Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 10 of 55 Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 32 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Mar 09, 2022 6:27 am

Tôi hôm nay, 10.03.2022 bổ xung cập nhật thêm, nói thêm về chuyện lính tử vong 2 phía. Có thể nói 2 bên Ukraine và Nga đều dùng tâm lý chiến khi nói, viết về con số tướng & lính bị thương, đặc biệt là tử vong. Trong khi Ukraine ngay từ đầu nói rõ??? con số về phía ta và địch thì Nga lại cần vài ngày mới nói về con số này, rất dè dặt, từ vài hôm nay 0 nghe, đọc gì luôn.

Báo đức nói nếu lấy con số khoảng ở giữa Ukraine và Nga đưa ra thì có lẽ đúng nhất. Có điều lính Nga chết nhiều hơn con số Nga công bố là chắc chắn.


Sau gần nửa tháng giao tranh, tại sao lính Nga chết như ngả rạ?

Mạnh Kim
8 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

“Chào mừng đến địa ngục” – hàng chữ được dân Ukraine sơn trên một phương tiện quân sự của Nga; Irpin, Ukraine, ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Đến hôm nay, dù tăng hỏa lực, chiến cuộc Ukraine đối với quân đội Nga vẫn bế tắc. Thêm một tướng Nga nữa vừa thiệt mạng trong cuộc giao tranh xung quanh Kharkiv, trở thành viên tướng thứ hai bỏ xác tại chiến trường Ukraine trong một tuần (người đầu tiên là Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, 47 tuổi, chỉ huy trưởng Sư đoàn Dù số 7 của Nga và là Phó tư lệnh Quân đoàn vũ trang liên hợp số 41).

Một đội quân khổng lồ nhưng không quá lớn

Ngày 7 Tháng Ba, Cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Quân đoàn 41 của Nga, đã bị giết bên ngoài thành phố Kharkiv ở Đông Ukraine cùng các sĩ quan cao cấp khác. Bộ Quốc phòng Ukraine đã hack và nghe trộm được nội dung mà họ cho biết đó là cuộc trò chuyện giữa hai sĩ quan tình báo (FSB) nói về cái chết của Vitaly Gerasimov. Tướng Gerasimov từng tham gia cuộc chiến Chechnya lần thứ hai, chiến dịch ở Syria và chiến dịch Crimea – theo The Guardian.

Gần hai tuần sau cuộc xâm lược của Vladimir Putin vào Ukraine – cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945, diện mạo quân đội Nga ngày càng phơi bày nhiều điểm yếu. Theo ước tính thận trọng của giới chức Mỹ, Ukraine đã giết chết hơn 3,000 lính Nga. Sự xoay chuyển cục diện chiến sự không chỉ gặp khó khăn vì tinh thần kém của binh lính mà còn là tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực. Giới chức quân đội Mỹ và phương Tây cho biết binh lính Nga đã vào đất “địch” với những hộp thức ăn MRE (meals ready to eat) hết hạn vào năm 2002. Nhiều tay súng đã buông vũ khí đầu hàng và một số người khác tự phá hoại phương tiện để tránh giao tranh.

Xác lính Nga tại Sytniaky, Ukraine; ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)

Vài ngày qua, tại một số khu vực, nhiều vụ xả súng giết thường dân đã được ghi nhận. Chiến lược xâm nhập bằng phương án đánh nhanh đã thất bại và đang được thay bằng chiến thuật tàn bạo hơn. Điều này có thể áp đảo hệ thống phòng thủ đối phương nhưng chắc chắn sẽ đưa đến một cuộc trường chiến đẫm máu khiến Nga sa lầy nhiều tháng đến thậm chí nhiều năm. Điều đang được chú ý nhiều là Nga đã phơi bày cho các nước láng giềng châu Âu và đối thủ Mỹ những lỗ hổng trong chiến lược quân sự có thể được khai thác trong các trận đọ sức tương lai.

Trong cuộc họp báo tại căn cứ không quân ở Bắc Estonia với Tướng Mark A. Milley (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ), Trung tướng Martin Herem, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, nói: “Những gì tôi thấy là một đội quân khổng lồ nhưng xem ra không quá lớn”. Trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương, tướng Không quân Rauno Sirk của Estonia thậm chí thẳng thừng khi đánh giá lực lượng không quân Nga: “Nếu nhìn những gì ở phía bên kia (Nga), sẽ thấy rằng nó không thực sự đáng là đối thủ”.

Vài mổ xẻ về hiệu suất của quân đội Nga

Thành phố phía Đông Bắc Ukraine – Kharkiv – từng tưởng chừng bị “nướng” rụi trong vài giờ sau khi quân Nga kéo quân vào Ukraine nhưng cuối cùng vẫn đứng vững. Thận trọng và chừng mực, khi được hỏi về việc tại sao quân đội Nga lại thể hiện sự nhếch nhác lẫn lúng túng, Tướng Mỹ Mark A. Milley nói: “Chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc xâm lược qui mô với vũ khí hỗn hợp được thực hiện với các mũi tấn công đa trục nhằm vào quốc gia lớn thứ nhì châu Âu – Ukraine. Nga sử dụng tổng lực, từ không quân, bộ binh, lực lượng đặc biệt đến tình báo… Còn hơi sớm để rút ra bất kỳ bài học nào nhưng một trong những bài học hiển nhiên là ý chí của người dân Ukraine, tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo quốc gia và kỹ năng chiến đấu của quân đội Ukraine”.

Một cách tổng quát, cuộc mổ xẻ về hiệu suất của quân đội Nga – tính đến thời điểm này, được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn với hai chục quan chức Mỹ, NATO và Ukraine (dẫn lại từ The New York Times) – đã vẽ nên chân dung “sức mạnh quân sự” Nga: Đó là một quân đội gồm những tay súng trẻ gia nhập quân đội vì chính sách nghĩa vụ quân sự và hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến trường; trong khi sĩ quan không được trao quyền quyết định tại chỗ…

Ban lãnh đạo quân sự, với Tướng tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đứng đầu, muốn kiểm soát tất cả. Nhất cử nhất động, sĩ quan thuộc cấp phải xin phép Valery Gerasimov (với quyền lực chỉ sau Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu). Quan trọng hơn nữa là các sĩ quan chỉ huy không dám mạo hiểm vì luôn sợ bị qui trách nhiệm.

Tướng Valery Gerasimov (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (ảnh: Alexei NikolskyTASS via Getty Images)
Sự “dè dặt” đã phải trả giá. Đối mặt thời tiết xấu ở Bắc Ukraine, để an toàn, các chỉ huy ban lệnh hạ cánh một số chiến đấu cơ và trực thăng, đồng thời yêu cầu những chiếc khác bay thấp hơn. Thế là chúng trở thành mồi ngon của hỏa lực Ukraine. Nhiều đơn vị xe tăng thậm chí ít binh sĩ đến mức không đủ xoay trở để thực hiện các mũi tấn công và kết quả là họ trở thành bia tập bắn cho hỏa tiễn Javelin của Ukraine. Những xác xe tăng chất ụ dồn đống trên đường kéo về Kyiv là hình ảnh đầy “ấn tượng”. Một số chuyên gia quân sự, khi xem xét những đoàn xe quân sự nằm ụ và kéo dài hàng chục kilomet, cho thấy thêm rằng chúng không chỉ thiếu nhiên liệu (chính xác hơn là hậu cần kém, không thể tiếp liệu đúng kế hoạch) mà còn cho thấy chúng – trước đó – không được bảo quản và bảo trì tốt, khi chúng nằm trong bãi quá lâu đến mức lốp xe bị giòn và rất dễ bị thủng (dẫn lại từ The Guardian).

Tiếp vận – một lỗi đặc biệt nghiêm trọng

Thomas Bullock, nhà phân tích mã nguồn mở của hãng tình báo quốc phòng Janes, chỉ ra thêm: Khi thâm nhập vào Ukraine, để tránh những tuyến đường sình lầy, lính Nga chọn các trục đường chính. Thế là họ đưa cả hai be sườn cho địch nã đạn. Những cuộc đổ bộ của lính dù cũng thất bại nặng nề. Với quân đội Nga, lính dù gần như là đại diện của tinh thần binh sĩ. Lính dù có mặt ở đâu thì cầm chắc chiến thắng ở đó.

Cho nên, hình ảnh lính dù bị tiêu diệt gây ra những “chấn thương” lớn đối với tinh thần binh sĩ Nga. Ngoài ra, hầu hết cuộc tấn công ban đầu đều được thực hiện tương đối nhỏ, với nhiều nhất hai hoặc ba tiểu đoàn. Điều này cho thấy sự thất bại trong việc phối hợp các đơn vị trên chiến trường và không tận dụng được tổng lực – nhận xét của Frederick W. Kagan, chuyên gia quân sự Nga, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Critical Threats Project thuộc American Enterprise Institute.


Những gì còn lại của một cỗ đại bác; Sytniaky, Ukraine, ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)
Điều không thể không nhắc nữa là kế hoạch logistics (“tiếp vận”). So với những gì quân đội Mỹ thể hiện ở cuộc chiến Vùng Vịnh 1991 và 2003, cuộc ra quân của Nga khác biệt một trời một vực về tiếp vận. Thế giới ngày nay không ai không biết dịch vụ phát chuyển nhanh FedEx. Người đẻ ra FedEx là Frederick Wallace Smith, vốn là thủy quân lục chiến Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam từ 1966-1969. Hai năm sau khi Frederick trở về Mỹ, FedEx ra đời.

Nó là mô hình dân sự của logistics quân sự mà Frederick học được từ những năm trong quân ngũ. Chi tiết này cho thấy hệ thống tiếp vận quân đội Mỹ như thế nào và nó là yếu tố quan trọng như thế nào cho bất kỳ chiến dịch động binh qui mô nào. Đó là chưa nói đến yếu tố quân số. Cần nhấn mạnh, năm 1939, nước Pháp có dân số tương tự Ukraine hiện nay (hơn 40 triệu). Và khi tấn công Pháp, Đức Quốc Xã huy động đến ba triệu quân, chứ không phải khoảng 190,000 lính Nga trong cuộc chiến Ukraine.

Và nghiêm trọng nhất: Lỗi hệ thống

Không phải là tất cả của mọi lý do và là nguyên cớ duy nhất nhưng phần lớn những gì đang diễn ra cho thấy hình ảnh có phần nhếch nhác của quân đội Nga như đang chứng kiến là kết quả tất yếu của “tiến trình” tham nhũng qui mô và kéo dài. Chỉ số Liêm chính Quốc phòng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2020 cho thấy Nga là một trong những quốc gia hàng đầu về tham nhũng quốc phòng (dẫn lại từ Politico). Năm 2012, một công ty vũ khí Nga được cấp khoảng $26 triệu để phát triển hệ thống phòng không dùng đánh chặn hỏa tiễn phi chiến thuật (nonstrategic missile) nhưng dự án này không bao giờ thành hiện thực. Công ty trên luồn lách bằng cách ký các hợp đồng bịp với những công ty trá hình mà vài trong số có “hồ sơ doanh nghiệp” với địa chỉ là các nhà vệ sinh công cộng ở vùng Samara thuộc Nga!

Trong một vụ khác vào năm 2016, một công ty chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị định vị vô tuyến và hệ thống điều khiển phi đạn chính xác cao, đã bày vẽ ra các dự án nghiên cứu và phát triển cốt để ăn cắp tiền thông qua những hợp đồng ma. Tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng Nga không chỉ giới hạn ở công nghiệp quân sự mà còn thâm nhập sâu vào hệ thống chính trị, với những vụ mua quan bán tước…

Hai tuần chiến sự là thời gian có lẽ đủ để quân đội Nga rút ra nhiều điều và điều chỉnh chiến lược. Tuy nhiên, chiến thắng hay không hoàn toàn không có ý nghĩa gì nữa, khi mà Kremlin đang đối mặt một trận chiến không tiếng súng lớn hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều lần: trận chiến kinh tế và trận chiến trên mặt trận chính trị quốc tế – chắc chắn sẽ kéo dài rất lâu và hậu quả khốc liệt hơn nhiều so với những tổn thất chiến trường.


Last edited by LDN on Thu Mar 10, 2022 2:36 pm; edited 4 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Mar 09, 2022 5:05 pm

Nói về cuộc chiến thông tin v.v...

https://youtu.be/q_b8endwxi0

~

Tin mới

https://youtu.be/wpvabP9t2GQ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 10, 2022 1:39 pm

Người Việt chạy nạn: Chạy qua Ba Lan quá khổ 

Ông công dân Ukraine gốc việt này nói chuyện Think mong ước thì ai cũng có quyền mong ước. Ba Lan cho đặt chân vào nước họ là tốt lắm rồi, có thể đi tiếp sang nước khác. ~ điều ông ta nêu lên hơi..khó đấy. Có phải đang ở Ukraine đâu mà muốn phải cố vấn v.v..

https://youtu.be/ZiGyclLdG_w


Last edited by LDN on Thu Mar 10, 2022 1:53 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 10, 2022 4:05 pm

Trung đoàn xe tăng Nga bị đánh bại khi tiến vào Kiew

https://youtu.be/G4n7ftac3xI

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 2:37 am

Người Mỹ tình nguyện tới Ukraine...

https://youtu.be/3MmjT2oPkt4

~

https://youtu.be/poWqphqEbcA


Last edited by LDN on Sun Jun 19, 2022 2:22 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 2:49 am

McDonald’s đóng cửa ở Nga, lý thuyết Vòm Vàng đổ sụm

McDonald’s với cánh Cổng Vàng từng được lý thuyết hóa thành biểu tượng của “hòa bình” (ảnh: Kena Betancur/VIEWpress)

Mỹ Anh - Sài Gòn nhỏ
10 tháng 3, 2022
Trong quyển The Lexus and the Olive Tree: Understanding Globalization năm 1999 với nội dung mổ xẻ hiện tượng toàn cầu hóa, cây bút sừng sỏ Thomas Friedman khẳng định chắc như bắp rằng, không hai quốc gia nào có cái “vòm vàng” – biểu tượng của McDonald’s – lại có thể gây chiến với nhau.

Đẩy ý tưởng này lên như một lý thuyết, Thomas Friedman tin rằng trong thời toàn cầu hóa, khi một quốc gia đạt đến sự phát triển kinh tế với tầng lớp trung lưu đủ mạnh để có thể mang lại sự hiện diện của McDonald’s thì nó sẽ trở thành một “quốc gia của McDonald’s” và những nước có “Vòm Vàng” thì không quan tâm đến việc đấm đá nhau.

Thomas Friedman thậm chí hơi quá khi cho rằng “Vòm Vàng” hiện diện ở đâu thì nơi đó không có chiến tranh. Quan điểm này dựa trên luận điểm rằng các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ thì chẳng dại gì đánh nhau để khiến ảnh hưởng lợi ích song phương và lợi nhuận kinh tế. Tuy nhiên, với việc McDonald’s – cùng vô số tập đoàn Mỹ khác – đang rút khỏi Nga (dù Mỹ và Nga không ôm súng bắn nhau), cái gọi là “lý thuyết Vòm Vàng” (Golden Arches theory) coi như đổ sụm.

Một “đồng chí” Liên Xô háo hức đón nhận “mùi tư bản” McDonald’s; Moscow 1990 (ảnh: Peter Turnley/Corbis/VCG via Getty Images)

McDonald’s khai trương “Vòm Vàng” đầu tiên ngày 31 Tháng Một 1990, tại Quảng trường Pushkin. Đó là nhà hàng McDonald lớn nhất thế giới thời điểm đó. McDonald’s thành công ngay lập tức. Vào ngày đầu tiên, 30,000 người đã được phục vụ, một kỷ lục đối với McDonald’s trong ngày mở cửa khai trương. McDonald’s đến Moscow không chỉ đơn thuần là Big Macs và khoai tây chiên. Nó là hình ảnh tượng trưng cho sự mở cửa của Liên Xô, báo hiệu những thay đổi dữ dội đang và sắp diễn ra. Khoảng hai năm sau, Liên Xô sụp đổ. Một bài báo có tựa Moscow Plays Ketch-Up đăng trên Washington Post đề ngày 1 Tháng Hai 1990 đã tường thuật sự kiện này như sau (với cách miêu tả vừa hài hước vừa mỉa mai)… Trích:

Công nhân nhà máy Mikhail Negilko đứng bên dưới cặp vòm bằng vàng lấp lánh, rao giảng cho đám đông với lòng nhiệt thành của một người cải đạo. Anh ấy đã nhìn thấy tương lai – và nó rất ngon. “Hãy cho chúng tôi biết, Beeg Mak là cái gì thế?” –  một ông già tóc nhuộm đỏ hét lên, nhìn một cách nghi ngờ vào hàng nghìn đồng chí đang xếp hàng cách Điện Kremlin ba dãy nhà. “Bolshoi Mak đấy, các đồng chí ạ” – Negilko nói với vẻ quan trọng, một tay cầm chặt ba lá cờ McDonald’s bằng giấy và cái túi đầy ắp cốc và đĩa dùng một lần.

“Bolshoi Mak là một thứ mà bạn chưa từng được nếm trước đây. Bạn lấy một bánh, rất ngon, và bạn cắt nó làm đôi. Sau đó, bạn thêm một ít thịt nướng, chất lượng thịt hàng đầu, mà nè, nó không giống như thứ thịt mà chúng ta có ở đây. Sau đó là một ít pho mát, rồi rất nhiều vitamin và…”. Nói đến đó Negilko dừng lại để tìm cách miêu tả cảm giác được tạo ra trên đầu lưỡi mình khi lần đầu tiên gặp được chủ nghĩa tư bản. “Và sau đó bạn thêm một ít rau bina. Và đó, các đồng chí, đó là Bolshoi Mak”…

Sau gần 14 năm đàm phán quanh co, thức ăn nhanh của Mỹ cuối cùng có mặt tại Moscow, thủ đô đồ ăn chậm của thế giới… Vào thời điểm McDonald’s mở cửa lúc 10 giờ sáng nay, đã có một hàng dài xếp hàng hàng trăm mét bên ngoài. Lực lượng dân quân túc trực để ngăn chặn một cuộc bạo động. Máy quay truyền hình quay tít. Các diễn viên hóa trang thành nhân vật hoạt hình nhảy múa trên đường phố để gây thích thú cho đám đông… “Ai quan tâm chúng ta phải đợi bao lâu?” – Viktor Kondratyev, một công nhân trong hợp tác xã thương mại, cho biết – “Chúng tôi đã quen với việc đứng xếp hàng. Chúng tôi xếp hàng hàng giờ, đôi khi hàng ngày”…

Nhà hàng 900 chỗ ngồi ở Quảng trường Pushkin – cửa hàng McDonald’s lớn nhất thế giới – là cửa hàng đầu tiên trong 20 cửa hàng dự kiến ​​mở ở thủ đô Liên Xô vài năm tới… Quầy nhận thức ăn là một khung cảnh náo nhiệt điên cuồng gần như chắc chắn chưa từng có trong lịch sử ăn uống của Liên Xô. Những thanh niên trẻ mặc quần đen và áo phông màu hạt dẻ quay mòng mòng như bầy ong trong tổ, xúc hamburger cho vào những gói xốp. Mọi người đều đeo nút “How Can I Help You” trên ve áo và dán sticker McSmiles trên mặt.



Các nhà quản lý McDonald’s nhấn mạnh rằng họ cam kết ở lại thị trường Liên Xô, cho dù điều gì có thể xảy ra. Họ đã đầu tư $35 triệu vào một khu phức hợp chế biến thịt, sữa và tiệm bánh lớn ở ngoại ô Moscow – được du khách mệnh danh là “McGulag” vì có hàng rào thép gai bao quanh. Họ cũng đang cử các giám đốc điều hành hàng đầu của Liên Xô đến “Đại học Hamburger” ở Chicago cho chương trình đào tạo…

(Hết trích)

____________


McDonald’s bên trong siêu thị Pyaterochka; Moscow 2021 (ảnh: Vladimir Gerdo\TASS via Getty Images)
Ngày 8 Tháng Ba 2022, McDonald’s loan bố họ tạm thời đóng cửa tất cả 847 nhà hàng của mình ở Nga, kể cả địa điểm ở Quảng trường Pushkin nhắc ở trên. McDonald’s cho biết họ sẽ trả lương cho 62,000 nhân viên tại Nga. Trong gần 850 cửa hàng McDonald’s ở Nga, 84% thuộc sở hữu của công ty. Phần còn lại chủ yếu do công ty nhượng quyền Rosinter Restaurants Holding (ROST.MM) có trụ sở tại Moscow điều hành.

Sau 32 năm, Moscow có thể không còn những công nhân nhà máy đói khát lần đầu tiên háo hức nếm được “mùi tư bản” như nhân vật Mikhail Negilko trong phóng sự Washington Post nhưng nước Nga đang khốn đốn khi bị bắn tan nát trên một mặt trận không tiếng súng: Đòn trừng phạt kinh tế khốc liệt của phương Tây cũng như một số nước châu Á. Vladimir Putin không phải đếm xác theo cách như quân đội Nga đếm số lính tử trận tại chiến trường Ukraine nhưng Putin phải đếm những thiệt hại kinh tế cực kỳ nghiêm trọng khiến ngân sách quốc gia bị thâm lạm từng giờ.


Một tiệm Starbucks Café; Moscow 2017 (ảnh: Robert DEYRAIL/Gamma-Rapho via Getty Images)
Không chỉ McDonald’s, nhiều biểu tượng tư bản sừng sỏ Mỹ cũng gửi thông điệp phản ứng với cuộc chiến của Putin tại Ukraine, từ Starbucks, Pepsi, Apple, Microsoft đến Boeing. Người phát ngôn của Brands Inc. cho biết công ty tạm ngừng mọi hoạt động đầu tư và phát triển nhà hàng ở Nga, đồng thời tạm đóng cửa 70 địa điểm KFC thuộc sở hữu của công ty và ký một thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền Pizza Hut để ngừng kinh doanh tại 50 địa điểm. Công ty có khoảng 1,000 nhà hàng KFC ở Nga…

Tất cả cho thấy khái niệm toàn cầu hóa theo cách miêu tả của Thomas Friedman trong The Lexus and the Olive Tree: Understanding Globalization đã biến đổi. Mối quan hệ kinh tế từng được xem là chỉ dấu của “hòa bình” có thể giúp hóa giải xung đột dẫn đến chiến tranh đã không còn đúng.

Chiến tranh ngày nay, qua những gì thể hiện ở cuộc xung đột giữa Nga và phần còn lại của thế giới, không cần đến bom đạn, không cần đến hỏa tiễn, không cần đến oanh tạc cơ. Những trận oanh kích bằng kinh tế có thể gây tổn thất thậm chí nghiêm trọng hơn đạn pháo, vì nó đánh toàn diện, bằng tổng lực, bằng một liên minh áp đảo với sức công phá không gì có thể “đo đạc” và định lượng một cách chính xác.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 6:26 am

Người Việt giúp người Việt

https://youtu.be/JZ_c5i8BR3I

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 6:55 am

Tình báo Mỹ phân tích chi phí “tiền máu” tăng từng ngày của Putin

Lê Tây Sơn
9 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Giới chức tình báo và an ninh Hoa Kỳ tường trình trước Ủy ban Tình báo Hạ viện – trái sang: Giám đốc FBI Christopher Wray, Giám đốc NSA Paul Nakasone, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Avril Haines, Giám đốc CIA William Burns và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân đội Scott Berrier; Washington DC, ngày 8 Tháng Ba 2022 (ảnh: Kent Nishimura/Los Angeles Times via Getty Images)

Cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin xem cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine là “cuộc chiến không thể thua”, vì vậy, khả năng ông ta leo thang xâm lược mà không quan tâm đến sinh mạng dân thường là điều sẽ xảy ra.

Điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện ngày 8 Tháng Ba, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence), bà Avril Haines cho biết tình báo Mỹ đánh giá Putin là kẻ “khó có thể bị nản lòng trước những thất bại mà quân đội Nga đang phải đối mặt ở Ukraine”. Nhận xét này là có cơ sở. Nhiều dấu hiệu cho thấy ông ta đang tăng gấp đôi qui mô “chiến dịch quân sự đặc biệt” để ngăn Ukraine gia nhập NATO.

Giám đốc CIA William Burns nói: “Putin đã phát động cuộc xâm lược với quyết tâm thống trị và kiểm soát Ukraine dựa trên loạt giả định là chắc chắn sẽ thành công do sức đối kháng của Ukraine yếu; các đồng minh châu Âu như Pháp và Đức “không thích rủi ro”; được Trung Quốc “bảo đảm các biện pháp trừng phạt không thể gây tổn thương cho nền kinh tế Nga”; và quan trọng hơn là quân đội của ông ta đủ sức mạnh để giành chiến thắng nhanh chóng với chi phí tối thiểu. Dĩ nhiên, Putin đã sai và cái sai được chứng minh trong thực tế!”.

Cộng đồng tình báo đã ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện để trình bày các nguy hiểm về an ninh toàn cầu trong năm 2022, trong đó tập trung vào động cơ dẫn đến cuộc xâm lược đẫm máu của Nga vào Ukraine và tác động của các lệnh trừng phạt sâu rộng do Mỹ và phương Tây đưa ra. Cuộc điều trần năm nay được xem là đánh giá công khai nhất quan điểm của Mỹ về cuộc chiến tồi tệ do Putin gây ra ở quốc gia láng giềng Ukraine. Giám đốc CIA Burns nói trước Ủy ban: “Cuộc xâm lược là quyết định thuần tuý cá nhân của Putin được hình thành bằng sự kết hợp giữa tham vọng và sự nuối tiếc về một nước Nga cũ trong nhiều năm qua”.

Trung tướng Scott Berrier, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (Defense Intelligence Agency) cho biết: “Cộng đồng tình báo ước tính với độ tin cậy thấp đã có khoảng 2,000 đến 4,000 quân Nga thiệt mạng ở Ukraine kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào tuần cuối Tháng Hai”. Tuần trước, Haines nói với các nhà lập pháp: “Việc Putin nâng cao tình trạng sẵn sàng cho các lực lượng hạt nhân là rất bất thường”, và “chúng tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ muốn phát đi một thông điệp và hy vọng nó có hiệu quả trong việc ngăn cản NATO can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đó là mục đích chính của lệnh này”. Haines cũng cho biết thêm, trong thông báo đặt các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong tình trạng cảnh báo đặc biệt không có thuật ngữ kỹ thuật nào liên quan đến chiến tranh hạt nhân như người ta biết về hệ thống của họ.

Hiện cộng đồng tình báo Mỹ vẫn tin rằng Putin không hề muốn xung đột trực tiếp với Mỹ. Đây cũng là đánh giá về các mối đe dọa tiềm tàng hàng năm cho an ninh Mỹ do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (Office of the Director of National Intelligence) công bố vào ngày 8 Tháng Ba. Đánh giá được biên soạn từ Tháng Một 2022 nêu rõ: “Moscow đang tìm kiếm sự đồng thuận với Mỹ trên cơ sở không can thiệp vào các vấn đề đối nội của nhau và Mỹ thừa nhận ảnh hưởng của Nga tại các nước Liên Xô cũ”.

Theo báo cáo, Moscow xem năng lực hạt nhân của mình là “cần thiết để duy trì khả năng răn đe và đạt được các mục tiêu trong một cuộc xung đột tiềm tàng” trước Mỹ và NATO, đồng thời xem khả năng răn đe bằng vũ khí hạt nhân là “bảo đảm cuối cùng cho vị thế của Liên bang Nga”.

Ban đầu Nga đánh giá thấp sức mạnh kháng cự của Ukraine nhưng nay đã có sự điều chỉnh. Chính vì thế mà các mục tiêu quân sự cuối cùng của Moscow vẫn chưa rõ ràng, trong đó có câu hỏi: Liệu Nga có tiếp tục theo đuổi kế hoạch qui mô lớn chiếm toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ Ukraine hay không, khi nó cần nhiều nguồn lực hơn dù quân đội Nga đã linh hoạt hơn trong chiến thuật và cách tấn công để đạt được các mục tiêu. Thực tế chiến trường cho thấy quân Nga bắt đầu hoạt động hết sức liều lĩnh, coi thường sinh mạng dân thường. Các đơn vị Nga tấn công bằng pháo đa nòng và không kích bừa bãi vào các khu dân cư.

Giám đốc CIA Burns dự đoán vài tuần tới sẽ rất tệ hại với nhiều thương vong dân thường, nếu Moscow bế tắc vì không thể thành lập một chế độ bù nhìn hoặc ban lãnh đạo lâm thời thân Nga trước sự kháng cự kiên cường của quân dân Ukraine. Dân biểu Dân chủ Adam Schiff của tiểu bang California, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện nói với các phóng viên sau phiên điều trần: “Putin đã tính toán sai nghiêm trọng và đang phải đối mặt với một Ukraine hoàn toàn khác với sự tưởng tượng của ông ta. Thực tế này khiến ông ta trở nên tàn bạo”.

Trong một chiến dịch quân sự mở rộng và kéo dài, lãnh đạo Nga sẽ phải đánh giá lại các mục tiêu của mình, trong tình hình phong trào phản đối cuộc xâm lược tiếp tục tăng trên toàn thế giới và các lệnh trừng phạt do Mỹ và NATO áp đặt bắt đầu phát huy tác dụng. Cuộc khủng hoảng kinh tế mà Nga đang trải qua cũng sẽ trầm trọng hơn do chia rẽ chính trị bên trong nước Nga về quyết định xâm lược mang tính cá nhân của Putin.

Để chiến thắng, Putin sẽ phải chấp nhận chi phí “tiền máu” tăng từng ngày, đến mức vượt quá sức chịu đựng của cả nền kinh tế lẫn người dân Nga. Bài học này Mỹ đã rút ra được trong quá khứ. Khi nhuệ khí chiến trường giảm, không biết bao giờ mới chiến thắng và nền kinh tế rơi xuống đáy, phản ứng tiêu cực của người dân Nga là điều chắc chắn xảy ra. Và không nhà độc tài nào có thể trụ được trước làn sóng phản đối mạnh mẽ như thế.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 1:28 pm

Tội nghiệp quá. Bỗng nhiên 0 còn gì nữa, dù là 1 tí: nhà cửa, tài sản, tiền bạc tích cóp từ mồ hôi nước mắt, 0 còn gì 😭

https://www.sueddeutsche.de/politik/ukraine-waehrung-1.5545932

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 11, 2022 1:47 pm

Mất hết rồi, trắng tay
Cô chú, nhất là chú được phỏng vấn mặc áo xanh carô nói chuyện khá chân thực, thành thật.

https://youtu.be/HuDxZJG-pxk


Last edited by LDN on Sat Mar 12, 2022 2:41 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 12, 2022 2:25 am

Đoàn xe tăng Nga ở phía Đông Bắc Kiew bị quân Ukraine bắn hạ.

https://youtu.be/IfRcmJTAouM

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 12, 2022 7:50 am

Bài báo này đăng hôm 09.03. rồi, hôm nay mới có dịp đọc.

Người Việt ở Ukraine: Vì sao gia đình tôi ở lại

Hà Mi
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ London
9 tháng 3 2022

Hôm 7/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố mở các hành lang nhân đạo tại một số thành phố của Ukraine bao gồm Kyiv, Kharkiv, Mariupol và Sumy để người dân sang Nga và Belarus.

Những người muốn rời khỏi Kyiv sẽ được sơ tán bằng máy bay đến Nga, Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẽ sử dụng drone để giám sát tình hình sơ tán. Tuy nhiên Ukraine gọi đề xuất các hành lang nhân đạo của Nga đưa người tị nạn Ukraine đến Nga và Belarus là "hoàn toàn vô đạo đức".

"Có chết cũng chết ở nhà mình"
Nhiều người Việt còn ở lại Ukraine cho biết sẽ không đi, nhất là đi sang Nga, dù Nga có mở hành lang nhân đạo

Ông Quang, một trong số những người Việt ít ỏi còn ở lại thủ đô Kyiv, cho biết gia đình ông có bốn người, hai vợ chồng và hai con trai nhưng họ quyết định không rời đi vì Kyiv là nơi ông đã sống suốt 37 năm kể từ khi rời Việt Nam sang học đại học vào năm 1985, nơi ông lấy vợ người Ukraine và các con ông được sinh ra và lớn lên cũng tại chính thành phố này.

"Hiện nay chiến sự đang chỉ ở ngoại ô Kyiv nhưng chúng tôi cũng xác định rõ là có thế nào đi chăng nữa cũng vẫn ở lại vì những lý do sau: Chúng tôi không muốn phải sống cảnh màn trời chiếu đất, lay lắt, hay phải nhờ vả dựa vào những người khác nếu đi sơ tán.

"Hơn nữa các con tôi đều mang quốc tịch Ukraine và đều trong độ tuổi 18-60 tuổi. Các cháu sẵn sàng tham gia lực lượng tổng động viên khi cần đến. Chúng tôi cũng đã thống nhất các con ở đâu thì bố mẹ ở đó, cho nên nếu ở lại có chết cũng sẽ chết tại nhà mình chứ không đi đâu cả."

Nhìn cảnh "hàng chục ngàn người mỗi ngày đổ về các nhà ga khu vực biên giới, chỗ ăn chỗ ở bất ổn và môi trường ô hợp", ông thương vợ và không muốn vợ phải chịu cảnh vạ vật nơi đất khách quê người.

Sẵn sàng chiến đấu
Nói về tâm trạng và suy nghĩ của vợ con, ông Quang chia sẻ: "Vợ tôi tới giờ vẫn khá bình tĩnh, mặc dù hôm vừa rồi có quả tên lửa hành trình rơi cách nhà tôi không xa. Thôi thì cũng chỉ biết động viên an ủi vợ, đúng là đạn thì không có mắt, nên không thể biết thế nào được.

"Các cháu nhà tôi một đứa 22 tuổi, một đứa 25 tuổi. Thằng bé thì có thái độ trung dung, thằng lớn thì sẵn sàng chiến đấu. Hôm nay cháu lớn vừa tham gia lập chướng ngại vật ở ngay gần khu nhà tôi để chặn nếu quân Nga tấn công."

Ảnh chụp dân làm chướng ngại vật, cản xe của địch nếu Nga tấn công vào thành phố

Có thể thấy trong tấm ảnh chụp từ cửa sổ căn hộ của gia đình ông, bên hồ nước cách đó không xa là những dãy bao cát được xếp chồng lên nhau "làm chướng ngại vật, cản xe của địch nếu Nga tấn công vào thành phố. Ngoài ra còn đào hào chống tăng nữa. Khắp thành phố, trên mọi nẻo đường, mọi con phố cứ cách một đoạn lại có những chướng ngại vật xuất hiện. Kiev đã sẵn sàng," ông nói.

"Thế nên gia đình chúng tôi nhất định không đi. Mà dù Nga có mở hành lang xanh thì người Việt ở Ukraine cũng không sang Nga. Người Việt trong con mắt của Nga không hề được tôn trọng, mà rất bị khinh rẻ. Cảnh sát Nga xem cộng đồng người Việt tại Matxcova như một khối ung nhọt vậy.

"Chưa kể sang bên Nga không hề có dân chủ, nhân quyền. Người Việt mà đi ô tô bị dừng xe ở bên Nga thì sẽ ăn đủ, trong khi ở Ukraine thì hoàn toàn khác," ông Quang nói.

Nói về tương lai liệu cuộc chiến này sẽ kéo dài lâu hay có thể sớm kết thúc, ông Quang cho là "Putin đã vào thế cưỡi hổ nên chỉ có cách đạt được thoả thuận để làm sao hai bên cùng xuống thang, không ai bị mất mặt, thì cuộc chiến này mới chấm dứt được".

Chạy sang Nga là bất lợi
Một người Việt khác còn ở lại Kyiv, ông Triện, cho biết bản thân ông cũng sẽ không đi, mà mở hành lang nhân đạo nhưng lại chỉ có đường đưa sang Nga thì càng không đi.

"Người Việt ở Kyiv ai sang Nga làm gì! Tiện đường thì người ta sang Balan chứ. Một là sang các nước khác, hai là về Việt Nam, chứ sang Nga thì không sang. Sứ quán Việt Nam tại Nga nói chỉ có 20 người sang Nga thôi. Bản thân tôi ở Kyiv đang tạm thời ổn định nên chả đi đâu cả.

Bản đồ cho thấy cuộc tiến công của quân đội Nga vào Ukraine từ phía đông. Cập nhật ngày 7 tháng 3

"Bọn nó đến đây cũng chẳng quấy nhiễu người dân. Bạn tôi ở dưới Kherson (nơi Nga đang chiếm đóng) cũng nói là họ không quấy nhiễu dân, và vẫn sống bình thường. Cho nên những người đã xác định ở lại thì vẫn ở lại. Mà sang các nước khác còn được ưu tiên nhiều thứ, cả thế giới giúp đỡ, chứ sang bên Nga chỉ có một phía thôi," người Việt này nói.

Cũng có người Việt tại Ukraine còn nói rằng nhiều người không muốn sang Nga vì "tâm lý người đang ở chính nước bị Nga sang đánh thì không ai muốn sang Nga cả. Nếu mở cho họ qua Nga để bay về Việt Nam thì còn có thể, chứ chạy sang để ở bên Nga thì không ai sang đâu."

Ông Kiện, một người tham gia công tác cộng đồng cho biết từ Kherson ra biên giới với Crimea chỉ có một con đường duy nhất, nhưng nếu có xe đảm bảo chở ra biên giới an toàn thì có những người tại Kherson cũng sẽ đi. Và người Việt đi qua Nga là để về Việt Nam chứ không phải sang đó để lánh nạn.

Ông Kiện nói: "Con đường từ đây ra biên giới sang Crimea lính Nga đóng chặt cứng nên mọi người sợ. Cái khó là không có xe buýt nào chở mấy chục người đi ra biên giới cả. Bà con sẵn sàng trả tiền xe nhưng không thuê được xe và người chở nữa.

"Còn đi xe của mình thì phải xác định ra tới biên giới là vứt đi, vì sang biên giới bên kia bà con toàn giấy tờ của Ukraine, biển số xe của Ukraine, không ai lượn ô tô trên đất Nga được. Vì thế muốn đi xe công cộng, để qua biên giới rồi đi về Việt Nam."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 12, 2022 8:00 am

Huntington và Brzezinski nói về Nga, Ukraine: Tiên tri hay nhầm lẫn?

8 tháng 3 2022

Các tín đồ của Nhà thờ Chính thống Ukraine tham gia một lễ rước tôn giáo ở Kyiv vào ngày 27 tháng 7 năm 2018

Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine.

Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu?

Nhà khoa học chính trị người Mỹ Samuel P. Huntington (1927 -2008) rất quen thuộc với độc giả quan tâm chính trị ở Việt Nam, vì cuốn sách"Sự va chạm của các nền văn minh và Xây dựng lại trật tự thế giới" xuất bản năm 1996.

Còn Zbigniew Brzezinski (1928-2017) là nhà ngoại giao người Mỹ gốc Ba Lan, từng là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến năm 1981.

Nhân cuộc chiến mà Nga đang gây ra tại Ukraine hiện nay, mời độc giả xem lại nhận định của hai nhân vật nhiều ảnh hưởng này về Ukraine và Nga như một tham khảo.

Samuel P. Huntington

Trong sách "Sự va chạm của các nền văn minh và Xây dựng lại trật tự thế giới" xuất bản năm 1996, Samuel P. Huntington viết khá dài về Ukraine và Nga.

"Phương pháp phân loại theo khái niệm quốc gia cho phép John Mearsheimer tiên đoán rằng: "Tình hình giữa Ukraine và Nga đã chín muồi để bùng nổ cuộc cạnh tranh an ninh giữa hai quốc gia này. Những cường quốc có biên giới chung dài và lâu nay không được bảo vệ như giữa Nga và Ukraine thường cạnh tranh vì lo lắng an ninh. Nga và Ukraine có thể vượt qua vấn đề này và học cách chung sống hòa hợp, nhưng sẽ là bất thường nếu họ làm được điều ấy."

Nhưng phương pháp phân loại theo quan điểm nền văn minh lại nhấn mạnh quan hệ gần gũi về văn hóa, con người, lịch sử và khả năng hòa hợp giữa người Nga và người Ukraine ở cả hai nước, chú ý đến những yếu tố thuộc văn minh đã phân biệt Đông Ukraine theo Thiên chúa giáo chính thống và Tây Ukraine theo Thiên chúa giáo La Mã, một thực tế lịch sử lâu đời mà Mearsheimer đã hoàn toàn bỏ qua.

Kyiv năm 2018

Trong khi quan điểm quốc gia dự đoán Nga và Ukraine có thể có chiến tranh, thì quan điểm văn minh không thấy có khả năng đó mà nhìn thấy khả năng Ukraine bị tách ra làm hai, sự chia rẽ có thể ác liệt hơn Tiệp Khắc nhưng không đẫm máu như ở Nam Tư. Những dự đoán khác nhau này ắt sẽ đưa đến những ưu tiên chính sách khác nhau.

Quảng trường Độc lập ở Kyiv

Dự đoán của Mearsheimer về khả năng xảy ra chiến tranh và sự xâm chiếm của Nga đối với Ukraine khiến ông ủng hộ việc Ukraine có vũ khí hạt nhân. Một cách tiếp cận về mặt văn minh thì lại sẽ khuyến khích hợp tác giữa Nga và Ukraine, thúc giục Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hỗ trợ kinh tế đáng kể và các biện pháp khác để giúp duy trì sự thống nhất và độc lập của Ukraine, đồng thời tài trợ cho việc lập kế hoạch dự phòng cho sự chia cắt của Ukraine.

Nhà máy điện Chernobyl

... Ngoài Nga, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đông dân nhất và quan trọng nhất là Ukraine. Vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, Ukraine đã được độc lập. Tuy nhiên, trong hầu hết thời kỳ hiện đại, Ukraine là một phần của một thực thể chính trị được điều hành từ Moscow. Sự kiện quyết định xảy ra vào năm 1654 khi Bohdan Khmelnytsky, lãnh đạo Cossack của một cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của Ba Lan, đồng ý tuyên thệ trung thành với sa hoàng để đổi lấy sự giúp đỡ chống lại người Ba Lan. Từ đó cho đến năm 1991, ngoại trừ một nước cộng hòa độc lập trong thời gian ngắn từ năm 1917 đến năm 1920, Ukraine ngày nay đã được kiểm soát về mặt chính trị từ Moscow. Ukraine, tuy nhiên, là một quốc gia khe hở với hai nền văn hóa khác biệt.

Samuel Huntington năm 1996

Đường đứt gãy văn minh giữa phương Tây và Chính thống giáo chạy qua trái tim của Ukraine nhiều thế kỷ. Trong quá khứ, miền tây Ukraine là một phần của Ba Lan, Lithuania và đế chế Áo-Hung. Một phần lớn dân số ở đây là tín đồ của Nhà thờ Thống nhất thực hành các nghi thức Chính thống giáo nhưng thừa nhận thẩm quyền của Giáo hoàng. Trong lịch sử, người miền Tây Ukraine nói tiếng Ukraine và có quan điểm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Mặt khác, người dân miền đông Ukraine theo Chính thống giáo áp đảo và phần lớn nói tiếng Nga. Vào đầu những năm 1990, người Nga chiếm 22% và người bản địa nói tiếng Nga chiếm 31% tổng dân số Ukraine. Phần lớn học sinh tiểu học và trung học được dạy bằng tiếng Nga. Bán đảo Crimea chủ yếu là người Nga và là một phần của Liên bang Nga cho đến năm 1954, khi Khrushchev chuyển giao nó cho Ukraine như thể để công nhận quyết định của Khmelnytsky 300 năm trước đó.

Nhà thơ Taras Shevchenko trên tờ tiền 100 hryvnya

Sự khác biệt giữa miền đông và miền tây Ukraine được thể hiện trong thái độ của các dân tộc của họ. Vào cuối năm 1992, chẳng hạn, một phần ba số người Nga ở miền tây Ukraine so với chỉ 10% ở Kiev cho biết họ chịu sự thù địch vì tình cảm chống Nga.

Sự chia rẽ đông-tây thể hiện rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 7 năm 1994. Người đương nhiệm, Leonid Kravchuk, mặc dù làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của Nga, lại tự nhận mình là một người theo chủ nghĩa dân tộc, đã nhận phiếu của 13 tỉnh ở miền tây Ukraine với tỷ lệ đa số lên đến hơn 90%. Đối thủ, Leonid Kuchma, người còn phải học tiếng Ukraine để phát biểu trong chiến dịch, đã lấy phiếu của 13 tỉnh phía đông với tỉ lệ tương đương. Kuchma đã thắng với 52% phiếu bầu. Trên thực tế, một đa số mong manh công chúng Ukraine vào năm 1994 đã xác nhận sự lựa chọn của Khmelnytsky vào năm 1654. Cuộc bầu cử, như một chuyên gia người Mỹ đã nhận xét, "đã phản ánh, thậm chí kết tinh, sự chia rẽ giữa những người Slav được Âu hóa ở miền tây Ukraine và tầm nhìn của người Nga-Slav về những gì Ukraine nên là. Nó không phải là sự phân cực sắc tộc nhưng là các nền văn hóa khác nhau."

Cựu Tổng thống Ukraine Kuchma

Do sự phân chia này, quan hệ giữa Ukraine và Nga có thể phát triển theo một trong ba cách.

Vào đầu những năm 1990, các vấn đề cực kỳ quan trọng đã tồn tại giữa hai nước liên quan đến vũ khí hạt nhân, Crimea, quyền của người Nga ở Ukraine, hạm đội Biển Đen và các mối quan hệ kinh tế. Nhiều người nghĩ rằng có khả năng xảy ra xung đột vũ trang, điều này khiến một số nhà phân tích Tây phương lập luận rằng phương Tây nên ủng hộ việc Ukraine có kho vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Tuy nhiên, nếu nền văn minh là điều quan trọng thì bạo lực giữa người Ukraine và người Nga không xảy ra đâu. Đây là hai dân tộc Slav, chủ yếu là Chính thống giáo, những người đã có mối quan hệ thân thiết trong nhiều thế kỷ và giữa họ kết hôn là phổ biến. Mặc dù có nhiều vấn đề gây tranh cãi và trước sức ép của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở cả hai bên, các nhà lãnh đạo của cả hai nước đã làm việc cố gắng và phần lớn đã thành công để điều hòa những tranh chấp này. Việc bầu chọn một người theo Nga làm tổng thống Ukraine vào giữa năm 1994 càng làm giảm khả năng làm trầm trọng thêm xung đột giữa hai nước. Trong khi giao tranh nghiêm trọng xảy ra giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo ở những nơi khác thuộc Liên Xô cũ và có căng thẳng và giao tranh giữa người Nga và các dân tộc vùng Baltic, tính đến năm 1995 hầu như không có bạo lực nào xảy ra giữa người Nga và Ukraine.

Khả năng thứ hai và có phần khả thi hơn là Ukraine có thể chia đôi, dọc theo đường đứt gãy của mình thành hai thực thể riêng biệt, phía đông sẽ hợp nhất với Nga. Vấn đề ly khai từng đặt ra cho Crimea. Người dân Crimea, 70% là người Nga, đã ủng hộ đáng kể sự độc lập của Ukraine khỏi Liên Xô trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 12 năm 1991. Vào tháng 5 năm 1992, quốc hội Crimea cũng đã bỏ phiếu để tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và sau đó, dưới áp lực của Ukraine, đã hủy bỏ cuộc bỏ phiếu đó. Quốc hội Nga, tuy nhiên, đã bỏ phiếu để hủy bỏ việc nhượng Crimea năm 1954 cho Ukraine. Vào tháng 1 năm 1994, người dân Crimea đã bầu một tổng thống đã vận động tranh cử theo chiêu bài "đoàn kết với Nga". Điều này đã gợi cho một số người câu hỏi: "Crimea sẽ là Nagorno-Karabakh tiếp theo hay Abkhazia?" Câu trả lời vang dội là "Không!" khi tổng thống mới của Crimea từ bỏ cam kết trưng cầu dân ý về độc lập và thay vào đó là thương lượng với chính phủ Kiev. Vào tháng 5 năm 1994, tình hình lại nóng lên khi quốc hội Crimea bỏ phiếu khôi phục hiến pháp năm 1992 khiến Crimea hầu như độc lập với Ukraine. Tuy nhiên, một lần nữa, sự kiềm chế của các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đã ngăn vấn đề này phát sinh bạo lực, và cuộc bầu cử hai tháng sau khi Kuchma thân Nga làm tổng thống Ukraine đã làm suy yếu động lực đòi ly khai của Crimea.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử đó đã làm dấy lên khả năng miền Tây của đất nước ly khai khỏi một Ukraine đang ngày càng xích lại gần Nga. Một số người Nga có thể hoan nghênh điều này.

Những người ủng hộ Viktor Yushchenko tại Quảng trường Độc lập của Kyiv ngày 8 tháng 12 năm 2004

Như một vị tướng Nga đã nói, "Ukraine hay đúng hơn là miền Đông Ukraine sẽ trở lại sau 5, 10 hoặc 15 năm nữa. Tây Ukraine thì kệ xừ nó! " Nhưng một Ukraine thống nhất và hướng về phương Tây sẽ chỉ khả thi nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của phương Tây. Sự hỗ trợ như vậy có thể chỉ đến nếu quan hệ giữa phương Tây và Nga xấu đi nghiêm trọng và trở nên giống với thời Chiến tranh Lạnh.

Nhà thờ Thánh Sophia ở Kyiv

Kịch bản thứ ba và nhiều khả năng hơn là Ukraine sẽ vẫn đoàn kết, vẫn tách biệt, vẫn độc lập và nói chung là hợp tác chặt chẽ với Nga. Một khi câu hỏi chuyển tiếp liên quan đến vũ khí hạt nhân và lực lượng quân sự đã được giải quyết, các vấn đề dài hạn nghiêm trọng nhất sẽ là kinh tế, việc giải quyết vấn đề này sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi một nền văn hóa chia sẻ một phần và quan hệ cá nhân chặt chẽ. John Morrison đã chỉ ra mối quan hệ Nga-Ukraine với Đông Âu giống mối quan hệ Pháp-Đức với Tây Âu. Pháp-Đức là cốt lõi của Liên minh châu Âu, thì Nga-Ukraine cũng có tầm quan trọng sống còn đến sự thống nhất trong thế giới Chính thống giáo."

Zbigniew Brzezinski

Còn với Zbigniew Brzezinski, ông có tác phẩm quan trọng là The Grand Chessboard: American Primacy and Its Geostrategic Imperations (1997).

Mục đích của Zbigniew Brzezinski khi viết cuốn này là đưa ra một tầm nhìn toàn cầu mới để Hoa Kỳ duy trì thế siêu cường trong thế kỷ 21.

Zbigniew Brzezinski năm 2014

Trong sách này, Zbigniew Brzezinski viết về Ukraine và Nga như sau:

"Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á-Âu, là một trục địa chính trị vì chính sự tồn tại của Ukraine như một quốc gia độc lập giúp chuyển đổi nước Nga. Không có Ukraine, Nga sẽ không còn là một đế chế Á-Âu. Nga không có Ukraine vẫn có thể phấn đấu cho vị thế đế quốc, nhưng khi đó Nga sẽ trở thành một nhà nước đế quốc chủ yếu châu Á, có nhiều khả năng bị lôi kéo vào các cuộc xung đột suy nhược với những người Trung Á đang kích động, những người sẽ phẫn uất về sự mất độc lập mới giành lại gần đây của họ và sẽ được hỗ trợ bởi các quốc gia Hồi giáo đồng bào của họ phía Nam. Trung Quốc cũng có thể sẽ phản đối khôi phục thống trị của Nga đối với Trung Á, vì mối quan tâm ngày càng tăng đối với các quốc gia mới độc lập ở đó.

Tuy nhiên, nếu Moscow giành lại quyền kiểm soát Ukraine, với 52 triệu dân và các nguồn tài nguyên chính cũng như quyền tiếp cận Biển Đen, Nga tự động một lần nữa lấy lại đủ sức mạnh để trở thành một đế quốc hùng mạnh, trải dài khắp Châu Âu và Châu Á.

Việc Ukraine mất độc lập sẽ có hậu quả ngay lập tức đối với Trung Âu, khiến Ba Lan bị biến đổi vào trục địa chính trị ở biên giới phía đông của một châu Âu thống nhất."

Ở phần sau, Zbigniew Brzezinski viết:

"Sự xuất hiện của một nhà nước Ukraine độc lập không chỉ thách thức người Nga suy nghĩ lại bản chất của bản sắc chính trị và dân tộc của họ, mà việc này còn là một thất bại địa chính trị đối với nhà nước Nga. Sự hủy bỏ hơn ba trăm năm của lịch sử đế quốc Nga có nghĩa là sự mất mát của một nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp giàu tiềm năng và 52 triệu người đủ gần gũi về mặt dân tộc và tôn giáo với người Nga để biến nước Nga trở thành một đế quốc thực sự rộng lớn và tự tin. Nền độc lập của Ukraine cũng tước đi vị trí thống trị của Nga trên Biển Đen, nơi Odessa từng là cửa ngõ quan trọng của Nga để giao thương với Địa Trung Hải và thế giới xa hơn.

Nhiều tháng biểu tình bạo lực dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Yanukovych vào năm 2014

Sự mất mát của Ukraine có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chính trị, vì nó hạn chế đáng kể các lựa chọn địa chiến lược của Nga. Thậm chí không có các nước Baltic và Ba Lan, một nước Nga giữ quyền kiểm soát đối với Ukraine vẫn có thể tìm cách trở thành nhà lãnh đạo của một đế chế Á-Âu quyết đoán, trong đó Moscow có thể thống trị những người không thuộc chủng tộc Slav ở phía Nam và Đông Nam của Liên Xô cũ. Nhưng không có Ukraine và 52 triệu người Slav, bất kỳ nỗ lực nào của Moscow nhằm xây dựng lại đế chế Á-Âu có khả năng khiến Nga bị cuốn vào các cuộc xung đột kéo dài với những người không phải người Slav, cuộc chiến với Chechnya có lẽ chỉ đơn giản là ví dụ đầu tiên.

Hơn nữa, với tỷ lệ sinh giảm của Nga và tỷ lệ sinh bùng nổ ở người Trung Á, một thực thể Á-Âu mới hoàn toàn dựa trên sức mạnh của Nga, không có Ukraine, chắc chắn sẽ trở nên ít châu Âu hơn và trở nên châu Á hơn theo thời gian."

'Phần Lan hóa'?

Tháng Ba năm 2014, trả lời phỏng vấn, Zbigniew Brzezinski nói như sau:

"Cuối cùng, giải pháp tốt nhất cho Ukraine là trở thành như Phần Lan đã từng đối với Nga. Đó là, một mối quan hệ có cả quan hệ kinh tế mở với Nga và mở rộng kết nối với Liên minh châu Âu, nhưng không có sự tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào."

Cũng trong phỏng vấn này, khi được hỏi về phản ứng của Ukraine nếu Nga giành lấy Crimea, Zbigniew Brzezinski trả lời:

"Nếu Nga làm điều đó, nước này có thể sẽ có Crimea, nhưng nước này sẽ mất Ukraine mãi mãi. Họ sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga về điều này."

Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

Trong một bài viết khác đăng tháng Hai năm 2014 trên Financial Times, Zbigniew Brzezinski nêu quan điểm:

"Mỹ có thể và nên chuyển tải rõ ràng với ông Putin rằng họ sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của mình để đảm bảo một Ukraine thực sự độc lập và không bị chia cắt về mặt lãnh thổ sẽ theo đuổi các chính sách đối với Nga tương tự như những chính sách mà Phần Lan đã thực hiện một cách hiệu quả: các nước láng giềng tôn trọng lẫn nhau với quan hệ kinh tế đa dạng với Nga và EU; không tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự nào được Moscow coi là nhắm vào mình, nhưng mở rộng kết nối với châu Âu."

"Tóm lại, mô hình Phần Lan lý tưởng cho cả Ukraine, EU và Nga," ông viết.

Nhưng nhiều người, ngay cả ở Phần Lan, lại không đồng tình về ý tưởng 'Phần Lan hóa' này, như một bài trên The New York Times tháng Hai năm nay cho biết.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 12, 2022 8:19 am

Lính Ukraine nỗ lực tái chiếm...

https://youtu.be/CHp4FvoOvr4

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 12, 2022 8:22 am

Người Nga: Làm gì có chuyện Nga đánh Kiew v.v...

https://youtu.be/-kwqWsu0u-c

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 10 of 55 Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 32 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum