine nhận một hòa bình xấu xí."

Khi được hỏi ông thực sự nghĩ gì, Johnson nói tiếp: "Tôi chỉ nghĩ chung chung. Tôi chỉ nghĩ rằng có một tâm lý chung."

"Rủi ro là mọi người sẽ không thấy rằng điều quan trọng là phải đứng lên chống lại sự xâm lăng."

Severodonetsk rơi vào tay Nga

Thành phố Severodonetsk ở miền đông Ukraine "hoàn toàn nằm dưới sự chiếm đóng của Nga" vào ngày 25/6, sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt và đẫm máu.

Người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Ukraine của thành phố Oleksandr Striuk, thừa nhận: "Người Nga đã bổ nhiệm một chỉ huy."

Hôm thứ Sáu, những binh sĩ Ukraine cuối cùng ở Severodonetsk đã được lệnh rời đi, vì không thể tiếp tục bảo vệ nơi này.

Như vậy, khu vực Luhansk ở miền đông Ukraine đã gần như hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Nga.

Severodonetsk là một trong những thành trì lớn cuối cùng của Ukraine trong khu vực.

Serhiy Hayday, một chỉ huy quân sự Ukraine ở miền đông Ukraine, cho biết quân đội đưa ra quyết định sơ tán "vì số lượng người chết có thể tăng lên mỗi ngày."

Hai quan chức Mỹ giấu tên nói với CNN rằng Nga đang giành được lợi thế ở miền đông Ukraine vì rút ra bài học từ những sai lầm đã mắc phải trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Ukraine.

Trong đó, có việc Nga đã phối hợp tốt hơn các cuộc tấn công trên không và trên bộ cũng như cải thiện đường cung ứng và hậu cần.

Trong khi đó, quân đội Ukraine ở phía đông thành phố Lysychansk đang chịu sức ép ngày càng lớn từ quân Nga.

Mục tiêu của Nga dường như là cắt đứt các lực lượng Ukraine ở khu vực Luhansk và Donetsk.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Ukraine được triển khai gần Severodonetsk, ngày 19 tháng 6 ngày 22

Joe Biden đi châu Âu

Tổng thống Joe Biden đã khởi hành hôm thứ Bảy để tham dự một tuần hội nghị thượng đỉnh ở châu Âu.

Biden hy vọng sẽ công bố các biện pháp trừng phạt mới cùng với các đồng minh châu Âu trong chuyến thăm của ông tới Đức và Tây Ban Nha.

Hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO sẽ nghe Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người tiếp tục kêu gọi Hoa Kỳ và các nước khác giúp đỡ nhiều hơn.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế âm ỉ đã gây ra nhiều vấn đề chính trị nghiêm trọng cho nhiều nhà lãnh đạo, bao gồm cả Biden.

Sau nhiều vòng trừng phạt của phương Tây, Moscow khó khăn.

Nhưng trừng phạt đối với dầu khí của Nga đã góp phần làm tăng giá năng lượng.

Tác động của chiến tranh đối với xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã khiến giá lương thực tăng vọt và nguy cơ xảy ra khủng hoảng đói ở các quốc gia nghèo hơn.

Khi bắt đầu chiến tranh, phương Tây ra trừng phạt nhằm cô lập Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng nhiều tháng sau, hiện không rõ làm thế nào để cuộc chiến kết thúc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã đến thăm Kyiv lần thứ hai vào tuần trước, đã khẳng định Ukraine "phải giành chiến thắng."

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo không nên "làm nhục" Nga.

Trong ngày 25/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Tại cuộc gặp được tổ chức ở St Petersburg, ông Lukashenko nói với ông Putin rằng Belarus lo ngại trước các chính sách "gây hấn", "đối đầu" của các nước láng giềng Lithuania và Ba Lan.

"Minsk phải sẵn sàng cho bất cứ điều gì, ngay cả việc sử dụng vũ khí nghiêm trọng để bảo vệ tổ quốc của chúng tôi từ Brest đến Vladivostok", ông nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jul 03, 2022 2:30 pm

Putin mất ăn mất ngủ với du kích chiến ở Ukraine

Lê Tây Sơn
2 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tại nhiều nơi ở Ukraine, cuộc chiến bắt đầu chuyển sang giai đoạn du kích chiến. Trong ảnh là xe quân sự Tigr của Nga bị tấn công (Scott Peterson/Getty Images)
Những cuộc tấn công mới đây vào các quan chức thân Nga tại phía Nam Ukraine cho thấy phong trào phản kháng lại lực lượng xâm lược và chính quyền bù nhìn ngày càng phát triển.

Đẩy mạnh những cuộc ám sát

Theo các quan chức Mỹ, ba âm mưu ám sát nhắm vào các quan chức thân Nga trong hai tuần qua cho thấy cuộc chiến phản kháng chống lại các chính quyền bù nhìn do Nga dựng lên đang bùng nổ, đặc biệt tại các vùng lãnh thổ phía Nam Ukraine. Dù chỉ mới có vài trường hợp tại thành phố Kherson nhưng cuộc kháng chiến có thể sớm phát triển thành cuộc phản kích rộng lớn hơn, thậm chí là một cuộc chiến tranh du kích gây hao mòn địch quân. Đây là một thách thức đáng kể đối với quân Nga trong việc kiểm soát các vùng lãnh thổ chiếm được trên khắp Ukraine.

“Kremlin đang đối mặt hoạt động quấy rối ngày tăng ở miền Nam Ukraine” – Avril Haines, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, cho biết trong một hội nghị ở Washington, DC vào ngày 29 Tháng Sáu. Quan chức Mỹ tin rằng Nga không có đủ lực lượng để chiếm đóng và kiểm soát Kherson một cách hiệu quả, nhất là sau khi phải tăng viện cho cuộc chiến ở vùng Donbas. Một quan chức Mỹ cho biết nhờ Nga phân tán lực lượng, các nhóm kháng chiến Ukraine đã có cơ hội ám sát những kẻ làm việc cho Nga trong bộ máy chính quyền địa phương. Quân đội Ukraine hỗ trợ bằng cách tiến hành các cuộc phản công hạn chế gần Kherson, khiến quân Nga càng thêm căng thẳng.

Khu vực phía Nam rất quan trọng để Nga nắm giữ bờ biển Hắc Hải của Ukraine và kiểm soát việc vào ra bán đảo Crimea. Không rõ bao nhiêu lực lượng Nga đang đồn trú trong hoặc gần Kherson, nhưng việc người dân địa phương có thái độ thù địch nhiều hơn là hợp tác khiến Nga ngày càng lúng túng. “Quân đội Nga đang ưu tiên cho chiến dịch quân sự chiếm thêm lãnh thổ ở Donbass nên việc đổ người và khí tài vào trận chiến chống du kích chưa phải là ưu tiên vào lúc này” – một nhà quan sát nói.

Để chuẩn bị cho cuộc chiến du kích

Vụ tấn công đầu tiên ở Kherson xảy ra vào ngày 16 Tháng Sáu, khi một vụ nổ làm vỡ cửa kính một chiếc Audi Q7 SUV màu trắng. Chiếc xe bị hư hại nặng nhưng mục tiêu vẫn sống sót dù phải nhập viện. Nạn nhân là Eugeniy Sobolev, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà tù thân Nga ở Kherson. Cũng theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, ngày 24 Tháng Sáu, một quan chức thứ hai thân Nga ở Kherson bị tấn công.

Lần này, vụ ám sát thành công. Dmitry Savluchenko, quan chức thân Nga phụ trách Bộ Thanh niên và Thể thao bị thiệt mạng. Serhii Khlan, Cố vấn của người đứng đầu chính quyền Ukraine ở Kherson, gọi đích danh Savluchenko là “kẻ phản bội” và xác nhận ông ta bị nổ tung trong xe. “Các tổ tác chiến nội đô của chúng tôi lại có một chiến thắng nữa” – Khlan nói. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, ngày Thứ Ba 28 Tháng Sáu, xe của một quan chức thứ ba thân Nga đã bị phóng hỏa ở Kherson nhưng ông ta không bị thương. Chưa rõ ai đã thực hiện các cuộc tấn công.

Một quan chức Mỹ nhận định: “Dường như không có bộ chỉ huy trung tâm điều phối các cuộc tấn công dù tần suất tấn công đã tăng thời gian gần đây, đặc biệt ở Kherson, nơi bị Nga chiếm đóng vào Tháng Ba lúc bắt đầu cuộc xâm lược”. Tình hình cho thấy, chiếm đóng thì dễ nhưng giữ được là chuyện không đơn giản.

Một chí nguyện quân Ukraine tham gia vào hàng ngũ du kích chiến (ảnh: Matteo Placucci/NurPhoto via Getty Images)
Tuy nhiên, một nguồn tin quen thuộc với tình báo phương Tây không nghĩ rằng cuộc kháng chiến sẽ sớm phát triển thành một chiến dịch có tổ chức hơn với vũ khí đầy đủ. “Cho đến nay, cuộc kháng chiến vẫn chưa tác động nhiều đến quyền kiểm soát của Nga đối với Kherson, trừ gieo rắc nỗi sợ – một quan chức Mỹ nói – Nhưng về dài hạn, Nga cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự phản kích của người dân địa phương Ukraine”.

Michael Kofman, Giám đốc nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, nhận định: “Tôi nghĩ người Nga sẽ gặp phải những thách thức đáng kể trong việc thiết lập sự ổn định tuyệt đối cho những lãnh thổ chiếm đóng, vì có khả năng, những ổ nhóm chống Nga sẽ ám sát những viên chức cao cấp hơn và làm cho những người khác  phải sống trong lo lắng. Công việc điều hành của Nga cũng khó khăn hơn”.

CNN cho biết, ngày 28 Tháng Sáu, chính quyền do Nga dựng lên ở Kherson đã bắt giữ Thị trưởng dân cử Ihor Kolykhaiev, người Ukraine, vài giờ trước khi công bố kế hoạch trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga. Chính quyền thân Nga cáo buộc Kolykhaiev “khuyến khích người dân tin vào sự trở lại của chủ nghĩa phát xít mới”. Theo cố vấn của Kolykhaeiv, quân Nga đã thu giữ ổ cứng máy tính và lục soát tìm kiếm tài liệu. Đầu tháng này, quân đội Ukraine cho biết “những kẻ xâm lược” đã đột nhập vào Đại học Bang Kherson và bắt cóc hiệu trưởng.

Kế hoạch sáp nhập của Nga sẽ phá sản?

Tại Kherson đồng rúp dần trở thành đồng nội tệ và hộ chiếu Nga cũng bắt đầu được cấp. Tại thành phố cảng Mariupol, vào Tháng Năm qua, chính quyền bù nhìn thân Nga đã tổ chức lễ ăn mừng cái gọi là “giải phóng” thành phố. Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã cho thay đổi biển báo giao thông từ tiếng Ukraine sang tiếng Nga và cho đặt bức tượng một phụ nữ lớn tuổi cầm lá cờ Liên Xô. Biểu tượng Mariupol sơn màu cờ Ukraine cũng được sơn lại màu cờ Nga. Nhưng bất chấp những nỗ lực tinh vi của Nga nhằm loại bỏ lịch sử, dân tộc và chủ nghĩa dân tộc Ukraine khỏi Kherson và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác, người dân Ukraine vẫn thể hiện tinh thần dân tộc rất cao.

Trong khi lực lượng chiếm đóng và những kẻ hợp tác ra rả cổ vũ Kherson sáp nhập vào Nga, một quan chức Ukraine cho biết vào tuần trước: “Mỗi ngày đều có nhiều cờ và tiếng Ukraine xuất hiện bí ẩn trong thành phố”. Theo một quan chức cấp cao của NATO, những nỗ lực nhằm xóa bỏ nền văn hóa Ukraine và áp đặt văn hoá Nga chỉ dẫn đến tác dụng ngược. Ông nói: “Đã có báo cáo về các âm mưu ám sát nhằm vào một số ‘quisling’ gồm thống đốc, thị trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp bù nhìn do Nga dựng lên (Quisling là tên của một quan chức Na Uy phản bội cộng tác với Đức Quốc xã trong Đại chiến Thế chiến lần hai). Hành động này có tác dụng răn đe và ngăn cản bất kỳ ai định làm việc cho Nga”.

Để tranh thủ lòng dân địa phương với ý đồ duy trì quyền kiểm soát lâu dài, Nga phải cung cấp các dịch vụ cơ bản trong các lãnh thổ mình quản lý, như nước sạch và thu gom rác. Nhưng Mỹ đánh giá các hành động chống đối đang gây khó khăn cho công việc điều hành thành phố. Trước cuộc chiến, một quan chức cấp cao của Mỹ đã cảnh báo đồng cấp Nga về một cuộc nổi dậy nếu Nga vẫn tấn công Ukraine. Nhưng lời cảnh báo rơi vào lỗ tai điếc và cuộc xâm lược tiếp tục, một phần do sự hống hách và tính toán chủ quan của lãnh đạo Kremlin; dù trong lịch sử, họ từng đối mặt các cuộc nổi dậy kéo dài, đẫm máu ở Afghanistan và Chechnya…

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jul 05, 2022 4:34 pm

Mấy hôm nay 0 theo dõi nhiều.

BBC News, Tiếng Việt

Ukraine: Kế hoạch hiện nay của Putin là gì sau khi chiếm được vùng Luhansk?

Joe InwoodBBC News, Kyiv

5 tháng 7 2022, 12:28 +07

Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ Donbas với các vùng Nga chiếm được, tính đến 04/07/2022

Một lần nữa, Nga đạt được bước tiến. Một lần nữa, Ukraine phải rút lui.

Sự rút lui chiến lược giúp tránh được một cuộc chiến ác liệt và kéo dài có thể dự đoán trước tại thành phố Lysychansk, thống đốc vùng này cho biết.

Ông Serhiy Haidai nói với tôi rằng: "Nga hiện có ưu thế lớn về nguồn đạn pháo. Họ sẽ chỉ đơn giản tiến hành phá hủy từ xa và việc vẫn bám trụ không mang lại ích lợi nào."

Điều này dường như khớp với thông tin chính thức của Nga về việc chiếm được thành phố, dường như tiến vào mà không vấp phải sự phản kháng gì. Các video đăng trên mạng xã hội ngày 03/07 cho thấy các binh sĩ Chechen nhảy múa tại các quận trung tâm.

Và họ có thể ăn mừng. Việc chiếm được thành phố Lysychansk đồng nghĩa Nga đã căn bản chiếm được toàn bộ vùng Luhansk, một mục tiêu chiến lược quan trọng của cuộc xâm lược.

Thế thì điều này mang ý nghĩa gì đối với cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát Donbas, và đối với cuộc chiến lan rộng hơn?

Hãy bắt đầu từ quan điểm của Ukraine. Đối với họ, điều rất quan trọng là tránh bị thiết lập vòng vây, như tại Mariupol. Mặc dù sức kháng cự của họ tại thành phố cảng miền nam Ukraine đã làm chậm bước tiến của Nga trong nhiều tuần nhưng kết quả cuối cùng là binh sĩ Ukraine bị thiệt mạng hay hàng ngàn người thuộc lực lượng tinh nhuệ nhất trong quân đội Ukraine bị Nga bắt giữ.

Ukraine muốn tránh điều này bằng mọi giá.

Trong bài phát biểu quốc gia, Tổng thống Ukraine Zelensky nói thẳng thắn. "Chúng ta sẽ thiết lập lại những bức tường, chúng ta sẽ giành lại lãnh thổ, nhưng con người phải được đặt trên tất cả".

Ông Serhiy Haidai đã đưa ra chính xác với cùng một luận điểm, khi nói với tôi rằng: "Binh sĩ của chúng tôi đã rút lui vào các vị trí đồn trú vững chãi hơn... Chúng tôi đã chiến đấu bảo vệ Luhansk trong 5 tháng. Trong khi vừa phòng vệ, chúng tôi đã thiết lập các thành trì mới ở vùng Donetsk. Giờ thì các chiến binh đã đi đến đó."

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Khói bốc lên tại một tòa nhà ở thành phố Lysychansk sau cuộc tấn công tên lửa hồi tháng 6

Ukraine xác nhận Nga chiếm thành phố Lysychansk

Trung đoàn dù tinh nhuệ của Nga 'mất nửa quân số' ở Ukraine

Vài giờ sau khi thành phố Lysychansk bị thất thủ, cố vấn Tổng thống Ukraine, Oleksiy Arestovych thậm chí đi xa hơn khi gọi việc bảo vệ Lysychansk-Severodonetsk là một "chiến dịch quân sự thành công".

Cờ Nga giờ tung bay tại hai thành phố, logic đó dường như hơi có chút vô lý, nhưng luận điểm của ông ấy là họ đang chơi một trò chơi kéo dài, để có thêm thời gian quan trọng.

Để hiểu logic này, bạn cần phải hiểu tầm quan trọng của vũ khí từ Phương Tây đối với sức kháng cự của Ukraine. Nói tóm lại, không có nguồn vũ khí của Nato thì Ukraine sẽ rơi vào tình trạng khó khăn hơn nhiều so với hiện tại.

Ukraine có thể trì hoãn bước tiến của Nga càng lâu bao nhiêu thì họ có thể có thêm hệ thống pháo và tên lửa tối tân hơn để sử dụng. Hệ thống Pháo phản lực Cơ động Cao đặt trên xe bánh lốp (HIMARS) do Mỹ cung cấp hiện đã sẵn sàng đi vào hoạt động, loại vũ khí này được cho sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến.

Càng có thêm thời gian thì càng có thêm vũ khí, và đổi lại sẽ đảo ngược quy mô cuộc chiến theo hướng cho lợi cho Ukraine, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế khiến Nga phải chật vật trong việc có nguồn cung thay thế các loại vũ khí và đạn dược đã sử dụng.

Còn về quan điểm của Nga. Mục tiêu được tuyên bố của họ là chiếm đóng, họ nói là "giải phóng" vùng Donbas. Chiếm được Luhansk đồng nghĩa họ đã tiến gần thêm một bước.

NGUỒN HÌNH ẢNH,RUSSIAN DEFENCE MINISTRY

Chụp lại hình ảnh,

Bộ Ngoại giao Nga công bố video cho thấy quốc kỳ Nga tại thành phố Lysychansk

Thật sự thì tầm quan trọng của điều này đã được Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh hôm nay, khi ông ông gọi các tổng chỉ huy của chiến dịch dịch là "Những người anh hùng của nước Nga", giải thưởng có lẽ cao nhất của Liên bang Nga.

Thế thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Dường như gần như chắc chắn họ sẽ tiến công và chiếm phần còn lại của vùng Donbas, đặc biệt là hai thành phố Sloviansk and Kramatorsk - cả hai đã bị pháo kích trong những ngày gần đây. Sloviansk được cho có tầm quan trọng đặc biệt trong phong trào của phe ly khai thân Nga, là địa điểm xảy ra những cuộc nổi dậy đầu tiên vào năm 2014.

Xa hơn nữa thì vẫn chưa rõ chiến lược rộng lớn hơn của Nga. Rất nhiều điều sẽ phụ thuộc và tình trạng quân lực của họ nếu - khi - họ chiếm vùng Donbas.

Tổng thống Putin đã phát biểu mang tính ẩn ý rằng: "Các đơn vị tham gia vào cuộc chiến tranh chống kẻ thù và đạt thành công, giành chiến thắng tại Luhansk nên chắc chắn được nghỉ ngơi và tăng cường năng lực tác chiến."

Nếu Nga vẫn đang tiến công nhanh thì họ có thể tiếp tục đẩy mạnh việc chiếm hoàn toàn miền nam Ukraine, có thể tiến tới và thậm chí bao gồm thành phố quan trọng Dnipro hay xa hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu họ cạn kiệt sức lực như nhiều nhà phân tích dự đoán, thì như ẩn ý của Putin, có thể cảm nhận được họ sẽ tuyên bố chấm dứt "chiến dịch quân sự đặc biệt", cụm từ mỹ miều của Nga dành cho cuộc chiến tranh toàn diện tại Ukraine.

Nga có thể hy vọng rằng một lệnh ngừng bắn đơn phương có thể khiến quốc tế giảm bớt sự hậu thuẫn cho Ukraine, với một số nước, có lẽ Pháp và Đức, nhằm thúc đẩy hòa bình.

Ukraine sẽ rõ ràng tiếp tục chiến đấu, nhưng nếu không có sự hậu thuẫn vững chắc về nguồn vũ khí thì có thể nơi tiền tuyến trở thành một cuộc xung đột đóng băng, như trong khoảng từ năm 2014 đến 2022. Điều này phù hợp với Nga khi giữ quốc gia láng giềng trong tình trạng hỗn loạn và bất ổn.

Hiện nay, không có điều gì là chắc chắn, cả hai bên đều tuyên bố giành ưu thế hơn bên còn lại. Thật sự đáng chú ý rằng trong khi Ukraine bị thất thế tại Donbas thì họ gần đây đã đạt những thành công, đáng chú ý nhất là ở Đảo Snake, nơi quốc kỳ vàng xanh của Ukraine một lần nữa tung bay.

Điều duy nhất mà chúng ta có thể chắc chắn là cuộc chiến này sẽ không thể kết thúc sớm, người dân ở vùng Donetsk sẽ là những người tiếp theo gánh chịu hậu quả.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jul 07, 2022 3:56 pm


Nếu có địa ngục trần gian, đó chính là Severodonetsk!

Trang Nguyên
6 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Rất nhiều người Ukraine sơ tán khỏi Lysychansk, bên kia sông từ thành phố Severodonetsk, khi nơi này rơi vào tay quân đội Nga. Các lực lượng xâm lược của Nga đang tập trung đánh chiếm vùng công nghiệp Donbas của Ukraine. (ảnh: Scott Peterson / Getty Images)

Những người lính Ukraine trở về từ khu vực Donbas mô tả họ như sống trong những ngày tận thế. Nơi ấy, Nga vẫn đang tiến hành các cuộc tấn công ác liệt.

Tim còn đập là còn chiến đấu

Các binh sĩ Ukraine đi dọc tuyến đường mà nhiều người Ukraine đã sơ tán khỏi thành phố Lysychansk sầm uất – nằm bên kia sông từ thành phố Severodonetsk. (ảnh: Getty Images)

Oleksiy, một người lính Ukraine bắt đầu chiến đấu chống lực lượng ly khai từ năm 2016, vừa trở về từ tiền tuyến với đôi chân khập khiễng. Anh bị thương khi giao tranh ở Zolote, một thị trấn mà Nga đã kiểm soát. “Trên tivi chiếu đầy những ‘bức tranh đẹp’ ở tiền tuyến, về tình đoàn kết hay quân đội, nhưng thực tế khác xa,” anh nói. Oleksiy cho rằng cục diện cuộc chiến chỉ có thể thay đổi nếu Ukraine được phương Tây cung cấp thêm vũ khí đạn dược.

Tiểu đoàn của Oleksiy bắt đầu cạn kiệt đạn dược chỉ sau vài tuần chiến đấu. Oleksiy kể có thời điểm, lực lượng Nga pháo kích dữ dội tới mức những người lính không thể đứng lên trong chiến hào. Khuôn mặt của mọi người đều thể hiện nỗi mệt mỏi, kiệt sức.

Thông tin từ một trợ lý cấp cao của Tổng thống Ukraine cho biết, tháng trước nước này ghi nhận từ 100-200 binh sĩ thiệt mạng mỗi ngày, nhưng tổng số lính tử trận lại không cung cấp. Còn theo Oleksiy, chỉ trong ba ngày đầu tiên chiến đấu, đơn vị của anh đã mất 150 người. Nhiều người chết vì mất máu.

Do pháo kích không ngừng, thương binh thường chỉ được sơ tán vào ban đêm và đôi khi phải đợi tới hai ngày. Ở tuyến sau, các chỉ huy đánh giá tình trạng thương tích và yêu cầu họ trở lại tiền tuyến nếu vết thương không quá nặng. “Dù tinh thần bạn có suy sụp đến đâu đi chăng nữa, nếu tim bạn còn đập, chân tay còn đầy đủ, bạn vẫn phải quay lại chiến đấu,” Oleksiy kể.

Mariia, một chỉ huy trung đội 41 tuổi từng là luật sư trước khi gia nhập quân đội Ukraine năm 2018, giải thích rằng mức độ nguy hiểm và khó chịu có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào vị trí chiến đấu của đơn vị và khả năng tiếp cận các tuyến tiếp tế. Chồng của Mariia đang chiến đấu ở một điểm nóng khác. Ai cũng lo lắng, nhưng những người lính trong đơn vị của cô đều duy trì tinh thần chiến đấu cao.

Hoa hồng cho một tử sĩ vừa nằm xuống. (minh họa: Getty Images)

Thành phố là ‘sa mạc bị thiêu rụi’

Trong các cuộc phỏng vấn với Associated Press, có những người trở về mang “tinh thần thép” với quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Họ cam kết, ngay cả khi quân đội Nga kiểm soát nhiều hơn khu vực mà họ đang cố giữ. Nhưng không ít người phàn nàn về sự hỗn loạn trong tổ chức, tình trạng đào ngũ và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Dễ hiểu, nếu bạn phải sống 24/24 dưới tầm pháo kích liên tục, liệu bạn có bình yên?

Trung úy Volodymyr Nazarenko, 30 tuổi, chỉ huy thứ hai Tiểu đoàn Svoboda của Vệ binh Quốc gia Ukraine, cùng với các binh sĩ rút lui khỏi Sievierodonetsk theo lệnh của các chỉ huy. “Trong trận chiến kéo dài một tháng, xe tăng Nga tiêu diệt mọi vị trí phòng và biến một thành phố an bình trước chiến tranh với dân số 101,000 người, giờ là ‘sa mạc bị thiêu rụi’”. Nazarenko nói. “Họ pháo kích ngay vô ngay vị trí chúng tôi, hầu như mỗi ngày. Sự thật là họ nhắm vào những tòa nhà của cư dân. Thành phố dần dần bị san phẳng.”

Những cánh rừng và thành thị bị thiêu rụi hoàn toàn. Dưới hỏa lực pháo binh Nga tại chiến trường miền Đông, những người lính Ukraine chỉ có một lựa chọn duy nhất, là nằm im dưới chiến hào, chờ đợi và cầu nguyện.

Vào thời điểm đó, Severodonetsk là một trong hai thành phố lớn mà Ukraine kiểm soát ở tỉnh Lugansk, nơi lực lượng ly khai thân Nga tuyên bố thành lập nước cộng hòa tự xưng từ tám năm trước. Cho đến khi lệnh rút quân được đưa ra vào ngày 24 Tháng Sáu, lực lượng Ukraine bị bao vây từ ba phía và cố thủ trong một nhà máy hóa chất, nơi có nhiều cư dân đang trú ẩn.

Một ngôi nhà bị phá hủy bởi cuộc pháo kích tấn công vào khu phố ở Dobropillya, Ukraine, hôm Thứ Ba ngày 14 Tháng Sáu, năm 2022. (ảnh: Marcus Yam / Getty Images)

“Nếu thực sự có địa ngục trần gian, đó chính là ở Severodonetsk. Ý chí nội tại đã giúp chúng tôi giữ thành phố đến phút cuối cùng”, Artem Ruban, một binh sĩ trong tiểu đoàn của Nazarenko nói. Khó có thể bám trụ ở một nơi kinh hoàng như thế. Nhưng những người lính chỉ biết chiến đấu, bất kể chuyện gì xảy ra.” Ruban bám trụ ở Bakhmut, cách Severodonetsk khoảng 64 km.

Một cựu giáo viên 28 tuổi ở Sloviansk, người chưa từng tưởng tượng sẽ có ngày phải cầm súng chiến đấu, mô tả chiến trường ở Ukraine là một cuộc sống hoàn toàn khác, với rất nhiều thăng trầm của cảm xúc. Tình bạn giữa các đồng đội tiếp thêm tinh thần cho họ. Nhưng người lính này vẫn thấy có những người không thể chịu nổi sự mệt mỏi tột độ cả về thể chất và tinh thần, thậm chí xuất hiện các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Rất nhiều người Ukraine sơ tán khỏi Lysychansk, bên kia sông từ thành phố Severodonetsk, khi nơi này rơi vào tay quân đội Nga. Các lực lượng xâm lược của Nga đang tập trung đánh chiếm vùng công nghiệp Donbas của Ukraine. (ảnh: Scott Peterson / Getty Images)

Phòng thủ được là ‘chiến thắng lớn’

Với Nazarenko, người từng chiến đấu ở Kyiv và nhiều nơi khác ở miền Đông Ukraine, cho rằng nỗ lực phòng thủ của lực lượng Ukraine ở Severodonetsk là “một chiến thắng”, bất chấp kết quả ra sao. Lực lượng Ukraine đang tìm cách làm chậm bước tiến của Nga, hạn chế thương vong để không bị suy giảm nguồn lực. Và họ tin rằng, Ukraine sẽ tái kiểm soát tất cả các khu vực bị chiếm đóng và đẩy lùi lực lượng Nga.

Nhưng không phải ai cũng có tinh thần lạc quan như Trung úy Nazarenko và những người lính mà anh chỉ huy. Hầu hết những người đang cầm súng bảo vệ Ukraine không có kinh nghiệm chiến đấu, tỏ ra hết sức bi quan hơn. “Thật khó để sống trong tình trạng căng thẳng liên tục, thiếu ngủ và thiếu ăn, tận mắt chứng kiến những nỗi đau kinh hoàng,” cựu giáo viên ở Sloviansk nói.

Tetiana Khimion, cựu biên đạo múa, 43 tuổi, người thành lập trung tâm điều phối quân sự ở Sloviansk, khi cuộc chiến nổ ra, nói nơi đây tiếp đón nhiều binh sĩ, từ những người được đào tạo chuyên nghiệp, cựu chiến binh cho đến dân thường mới nhập ngũ. “Có thể mô tả thế này: Lần đầu tới đây, anh ấy mỉm cười rạng rỡ và có vẻ hơi ngại ngùng một chút. Nhưng lần sau tới đây, trong đôi mắt của anh chỉ còn sự trống rỗng. Anh ấy đã trải qua điều gì đó kinh khủng và đã khác đi rất nhiều,” Khimion nói về giáo viên 28 tuổi.

Cây cầu từ Lysychansk đến Severodonetsk gần như bị phá hủy. Sau gần năm tháng giao tranh, một cuộc pháo kích của Nga cắt đứt liên lạc giữa hai thành phố. Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai, năm 2022, gây ra cuộc tấn công quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế Chiến Thứ Hai. (ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, người thầy giáo kia khẳng định, họ vẫn còn động lực chiến đấu bảo vệ đất nước. “Nếu không là tôi, ai sẽ bảo vệ nhà và gia đình của mình?”

“Mọi người đều mong những điều tốt đẹp hơn. Đôi khi họ đến với vẻ mặt buồn bã, nhưng chúng tôi hy vọng họ sẽ lấy lại tinh thần ở đây. Chúng tôi ôm nhau, cười với nhau và sau đó họ quay trở lại chiến trường,” Khimion nói.

Vào ngày 3 Tháng Bảy, lực lượng Nga kiểm soát được Lysychansk, thành trì cuối cùng của Ukraine ở tỉnh Lugansk và bắt đầu tăng cường các cuộc pháo kích vào Donetsk, tỉnh Donbas.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jul 10, 2022 3:43 am

Na Uy giúp phủ Thủ Tướng Đức. Na uy sản xuất đạn cho xe tăng Gepard mà Đức tính tháng này sẽ giao cho Ukraine. Tuần tới đạn sẽ được thử trên sân tập bắn súng của quân đội Đức ở Putlos. Đức muốn trong tháng 7 giao 30 xe tăng Gepard cho Ukraine.

Xe tăng Gepard sẽ được dùng để bảo vệ thành phố và các hạ tầng cơ sở quan trọng, bị nguy.

https://www.n-tv.de/politik/Hersteller-fuer-Gepard-Munition-gefunden-article23453142.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jul 10, 2022 7:25 am


Làm sao phá vỡ đòn phong tỏa Hắc Hải của Nga?

Lê Tây Sơn
9 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Nga đang khóa chặt khu vực Hắc Hải (ảnh: Celal Gunes/Anadolu Agency via Getty Images)

Thế giới phải hành động sớm để giải quyết nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trước mắt là làm sao phá vỡ đòn phong toả Hắc Hải của Nga để hàng chục triệu tấn lương thực của Ukraine có thể xuất ra nước ngoài.

Thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực do Nga xâm lược Ukraine khi nhiều sản phẩm nông nghiệp Ukraine không thể xuất cảng. Nga và Ukraine chiếm 13% và 8,5% xuất khẩu lúa mì của thế giới nhưng các lệnh trừng phạt chống lại Nga và việc quân Nga phong tỏa các cảng biển của Ukraine, đã khiến hoạt động xuất khẩu lương thực ra thế giới bị đình trệ. Kết quả là hàng triệu người dân địa cầu có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng – như Mark Cancian viết trên Foreign Affairs.

Đường bộ và đường hoả xa

Một cách để vô hiệu hoá sự phong tỏa hải quân Nga và giải phóng các chuyến hàng nông sản xuất khẩu của Ukraine là chuyển chúng ra ngoài lãnh thổ Ukraine bằng đường bộ và đường sắt với sự giúp đỡ của các nước láng giềng như Ba Lan và Romania, như cách Ukraine đang làm.

Cách vận chuyển này có lợi thế: Nga không thể ngăn chặn. Dù về lý thuyết, các tuyến đường sắt dễ bị tấn công bởi hỏa tiễn hoặc máy bay, nhưng rất khó tấn công lâu dài. Trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi lực lượng đồng minh đánh bom các tuyến đường sắt của Quốc xã Đức và Quân phiệt Nhật, việc phục hồi tương đối dễ và nhanh nếu đánh bom không liên tục. Nga không thể làm thế vì đã cạn kiệt kho vũ khí hỏa tiễn chính xác cao cần thiết cho một cuộc tấn công như vậy. Lực lượng không quân Nga cũng không đủ mạnh để tiến đủ sâu vào lãnh thổ Ukraine tấn công các tuyến đường sắt.

Điều không may là hệ thống đường sắt của Ukraine không đủ năng lực bù đắp cho “cái chết” của xuất khẩu đường biển. Để chuyển toàn bộ lương thực xuất khẩu của Ukraine đang tồn đọng, ước tính khoảng 30 triệu tấn ngũ cốc, sẽ cần 100 chuyến tàu biển, tương đương 300,000 toa tàu hoả! Tính toán cho thấy cần đến 14 tháng để chuyển toàn bộ số ngũ cốc trên bằng đường sắt so với bốn tháng bằng đường biển! Dù khả thi nhưng phương pháp vận chuyển mặt đất chỉ là tạm thời và không phải là giải pháp lâu dài.

Những đoàn tàu hỏa vận chuyển lương thực của Ukraine đến các cảng đều không thể xuất ra nước ngoài. Tính đến cuối Tháng Sáu 2022, 7 triệu tấn lúa mì, 14 triệu tấn hạt ngô, 3 triệu tấn dầu hướng dương, 3 triệu tấn thực phẩm chế biến từ hướng dương đã bị ứ đọng (ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)
Đường biển

NATO có thể tìm cách phá vỡ sự phong tỏa hải quân của Nga bằng cách đưa những đoàn tàu buôn đến các cảng của Ukraine để đưa nhanh lương thực mà thế giới cần ra ngoài Hắc Hải. Nhưng chiến lược này chắc chắn gặp một số trở ngại, đầu tiên là lực lượng hải quân hùng hậu của Nga có khả năng tấn công bất kỳ con tàu nào của phương Tây. Hạm đội Hắc Hải Nga hiện có năm khinh hạm, một số tàu đổ bộ, hàng chục tàu hộ vệ bờ biển và quan trọng nhất là sáu tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo chạy rất êm, được trang bị thiết bị dò sonar tiên tiến, ngư lôi, hỏa tiễn hành trình và mìn.

Nga cũng có các hỏa tiễn chống hạm đặt tại bán đảo Crimea với tầm bắn ít nhất 200 dặm. Dĩ nhiên, sự thống trị Hắc Hải của Nga không phải tuyệt đối. Việc mất soái hạm Moskva tối tân mang hỏa tiễn hành trình vào Tháng Tư đã giáng một đòn nặng vào khả năng kiểm soát Hắc Hải của Nga. Trong khi Nga có ít khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ, thì lực lượng mặt đất, cơ sở hạ tầng sâu trong lãnh thổ Ukraine, với 16 hỏa tiễn chống hạm khổng lồ Nga có thể chiếm ưu thế khi xảy ra hải chiến ở Hắc Hải.

Phần mình, NATO bị hạn chế đưa lực lượng vào Hắc Hải do Công ước Montreux. Thỏa thuận ký năm 1936 này quy định giao thông hàng hải ở eo biển Thổ Nhĩ Kỳ nối Hắc Hải với Địa Trung Hải, trong đó, cho phép các tàu buôn tiếp cận không hạn chế và tương đối tự do qua lại các nước quanh Hắc Hải, nhưng giới hạn kích thước và số tàu chiến của các quốc gia bên ngoài Hắc Hải đi qua eo biển và thời gian neo lại.

Vì mỗi quốc gia không thuộc Hắc Hải chỉ đưa được tải trọng không quá 45,000 tấn vào vùng biển này và thời gian lưu trú không quá 21 ngày nên phương Tây không thể triển khai lực lượng như ý muốn. Công ước cũng cấm tàu ​​ngầm của các quốc gia không thuộc Hắc Hải. Hoa Kỳ không ký kết Công ước Montreux, vì vậy về lý thuyết, những quy tắc này không áp dụng cho Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, Washington luôn tuân thủ thỏa thuận vì tôn trọng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO.

Vai trò Thổ Nhĩ Kỳ

Việc sử dụng các eo biển ra vào Hắc Hải sẽ phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ. Với lập trường tương đối trung lập của Thổ, việc gây nguy hiểm cho các mối quan hệ với Nga hoặc phương Tây là điều chính phủ nước này không muốn. Thổ cũng không muốn vi phạm Công ước Montreux nên các hạn chế sẽ được giữ nguyên, dù Thổ có thể ứng xử “mềm” hơn trong một số điều khoản, đổi lại, phương Tây hỗ trợ kinh tế, giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt hoặc làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền của họ.

Việc hạn chế trọng tải 45,000 tấn đối với các quốc gia bên ngoài sẽ cho phép khoảng năm tàu ​​khu trục của mỗi nước vào Hắc Hải. Một tàu khu trục lớp DDG-51 tiên tiến của Mỹ nặng khoảng 9,000 tấn; một tàu khu trục Kiểu 45 của Anh thực thi được nhiều nhiệm vụ khác nhau nặng khoảng 7,350 tấn. Như vậy, Hoa Kỳ có thể gửi ba tàu khu trục để hộ tống an toàn các tàu buôn chở ngũ cốc Ukraine. NATO cũng có thể dùng sức mạnh không quân nếu Romania và Bulgaria cho phép máy bay NATO bay qua lãnh thổ họ và cho phép sử dụng các căn cứ không quân. Khi đó, không quân NATO đủ sức khống chế các lực lượng mặt đất và không quân của Nga ở khu vực Hắc Hải.

Nếu đơn phương điều động các đoàn xe đến các cảng của Ukraine, NATO có thể bị Nga tấn công. Nga không cần đánh phá tất cả tàu vận chuyển mà chỉ cần gây tổn thất 25% cũng đủ để NATO và các chủ tàu phải bỏ cuộc. Nga còn có thể dùng mìn và tàu ngầm tấn công các đoàn tàu chở ngũ cốc, vừa hiệu quả vừa không bị phát hiện, giúp hoá giải trách nhiệm “tấn công trước”. Nga đã cài mìn dưới Hắc Hải để ngăn chặn tàu bè đi vào các cảng của Ukraine. Việc tìm và vô hiệu hoá mìn đòi hỏi rất nhiều thời gian. Ukraine cũng có biện pháp bảo vệ đường bờ biển của mình, đề phòng Nga tấn công, nên Moscow sẽ đổ lỗi cho Kyiv nếu một quả mìn làm nổ một tàu chở ngũ cốc.

Nếu NATO tiến hành một chiến dịch rà mìn và tấn công tàu ngầm Nga, một cuộc hải chiến là không tránh khỏi. Có rất nhiều nguy cơ đối với một đoàn tàu chở hàng tốc độ 12 hải lý/giờ và mất khoảng một ngày đi từ cảng Odessa đến eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không giống chiến tranh trên không và trên bộ, có rất ít vụ đụng độ trên biển kể từ sau Đại Chiến Thế giới lần thứ hai. Nhiều quốc gia NATO không muốn đối đầu quân sự trực tiếp với Nga và leo thang xung đột, ngay cả khi liên minh có thể phá vỡ chiến thuật phong tỏa lương thực của Moscow.

Một lựa chọn an toàn hơn

Một lựa chọn ít đối đầu hơn là nhờ các nước thứ ba không thuộc NATO cung cấp tàu hộ tống và tàu chở hàng. Một quốc gia như Ai Cập, phụ thuộc nhiều vào ngũ cốc nhập khẩu, có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Cách tiếp cận gián tiếp này sẽ tránh được việc Nga lên án NATO gây hấn và đáp trả. Tuy nhiên, các nước bên thứ ba không có đủ năng lực quân sự để chống lại Nga nếu bị Nga tấn công.

Các kho lương thực của Ukraine đang chất đầy nhưng không thể xuất ra nước ngoài (ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)
An toàn hơn là Ukraine vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt đến cảng Costanta của Romania, chỉ cách Odessa 190 dặm, rồi tiếp tục vận chuyển đường biển bằng các tàu của bên thứ ba. Làm thế sẽ tránh bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào với Ukraine và Hắc Hải, khó để Nga lấy cớ tấn công. Ngoài ra, còn một giải pháp khác.

Putin từng tuyên bố Nga sẽ cho phép các chuyến tàu biển xuất khẩu từ Ukraine, với một số điều kiện, kiểu “có qua có lại”. Một tàu chở ngũ cốc từ Ukraine được phép rời Hắc Hải và một tàu từ Nga cũng được làm như vậy. Giải pháp này sẽ mang lại cho Nga nguồn tài chính đáng kể. Nếu phương Tây không muốn mạo hiểm đối đầu quân sự và không muốn tình hình lương thực toàn cầu ngày càng nghiêm trọng thì giải pháp ngoại giao sẽ giành được sự ủng hộ quốc tế. Hiện chưa có báo cáo nào về nạn đói nhưng nếu chiến tranh tiếp tục, nguồn cung cạn kiệt, thiếu hụt lương thực là điều chắc chắn, và bạo loạn lương thực sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, lật đổ. Phương Tây đang đối mặt với áp lực phải chuẩn bị sẵn phương án hành động tối ưu trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jul 10, 2022 3:16 pm

Anh chơi lớn: Quân đội Anh huấn luyện cho 10.000 người lính Ukraine tình nguyện để đánh với Nga.

https://www.berliner-zeitung.de/politik-gesellschaft/britisches-militaer-bildet-10000-ukrainische-soldaten-in-grossbritannien-aus-li.245084

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 24 of 55 Previous  1 ... 13 ... 23, 24, 25 ... 39 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum