Our forum runs best with JavaScript enabled !

NỤ HÔN THẦN CHẾT

View previous topic View next topic Go down

NỤ HÔN THẦN CHẾT Empty NỤ HÔN THẦN CHẾT

Post by Skyy Tue May 02, 2017 12:14 am

Cô tiếp tân khách sạn ngẩng lên và hơi sững sờ trước vẻ đẹp lộng lẫy của người khách nữ. Ở cái khách sạn chốn đèo heo hút gió này rất ít khi có khách nữ, mà có thì cũng là những người lớn tuổi đi cùng những ông chồng chủ doanh nghiệp già. Người ta nói phụ nữ trẻ ngại tới xứ cao nguyên đầy nắng gió và muỗi mòng này bởi ngại thời tiết và bệnh tật, nhất là bệnh rét rừng.

Vậy mà giờ đây, đang đứng trước mặt cô là một phụ nữ tuổi chưa tới ba mươi mà từ sắc đẹp kiêu sa, cho đến trang phục đã làm rực sáng gian phòng tiếp tân.

- Tôi có gì không phải sao cô nhìn dữ vậy, cô Hoài An?

Nghe khách hỏi, lại hỏi đúng tên mình, Hoài An hơi giật mình:

- Dạ... cô cần gì ạ?

Một câu hỏi hơi thừa, bởi khách tới đây là để mướn phòng chớ còn làm gì nữa! Do vậy, vị khách nữ hỏi lại:

- Theo cô thì tôi tới để làm gì?

Lúc này Hoài An mới trấn tỉnh lại:

- Hân hạnh được tiếp quý khách. Quý khách cần thuê phòng?

Cô gái vẫn giữ nét mặt lạnh, móc trong xắc tay ra một tấm giấy có ảnh:

- Tôi quên không mang giấy tờ tùy thân, chỉ có bằng lái xe. Tôi thuê bốn phòng ở lầu hai. Tầng hai có bao nhiêu phòng?

- Dạ, đúng bốn phòng. Nhưng, đoàn cô đi bao nhiêu người để em xếp phòng cho tiện?

- Chỉ mình tôi!

Đáp xong có lẽ biết cô tiếp tân sẽ thắc mắc, nên vị khách nói thêm:

- Bạn bè tôi sẽ tới sau. Bây giờ cô cứ cho tôi đúng bốn phòng. Tôi sẽ đóng tiền trước đầy đủ.

Hoài An ghi sổ và đưa bốn chiếc chìa khóa phòng, vừa dặn:

- Cô có thể ngủ ở phòng 204, có cửa sổ hướng ra đồi, mát hơn.

- Tôi thích nhìn ra thung lũng hơn. Phòng 201 phải không?

Hoài An hơi ngạc nhiên:

- Cô từng đến đây?

Cô gái cầm chùm chìa khoá, xách chiếc va li nhỏ, tự đi lên lầu. Hoài An phải gọi lại:

- Cô chờ người của chúng tôi đưa lên.

Cô ta không quay lại, nói nhanh:

- Thôi khỏi. Cô dặn nhân viên phục vụ nếu không có yêu cầu của tôi thì không được lên. Nhớ nhé!

Nhìn cách bước đi nhanh, tự tin khiến Hoài An không khỏi ngầm thán phục. Không như phần đông phụ nữ khác khi vào khách sạn thì có vẻ rụt rè, không tự tin...

Vừa khi ấy có anh bảo vệ kiêm phục vụ phòng bước vô, Hoài An dặn liền:

- Khách yêu cầu không có lệnh thì không được lên lầu. Họ thuê cả tầng hai.

Anh bảo vệ tên Hòa chỉ tay ra ngoài bảo:

- Cô gái đó đi bộ từ ngoài đường vào đây. Hình như đi chỉ có một mình.

- Cô ta nói bạn bè sẽ tới sau. Bữa nay mình hên đây, suốt tuần không có người khách nào, nay được một lúc bốn phòng. Mà lại khách sang nữa.

Hòa cũng hứng thú với người khách:

- Lúc nãy tôi đang bơm nước thì thấy cô ta đi vô, thú thiệt, tôi đã ngẩn ngơ suýt bị điện giật rồi đó!

Hoài An lườm anh ta:

- Cái máu dê xồm của anh cũng không chừa!

Hòa còn nói thêm:

- Lúc nãy tôi thấy đưa cô ta tới đây là một xe hơi mới toanh. Họ bỏ đi ngay khi cô ta vừa bước xuống.

Hoài An nhắc:

- Lo công việc đi, chiều nay ông chủ cũng tới đó.

- Trưa nay chứ không phải chiều. Ông chủ đang ở Đà Lạt, về tới đây ngay bây giờ.

Đến hơn năm giờ chiều mà vẫn chưa thấy bóng dáng của ông chủ Sơn Tùng. Hoài An sốt ruột:

- Sao giờ này mà ông chủ chưa tới?

Hòa cũng ngạc nhiên:

- Lúc mười hai giờ tôi nghe điện thoại báo ông chủ đang rời Đà Lạt. Mà từ Đà Lạt sang đây chưa hơn bảy mươi cây số, đáng lý phải tới lúc hai giờ như thường khi chứ?

Họ chờ đến hơn tám giờ tối mà vẫn chẳng có tin tức gì. Hoài An trước khi đổi ca trực cho Ngọc, người mới vừa tới đã có vẻ lo lắng:

- Chẳng hiểu xe ông chủ có gặp chuyện gì không nữa?

Lúc nhìn đồng hồ cô lại lo lắng chuyện khác:

- Từ trưa đến giờ chưa hề thấy cô khách ở phòng 201 xuống đây. Vậy cô ta ăn uống thế nào?

Ngọc đề nghị:

- Cho anh Hòa lên gõ cửa phòng xem. Biết đâu người ta bệnh hoạn gì đó thì sao?

Hoài An lưỡng lự:

- Lúc trưa cô ta dặn nếu không có yêu cầu thì đừng làm phiền. Mình nghĩ cô ta ngủ say cũng nên...

Hòa quả quyết:

- Không ai ngủ say đến hơn nửa ngày như vậy. Hay là để tôi giả bộ như có sự cố về điện, gõ cửa đại xem sao!

Nói là làm ngay. Hòa đi nhanh lên lầu. Nghe tiếng anh ta gõ cửa phòng, rồi vài mươi giây sau bỗng anh ta la thất thanh:

- Mấy người lên coi, ông chủ nè!

Hoài An vừa dợm đi về, nghe kêu đã chạy bay lên, cùng với Ngọc. Họ dừng lại ngay cửa phòng và há hốc mồm, rồi vội quay ngoắc đi nơi khác. Trước mặt họ, một người đàn ông trong tư thế lõa lồ, đang nằm sóng soài trên sàn gạch!

- Ông chủ!

Thì ra đó là ông chủ khách sạn Sơn Tùng.

Không dám nhìn vào, nhưng Hoài An lại giục:

- Anh Hòa vô xem có chuyện gì với ông chủ không?

Hòa bước vô, thuận tay kéo cái chăn trên giường đắp lên người ông Tùng và đưa tay sờ lên mũi, anh ta mừng rỡ:

- Ông chủ còn thở!

Họ đưa ông Sơn Tùng xuống nhà để cấp cứu. Nhưng chừng như ông ta mê man sâu, không thể tỉnh lại ngay.

Lúc này Hoài An đề nghị:

- Anh Hòa lấy xe đưa ông chủ đi bệnh viện cấp cứu ngay đi. Tôi với Ngọc sẽ ở lại tìm cô khách trong phòng đó xem.

Sau khi Hòa chở ông Sơn Tùng đi rồi, Hoài An ngạc nhiên nói:

- Lúc nãy đâu thấy dấu vết gì của khách trọ. Cô ta đâu? Và tại sao ông chủ lại ở trong phòng ấy?

Ngọc tới sau nên không rõ lắm về người khách, nhưng nghe nói cô ta mướn một lúc đến bốn phòng, nên nói:

- Ta chịu khó tìm trong cả bốn phòng xem sao. Họ dùng chìa khóa dự phòng lần lượt mở ba phòng còn lại, nhưng chẳng phòng nào có người. Ngọc hỏi:

- Lúc nãy bà ngồi ở dưới có thấy khách đi ra không?

Hoài An quả quyết:

- Chắc chắn là không. Tôi ngồi suốt ở quầy tiếp tân mà. Cả anh Hòa bảo vệ cũng không thấy.

Vật duy nhất mà họ tìm thấy là chiếc vali nhỏ của khách sạn. Trong lúc Hoài An còn lưỡng lự thì Ngọc cương quyết.

- Mình không cố ý xâm phạm tài sản của khách, nhưng trong trường hợp này, do đã xảy ra chuyện nên buộc lòng mình phải xem trong va li có những gì trước khi báo cảnh sát.

Nói là làm ngay, do va li không khóa nên họ mở ra được dễ dàng. Trong va li không hề có quần áo gì, chỉ duy nhất một vuông khăn màu thiên thanh, lạ một điều là trên khăn có viết dòng chữ màu đỏ, giống như màu son môi: "Bọn bốn tên phải chết!". Và bên cạnh đó là dấu một đôi môi in đậm cũng màu đỏ thắm!

Hoài An kêu lên:

- Môi này giống của cô ta lắm!

- Cô nào?

- Thì cô khách hồi trưa nay! Loại môi anh đào mọng này nhìn là nhớ ngay!

Sau một lúc tần ngần, hoang mang, Ngọc đóng va li lại và nói:

- Mình báo nhà chức trách liền!

Nhưng chợt Hoài An nhìn lên vách tường, cô kêu lên:

- Có dòng chữ kìa!

Trên tường cũng có dòng chữ màu đỏ: "Từng đứa, từng đứa một, lũ bốn tên...".

- Giống chữ viết trên chiếc khăn!

Hoài An vừa nói vừa run, linh tính như báo cho cô điều gì đó không lành. Cô bảo khẽ Ngọc:

- Khoan báo nhà chức trách đã.

Cô nắm tay bạn trở xuống quầy tiếp tân. Điều mà Hoài An cần xem là cái bằng lái xe đang lưu giữ. Lúc trưa An nhớ rõ đã ghi tên cô ta vào sổ, tên rất đẹp, Hương Thảo.

Nhưng lạ quá lúc tìm cái bằng lái của khách thì chẳng thấy. Mà sổ lưu trú chính Hoài An đã ghi khá đầy đủ chi tiết của khách trọ giờ đây cũng chẳng còn dòng nào?

- Lạ chưa?

Ngọc ngạc nhiên:

- Bà nhớ xem, có ghi sổ chưa?

Hoài An bực dọc:

- Sao lại chưa được! Từ sáng tới giờ có khách nào khác đâu mà bận rộn. Tui ghi đầy đủ và còn nhớ tên cô ta là Hương Thảo nữa!

Chợt Ngọc nhìn thấy một tờ giấy ghim ở chỗ để chìa khoá phòng:

- Cái gì nè!

Họ đọc được trên tờ giấy: "Cám ơn sự nhiệt tình của cô Hoài An!"

- Chính là chữ viết của cô ta.

Lúc này Ngọc mới tin là cô khách bí ẩn kia là có thật, cô vụt chạy ra mở cửa, vừa nói:

- Ở đây không dễ đón xe, mà cô ta đi bộ thì chưa thể đi xa được!

Cuộc tìm kiếm của họ một lần nữa lại vô vọng. Hỏi người ở gần đó cũng chẳng ai thấy cô gái sang trọng như mô tả.

Trong lúc chuyện rối rắm đó chưa sáng tỏ thì một tin rung động từ Hòa ở bệnh viện báo về:

- Ông chủ Sơn Tùng đã chết! Người ta nghi ngờ ông ta bị đầu độc bằng son môi. Bởi trên môi ông ta còn dính lại màu son mới!

Hoài An run rẩy:

- Vậy là rõ rồi. Chính cô Hương Thảo đó!

Cơ quan giám định pháp y kết luận:

Ông Sơn Tùng chết là do ngộ độc từ thứ son môi có tẩm thuốc độc. Tuy nhiên khi phân tích kỹ thì trong son môi lại không có chất độc! Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cái chết kỳ bí ấy?

Dĩ nhiên là các nhân viên khách sạn Sơn Tùng không thể nào đoán ra. Mãi cho đến khi bà vợ ông chủ từ thành phố lên, sau khi nhìn tận xác chồng, nghe mọi người kể lại sự tình, bà ta kinh hãi:

- Là nó sao?

Khi được hỏi bà nghi ai thì bà Kim Xuân lộ vẻ sợ sệt, lắc đầu:

- Không có gì...?

Người ta biết trong nội tình còn có điều gì đó... nhưng bà Kim Xuân im như thóc từ lúc đó, cho đến khi lẳng lặng trở về Sài Gòn.

Bà ta lên thì có người giúp việc đi cùng, nhưng lúc về thì để chị giúp việc ở lại, do quá vội, mà cũng có thể do đầu óc quá căng thẳng, nên mãi đến khi lái xe ra tới nửa đường bà mới chợt nhớ. Nhưng dù vậy bà ta vẫn cho xe chạy thẳng. Qua một đoạn đường đèo, bà dừng lại tìm nơi đi vệ sinh, đồng thời cũng để xả bớt căng thẳng.

Lúc trở ra xe, vừa mở cửa bà Xuân đã nhìn thấy có một người ngồi phía băng sau. Bà ngạc nhiên:

- Nãy giờ mày ở đâu, tao cứ tưởng bỏ mày lại trên đó rồi?

Bà nghĩ đó là con sen. Tuy nhiên, khi người đó ngẩng lên, thì bà Xuân mới đứng tim vì sợ.

- Cô... cô là...

Bà chỉ nói được có mấy tiếng rồi như bị á khẩu. Trong khi đó, người ngồi băng sau nói như ra lệnh:

- Tiếp tục đi đi chớ, bà Kim Xuân!

Kim Xuân không còn hồn vía, nhưng vẫn riu ríu vâng lời. Bà cho xe chạy từ từ, đổ đèo. Phía sau người khách chẳng nói năng gì, vậy mà bà vẫn sợ thất thần, gần như người đờ ra.

Nửa giờ sau, khi xe vào một thị trấn nhỏ, kim đồng hồ xăng xuống quá thấp, bấy giờ bà Kim Xuân mới dám lên tiếng:

- Cho tôi ngừng đổ xăng.

Bỗng phía sau lên tiếng:

- Bà chủ, cứu con với!

Bà Kim Xuân hoảng hốt nhìn và không khỏi sửng sốt khi thấy chị giúp việc đang nằm trên băng ghế, tay đang bị trói bằng chiếc áo khoác của chính chị ta.

- Sao... sao lại là mày?

Tư Lượm cố vùng dậy:

- Thì con nằm sau này nãy giờ, con kêu bà quá trời mà bà không nghe. Miệng mồm con bị nhét đầy những thứ gì suýt làm con ngộp thở! Vừa rồi khi bà chạy sụp cái ổ gà, xe nảy lên nên vật nhét trong miệng con mới trôi ra.

Không thể tin nổi mắt mình, bà Kim Xuân sợ sệt đưa tay sờ vào vai Tư Lượm trước khi hỏi lại:

- Có đúng là mày không?

Tư Lượm thấy thái độ bà chủ thì cũng ngạc nhiên:

- Nãy giờ con cứ tưởng bà chủ giận gì con nên trói tay con lại ném lên xe chứ!

- Tao trói mày bao giờ?

- Con đang rửa mặt trong toa lét thì bị bóp cổ, lôi xệch ra xe. Con không dám kêu và chống cự vì cứ ngỡ bà chủ nổi tam bành chuyện gì đó... Vậy mà suốt dọc đường chẳng hề nghe bà chủ nói gì...

Bà Kim Xuân lẩm bẩm:

- Vậy lúc nãy ai ngồi sau xe?

- Từ khi xe chạy đến giờ có ai lên cùng ngồi với mày không? - Bà hỏi lại.

Tư Lượm lắc đầu:

- Đâu có ai?

- Chớ lúc tao ngừng xe trở ra ai ngồi đó?

Lượm ngơ ngác:

- Con nằm đây suốt chớ có ai đâu? Lúc ấy con thấy bà nhìn con trân trối, con lên tiếng van xin bà, vậy mà bà chủ vẫn tỉnh bơ, khiến con càng sợ thêm, nên không dám hé môi nữa...

Bà Kim Xuân cảm nhận được cơn sợ hãi của mình đang lan dần khắp cơ thể. Hình ảnh mà bà thấy lúc nãy giờ đây như hiển hiện trở lại qua bóng dáng con Tư Lượm. Bỗng bà ta thét lên:

- Đừng! Đừng hại tôi!

Bà vừa kêu la vừa bỏ xe chạy như bị ma đuổi! Tư Lượm ngơ ngác, gọi với theo:

- Bà chủ! Bà chủ!

Nhưng bà ta đã mất hút, trước sự ngỡ ngàng của con nhỏ giúp việc và cả những người ở trạm xăng...

Sàn nhảy chật cứng người. Hôm nay là chiều thứ bảy nên khách đông là đương nhiên. Nhưng không quá đông như vậy...

Nguyên do là sự có mặt của một bông hoa biết nói mà nghe đồn đó là một vũ nữ tới từ Hồng Kông!

Khách đang nhảy với đào cũng hầu như rời đào, tìm cách lại gần người đẹp lúc ấy đang ngồi với 6 người đàn ông vây quanh. Một khách nhảy vừa nhìn được người đẹp đã phải thốt lên:

- Trời ơi, đẹp quá sức tưởng tượng!

Mà đẹp thật! Nàng ta ở tuổi trên dưới hai mươi, nhưng nhan sắc ngoài nét thanh tú ra còn có sự mặn mà, quyến rũ và sang trọng như một thiếu phụ. Người phụ nữ khiến đàn ông đam mê do trong nhan sắc hội tụ những yếu tố như vậy.

Tay quản lý vũ trường tên Lý San vừa trông thấy đã nói ngay với cô thu ngân:

- Ông chủ mình mà có được cô này thì vũ trường Melo sẽ là vua ở xứ này!

Cô Phương, thu ngân nhanh nhạy hơn, liền nói:

- Sao không báo để ông chủ tìm cách mời cô ta đêm nay!

Nghe có lý nên Lý San chạy bay vào phòng chủ báo tin liền. Mã Dậu, tay chủ vũ trường khét tiếng xứ Sài thành vừa nghe tin đã bước ra ngoài. Đứng ở quầy thu ngân, ông ta đưa mắt quan sát và cũng phải ngẩn ngơ:

- Tuyệt vời!

Ông ta bước lên bục, chỗ dàn nhạc đang tấu, chụp lấy micro nói to:

- Xin hân hạnh thông báo với quý vị! Vũ trường Melo đêm nay vinh hạnh đón một đóa hoa biết nói từ Hồng Kông. Đóa hoa này chẳng những khiến cho không khí vũ trường đêm nay thêm hào hứng, quyến rũ, mà còn khiến con tim của chủ nhân xao xuyến, bồi hồi! Do vậy, tôi xin mạn phép được tuyên bố, suốt tối nay và chính xác hơn là suốt nhiều đêm, khi đóa hoa này còn lưu lại đây, vũ trường sẽ miễn phí hoàn toàn cho cô ấy. Chẳng những thế, tất cả nam khách khác cũng được giảm năm mươi phần trăm giá thức uống!

Những tràng vỗ tay nổ vang. Có một ai đó nói to:

- Nhân dịp này, xin vinh dự mời người đẹp Hồng Kông lên sân khấu. Nếu hát được thì hát, còn không hát được thì chỉ cần cười cho chúng tôi một nụ thôi cũng đủ.

Bất chợt người đang vây quanh cô này vẹt cả ra. Nàng đứng dậy, uyển chuyển bước về phía sân khấu thấp. Nàng đi tới đâu hương thơm tỏa ra đến đó. Mà chừng như không phải là hương nước hoa nhân tạo.

Vừa đứng trước micro nàng đã cười thật tươi! Đáng lý đã có một tràng pháo tay vang lên. Nhưng hình như cả mấy trăm khách nhảy đều đang đờ người ra, quên cả hoan hô!

Nàng cất giọng trong veo:

- Xin nói với tôi bằng tiếng Việt. Tôi không phải người Hoa! Tôi là Hương Thu, người con của đất Sài thành hoa lệ này!

Lúc này mọi người mới hoàn hồn! Họ như bầy ong vỡ tổ, vỗ tay rào rào. Có người còn hứng chí la lên:

- Nàng xứng đáng là hoa hậu đêm nay! Nàng là nữ hoàng sắc đẹp!

Thôi thì đủ cả lời tán tụng. Trong khi đó thì người đẹp Hương Thu vẫn bình thản. Nàng nói xong mấy lời liền rời sân khấu và biến mất!

Cả vũ trường nhốn nháo đi tìm. Lão chủ Lý San thì hò hét đám gia nhân:

- Tụi bây tìm khắp nơi coi cô ấy đi đâu? Nãy giờ có đứa nào thấy cô ta ra ngoài không?

Hai tên bảo vệ quả quyết:

- Chắc chắn là không ai rời khỏi vũ trường cả!

Lý San bảo viên quản lý:

- Anh ra ngoài dặn nhóm xe taxi đậu trước vũ trường, hễ thấy cô ấy ra thì đừng chở. Báo cho tôi hay liền! Lão bực tức bước vô phòng. Nhưng lão sửng sốt đứng khựng lại khi nhìn thấy người đẹp đang ngồi chễm chệ trong phòng của mình!

- Chào ông chủ! Mà gọi cho chính xác, ông trùm ma cô xóm Vườn Lài mới đúng!

Đã hơn chục năm nay, chưa một ai nhắc tới cái hổn danh đó trước mặt Lý San, khiến cho lão ta giật mình, nhìn sững cô gái.

- Cô là...

Nàng ta vẫn giữ nụ cười rất tươi trên môi:

- Là Hương Thu, như tôi vừa tự giới thiệu! Chỉ có ông là không dám giữ tên thật của mình mà thôi! Phải không ông Hoàng sở khanh!

Cách gọi chính xác mọi tên, hiệu cách đây hơn chục năm của mình một lần nữa đã làm cho Lý San tái mặt:

- Cô... cô là ai?

- Nói rồi, là Hương Thu!

- Không phải! Không người nào tên Hương Thu biết rõ về tôi cả!

- Vậy Hương Thảo thì sao?

Lý San há hốc mồm, người anh ta như có luồng điện cực mạnh chạy qua! Hắn lập cập:

- H ương... Hương Thảo nào?

Nàng bỗng phá lên cười lớn. Trong giọng cười vừa thoả mãn vừa cay độc!

- Còn hỏi Hương Thảo nào! Đúng là bản chất của thằng Hoàng sở khanh! Mầy còn hơn thằng bạn nối khố Sơn Tùng một bậc!

Nghe nhắc tới Sơn Tùng hắn lại càng run hơn:

- Cô là Hương Thảo thật?

Hắn hỏi đi hỏi lại như vậy, bởi cái tên Hương Thảo so với tuổi đời của cô nàng này thì cách xa lắm...

- Xem tôi có đẹp hơn Hương Thảo ngày xưa không?

Lý San dẫu sao cũng là tay trùm ma cô, một đại ca giang hồ, nên chỉ vài chục giây dao động, đã lấy lại bình tĩnh ngay:

- Cô biết chút ít về quá khứ mà đã tính hù tôi phải không? Nào, nói tiếp xem, con Hương Thảo bây giờ xương cốt đã rã thành tro, thành bụi mấy lần rồi?

Hình như câu nói đó của hắn đã chạm đúng vào cơn phẫn nộ chất chứa từ bao đời của cô gái:

- Thằng sở khanh, lưu manh! Bản chất dã thú, côn đồ của mầy đâu có gì thay đổi! Mầy đưa bàn tay từng xiết cổ người con gái tay yếu chân mềm lên xem!

Lý San cũng phá lên cười:

- Mầy nhắc tao mới nhớ! Ngày xưa phải chi con Hương Thảo chịu ngoan ngoãn nghe lời thì tao đâu có đưa nó về địa phủ với hai bàn tay này! Bàn tay của thằng Hoàng đại ca này không chỉ bóp cổ chết một đứa như con Thảo, mà còn cả mầy nữa, con ranh con!

Nói xong, như con dã thú nghe mùi máu, hắn lừng lững tiến về phía cô gái và sắc mặt thì đanh lại, hình như hắn muốn diệt ngay người con gái lạ mà biết quá nhiều này! Nhưng lạ thay, trước vẻ đằng đằng sát khí của hắn ta, vậy mà cô gái tên Hương Thu vẫn bình thản vênh mặt lên, cười khinh bỉ.

Bất thần Lý San vung quyền lên, phóng thẳng tới chỗ cô gái ngồi, cộng thêm một tiếng hớp hồn mà các võ sĩ giang hồ vẫn dùng khi tấn công địch thủ! Trúng đòn ấy cô gái chỉ có nước chết...

- Á... á... á...

Tiếng kêu đau đớn ấy lại không xuất phát từ cô gái. Mà trái lại, đã thấy Lý San nằm lăn lộn dưới sàn nhà!

Một lát sau viên quản lý vũ trường chạy vào. Hắn không nhìn thấy ai ngoài ông chủ của mình nằm bất động. Phần dưới rốn nguyên một mảng quần bị rách toạc, máu me be bét...

Tin có án mạng xảy ra ngay tại vũ trường lan ra rất nhanh. Một số khách nhảy hoảng sợ rút lui ngay, nhưng cũng có nhiều người nán lại. Trong số này có một người lẳng lặng bước tới chỗ quầy thu ngân, nói khẽ với cô thủ quỹ:

- Cô giữ cái này, lát nữa gởi cho vợ ông chủ!

Đặt một cái hộp lên quầy xong, ông ta biến đi liền. Chỉ chưa đầy năm phút sau, vợ lão Lý San hớt hãi chạy tới.

- Chuyện gì đã xảy ra?

Mọi người thuật sơ lại sự việc. Đến lúc cô thu ngân đưa cái hộp thì bà chủ Lệ Xuân còn trịch thượng hỏi lại:

- Đến nước này mà cô còn đưa thứ gì cho tôi đây?

Cô thu ngân đáp:

- Dạ, không phải của tôi. Cái này của một người bảo gởi cho bà.

Lúc ấy bà Lệ Xuân mới mở hộp ra và... thất thần, lắp bắp nói:

- Cái... cái này...

Thì ra trong hộp chỉ có một thứ còn vấy máu. Cái "hạ bộ" của ai đó! Còn một mảnh giấy nhỏ rơi ra. Trên đó ghi chỉ mấy chữ: "Thứ đã gây tội ác, kết cuộc phải như vậy thôi! Nó là của thằng Hoàng đại ca!"

Lệ Xuân chỉ kịp kêu lên một tiếng:

- Trời!

Rồi ngất lịm. Cả vũ trường sau đó đều nhìn tận mắt món quà, họ đều le lưỡi rùng mình:

- Cắt của quý để trả thù, ai mà ác dữ vậy hổng biết!

Anh chàng vừa nói câu ấy tự dưng ngừng bặt, người đứng kế bên hốt hoảng kêu lên:

- Anh ta bị ai bóp cổ mà le lưỡi ra kìa!

Anh chàng nọ vừa lè lưỡi, vừa ngã xuống lăn lộn. Lát sau đã thấy anh ta nằm im, mặt tím tái, trông rất ghê rợn.

Lát sau bà chủ Lệ Xuân tỉnh lại. Cũng vừa lúc người ta khiêng xác Lý San ra xe. Chỉ kịp thấy một vết son trên má của chồng, bà Xuân lại thét lên:

- Con... Hương Thảo!

Từ phút đó bà hầu như biến thành một người khác. Bất cứ ai đến gần cũng bị bà ta xua đuổi, hoặc bà chui rút xuống ghế trong trạng thái sợ hãi tột độ.

- Đừng lại gần tôi!

Mãi đến khi người ta đưa bà ta ra ngoài thì bà bỗng vụt chạy biến vào màn đêm!

Chẳng hiểu định mệnh hay ngẫu nhiên mà hai người đàn bà đó lại gặp nhau trong viện tâm thần. Đã từng quen biết nhau, là bạn bè với nhau nữa, nhưng có lẽ lúc ấy cả hai đang trong tâm trạng sợ hãi, nên họ nhìn nhau mà như hai người xa lạ. Vị nữ tu, sơ Jane ái ngại cho họ:

- Một bà thì được xe thu gom chở vào đây khi họ bắt gặp bà đang đi lang thang, cứ đòi lao đầu vào xe đang chạy. Còn bà kia, thì vào lúc nửa đêm đã leo tường vô đây, rồi không chịu ra nữa!

Hai bà mà sơ Jane đang nói chính là Kim Xuân và Lệ Xuân. Cho đến buổi ăn chiều hôm đó, trong lúc mọi người tụ tập lại dãy bàn ăn ngồi nghiêm chỉnh ăn suất cơm của mình, thì hai bà lại lặng lẽ đến ngồi ở một góc, im lặng. Bỗng một bà lấy từ trong túi áo ra một vuông khăn màu xanh, đưa cho bà kia. Họ nhìn vào chiếc khăn rồi bỗng kêu thét lên, như muốn chạy đi!

Sơ Jane bước lại nhìn và ngạc nhiên khi thấy trên chiếc khăn có dính hai dấu son hình đôi môi.

Trong lúc sơ còn đang ngạc nhiên thì bà Kim Xuân chỉ tay vào đôi môi trên chiếc khăn, giải thích theo lệnh sai khiến của ai đó:

- Đây là một thằng! Còn đây là một thằng nữa.

Bà Lệ Xuân thì tỏ ra sợ sệt chiếc khăn lắm, bà chắp hai tay lại như xá:

- Hắn ta đã xong đời rồi, đâu còn gì nữa mà chưa tha cho tôi!

Hai người cứ đối đáp những câu khó hiểu như vậy, khiến sơ Jane chỉ biết lắc đầu, bỏ đi...

Khi còn lại một mình, hai người châu đầu vào nhau như bàn bạc chuyện gì đó. Lúc giám thị bước tới thì ngạc nhiên khi thấy họ đang thắt gút hai sợi dây thừng thành hai chiếc vòng thòng lọng, kiểu vòng thắt cổ.

Giám thị tri hô lên thì cả hai chỉ nhoẻn miệng chớ không sợ sệt gì cả.

Suốt đêm đó hầu như cả trại tâm thần không ai có thể ngủ được với hai con người này. Họ cứ hết ngồi rù rì với nhau, xong lại đi vòng vòng khắp nơi. Phòng nào họ cũng thò đầu vào rồi hỏi to:

- Thằng Hưng, thằng Lộc đâu?

Có lúc một trong hai người lại la lên:

- Chạy! Chạy đi, đồ ngu, nó giết chết bây giờ!

Trong khi bà kia lại giọng điệu ngược lại:

- Tính chạy hả, không xong đâu! Thằng kia, chạy đâu cho thoát!

Và thế là họ chạy, như đang rượt kẻ nào đó tên Lộc và Hưng! Đến nỗi trong trại có ai tên là Hưng và Lộc đều được giám thị giấu kỹ.

Sau cùng, theo ý của Jane, có gần mười người có tên Lộc, Hưng được tập trung lại một phòng, có bảo vệ canh giữ, họ đưa hai bà Xuân vào, cho nhìn mặt. Chính sơ hỏi:

- Trong số này, có ai là người quen của hai chị không?

Cả hai chăm chú nhìn rồi phá lên cười:

- Người nào cũng hiền lành quá, đâu phải chúng nó!

Bà Kim Xuân còn nói cụ thể:

- Bọn chúng giàu lắm, đâu phải như mấy người này!

Có một bệnh nhân tâm thần nặng, bước tới vỗ ngực:

- Tao là Lộc đây, đứa nào kiếm tao?

Lệ Xuân cũng bước tới đứng chống nạnh phía đối diện:

- Tao tìm thằng Lộc, chứ không phải mày! Cỡ mày thì có dám giết người không?

Người nọ hơi bị khựng lại, trong lúc Kim Xuân cũng xông tới, hỏi giọng trịch thượng:

- Có từng hãm hiếp ai chưa?

Người bệnh kia giọng ỉu xìu:

- Chưa...

Cả hai bà phá lên cười:

- Vậy mà cũng bày đặt xưng danh!

Rồi họ lại dắt tay nhau tiếp tục chạy vòng vòng khắp nơi trong khuôn viên trại. Bí quá, các giám thị phải giữ họ lại, y tá tới chích cho mỗi người một liều thuốc an thần. Chính sơ Jane đã quyết:

- Những người này bị tâm thần nhưng lạ lắm, không thể để ở đây được. Phải tìm cách liên hệ với gia đình họ thôi!
Skyy

Skyy


Back to top Go down

NỤ HÔN THẦN CHẾT Empty Re: NỤ HÔN THẦN CHẾT

Post by Skyy Tue May 02, 2017 12:50 am

Cuối cùng thì viện tâm thần cũng tìm ra được nhà của một trong hai bà. Đứa con trai lớn của bà Lệ Xuân sau khi nghe chính mẹ mình gào kêu tên Hưng và Lộc thì giật mình:

- Bác Lộc, bác Hưng! Sao mẹ lại gọi họ chi vậy?

Bà Lệ Xuân nghe con hỏi thì hốt hoảng:

- Họ ở đâu? Sao không biểu họ trốn đi.

Cậu con trai bảo:

- Bác Hưng tối qua đã bị nạn rồi!

Người giám thị đưa bà Xuân về nhà đã nói:

- Suốt đêm qua mẹ cậu cứ gọi tên người này hoài và biểu ông ấy phải trốn đi kẻo bị giết! Cậu xem, người còn lại tên Lộc nữa...

Người giám thị đi rồi, lúc này bỗng bà Xuân tỉnh lại, bà nói rất khẽ với con:

- Bác Hưng sao rồi?

Bảo, cậu con trai thở dài:

- Tội nghiệp bác ấy, nửa đêm đang nằm ngủ ở nhà thì bị ai đó xông vào phòng dùng dao cắt... cắt...

Cậu ta nói tới đó thì có vẻ ngượng. Khiến bà Lệ Xuân phải lên tiếng:

- Phải bác ấy bị... thiến như cha con không?

Bảo gật đầu:

- Đúng như vậy... Cả nhà bác ấy đang hoảng sợ, tìm cách đưa bác ấy đi trốn...

Bà Lệ Xuân mừng rỡ:

- Bác Hưng chưa chết?

- Dạ, chỉ bị thương, bởi lúc xảy ra chuyện thì có bác gái xuất hiện kịp thời.

- Lạy trời, xin đừng xảy ra chuyện!

Bà Xuân thở phào, rồi hạ thấp giọng như ai nghe thấy:

- Mẹ nhớ ra rồi, vụ này có liên quan tới cả bốn người trong nhóm bạn kết nghĩa của ba con. Bác Tùng, ba con, bác Hưng, và Bác Lộc. Họ chơi với nhau từ thời còn trẻ.

Bảo chen vào:

- Ngoài họ còn có ba người con gái nữa. Họ thuộc nhóm "Thất hiền" như nhiều lần má có nhắc...

Bà Lệ Xuân:

- Người phụ nữ thứ ba là cô Thanh Xuân. Con có nhớ cô Xuân đó?

Bảo đáp ngay:

- Cô Thanh Xuân từng trúng hoa hậu cách đây chục năm!

Bà Xuân gật đầu:

- Là cô ấy. Và Thanh Xuân chính là em ruột của cô Kim Xuân vợ bác Sơn Tùng.

Bảo nói:

- Như vậy là đủ Thất hiền rồi. Nhưng con vẫn thắc mắc, sao bốn người đàn ông mà lại chỉ chơi với ba phụ nữ. Bởi theo con hiểu thì ba người đó đều lấy ba ông trong "Thất hiền". Còn người nữa...?

Bà Lệ Xuân nghẹn ngào:

- Bi kịch là ở chỗ này! Tứ xuân mà chỉ có tam xuân được hưởng hạnh phúc!

Bảo ngơ ngác:

- Còn có Xuân nào nữa vậy mẹ?

- Đã có Kim Xuân, Lệ Xuân, Thanh Xuân và phải có một Ngọc Xuân nữa. Đã có, nhưng mà...

- Ngọc Xuân là ai, mẹ?

Bà Lệ Xuân thở dài:

- Con nhỏ bất hạnh nhất trong bốn xuân của bọn mẹ.

- Chưa bao giờ con nghe mẹ nhắc tới người này?

Bà Xuân buông một câu ngắn:

- Chết rồi!

- À thì ra...

Bà Lệ Xuân đắn đo một lúc rồi bắt đầu kể:

- Mẹ tính chôn giấu luôn chuyện này. Nhưng bây giờ thì không thể nữa rồi. Ba con đã chết, mẹ thì đang như chỉ mành treo chuông, không biết bị rước đi lúc nào đây.

Bà uống một ngụm nước, rồi trầm giọng:

- Bọn mẹ có bốn đứa. Chơi với nhau từ thuở còn học sơ học. Thương yêu nhau như chị em ruột. Bằng chứng là giữa Kim Xuân, Ngọc Xuân là chị em ruột với nhau mà không có gì khác biệt trong đối xử trong bốn người. Tuy Thanh Xuân đoạt vương miện hoa hậu kỳ thi hoa hậu năm đó, nhưng người đẹp hơn chính là Ngọc Xuân!

- Là người đã chết! - Bảo chận lời.

- Đúng là như vậy. Và cũng chính từ ngôi vương miện đó mà dẫn đến cái chết của Ngọc Xuân...

- Sao vậy mẹ?

Thấy con có vẻ quan tâm, bà Lệ Xuân kể nhanh hơn, dù lúc ấy bà chợt cảm thấy hơi mệt:

- Thanh Xuân và Ngọc Xuân cùng dự thi hoa hậu chung. Qua hai vòng sơ tuyển thì điểm số của Ngọc Xuân lúc nào cũng trội hơn Thanh Xuân một chút. Ở phần thi cuối cùng trong trang phục áo tắm thì xảy ra sự cố!

Bà Lệ Xuân dừng lại, chừng như cổ bà bị nghẹn. Mãi vài chục giây sau bà mới kể tiếp được:

- Người ta phát hiện Ngọc Xuân bị bóp cổ chết trong phòng thay đồ riêng!

- Ai giết? - Bảo sửng sốt.

Bà Xuân ngừng lại rất lâu, rồi cuối cùng nhẹ lắc đầu, trước khi bước ra ngoài. Bảo gọi với theo:

- Mẹ, con muốn biết thêm...

Nhưng bà Xuân đã như chẳng để ý gì nữa, bà cứ bước đi. Dĩ nhiên Bảo đâu để mẹ mình đi, bởi anh biết tình trạng hiện tại của bà nếu sống một mình sẽ rất nguy hiểm. Anh chạy theo, chận ngang ở cổng, cố năn nỉ:

- Mẹ, mẹ cần nghỉ ngơi và để con rước bác sĩ đến.

Nhưng thật bất ngờ, bà Lệ Xuân vung mạnh cánh tay trúng vào mắt Bảo, khiến anh té nhào! Rồi bà như con mãnh thú, bước đi rất nhanh. Chỉ một lát sau bóng bà biến mất.

Bảo còn đang lúng túng, không biết phải làm sao, thì chợt phía sau lưng anh có người lên tiếng:

- Bà ấy không sao đâu mà lo! Điều cần thiết lúc này là anh đang có khách!

Nhìn người khách, bỗng Bảo sững sờ. Bởi đứng trước mặt anh lúc này đây là một thiếu phụ cực kỳ xinh đẹp. Nàng ta cười rất tươi và nói như rót mật vào tai Bảo:

- Tiếp khách tay yếu chân mềm như vầy mà không mời được ngồi vài phút sao, anh sinh viên trường luật!

Bảo hoàn hồn sau vài giây sững sờ, anh lúng túng:

- Mời... mời cô vào nhà.

Bảo muốn đi trước hướng dẫn khách, nhưng chẳng hiểu sao dù cố bước cho nhanh hơn mà mãi vẫn không vượt qua được người đẹp. Hương thơm quyến rũ từ cô nàng phả vào mũi khiến cho Bảo chợt rung động tinh thần. Đây là lần đầu tiên anh chàng ngửi được mùi nước hoa thơm đến lạ lùng như thế này.

Khi vào tới phòng khách, Bảo chưa kịp mời thì nàng ta đã chủ động ngồi xuống ghế salon và bất chợt hỏi:

- Cậu có biết tôi là ai không?

Bảo nhìn sững vào nàng ta, nhưng khi ánh mắt vừa chạm phải tia mắt nàng thì Bảo đã phải tránh đi ngay.

Trong tia mắt ấy như có cái gì đó kỳ lạ lắm.

Trong khi Bảo còn bối rối thì nàng ta lại lên tiếng:

- Cậu biết phải gọi tôi là gì không?

- Cô... cô là...

- Gọi cô em là phạm thượng. Tôi là bạn của mẹ cậu, ngang tuổi với bà ấy. Cậu phải gọi tôi là dì!

Bảo cho là cô ta đùa. Bởi tuổi tác nàng ta không hơn gì anh. Nhan sắc lại càng khiến tuổi tác như bị đánh lừa! Cô nàng cỡ tuổi hai mươi là cùng!

- Tuổi cô đâu hơn tôi...

Nàng ta quắc mắt nhìn Bảo khiến anh chàng hơi chột dạ:

- Gọi tôi là dì, nghe chưa!

- Nhưng mà...

- Bạn của mẹ cậu, cậu gọi là gì?

- Thì...

- Gọi tôi là dì Xuân. Xuân Ngọc!

Bảo tưởng đâu nghe lầm, anh ta lặp lại:

- Xuân Ngọc? Bộ cô tưởng lừa được tôi sao, bà Xuân Ngọc đã chết cách đây hơn chục năm rồi!

Nàng ta vụt đứng lên, ra lệnh:

- Đưa tôi tới chỗ lão Hưng đang trốn!

Lúc này thì Bảo không còn nghĩ mình nghe lầm nữa rồi. Anh lắp bắp.

- Tôi... Tôi không biết...

Cô nàng xưng là Xuân Ngọc gằn từng tiếng một:

- Nếu cậu ngoan cố thì ngoài cậu ra sẽ có một người nữa sẽ chết. Đó là mẹ cậu!

- Đừng! Mẹ tôi...

- Vậy hãy ngoan ngoãn cùng tôi đi tìm tên Hưng đi. Nói thật cậu tôi đâu lạ gì nơi lão ta đang ẩn trốn. Nhưng bởi đó là ngôi chùa, mà người như tôi thì vào chốn phật môn không tiện...

Bảo khá lanh trí, anh nhớ lại đã từng nghe người ta nói bọn yêu ma không dám thâm nhập chùa chiền, anh vội gật đầu:

- Được rồi, tôi sẽ dẫn... dì đi. Nhưng dì phải hứa, không được hại mẹ tôi...

- Có hiếu dữ! Không ngờ con của một tên lưu manh mà cũng biết hiếu thảo! Cậu biết cha mình chết là do đâu không?

Mới nghe mẹ kể, nên Bảo đã rõ phần nào:

- Bị người ta hại. Một cuộc trả thù không công bằng!

Vẻ mặt nàng ta đanh lại:

- Sao lại không công bằng! Vậy có công bằng không khi một lúc đến bốn thằng đàn ông hại một người con gái yếu đuối, không có phương tiện tự vệ.

Có lẽ không muốn để cho Bảo hỏi thêm lôi thôi, nàng ta ra lệnh lần nữa:

- Đi thôi!

Bảo không thể cưỡng lại, anh ta bước đi sau, chẳng khác một đứa bé theo chân mẹ...

Bà Diệu Châu càng lúc càng lo lắng hơn, khi nhiệt độ trong người của chồng cứ lúc lên, lúc xuống. Mà mỗi lần nhiệt độ tăng, thì ông Hưng cứ nói lảm nhảm những gì liên quan đến người nào đó tên Xuân Ngọc. Có lúc ông gào to lên như sắp bị ai đó rượt đuổi hay đe dọa tính mạng.

Đã thức cùng chồng suốt hai đêm kể từ khi ông được chuyển vào gian phòng phía sau ngôi chùa Long Sơn này.

Chính Diệu Châu đã là người mang chồng vào đây theo một linh tính mà cho đến giờ này bà cũng chưa tự giải được là tại sao. Chỉ biết rằng khi chồng thoát chết vào đêm hôm đó, từ lúc chở ông Hưng vào bệnh viện, thấy ông cứ chập chờn hoảng sợ hầu như với mọi người, tự dưng Diệu Châu đã nghĩ đến một căn bệnh tà ma gì đó... Do có quy y tam bảo với sư Thiện Tâm ở Long Sơn Tự này nên bà nghĩ ngay đến việc nhờ thầy giúp cho. Cũng may khi chuyển ông Hưng tới thì vị sư già nhân đức đã đồng ý cho tá túc ngay để trị bệnh, ông còn bảo rằng bệnh của Hưng không thể chữa bằng thuốc thông thường được.

Từ hai ngày qua, ông Hưng được cho uống gần chục thang thuốc, chủ yếu là an thần. Có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, từ giữa khuya hôm nay cho đến giờ này tự dưng ông ta cứ run lên bần bật và cứ đưa tay lên như tự xiết cổ mình. Bà Diệu Châu phải khó khăn lắm mới dùng khăn cột được hai tay chồng lại và ngồi thấp thỏm chờ sư Thiện Tâm hết hồi kinh sớm.

Vừa từ trên chánh diện bước xuống, sư Thiện Tâm đã hỏi ngay:

- Từ đầu hôm qua đến giờ con có tiếp nhận thứ gì từ nhà mang vào không?

- Dạ không. Mấy đứa con của con bận việc nên phải trưa nay mới vô được.

Nhà sư cau mày:

- Lạ quá!

Ông nhìn chiếc khăn màu xanh đang cột tay bệnh nhân thì ngạc nhiên:

- Vật này có phải mang vào đây từ đầu không?

Bà Diệu Châu chợt nhớ ra:

- Dạ không. Đúng là hồi đầu hôm, lúc nhà con sốt cao quá con có nhờ dì Ba làm công quả đi mua giùm đá lạnh và hai chiếc khăn bên ngoài để chườm cho nhà con.

Chấp hai tay niệm phật xong sư Thiện Tâm chép miệng:

- Số trời cả!

Bà Diệu Châu không hiểu:

- Bạch thầy, thế là sao ạ?

Nhà sư nhẹ nhàng bảo:

- Con hãy gỡ chiếc khăn màu xanh này ra.

Diệu Châu nói:

- Bạch thầy, nhà con sẽ tự bóp cổ mình!

- Không sao đâu. Chính chiếc khăn này còn nguy hại hơn đôi bàn tay của ông ấy nữa!

Nghe lời, bà Diệu Châu gỡ cái khăn ra. Lúc này bà mới giật mình khi thấy có hai mẫu son môi hình hai vành môi giống nhau và một vành môi thứ ba thì còn dang dở như in chưa xong. Kèm dòng chữ: "Lũ bốn thằng chúng bây không thoát đâu!"

Diệu Châu còn đang ngơ ngác thì nhà sư đã thở dài nói:

- Ta tiên liệu không sai! Vị đạo hữu này vào nương cửa chùa là tốt, để an dưỡng cho qua cơn nguy khốn, nhưng như thế không có nghĩa nhà chùa che chở cho những việc làm không hay ở ngoài đời. Đúng ra con không nên mất cẩn trọng như vậy. Chiếc khăn này là căn nguyên đưa chồng con vào hiểm nguy đây...

Ông nói xong quay bước ra ngoài. Bà Diệu Châu hốt hoảng nói:

- Bạch thầy! Xin thầy...

Sư Thiện Tâm không nhìn lại:

- Nói thế chớ chưa hề gì đâu. Một khi chồng con còn ở đây thì còn yên ổn. Nhưng nhớ, những gì thầy dặn thì không được làm khác đi.

- Dạ, bạch thầy, còn chiếc khăn này...

- Con không phải quan tâm nữa tự khắc nó sẽ tiêu biến đi thôi.

Mà quả đúng như vậy. Nhà sư vừa bước ra chưa đầy nửa phút sau thì bà Diệu Châu đã sửng sốt kêu lên:

- Chiếc khăn!

Chiếc khăn màu xanh vừa đó đã biến đâu mất! Người ông Hưng lại run lên bần bật. Nhưng chỉ qua một lúc thì ông ta nằm yên chừng như đang chìm vào giấc ngủ sâu...

Ở ngoài cổng có Bảo xuất hiện. Anh ta đã tới đây ngay từ lúc ông Hưng được chuyển vào nên dì Ba làm công quả còn nhớ mặt, dì đang định mở cổng cho vào thì chợt có giọng nghiêm khắc của sư trụ trì vang lên:

- Vào chùa lễ Phật thì được, nhưng lúc này thì còn quá sớm. Mời thí chủ khi mặt trời lên cao hãy trở lại. Ông gọi dì Ba vào dặn dò một lúc, dì trở ra nói với Bảo:

- Cậu không nên vào thăm. Nếu không sẽ đem họa vào cho người bệnh.

Bảo đã bị bắt buộc tới đây, nên vừa nghe nói vậy đã vội quay lại phía sau như chờ phản ứng của ai đó.

Đôi ba lần năn nỉ nữa vẫn không được. Bảo đành bước đi. Nhưng anh ta chưa đi được bao xa thì tự dưng đầu óc choáng váng, phải bám vào một gốc cây thì mới không bị té. Biết là mình đang bị giám sát bởi người phụ nữ kia, không thể không hành động nên sau khi vịn thân cây chờ tỉnh táo lại, anh quay lại cổng chùa lần nữa.

Lần này Bảo gặp ngay sư trụ trì. Vị cao tăng nhìn Bảo một lúc rồi chẳng hiểu sao, đã đích thân mở cổng để anh vào. Tuy nhiên ông lại hướng dẫn Bảo bước thẳng vào chánh điện.

- Cậu ngồi xuống đây. Còn nếu biết quỳ, thì nên quỳ trước bàn Phật.

Chỉ một câu nói nhẹ nhàng của sư Thiện Tâm mà Bảo đã răm rắp tuân theo, như một phật tử ngoan đạo. Anh quỳ, mặt hướng về bàn thờ phật. Tự dưng đầu óc Bảo thông tuệ hẳn lên. Anh như quên là mình đang và sắp làm gì.

Sau cùng, có lẽ phải gần một giờ sau... Bảo nhẹ nhàng đứng lên, định quay xá chào vị hòa thượng. Nhưng lúc này nhà sư đã đi từ lúc nào rồi... Biết là nếu trở ra cổng thì thế nào cũng gặp lại người phụ nữ ấy, nên Bảo còn đang lưỡng lự... Vừa lúc dì Ba công quả bước tới mời rất trân trọng:

- Cậu có thể vào thăm bệnh nhân, sư ông đã cho phép.

Bảo không biết mình nên mừng hay lo khi bước về phía hậu điện. Anh sững người lại, bởi trong phòng bệnh ngoài vợ chồng ông Hưng ra, còn có cả mẹ anh! Vừa nhìn thấy con, bà Lệ Xuân đã ôm chầm lấy khóc nức nở. Bảo ngạc nhiên:

- Sao mẹ tới được đây?

Bà Xuân nhìn sang người bệnh:

- Mẹ tới thăm bác Hưng.

- Ai nói mẹ biết bác ấy ở đây?

- Mẹ cũng không hiểu tại sao tự dưng mẹ ghé vào chùa này và gặp được sư trụ trì. Ngài cho mẹ quỳ trước bàn Phật rồi sau đó mẹ vô được đây mà cũng không biết sao.

Nghĩ tới việc hồn ma muốn mượn người vào tiếp xúc để hại ông Hưng, Bảo ái ngại nói với mẹ:

- Mẹ... có bị ai xúi giục không?

Bà Lệ Xuân lắc đầu:

- Mẹ đâu biết gì.

- Mô phật!

Tiếng của sư Thiện Tâm từ phía sau:

- Thiện tai! Thiện tai! Mọi việc tốt đẹp rồi.

Ông nhìn bệnh nhân rồi gật gù:

- Ông cũng không sao rồi.

Cả Bảo và mẹ đều nhìn sư Thiện Tâm như chờ đợi thêm lời chỉ bảo. Nhưng nhà sư chỉ nhẹ mỉm cười rồi quay bước. Bảo định chạy cheo thì dì Ba đã ngăn lại:

- Thầy không thích nói nhiều. Hồi nãy thầy có nói thấy cần thì bệnh nhân có thể về nhà an dưỡng còn nếu thích thì vẫn có thể ở lại đây. Cửa chùa luôn rộng mở...

Bảo hỏi:

- Vậy còn chúng tôi?

Dì Ba đưa cho Bảo một tập kinh:

- Thầy gởi cậu cái này. Thầy nói cậu nên đưa mẹ về nhà, đọc kinh thường xuyên cho bà nghe. Như thế cũng cho chính cậu nữa. Hồi nãy thầy đã nói như vậy rồi thì cậu còn lo gì nữa.

Bảo vẫn chưa yên tâm lắm, nhưng dẫu sao cũng phải đưa mẹ về. Cũng may là hai ngày sau đó anh và mẹ vẫn bình yên. Bà Lệ Xuân thôi không còn bị ám ảnh chuyện trước đây nữa.

Tuy nhiên chuyện của người tên Lộc thì khác.

Lộc là người cuối cùng trong bộ tứ. Từ sau khi Sơn, Tùng gặp nạn, kế đến là Hoàng sở khanh bị chết quá rùng rợn và Hưng bị truy sát phải trốn lánh, thì Lộc bị rung động! Ông ta là một thương nhân có tầm cỡ, nên không thể không có mặt trên thương trường. Bởi vậy, dẫu có ý sợ, nhưng nhà doanh nghiệp Lê Lộc vẫn ngày ngày xuất hiện ở văn phòng làm việc. Chỉ có điều nếu trước đây ông thường đi xa, ra các công trường xây dựng để giám sát việc xây các tòa cao ốc, thậm chí lên tận đồn điền vùng cao nguyên để thăm trang trại của mình, thì lúc này ông hạn chế, hầu như không đi.

Ở văn phòng công ty xuất nhập cảng Lê Lộc sáng hôm đó nhân viên đến kỳ lãnh lương nên đông đủ cả. Họ được tăng lương kỳ một nên ai nấy đều phấn khởi tụm năm tụm ba chuyện trò rôm rả. Ông Lộc từ trong phòng nhìn qua vách kiếng thấy cảnh đó cũng vui lây.

Ông tự nhủ:

- Thà mình hy sinh bớt lợi nhận để nhân viên được vui. Chứ như hai ông bạn Sơn, Tùng và Hoàng ma cô, trùm sò cho lắm đến khi nằm xuống chỉ chuốt lấy lời ta thán, nguyền rủa của thuộc hạ mà thôi!

Điều này thật sự mới có từ ngày xảy ra cái chết của hai người bạn. Có lẽ Lê Lộc muốn chứng tỏ điều gì đó chăng?

Quả nhiên, hành động này của ông chủ Lộc đã tức khắc nhận được sự đền đáp của nhân viên. Buổi sáng đó, trong lúc các nhân viên đang phấn khởi bàn tán chuyện mới được tăng lương, thì bên ngoài có một nhóm người chẳng biết từ đâu kéo tới gây rối. Cầm đầu là một nhóm gồm ba phụ nữ, họ hướng thẳng vào trong công ty chửi to:

- Thằng chủ công ty đâu, ra đây trả lời tội ác của mày coi!

Nhân viên bảo vệ yêu cầu họ giữ trật tự thì một trong số người đó lớn tiếng thách thức:

- Hãy gọi thằng cha chủ ra đây nói chuyện! Nó mang tội giết người thì phải đền mạng!

Anh nhân viên bảo vệ đứng tuổi, nghiêm giọng nói:

- Ông chủ tôi là người có vai vế, làm ăn được mọi người tín nhiệm, làm sao có chuyện như mấy người vu khống! Nếu muốn gì thì có pháp luật phân xử, không thể làm loạn chỗ làm ăn như thế này được!

Anh ta khóa chặt cửa lại, đồng thời báo động vào trong. Tiếp nhận vụ việc là nhóm công nhân đang ngồi bàn luận việc tăng lương, họ bảo nhau:

- Chắc là cạnh tranh làm ăn gì đây, rồi kiếm chuyện làm nhục nhau. Không cần báo ông chủ, tự mình ra giải quyết được rồi!

Họ bước ra và nói cương quyết:

- Ông chủ đi vắng, tuần sau mới về. Có việc gì mấy chị nói với chúng tôi đây!

Một nữ nhân viên còn nói:

- Tôi đã báo cảnh sát rồi, nếu ai còn manh động thì đừng trách.

Có lẽ nhờ sự quyết liệt của nhân viên, nên bọn người manh động kia lần lượt rút đi. Ba người cầm đầu tụm lại ở một góc đường nói với nhau:

- Người ta sai mình dụ thằng chủ ra để họ xử, vậy mà tay đó khôn quá không chịu ra thì biết làm sao.

Người khác thì nói:

- Mà sao cái bà sang trọng nhờ mình, lại không đích thân vào trong công ty. Cỡ như bả thì đi tới đâu lại không được!

Người khác có vẻ rành chuyện hơn, nói khẽ:

- Nghe nói trong phòng riêng của tên chủ này lúc nào cũng có bàn thờ phật mẫu, mà hình như chuyện ác không tiện diễn ra trước mặt Đức Quan thế âm!

- Mình đâu có làm chuyện đâm chém, giết người đâu mà gọi là ác? Chỉ chửi bới, chọc phá để dụ lão chủ ra thôi mà.

- Thì mình chỉ làm vậy nhưng người kia thì không, bà ta hình như muốn...

Vừa nói, mụ ta vừa đưa tay làm dấu như đang cắt cổ ai đó! Trong khi hai người bạn đang trố mắt tỏ sự ngạc nhiên thì đột nhiên người vừa ra dấu trợn trừng đôi mắt và dãy dụa giống như bị bóp cổ! Và chỉ vài chục giây sau chị ta ngã vật xuống đất nằm bất động.

- Trời ơi, bà Sáu Hà chết rồi!

Bà Thu Hồng vừa xuống xe xích lô thì có một chị từ bên kia đường bước nhanh sang, lễ phép chào:

- Dạ, chào bà chủ. Em được bà giám đốc Phú Gia ở Mỹ Tho giới thiệu.

Bà Thu Hồng mừng ra mặt:

- Chị tới để làm việc cho nhà tôi? Ồ, hôm rồi tôi có nhờ chị Phú ở Mỹ Tho. Mời, mời vô nhà.

Chị kia nhanh nhẩu đỡ lấy cái giỏ đựng đầy thức ăn:

- Dạ, bà để em.

Trong lúc vào nhà, chị ta tự giới thiệu:

- Bà gọi em là Năm Thủy. Em tên Thủy.

- Ờ kêu bằng chị Năm đi cho tiện. Thế chị Năm đã đồng ý giúp tôi chớ. Nói thiệt, nhà tui lúc trước có đến hai, ba người giúp việc. Rồi chẳng hiểu sao cách đây mấy tuần họ cáo bệnh rồi lần lượt nghỉ hết. Đến nỗi tôi phải tự đi chợ, nấu ăn, trong khi tôi còn bao nhiêu chuyện khác...

Năm Thủy đẩy đưa rất khéo:

- Vậy là em tới đúng lúc rồi. Và chắc bà chủ sẽ không thất vọng.

Bà Thu Hồng hỏi thật lòng:

- Tôi dễ tính nên ai ở cũng thích. Chỉ có ông nhà tôi khó, nhưng ổng đi làm suốt ngày, có mấy khi gặp người làm trong nhà đâu.

- Hy vọng ông chủ cũng sẽ không đuổi việc tôi.

Nói thế, nhưng Năm Thuỷ nghĩ: nhận người làm mà không qua kiểm tra, thử việc gì cả, có lẽ chủ nhà đang cần người làm, mà cũng có thể do Năm Thủy tỏ ra hiền lành, dễ thương, biết làm hài lòng chủ nhà ngay giây phút đầu tiên!

Bữa cơm trưa nay là để mừng đứa con đầu vừa nhận được học bổng du học nước ngoài, nên bà Thu Hồng muốn tự tay nấu những món thật ngon. Đồng thời bà cũng muốn dịp này cả nhà đều có mặt. Dĩ nhiên là có cả ông chồng suốt ngày bận bịu công việc. Mới 10 giờ bà Hồng đã gọi điện thoại tới công ty nhắc chồng:

- Ông phải có mặt đúng giờ, bởi xế chiều nay con chúng ta đã phải tiếp các bạn bè tới chia tay. Bận gì cũng phải về trước mười hai giờ đó nghen!

Bên kia đầu dây ông Lộc có vẻ bận rộn, nhưng vẫn hứa:

- Tôi sẽ về đúng giờ.

Lúc mười một giờ rưỡi bà Thu Hồng gọi điện nhắc lại lần nữa, thì bên kia đầu dây có người trả lời:

- Dạ, ông chủ đã về cách đây nửa giờ.

- Như vậy có nghĩa là ông sắp về tới.

Nhưng đợi mãi đến hơn mười hai giờ mà vẫn không thấy chồng về, bà Thu Hồng sốt ruột, đi ra, đi vào cả chục lượt. Hơn 1 giờ ông Lê Lộc vẫn chưa có mặt.

Cậu con trai cả Lê Hưng lên tiếng:

- Chắc là ba phải ghé công trường nào đó, để con liên hệ coi sao.

Nhìn quanh không thấy chị người làm mới, bà Hồng lại càng sốt ruột hơn:

- Cần hâm lại thức ăn thì chị ta lại đi đâu rồi?

Nghĩ là Năm Thủy ở quanh đâu đó, nhưng khi đi một vòng nhà, kể cả nhà vệ sinh vẫn không thấy chị ta, bà lên tiếng gọi:

- Năm ơi!

Nhìn vào phòng làm việc của chồng, thấy đèn sáng thì bà Hồng ngạc nhiên lẩm bẩm:

- Không có ổng ở nhà, vậy ai vào đó mở đèn làm gì?

Bà nghĩ là con trai vào đó gọi điện, nên lên tiếng hỏi:

- Hưng hả con?

Không có ai đáp, bà Thu Hồng đẩy cửa bước vào:

- Cô là...?

Bà Hồng ngạc nhiên quá đỗi khi thấy ngồi chễm chệ trên chiếc ghế xoay của chồng ở bàn làm việc là một người phụ nữ thật đẹp, thật sang trọng. Không trả lời câu hỏi của bà chủ nhà, vị khách hỏi lại:

- Chỉ chưa đầy hai mươi năm mà bà Thu Hồng không nhận ra bạn cũ sao?

Bà Thu Hồng quả là nhận không ra, nhưng nghe giọng nói thì bà ngờ ngợ:

- Cô là... là...

- Kìa, bà đã làm tóc, trang điểm cho tôi suốt một tháng trời của cuộc thi hoa hậu năm ấy, vậy mà bà cũng quên. Thì ra, khi người ta cướp được người đàn ông từ tay kẻ khác thì họ mau quên nạn nhân của mình quá.

Đến lúc này thì bà Thu Hồng kêu lên:

- Ngọc Xuân!

Gọi xong thì bà run rẩy ngay, bởi bà vừa nhớ là Ngọc Xuân đã... chết!

- Ngạc nhiên phải không bà Thu Hồng chuyên viên trang điểm nổi tiếng! Mà không quên sao được khi một người âm ty, một người đang hưởng hạnh phúc ở dương gian! Đúng, tôi là Ngọc Xuân đây!

Bà Thu Hồng lạnh cả người, run lập cập:

- Tôi... tôi...

- Bình tĩnh nào, bà chủ. Bởi nếu bà xỉu bây giờ thì lấy ai lo cho ông nhà!

Nàng ta đứng lên, lúc ấy Thu Hồng mới phát hiện có một người ngồi phía sau nãy giờ.

- Ông!

Ông Lê Lộc đổ người xuống sàn khi không còn điểm tựa. Lúc này ông ta chỉ còn là cái xác không hồn.

Bà Hồng kêu lên:

- Trời ơi!

Vị khách xưng danh Ngọc Xuân, giọng lạnh như băng:

- Các người chờ cơm ông ta, nhưng con người đóng vai chính trong thảm kịch ngày xưa đâu còn có dịp tiễn cậu con trai đi du học nữa!

Bà Thu Hồng định bước tới thì lập tức bị cảnh cáo:

- Trước sau gì cũng tới phiên bà thôi. Nhưng bây giờ thì hãy ở yên đó.

Nàng ta cúi xuống, gần như áp sát vào mặt ông Lê Lộc nhưng khi ngẩng lên thì bà Thu Hồng hoảng hốt kêu lên:

- Năm... Năm Thủy!

Thì ra người đang đứng trước mặt bà ta đang khoác trên người chiếc khăn choàng của Năm Thủy!

- Thì tôi vẫn là Ngọc Xuân đây thôi. Chỉ có điều, chính nhờ cái vỏ bên ngoài này mà một kẻ đem tai họa tới cho chồng bà mới lọt được vào đây. Chớ nếu không thì làm sao tôi có thể bước tới gần khi trong phòng này, luôn có tượng Phật mẫu!

Lúc này bà Hồng mới kịp nhìn lên cái trang thờ Phật bà. Bàn thờ chỉ còn lại bình hoa và dĩa trái cây, còn tượng Phật thì không thấy. Từ lâu bà Thu Hồng chỉ tôn kính sự thờ Phật mẫu của chồng, chớ chưa hiểu sâu xa ý của ông.

Đến giờ này bà mới vỡ lẽ, nhưng đã quá trễ rồi.

- Chị... chị...

Trong khi bà Hồng còn đang lắp bắp thì người phụ nữ kia hỏi tiếp:

- Tôi nhắc cho bà lưu ý, ngoài việc chôn xác chồng, còn phải lo chữa trị bệnh tim cho người phụ nữ tên Năm Thủy kia. Chị ta do quá sợ đã ngất đi, nếu không chữa kịp thời sẽ chết luôn đó!

Theo tay chỉ của nàng ta, bà Thu Hồng nhìn thấy bên cạnh xác ông Lê Lộc còn có xác của một người khác. Có lẽ đó mới là Năm Thủy thật!

Khi nhìn bàn viết của chồng, bà Thu Hồng phát hiện thêm chiếc khăn lớn màu xanh da trời, bên trên có hình mấy cái môi hồng...

- Cái... cái này?

Bà từng nghe chuyện liên quan đến cái chết của hai người bạn thân của chồng, nên lờ mờ hiểu ra ý nghĩa của chiếc khăn. Bà chưa kịp lên tiếng thì người phụ nữ kia đã gằn từng tiếng:

- Mỗi đôi môi là một người! Vừa rồi tôi hôn lên môi chồng bà là để ghi dấu lên chiếc khăn này! Chắc bà không lạ gì chiếc khăn này chớ? Nó chính là vật của bà ngày trước kia mà...

Bà Thu Hồng chợt nhớ. Ngày trước khi còn làm nghề trang điểm, chiếc khăn màu xanh này là không thể thiếu lúc hành nghề. Chỉ vì lâu quá rời xa nó, đồng thời sự việc hôm đó khiến bà Hồng cố quên...

- Bà nhớ rồi chớ? Chính bà để chiếc khăn này lại khi bước ra khỏi phòng và để cho lũ bọn họ tẩm thuốc mê vào đó, rồi thằng Lê Lộc đích thân chụp nó lên mũi tôi, cho đến lúc tôi mê man...

Nghe kể tới đó bà Thu Hồng ôm lấy hai tai mình như không muốn nghe,

- Sao vậy bà Hồng? Chính bà mở cửa phòng trang điểm để bốn người họ vào mà. Không có bà thì làm sao họ thực hiện được chuyện tày đình đó! Bà còn đáng chết hơn họ nữa!

Nàng ta nói vừa dứt lời đã lao tới chụp lấy cổ bà Thu Hồng và rất nhanh, nhét chiếc khăn đang trải trên bàn vào ngực áo bà ta.

- Hãy đi mà làm nốt công việc sau cùng này!

Bà Thu Hồng không kịp kêu lên tiếng nào đã ngã lăn ra.

Lúc thằng con trai của bà chạy vô thì chẳng còn thấy ai khác ngoài xác ba người. Anh ta tri hô lên và cứu tỉnh được bà Hồng, chị người làm. Còn ông Lê Lộc thì đã chết.

Một cái chết chẳng khác gì tình trạng của người bạn ông ta, tên Hoàng sở khanh chủ vũ trường Melo!

Bà Thu Hồng tỉnh lại mà như người mất hồn. Suốt hôm đó bà cứ giữ chặt chiếc khăn màu xanh trong người. Để rồi đến tối đó chẳng hiểu bà đi đâu mất dạng?

Nghe theo lời dặn của sư Thiện Tâm, bà Diệu Châu đưa chồng về nhà chăm sóc. Ông Hưng cũng đã bớt những cơn sợ hãi khi ở một mình. Tuy nhiên, có một vật mà ông ta lúc nào cũng khư khư giữ bên mình, đến cả vợ cũng không được sờ tới. Mỗi khi vợ hỏi thì ông ta tìm cách nói lảng đi:

- Chuyện riêng mà.

Nhưng do tình cờ, khi ông ngủ quên, lúc lăn người qua, cái gói nhỏ ông giấu trong áo đã lọt ra ngoài mặt giường. Bà Diệu Châu cầm lên xem thì giật mình:

- Một lá bùa!

Lúc này bà mới nhớ lời dặn của sư Thiện Tâm: Khi nào thấy ông nhà có biểu hiện lạ, như nói nhảm hay dùng bùa chú gì đó thì hãy mở quyển kinh thầy tặng ra xem, sẽ thấy lời thầy dặn....

- Ổng dùng bùa để làm gì?

Bà vội giở quyển kinh pháp hoa ra thì gặp một tờ giấy nhỏ, trên đó có mấy dòng chữ viết rõ ràng, chững chạc của chính sư Thiện Tâm: "Sở dĩ ta không để cho ông nhà tiếp tục ở lại chùa là bởi việc ông ấy dùng bùa chú của một ai đó. Bùa này có thể trừ tà ma hay không ta không dám nói, nhưng cái hại của nó là làm bại hoại đức tin, và với một người đang nương cửa chùa mà lại dùng phương pháp của tà ma như vậy e không tiện. Ta nhìn khí sắc của ông nhà thì biết chắc ông ấy đang bị ám ảnh bởi điều gì đó nặng lắm và cái nghiệp của ông ấy mắc phải cũng không phải ít. Vậy điều tốt nhất là ông ấy nên làm là năng tụng kinh, nguyện cầu để giải hạn. Còn có qua khỏi hay không lại là cái số....

Đọc xong lời dặn, bà Diệu Châu hốt hoảng:

- Như vậy là bùa này...

Bà không suy nghĩ thêm, đã nhanh tay cất lá bùa đi.

Dùng một tờ giấy màu vàng khác, vô thưởng vô phạt, xếp lại giống như tờ kia, rồi đút trở lại trong túi ông!

Từ mấy hôm nay do canh chừng, chăm sóc chồng từ chùa rồi về nhà nên bà Châu đã oải lắm rồi. Cứ ngồi chỗ nào lâu một chút là bị ngủ gục. Bữa nay cũng thế, từ sáng đến giờ bà đôi ba lần gục lên gục xuống. Cho nên sau khi tráo lá bùa, bà vừa ngả lưng trên ghế dựa là đã ngủ say.

Chẳng biết giấc ngủ ấy kéo dài bao lâu. Đến khi vừa mở mắt ra bà Châu đã hốt hoảng khi nhìn thấy ông Hưng đang treo lơ lửng trên thành cửa sổ! Bên cạnh ông còn có hai người phụ nữ. Một người bà Châu quen thân, đó là Thu Hồng, vợ của người bạn thân Lê Lộc, người còn lại thì là một phụ nữ lạ, nhất thời bà chưa nhận ra.

- Cám ơn bà Diệu Châu. Nhờ bà giấu đi lá bùa đó nên tôi vào đây mà chẳng mất chút công sức nào. Tôi cũng cám ơn bà bạn của bà đây. Chính bà Thu Hồng đã hướng dẫn tôi tới nhà và coi như là người sẽ gỡ giùm tôi thứ rào cản mà một hồn ma khó vượt qua. Bà ấy tình nguyện đó! Và cũng chính bà ấy đã giúp tôi cột ông chồng bà lên chỗ kia, để ông ấy trả lại tôi món nợ đã vay!

Diệu Châu lúc này mới quan sát kỹ. Khi nhận ra ông chồng mình chỉ còn là cái xác với nửa phần thân thể phía dưới nhuộm đầy máu? Bà run rẩy:

- Trời ơi... mấy người đã... đã làm gì?

- Bà hãy hỏi bà bạn của mình xem!

Bà Thu Hồng như người mất hồn nhưng miệng vẫn nói đều đều:

- Gần hai mươi năm trước chính bốn tên đàn ông gồm ông Hưng đây, ông Lê Lộc nhà tôi, ông Hoàng sở khanh và ông Sơn Tùng là nhóm bạn trong nhóm "Thất hiền". Ba người còn lại như chị đã biết chính là Kim Xuân, Lệ Xuân và Thanh Xuân.

Bà Hồng ngừng lại để lấy hơi, xem ra bà đang khá mệt mỏi rồi tiếp tục kể, mà hình như ánh mắt của người phụ nữ đối diện đang điều khiển lời nói của bà:

- Và còn một Xuân nữa. Đó là Ngọc Xuân!

Bà Diệu Châu chen ngang:

- Nghe nói cô Ngọc Xuân đó chết trước khi mấy ông nhà mình đi lấy vợ.

Đưa mắt sang người phụ nữ đang đứng, bà Thu Hồng muốn nói gì đó nhưng ngập ngừng. Người nọ tiếp ngay lời:

- Thôi thì để tôi nói vậy. Ngọc Xuân đúng là đã chết thật rồi. Hồn phách vất vưởng không siêu thoát được chỉ vì mối thù chưa báo. Ngọc Xuân chính là tôi đây!

Lời nói của cô ta khiến bà Diệu Châu hoảng hốt bước lùi mấy bước và đụng vào thành giường ngã ngồi xuống. Giọng của người nọ vẫn đều đều:

- Chỉ bởi tôi là Ngọc Xuân, là người đẹp nhất của cuộc thi hoa hậu năm đó, nên mới bị người ta hãm hại, dẫn đến cái chết khi tuổi đời chưa quá hai mươi! Ngọc Xuân chết để cho Thanh Xuân lên ngôi, đúng với ý đồ của một con người đầy tham vọng và vô lương tâm!

Câu nói đó chừng như Ngọc Xuân nhắm thẳng vào bà Diệu Châu! Lời vừa dứt thì bà Châu cũng vừa đổ gục xuống. Mặt bà ta tím tái, người co rút lại.

Bà Thu Hồng tuy đang trạng thái không tỉnh táo lắm, cũng kêu lên:

- Chị Diệu Châu!

Ngọc Xuân chen vô:

- Thanh Xuân chớ, sao lại Diệu Châu?

Bà Diệu Châu đang co rúm, bỗng quỳ sụp xuống gào lên:

- Chị xin em Ngọc Xuân! Chính Sơn Tùng vẽ đường cho chị giành lấy ngôi hoa hậu của em, chớ nào chị có muốn. Bằng chứng là từ khi đăng quang rồi chính chị đã chủ động từ bỏ, sống cuộc đời ẩn dật, bỏ lại tất cả...

- Từ bỏ luôn cái tên Thanh Xuân, chỉ để có được người mình yêu, bằng bất cứ thủ đoạn nào!

- Tôi... tôi... biết lỗi. Tôi hối hận. Ngọc Xuân hiểu cho tôi. Đúng ra em mới xứng đáng ngôi hoa hậu đó!

Giọng Ngọc Xuân trở nên thê lương:

- Vì danh vọng người ta sẵn sàng hạ bất cứ thủ đoạn nào. Tôi biết lúc nào chị cũng ganh tị với nhan sắc của tôi. Chị không đã từng thề là chúa tể nhan sắc chỉ có một, mà một đó là Thanh Xuân, đó sao? Nhưng tham vọng đó còn có thể tha thứ được, nhưng hành vi chiếm đoạt người đàn ông của bạn thì khó mà tha thứ được. Chị giải thích thế nào việc chiếm Hưng từ tay tôi?

- Tôi... tôi...

Ngọc Xuân cất tiếng cười bi thương:

- Hỏi là hỏi chơi vậy thôi chớ một khi vì danh vọng vì tình, chị đã nhẫn tâm toa rập lũ khốn nạn kia gài bẫy, nhốt tôi trong phòng trang điểm đêm chung kết cuộc thi hoa hậu rồi thay phiên nhau làm nhục tôi, chụp ảnh tôi trong tình trạng bị hiếp tập thể, dọa nếu không rút lui khỏi cuộc thi thì sẽ công bố những hình ảnh đó. Bị tôi chống đối, vùng vẫy, chính con này, dùng chiếc khăn có tẩm thuốc mê, khiến tôi mê đi và chính thằng chó đẻ vốn là người yêu của tôi lại là người chủ động trong vụ đó. Chính nó đã cột tay tôi lại chỗ cửa sổ và bóp cổ tôi đến chết vì sợ tôi đi tố cáo!

Bà Diệu Châu phủ nhận:

- Không đúng đâu! Chính Lê Lộc và hai ông Sơn Tùng, Hoàng ma cô đã kết liễu cô nhanh gọn sau khi đã thay nhau làm chuyện kia..

- Hãy câm! Giấu ai thì được, chớ giấu sao qua người chết! Cả bốn thằng khốn kiếp kia và bốn con đàn bà thèm đàn ông lũ bây đều có tham gia! Con Kim Xuân chị mày đã trả xong tội bằng cái chết đói chết khát ở gầm cầu. Còn Lệ Xuân thì đang chết lần mòn trong nhà thương điên. Riêng hai đứa bây thì tao còn nương tay... Nhưng thời khắc này cũng không còn nương được.

Lời vừa dứt thì chợt căn phòng tối sầm. Có vài âm thanh kỳ dị vang lên, rồi sau đó im bặt...

Không ai hiểu tại sao bốn gia đình khá nổi tiếng trong thương trường lúc bấy giờ lại gặp thảm kịch như vậy?

Chính con cái họ cũng chỉ biết sau khi cha mẹ chúng mất rồi thì lúc nào trên bàn thờ họ cũng có một mảnh vải màu xanh, mà trên đó có đủ bốn đôi môi bằng thứ son gì đó không hề phai theo thời gian... Con cái họ cố sức dẹp bỏ vật không muốn có ấy, nhưng lạ sao, cứ dẹp đi thì ngay sau đó lại hiện diện.

Chỉ có điều là từ ấy không hề xảy ra chuyện báo thù nữa. Thỉnh thoảng họ có thấy những hiện tượng kỳ lạ trong nhà, như đồ cúng trên bàn thờ bị hất tung, hay nhang đèn đốt thường bị cháy bùng lên. Thế thôi, không có việc hại người nào nữa...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum