Our forum runs best with JavaScript enabled !

YÊU VÀ CHẾT

View previous topic View next topic Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 4:56 am

Quốc lộ 27, con đường đèo từ Ban Mê Thuột qua Đà Lạt là một con đường vắng, rất ít xe cộ đi qua, nhất là xe con. Vậy mà ngay từ sáng sớm hôm nay đã có một người khách lạ ghé qua quán cốc của Hà Ni và nói với cô:

- Bữa nay cô có khách đặc biệt đó!

Hà Ni đã nhìn người khách lạ rồi nhún vai nói:

- Có ma ghé thì có!

Người khách là một vị nữ nhân, tuổi trên dưới bốn mươi, cười hiền hoà rồi tiếp:

- Vậy mà có mới hay. Mà có phải cô là Hà Ni không?

Hơi ngạc nhiên về sự rành rẽ của khách, nhưng nghĩ có thể do mình làm chủ cái quán nhỏ này chắc ai đó biết tên rồi nói lại, nên cô gật đầu:

- Cháu là Hà Ni, chẳng hay cô ở đâu lại biết cháu? Vị khách lại cười:

- Biết mà không sai là tốt rồi. Vậy cô có phiền nếu tôi ngồi nói chuyện chơi không?

Hà Ni phấn khởi:

- Quán ở đây vắng, nhiều khi cần một người khách ngồi nói chuyện còn quan trọng hơn là bán được ly cà phê! Mời cô.

Vị khách khá tự nhiên:

- Gọi tôi là Dã Quỳ. Cô Hà Nì có lạ với cái tên này không? Hà Ni cười thoải mái:

- Dã Quỳ là hoa tiêu biểu của vùng này! Hoa mọc đầy hai bên đường, chỉ có

điều…

Cô ngừng lại không dám nói tiếp, thì bất ngờ vị khách lại nối câu:

- Dã Quỳ nói lái thành quỷ già phải không? Hà Ni xua tay:

- Cháu không có ý đó! Cháu chỉ...

- Quỷ già thì đâu đã sao! Tuổi như tôi mà bị gọi là quỷ già cũng đúng thôi! Chỉ e cở như cô mà thiên hạ gọi như vậy mới đáng ngại.

Hà Ni chợt thở dài:

- Ở mãi nơi này thì dẫu có là hoa hậu thì rồi cũng trở thành hoa Dã Quỳ hết thôi!

Nghe tiếng thở dài não ruột của cô, vị khách cũng buồn theo:

- Một người trẻ như cô mà bi quan quá là không nên!

- Thực tế nó như vậy, có lạc quan thì cũng cải thiện được gì đâu? Hà Ni đi pha một tách cà phê khá ngon, đem lại mời khách:

- Phụ nữ mà uống nhiều cà phê là không tốt cho da, nhưng mình ở xứ này không uống thứ này thì uống gì bây giờ. Cháu không uống được rượu, nên mới cố cạn ly chất đắng này vậy!

Vị khách cười:

- Vậy thì hoa Dã Quỳ sắp tàn uống với đoá Dã Quỳ hàm tiếu!


từ:

Họ cùng cười nói vui vẻ. Khi mặt trời đứng bóng, bà Dã Quỳ đứng lên kiếu

- Giờ tôi phải đi. Về tới Đà Lạt phải hơn sáu giờ, nên không thể đi trễ hơn được. Hẹn có dịp nào trở lại tôi sẽ ghé chơi và hy vọng Iúc đó sẽ nhìn thấy một Hà Ni với tên gọi mới, cô Hoa Hồng chẳng hạn!

Trước khi bước ra cửa, bà còn quay lại dặn:

- Cô sắp gặp bạn rồi đó. Nhớ lời tôi nhé, đó là người sẽ...

Bà bước đi nhanh không để cho Hà Ni hỏi gì thêm. Chỉ khoảng nửa giờ sau thì có một chiếc xe tải dừng lại trước cửa quán, từ trên xe có hai người dìu một

chàng trai máu me đầy người bước xuống. Họ gọi mấy ly cà phê và hỏi chủ quán xin nước để nhúng khăn lau vết thương cho người nọ.

Hà Ni vốn sợ máu, nên cô không dám nhìn, nhưng lấy một chiếc khăn sạch

để họ lau và còn dặn:

- Lau xong bỏ luôn cũng được.

Chàng trai bị thương có vẻ can đảm lắm, nên tuy thương tích khá nhiều khắp người, nhưng anh ta không hề rên la tiếng nào, chỉ ngồi trân mình chịu đau. Chỉ thỉnh thoảng nhăn mặt rồi cúi đầu chịu trận..

Uống chưa hết ly nước, tài xe đã đứng dậy nói với cậu trai nhỏ tuổi hơn:

- Mày ngồi với anh ấy, tao lại đằng kia bỏ mấy món hàng xong sẽ trở Iại ngay.

Anh ta ra xe và rồ máy chạy rất nhanh. Còn lại chàng trai bị thương và cậu lơ xe, Hà Ni len lén nhìn và chợt hỏi:

- Sao không đưa anh ấy đi bệnh viện chữa trị, vết thương coi bộ không nhẹ đâu!

Cậu lơ xe đáp:

- Anh này không chịu. Mà tụi tôi cũng sắp về tới Ban Mê Thuột rồi.

Ngồi thêm chừng mười phút nữa thì cậu lơ xe đứng lên đi ra ngoài, vừa nói:

- Em đi... ngoài một chút.

Và rồi cậu ta đi luôn. Mười phút, hai mươi phút, rồi hơn một giờ vẫn không thấy trở lại. Cả chiếc xe tải cũng mất hút Iuôn. Đến lúc này thì Hà Ni chợt hiểu.

- Họ bỏ anh ta ở lại đây!

Anh chàng bị thương vẫn không một tiếng rên la, nhưng xem chừng anh ta

đã lả người, cứ chúi tới trước và đến một lúc bỗng ngã dài xuống sàn.

Hà Ni hốt hoảng:

- Kìa anh!

Cô chẳng còn cách nào hơn, đành phải cúi xuống đỡ anh chàng dậy và chợt phát hiện ra có một mảnh giấy nhỏ rơi ra từ túi áo anh chàng. Không định đọc, nhưng bỗng nhìn thấy tên mình trên đầu mảnh giấy, nên cô tò mò:

“Cô Hà Ni! Nhớ tôi nói đây là khách của cô. Nếu không muốn làm một thứ... quỷ già như tôi, thì hãy chấp nhận anh ta và chăm sóc cho cẩn thận. Có lúc gặp lại. Hoa Dã Quỳ.”

Hà Ni ngẩn ngơ một Iúc, đến khi thấy anh chàng cứ nấc lên và ưởn người như lên cơn, cô chẳng còn cách nào khác, phải dùng hết sức bế xốc anh ta dậy, kéo lê vào phòng mình. Bởi trong quán chỉ có chiếc giường ngủ của cô là nơi duy nhất có thể ngả lưng.

Đặt anh chàng xuống giường, vừa định quay ngoài thì bất chợt bàn tay anh ta nắm chặt tay Hà Ni, khiến cô hốt hoảng:

- Kìa, sao anh...

Nhưng lúc nhìn lại thấy mắt anh ta hầu như hết thần, Hà Ni không đành gỡ tay ra, mà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống và chờ một lúc. Khi thấy bàn tay anh ta lơi ra, Hà Ni mới rút tay về, nhưng cũng chưa vội đứng lên. Đến lúc này cô mới có dịp nhìn kỹ anh chàng.

Anh ta còn khá trẻ, khuôn mặt thanh tú, không có chút gì là của dân nhà xe hay làm nghề rừng như hầu hết thanh niên xứ này.

- Anh ta là một người xứ khác? - Cô tự hỏi.

Từ đó cho tới chiều anh chàng nằm yên như hôn mê, nhưng Hà Ni len lén sờ thử trán thấy nhiệt độ vẫn bình thường thì yên tâm. Khi trời tối thì cô gái sống một mình này lại bắt đầu lo. Làm sao để anh ta ở lại đây được, khi ban đêm cô chỉ có một mình? Vả lại...

Định báo cho mấy người hàng xóm biết, nhưng do dự mãi, cuối cùng Hà Ni chọn giải pháp giữ im lặng. Cô hy vọng anh ta se tỉnh lại, và sáng mai nếu chiếc xe kia không trở lại thi cô sẽ tìm cách gửi anh ta về Ban Mê Thuột. Như thế ít ra lòng cô gái nhân hậu này cũng đở ray rứt...

Đến nửa đêm hôm đó...

Trong lúc Hà Ni chuyển ra ngoài quầy hàng ngủ tạm thì anh chàng vẫn nằm yên trên giường của cô.

Đến khoảng 1 giờ sáng, khi thức dậy đi ra sau bếp thì Hà Ni giật mình khi thấy trên giường trống không. Anh chàng đã biến đâu mất...

Cửa sau vẫn còn chốt bên trong, cả cửa trước cũng thế, vậy anh ta đi đâu được?
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 4:57 am

Việc anh chàng biến mất vào nửa đêm rồi xuất hiện vào sáng sớm hôm sau

đã làm cho Hà Ni sửng sốt.

Lúc tối sau khi tìm kiếm khắp nơi không thấy người khách bị thương nặng, Hà Ni đã lên giường nằm ngủ lại, với ý nghĩ là sẽ tìm hiểu kỹ lại vào sáng hôm sau. Vậy mà khi vừa choàng tỉnh lại thì bàn tay của Hà Ni đã chạm phải một người nào đó ngay cạnh mình trên giường!

- Ai?

Câu hỏi của Hà Ni vừa cất lên thì bàn tay người nọ đã quàng qua ngực cô và giữ yên ở đó. Lúc này cô mới định thần, thay vì bật ngay dậy và hét Iên, thì linh tính báo cho Hà Ni biết tốt hơn là cô nên giữ im lặng... Bởi người đang ôm cô chính là... anh chàng bị thương lúc nãy.

Và thay vì lên tiếng hỏi, Hà Ni lại nằm im, cố giữ để anh ta không giật mình. Một lúc lâu, thấy anh ta không có cử động gì, nghĩ là anh ta đã ngủ say, Hà Ni mới từ từ gỡ tay anh ta ra và nhẹ nhàng bước xuống giường.

Trời đã sáng hẳn, nên bây giờ cô có thể nhìn rõ được mặt anh chàng hơn. Anh ta ngủ chẳng khác một đứa trẻ, gương mặt nửa trẻ thơ nửa người lớn.

Mấy vết thương trên mặt đã khô và trả lại một phần trán và má bên phải vẻ phẳng phiu, ưa nhìn của một chàng trai thành thị!

Hà Ni đánh bạo gọi khe khẽ:

- Anh gì ơi! Anh...

Bất chợt anh ta bật ngồi dậy và lên tiếng:

- Xin lỗi đã làm cho cô sợ!

Hà Ni lúc này mới hốt hoảng, đứng bật dậy khỏi giường:

- Anh... anh biến đi đâu rồi xuất hiện lại như ma vậy? Sao anh dám... dám lên nằm trên giường tôi?

- Tôi đã xin lỗi rồi, nếu cần, tôi sẽ xin lỗi lần nữa. Việc tôi nằm trên giường là do cô mà!

Hà Ni nghiêm giọng:

- Lúc đầu thấy anh bị thương nặng quá nên tôi cho vào giường nằm, bởi nhà chỉ có chiếc giường duy nhất. Còn khi không thấy anh, tôi đã trở lại giường của mình để ngủ. Sao khi trở lại anh cũng leo lên nằm chung là ý gì? Anh nên nhớ tôi là gái chưa chồng, anh làm như vậy...

Anh chàng cười trên đôi môi héo hắt:

- Chết duyên con gái! Tôi vạn lần tạ lỗi và chấp nhận bị trừng phạt. Phạt gì cũng được, tuỳ cô.

- Tôi chỉ muốn...

Hà Ni đưa tay sờ lên ngực, nơi bị bàn tay của anh ta đặt lên lúc nãy. Hình như hiểu ý, anh ta nhẹ giọng:

- Tôi vô tình. Chắc cô cũng không nở trách một người trong trạng thái gần kề vôi cái chết chứ?

Hà Ni nghe cách anh ta nói chuyện thì đã xác định rõ, anh chàng chính là người thành thị, miệng dẻo nhưng vẫn có chút gì đó thật thà. Và điều này đã khiến cho cô không truy hỏi nữa, mà chỉ nhìn kỹ anh ta để dò xét thêm.

- Sao cô lại leo lên giường nằm chung với tôi, không sợ sao? Hà Ni bây giờ mới la lên:

- Ai nằm chung với anh? Giường của người ta, anh leo lên đại thì có.

- Nhưng cô đã nhường cho tôi rồi, sao nửa đêm lại vào nằm, làm tôi tưởng...

- Anh thật sự không nhớ là nửa đêm đã bỏ đi đâu mà tôi tìm kiếm khắp nơi không thấy?

- Tôi vẫn nằm ở đây mà!

- Không có! Hay anh là... ma? Không ngờ anh chàng lại gật đầu:

- Cũng có thể là ma lắm. Bởi nếu không phải ma sao tôi đang ở Sài Gòn,

đang sắp lấy vợ thì lại nằm ở đây?

Cách nói ởm ờ của anh ta khiến cho Hà Ni tò mò hỏi thêm:

- Anh nói sao, anh không phải là người đi chung xe với mấy người trên xe tải chở hàng sao?

Anh chàng ngơ ngác:

- Xe tải nào?

- Chiếc xe chở hàng từ Đà Lạt chạy về đây. Trên xe có tài xế, một cậu lơ xe và... anh. Họ đem anh trong tình trạng thương tích đầy người vào đây rồi bỏ trốn hết, để mình tôi lãnh của nợ!

Anh chàng lẩm bẩm:

- Sao như vậy được? Tôi đang đi với cô ấy đó mà? Tôi đang... Hà Ni ngỡ anh ta đóng kịch, nên nghiêm giọng hỏi:

- Anh nói sắp lấy vợ mà còn đang đi với cô nào nữa?

- Thì là cô ấy! Chúng tôi đang chở nhau đi sắm đồ cưới, chẳng hiểu sao lại bị như thế này?

Nhìn nét mặt thất thần của anh ta, Hà Ni nhẹ giọng:

- Lúc họ bỏ anh lên xe, anh có biết gì không?

- Xe nào?

- Thì chiếc xe tải chở anh tới đây! Anh chàng lắc đầu:

- Tôi không hề biết gì... Cũng chẳng hiểu sao, tôi hoàn toàn không nhớ gì hết? Vậy Ngọc Lan ở đâu?

- Ngọc Lan là vợ chưa cưới của anh phải không?

- Chính là cô ấy!

- Anh tìm chiếc xe tải đó mà hỏi? Có thể lúc anh chở cô ấy đi đường, bị chiếc xe ấy tông phải rồi họ bỏ anh lên xe chở đi, còn cô kia thì chắc đã chết, nên họ vứt xác ở đâu đó.

Nghe Hà Ni nói y như thật, anh chàng bắt đầu hốt hoảng nói:

- Có đúng như vậy không? Hà Ni phải bật cười:

- Sao anh lại hỏi tôi? Chuyện đó...

Anh chàng như cố nhớ lại, nhưng hình như đầu óc anh ta không vận hành theo ý muốn, nên lúc nhớ lúc không, vừa muốn nói thì lại thừ người ra. Hà Ni phải trấn an:

- Được rồi, anh nghỉ ngơi đi rồi sẽ nhớ.

Cô vừa bước vào trong thì chợt anh chàng nhớ ra, kêu lên:

- Phải rồi, cô ấy ở dưới cái hố sâu!

Hà Ni chỉ ra ngoài, nơi có một cái vực sau nhà, hỏi:

- Có phải giống như vậy không? Anh chàng nhìn và tỏ ra sợ hãi:

- Đúng rồi! Cô ấy... cô ấy...

Sợ anh ta không kiềm chế được, nên Hà Ni phải giải thích:

- Giống chỗ này thôi, chứ không phải đây!

Đợi cho anh ta bình tâm lại phần nào rồi Hà Ni mới hỏi:

- Tên anh là gì?

- Phong. Người ta gọi cặp đôi chúng tôi là loài hoa rừng đẹp nhất: Hoa Phong Lan.


- Vậy là anh đã tỉnh táo hoàn toàn rồi. Anh cố nhớ lại xem, có đúng là cô ấy đã chết không?

- Cô nào?

- Thì vợ hay người yêu của anh. Cô Lan gì đó?

Anh chàng bật dậy, một lần nữa ngơ ngác nhìn quanh lồi lẩm bẩm:

- Phải rồi, cô ấy ở ngoài kia...

Rồi bất ngờ, anh vụt phóng khỏi giường và cầm đầu chạy như bay ra ngoài. Không kịp ngăn lai, Hà Ni chỉ gọi với theo:

- Anh đừng ra đó, có cái vực sâu!

Nhưng không còn kịp nữa, chỉ trong nháy mắt thì bóng của Phong đã mất hút... Hà Ni hối hận đã nói linh tinh khiến cho anh chàng kích động. Lần này không biết có giống như lúc nãy, liệu anh ta có trở lại không?

Tuy Ìa người đã sống ở vùng này lâu nay, nhưng Hà Ni cũng chưa hề đi xuống phía vực sâu nên cô không thể hình dung nổi là bên dưới ra sao và liệu Phong xuống đó rồi có chuyện gì xảy ra? Cô bước tới một gốc cây bên bờ vực, đưa mắt nhìn xuống bên dưới và chợt rùng mình. Nó sâu thăm thẳm và cô chợt nghe lạnh sống lưng. Rồi bỗng dưng cô cất tiếng gọi thật to:

- Anh Phong ơi!

Chỉ có tiếng vọng từ chính giọng của cô dội lại, chứ hoàn toàn không có ai đáp. Sững sờ một lúc khá lâu, Hà Ni lững thững đi trở vào nhà. Cô lo lắng cho sự an nguy của anh chàng xa lạ kia một phần, nhưng chính cô cũng lấy làm lạ Ìa trong lòng mình lại có điều gì đó rộn lên kỳ lạ, khó giải thích.

Khi vào tới nhà, bỗng dưng Hà Ni đánh hơi có gì đó bất thường bên trong. Cô buột miệng kêu khẽ:

- Ai trong nhà nhỉ?

Sở dĩ cô tự hỏi như vậy là do cái mũi thính nhạy của cô vừa phát hiện ra một mùi hương rất lạ của một ai đó.

Không lên tiếng hỏi, Hà Ni nhẹ bước đi thẳng vào phòng ngủ và sững lại khi nhìn thấy có một người nằm im, cả thân thể phủ kín trong chiếc mền, chỉ ló ra phần trên.

Vừa nhìn đã thấy mái tóc dài phủ qua mặt gối, Hà Ni đã kêu lên:

- Ai vậy? Cô là...

Người nằm đó đúng là một nữ nhân, nghe tiếng hỏi lớn của Ni, cô ta trở mình, quay mặt ra và rên khẽ mấy tiếng. Hà Ni hốt hoảng khi phát hiện ra trên gương mặt xinh xắn của cô ta dính đầy những máu.

- Trời ơi! Sao... sao vậy?

Ni quên cảnh giác, đã bước nhanh tới bên người khách lạ và đưa tay tốc mền ra, vừa lúc kêu lên thất thanh:

- Bớ!

Tiếng kêu của Hà Ni bị nghẹn lại, bởi lúc ấy cô lảo đảo và ngã phịch xuống

đất. Trước mặt cô, nửa phần thân thể của người kia chỉ là... bộ xương trơ ra!

- Trời ơi... cứu... cứu!

Hà Ni không còn kiểm soát được mình nữa, cô muốn thoát chạy, nhưng tay chân hoàn toàn không còn cử động được, như bị điểm huyệt.

Trong khi cô lịm đi thì nửa thân người của cô gái kia từ từ cử động và nhẹ nhàng rời khỏi giường, không màng tới Ni đang nằm dưới đất.

Một cơn mưa trái mùa đột ngột trút xuống, lùa gió lạnh buốt xương qua cửa sổ vào nhà, và chỉ trong phút chốc, toàn gian nhà như chìm trong màn tối âm u.
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 4:59 am

Tuấn đỗ xe ngay trước quán, gọi to vào trong:

- Hà Ni ơi, anh về tới nè!

Bên trong quán có người bước ra, đó là Hà Ni, nhưng khi nhìn thấy Tuấn, cô vẫn dửng dưng như không, chỉ đưa mắt nhìn như nhìn khách lạ vào quán.

Tuấn ngạc nhiên, nhưng vẫn lên tiếng tiếp:

- Em sao vậy, cách có mấy thước mà nhìn cũng không ra anh sao?

Hà Ni vẫn trơ mắt nhìn, đến nỗi một người khách đang ngồi trong quán vốn quen biết với Tuấn lên tiếng:

- Người yêu về mà nhận cũng không ra, đúng là bữa nay cô Hà Ni này đầu óc sao ấy!

Rồi anh ta quay ra nói vớt Tuấn:

- Từ sáng đến giờ vào uống cà phê mà cô này lơ đãng sao ấy. Như là người mất hồn vậy!

Tuấn lo lắng nhìn người yêu:

- Em có bệnh gì không vậy Hà Ni? Coi sắc mặt em kìa, xanh rờn...

Hà Ni văn không nói gì, nhưng khi Tuấn bước đến gần hơn thì cô bất ngờ đưa tay cấu vào đùi anh ta một cái đau điếng. Tuấn suýt kêu lên nhưng kịp kiềm chế được, anh đoán chắc có nguyên nhân gì đó, nên bước nhanh vào nhà trong. Ni đi theo, lúc này cô mới nhanh chóng đóng sầm cửa lại và thật bất ngờ, đưa tay đẩy mạnh một cái. Tuấn không kịp đề phòng, nên bị ngã ngửa lên giường.

Anh chàng chưa kịp lên tiếng, đã bị một bàn tay của Hà Ni bịt chặt ở miệng và

đành phải im lặng...

Trong mơ hồ, Tuấn nhớ là mình bị người yêu nhảy đè lên người, và anh còn ráng sức thốt lên:

- Em... em làm anh cứ tưởng... thì ra là... là...

Rồi Tuấn hầu như không còn, hay đúng hơn là không muốn vùng vẫy nữa, anh chấp nhận để cho người yêu muốn làm gì thì làm...

Nửa giờ sau...

Người xuất hiện trở lại ở gian khách đang ngồi uống cà phê là Tuấn chứ không phải Hà Ni. Vị khách quen lúc nãy rất tâm lý, lên tiếng:

- Vắng nhà lâu ngày nên bị bà xã phạt phải không? Mà xem ra cô ấy cũng không khoẻ lắm đâu, ông liệu mà vừa phải tối nay nhé, không khéo...

Anh ta nói xong trả tiền cà phê và bước ra ngoài. Chỉ một lát sau, bỗng có người chạy lại hớt hải báo tin:

- Cái người vừa ra khỏi quán chẳng hiểu sao tự nhiên chúi nhủi đầu xuống

đất miệng hộc máu và nằm một đống ngoài kia kìa!

Vài người nữa đổ xô chạy đến, Tuấn cũng đi theo, nhưng lát sau anh trở lại, lúc ấy đã thấy Hà Ni đứng trong quán, anh nói như lời báo cáo:

- Anh ta bị trúng gió chắc! Hà Ni vẫn bình thản:

- Việc gì cũng có cái giá của nó.

Tuấn hình như muốn hỏi lại, nhưng xem chừng anh ngại, nên sau đó chỉ lẳng lặng giúp người yêu dọn dẹp trong quán, không nói năng gì.

Cho đến khi từ ngoài có một chiếc xe hơi cũ vừa đậu lại, từ trên xe bước xuống một người đàn ông lớn tuổi, mà vừa thoạt trông thấy Hà Ni đã kêu lên:

- Chính là cô sao!

Người phụ nữ lớn tuổi hôm trước đã ghé quán. Bà ta nhìn sang Tuấn và chẳng cần giữ ý, đã nói ngay:

- Cậu này đâu phải là người cô mong đợi phải không?

Câu hỏi khiến cho Tuấn ngẩng mặt lên nhìn, nhưng Hà Ni thì vẫn không chút lo lắng, đáp nhanh:

- Giữa chốn thâm sơn cùng cốc này, có đàn ông là quý rồi, còn chọn ai vớt ai nữa!

Cô vừa nói vừa bước lại gần và quàng tay qua vai Tuấn, giới thiệu:

- Đây là Tuấn, người yêu của cháu, lâu nay đi làm ăn xa nay mới về. Người phụ nữ tên Dã Quỳ chợt nghiêm sắc mặt lại:

- Hai người đừng có diễn trò trước mặt tôi! Hà Ni và anh chàng tên Phong

đâu?

Câu hỏi bất ngờ của bà khiến cả Hà Ni cũng phải lúng túng còn anh chàng tên Tuấn thì vừa run vừa lùi lại sau như sắp bỏ chạy. Bà Dã Quỳ hét lớn:

- Đứng yên đó!

Nhưng anh chàng đã kịp phóng qua hàng rào thấp bên hông nhà và mất hút bên ngoài. Còn lại Hà Ni đang lúng túng thì đã bị bà Dã Quỳ chụp tay, bà đanh giọng:

- Các người tính làm gì? Cậu ấy đâu? Hà Ni run lẩy bẩy:

- Anh... anh ta...

Rồi bất chợt cô chỉ ra ngoài chỗ vực sâu, nói nhanh:

- Ở dưới đó!

Bề ngoài xem ra vẻ chậm chạp, vậy mà khi ra tay thì bà Dã Quỳ thật nhanh, bà khoá chặt tay của cô gái, rít lên:

- Nếu không đưa anh ta lên thì đừng hòng sống với tao!

Động tác khoá tay đó có lẽ quá mạnh, nên Hà Ni kêu lên đau đớn:

- Ui da! Để... để con nói...

Cô ta được bà buông ra, vừa định bước đi thì đã bị gọi giật lại:

- Trên người của cô bây giờ đã bị ta điểm huyệt, đừng hòng tính chuyện tẩu thoát. Khôn hồn thì mau đưa anh chàng tên Phong đó về đây!

Hà Ni đi rồi. bà Dã Quỳ mới quay lại phân trần với người khách duy nhất còn lại trong quán:

- Ở chốn vắng vẻ này xưa nay vốn bình yên, nhưng bây giờ đã không còn được như vậy nữa rồi. Ông thấy đó, cô gái lúc vừa rồi đâu phải là một con người bình thường... cô ta...

Vị khách đó là một người đàn ông trung niên, nãy giờ hầu như không màng tới cuộc đôi co giữa hai người, giờ nghe hỏi mới quay lại từ tốn nói:

- Thì chính bà đã đem lại điều bất ổn đó thôi! Người đàn bà giật mình:

- Ông... ông nói thế...

Người đàn ông vẫn không nhìn vào bà Dã Quỳ, nói tiếp:

- Thì chính bà đã gây ra cái chết cho họ, khiến họ thành như vậy mà còn trách ai?

Ông nói vừa xong thì vội bước ra ngoài. Bà Dã Quỳ hốt hoảng thấy rõ, bà vội chạy theo gọi lớn:

- Kìa, ông!

Nhưng người đàn ông đã như cái bóng, biến mất ngay khi vừa ra tới đường lộ. Bà Dã Quỳ ngẩn ngơ một lúc, khi bước trở vào thì đã thấy một người nằm im dưới sàn nhà. Người ấy là anh chàng Phong.

Chẳng hề ngạc nhiên, bà Dã Quỳ đưa tay sờ lên trán anh chàng, rồi chép miệng:

- Cũng còn may.

Phong vẫn còn sống, nên sau đó vài giây, anh ta trở nhẹ người rồi mở mắt ra, ngơ ngác:

- Tôi... tôi đang ở đâu?

- Cậu không phải lo, đây là nơi cậu được cứu sống. Cậu nhớ cô chủ quán Hà Ni không?

Được đánh thức cơn mê. Phong ngơ ngác:

- Cô ấy đâu rồi?

Đưa tay chỉ vào trong nhà:

- Nơi cậu đã nằm hồi đêm qua.

Phong không hỏi thêm, bật ngay dậy rồi bước nhanh vào trong nhà. Cũng vừa lúc ấy Hà Ni bước ra. Cô như vừa thức dậy sau giấc ngủ dài, sững sờ khi nhìn thấy Phong:

- Anh... anh...

Bà Dã Quỳ phải lên tiếng:

- Nếu tôi trở lại không kịp thì hai người đã chết rồi! Tôi kể tóm tắt cho nghe: Hai người đã bị oan hồn của một ma nữ hãm hại, nó khiến cho cậu Phong này đi xuống vực sâu và nó nhập hồn vào Hà Ni, khiến cho cô suýt nữa đã hại thêm một người thanh niên vô tội. Anh chàng Tuấn vốn là một thợ chụp ảnh thường qua lại tuyến đường này và từng đem lòng thương cô chủ quán đây. Nó bắt hồn anh chàng ấy, định biến anh ta thành một cặp đôi để cùng với nó tiếp tục gây thêm những thảm cảnh. Cũng may...

Bây giờ hai người mới nhận ra. Hà Ni Iúc này hoàn toàn khác một Hà Ni lúc nãy, cô ngượng ngùng nhìn Phong:

- Anh đã... Phong đáp:

- Tôi cũng không biết nữa! Tôi cũng mới tỉnh lại đấy thôi.

- Em cũng...

Hà Ni vừa nhìn ra nhà ngoài thì ngạc nhiên:

- Bà ấy đâu rồi?

Biết cô hỏi bà Dã Quỳ, Phong nhìn ra và nói:

- Bà ấy mới vừa ở đây.

Nhưng khi họ trở ra ngoài thì chẳng còn thấy bà ấy đâu Hà Ni ngạc nhiên:

- Em mới nghe tiếng của bà đây mà.

Khi đó, người đàn ông bỏ đi đột ngột lúc nãy lại hiện diện, ông ta đặt một nhánh hoa dã quỳ nằm dưới đất và bảo:

- Bà ấy đây. Cô chủ quán nhớ tên bà ta không?
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:01 am

Hà Ni gật đầu đáp:

- Dạ nhớ, bà Dã Quỳ. Ông là...

Người đàn ông không đáp, mà vừa nói vừa bước trở ra ngoài:

- Bà ta không phải Ìa người xấu, nhưng nếu không tìm gặp lại bà ấy thì chuyện rắc rối sẽ còn dài đấy!

Ông ta cũng biến rất nhanh như lúc tới. Hà Ni hoang mang:

- Sao toàn những chuyện gì đâu không vậy anh? Phong lắc đầu:

- Tôi không hiểu! Nhưng vừa chợt nhớ lại chuyện của mình. Tôi nhớ tới Lan, khi cô ấy bị tai nạn...

Đầu của Phong đau nhói khi nhắc tới chuyện ấy. Anh vừa ôm đầu vừa rên rỉ:

- Tôi không chịu nổi... Tôi chết mất! Hà Ni hốt hoảng:

- Anh bị sao vậy? Anh... anh.

Cô hốt hoảng nhưng cũng chẳng biết làm sao. Trong lúc luống cuống, chẳng hiểu sao cô lại chụp cái hoa dã quỳ còn nằm dưới đất đưa cho Phong, Đó là hành động vô ý thức, vậy mà lạ lùng thay, nó lại có hiệu quả tức thời. Phong tỉnh táo hẳn và ngơ ngác:

- Tôi hết đau rồi. Hay là...

Anh chợt nghe văng vẳng tiếng ai đó từ trong đoá hoa phát ra:

- Hãy tới thôn Ea Rya mà tìm người chủ bông hoa này... Phong nhìn sang Hà Ni hỏi:

- Ai vừa nói vậy?

- Ai nói gì đâu, em không nghe!

Tiếng nói lại vang lên rất khẽ, chỉ đủ cho mình Phong nghe:

- Đi ngay đi và nhớ là đừng rời hoa dã quỳ ra khỏi tay. Nhớ đấy!

Lần này cũng chỉ mình Phong nghe, anh phải nói lại cho Hà Ni nghe nội dung câu nói và hỏi:

- Ai vậy?

Hà Ni lặng người đi:

- Em cũng không biết...

Phong nhớ lại lời người đàn ông nói Iúc nãy, anh hốt hoảng:

- Mình phải tìm người đàn bà có tên là Dã Quỳ này sao? Bà ấy...

Vô tình trong lúc nói chuyện, Phong để hoa dã quỳ rơi khỏi tay, lập tức cơn

đau lại nhói lên dữ dội. Thấy anh ta lảo đảo, Hà Ni vội chụp lấy vai và kêu lên:

- Anh sao vậy?

Phong sợ Hà Ni giẫm phải bông hoa, anh muốn cúi xuống nhặt Iên, nhưng vừa cúi người thì ngã sấp luôn xuống sàn nhà. Cũng may khi ngã anh lại nằm đè lên đoá dã quỳ, nhờ vậy Phong lại tỉnh táo.

Lúc này Hà Ni chợt nhớ ra, cô bảo:

- Anh không được rời bông hoa này ra. Phong hỏi:

- Thôn Ea Rya ở đâu?

- Em cũng không biết, nhưng chắc hỏi thì có người chỉ cho.

Đóng vội cửa quán, Hà Ni giục:

- Mình đi ngay cho kịp!

Gọi một chiếc xe thồ, cô hỏi:

- Anh biết thôn Ea Rya không? Anh chàng chạy xe đáp ngay:

- Thôn ấy cách đây khoảng chục cây số, cô tìm ai ở đó nói đi, tôi rành thôn

ấy lắm vì tôi cung là người ở đó mà.

- Vậy anh có biết một bà có tên là Dã Quỳ không? Anh chàng lái xe giật mình:

- Bà Lang Leng? Mà cô tìm bà ta làm gì?

Đến phiên Hà Ni ngạc nhiên:

- Lang Leng là ai?

- Đó là tên riêng của bà mà cô gọi là Dã Quỳ đó. Bà ấy là người cùng thôn với tôi mà. Ở thôn người ta chỉ quen gọi bà ta là bà Leng thôi. Nhưng mà...

Anh ta bỗng nhìn Hà Ni với ánh mắt không bình thường và định nói gì đó nhưng không kịp, bởi lúc ấy cô nàng đã đỡ Phong trong tình trạng đang suy sụp lên xe, cô ngồi kèm phía sau và giục:

- Anh đưa tụi tôi đi ngay đi!

Anh chàng kia đành phải rồ máy xe. Trên đường đi, anh ta hỏi:

- Cô tìm bà ấy có chuyện gì?


Rồi không đợi cho cô đáp, anh ta quay lại nhìn Phong, hỏi:

- Anh này có phải bị bệnh đau đầu không? Ni giật mình:

- Sao anh biết?

Anh ta chưa kịp đáp thì do phải tránh một chiếc xe ngược chiều chạy áp sát, nên ngưng ngang câu chuyện. Đến khi tránh được rồi thì anh ta lại chuyển sang đề tài khác:

- Đoạn đường này xảy ra tai nạn hoài, như chuyện vừa rồi đó... Câu nói vô tình khơi gợi đúng nỗi đau của Phong, anh nói liền:

- Vợ tôi cũng bị một chiếc xe như vậy...

Anh nói chưa hết câu thì đột nhiên ngưng bặt, như có một vật gì đó chặn ngang cổ họng. Ngồi cạnh, Hà Ni phát hiện ra điều ấy nên hỏi nhanh:

- Anh bị sao vậy?

Phong không đáp được mà chỉ đưa tay ra dấu. Hà Ni càng hốt hoảng hơn:

- Anh chạy nhanh lên! Đừng nói chuyện nữa. Anh bạn tôi đang gặp nguy.

Anh chàng lái xe do vậy không thể nói tiếp điều đang muốn nói. Gần hai chục phút sau đã tới thôn Ea Rya, anh ta dừng xe trước một ngôi nhà sàn và bảo:

- Nhà của bà Leng đó.

Dặn anh ta chờ đó, Hà Ni dìu Phong leo lên thang. Khi bước vào nhà đã gặp ngay một cô gái trẻ đang ngồi dệt thổ cẩm, Hà Ni vội hỏi:

- Có bà Dã Quỳ ở nhà không cô?

Cô gái giương mắt nhìn khách như không hiểu. Hà Ni chợt nhớ ra, cô hỏi lại:

- Tôi muốn hỏi bà Leng! Bấy giờ cô gái mới đáp:

- Không có!

- Bà đi vắng chừng nào về?

- Không về!

Thấy cách đáp cộc lốc của cô ta Hà Ni hơi bực, nhưng chợt nhớ đấy là một cô gái người thiểu số, nên cô dịu giọng hỏi lại:

- Tôi có việc cần kíp, muốn gặp bà Leng. Xin cô giúp cho... Cô gái lắc đầu:

- Bà ấy chết rồi còn đâu mà gặp! Hà Ni giật bắn người:

- Cô nói sao? Bà Dã Quỳ... Bà Leng đã chết ư? Cô ta chỉ tay ra ngoài đường lộ nói gọn lỏn:

- Ra ngoài kia mà nhìn xuống hố sâu, má tôi ở đó!

Phong đang trong tình trạng choáng váng, vậy mà khi nghe câu nói, anh đã hỏi liền:

- Bà ấy cũng bị tai nạn xe ư?

Vừa lúc ấy anh chàng lái xe thồ cũng vừa bước lên, anh ta lên tiếng:

- Lúc nãy tôi định kể mà chưa kịp. Bà Leng đã chết cách nay hơn một năm rồi. Bị một chiếc xe tải đụng phải, hất bà ấy văng xuống vực sâu rồi bỏ chạy luôn.

Bởi vậy từ ấy bà thường hiện hồn về chặn mấy chiếc xe chạy ẩu để cảnh báo. Bà là một hồn ma giúp người chứ không hại người. Cách nay mấy bữa, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải chạy như điên qua khu vực này, bỗng nhiên dừng lại, rồi cả tài xe và lơ xe đều nhảy xuống quỳ giữa đường lạy như tế sao vừa van xin mà chẳng biết là xin ai. Tới khi họ đi rồi tôi mới nhìn thấy ở bên đường có một bó hoa dã quỳ còn tươi nằm ở đó, tôi đoán...

Hà Ni vụt nói:

- Bà Dã Quỳ! Anh ta gật đầu:

- Đúng là bà ấy! Hà Ni lo lắng nói:

- Thì ra mấy lần bà ấy xuất hiện đều là.. hồn ma! Rồi cô quay sang Phong:

- Anh nghe giọng nói bí hiểm từ trong đoá hoa dã quỳ có phải là bà ấy không?

Phong gật:

- Đúng vậy. Do đó, lúc nãy khi nhìn thấy cậu đây cầm trên tay đoá hoa dã quỳ tôi đã có ý nghi ngờ. Có phải là cậu gặp bà Leng không?

Không tiện nói hết ra, Phong chỉ đáp:

- Bà ấy giúp tôi... Còn Hà Ni thì lại nói:

- Có một người chỉ cho chúng tôi tới đây. Người đàn ông... Không ngờ anh lái xe kêu lên:

- Ông thầy người Tàu từ Đà Lạt lên phải không? Hà Ni lắc đầu:

- Tôi không biết, chỉ gặp ông ghé quán một lần, ông ấy cho địa chỉ để tới đây rồi đi luôn, không biết gốc tích, tên tuổi.

Tỏ ra rành sẽ việc, anh ta nói thêm:

- Đã nhiều lần ông thầy đó tìm về đây, hình như lúc đầu để trừ khử oan hồn của bà Leng, nhưng sau này lại nghe nói ông ta luôn ủng hộ bà ta, mỗi khi có đụng độ giữa bà Leng với ai đó...

Phong ngạc nhiên:

- Sao lại có chuyện đụng độ? Bộ có nhiều người muốn trừ khử bà ấy sao?

- Tôi không rõ lắm... Nhưng xem ra đây là chuyện giữa các oan hồn với nhau. Tôi chạy xe thồ khắp khu này nên đã nhiều lần chứng kiến cảnh ông thầy Tàu đó ngồi bên đường đốt nhang cúng, mà lần nào cũng có những bông hoa dã quỳ cạnh nén nhang. Trong thuật làm phép, theo tôi biết khi muốn giúp ai thì người ta hoặc là đặt ảnh hoặc biểu trưng của vong hồn người đó cạnh nén nhang. Ông ấy không cúng để độ cho bà Leng thì đặt những bông hoa dã quỳ làm gì ở đó?

Hà Ni lẩm bẩm:

- Cũng lạ...

Lúc ấy, đột nhiên Phong ngã sóng soài trên sàn nhà. Trong lúc Hà Ni hốt hoảng thì cô gái con chủ nhà lúc nãy bước trở ra, cô ta cầm trên tay một đoá hoa dã quỳ khác, hoa đã phơi khô, đặt lên ngực Phong, vừa bảo:

- Cái này dễ giữ bên mình hơn. Xong rồi về đi.

Chưa ai kịp hỏi gì thì lại một lần nữa cô ta biến mất vào trong. Hà Ni gọi với theo:

- Cô ơi!

Anh chàng lái xe thồ bảo:

- Người thiểu số không biết nói nhiều. Cô ấy nói như vậy là xong rồi, cô cứ đưa cậu ấy về đi. Coi kìa, cậu ấy đã tỉnh táo như thường rồi.

Phong tự đứng lên và nói như chưa có gì xảy ra:

- Mình về! Cám ơn cô Hà Ni. Rối quay sang người lái xe, bảo:

- Anh cho tôi ra ngoài chợ, tôi sẽ xuống ở đó, còn anh đưa cô này về quán. Hà Ni phản đối:

- Không được! Anh chưa thể tự đi, phải về quán nằm nghỉ, lúc nào khoẻ hẳn hay. Vả lại, anh còn chưa rõ chuyện đã xảy ra với mình mà.

Phong vẫn cương quyết:

- Cứ như vậy đi.

Anh lái xe thồ làm đúng như lời, ra ngoài anh ta còn nhiệt tình chở Phong tới giao cho một bạn đồng nghiệp rồi dặn:

- Cậu này cần đi đâu anh cứ chở, rồi nhớ chở về lại quán cô Hà Ni này.

Hà Ni không an tâm, cô cũng chẳng hiểu sao như vậy, bởi giữa cô với anh chàng chưa hề có ràng buộc gì với nhau cả. Đến khi xe thồ chở cô về tới quán mà Hà Ni vẫn còn ngẩn ngơ, lo lắng..

Anh lái xe nghĩ Hà Ni lo cho người yêu nên chen vào nói:

- Anh ta chẳng đi đâu xa cả, lúc nãy tôi nghe lỏm được biết anh ta bảo xe thồ chạy tới dốc Đầu Voi. Chỗ mới xảy ra tai nạn chết hai người cách đây mấy ngày. Chắc là đi tìm tin tức người thân...

Câu nói của anh ta lạt khiến Hà Ni càng thêm lo:

- Chỗ đó xảy ra tại nạn sao? Ở đó...

- Nơi ấy là một khúc cua gắt, lại khuất tầm nhìn nên xe thường bị tai nạn. Ngay như tôi, dẫu quen đường đèo, vậy mà ai kêu chở qua đó tôi còn ớn nữa là...

Hà Ni hồi hộp như người thân yêu nhất của mình đang gặp nguy...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:02 am

Ba ngày sau, Phong vẫn chưa trở lại.

Lúc đầu Hà Ni chỉ hơi lo thôi, nhưng sang ngày thứ ba thì cô không thể nào chịu nổi nữa. Cô tự nhủ với lòng là rõ tàng chàng khách lạ kia đã chính thức ngự trị trong con tim mình. Nó không như Tuấn, nhà nhiếp ảnh giang hồ trước đây, lần đó Hà Ni mới chỉ có cảm tình với anh ta, lâu lâu không thấy anh ta ghé thì nhớ nhớ, mong mong chứ không bồn chồn lo lắng như lần này với Phong.

Sáng sớm ngày thứ tư thì Hà Ni chủ động đi tìm anh lái xe thồ tên Tư Lương và đề nghị:

- Anh đưa giùm tôi tới đèo Đầu Voi và trở về đây kịp bán bữa trưa. Tư Lương đoán biết ngay mục đích của cô, nên nhận lời ngay:

- Tôi sẽ chở cô đi, nhưng chỉ tới phía bên này dốc thôi, tôi không chạy qua bên kia.

Hà Ni thật sự chưa từng đi qua con đường quốc lộ 27 này, nên gật đầu:

- Chỉ cần anh đưa tới đó thôi, để tôi...

- Cô đi tìm anh chàng bữa trước phải không? Hà Ni không muốn giấu:

- Anh ấy đi đã ba ngày rồi không thấy về. Mà tôi cung quên hỏi anh: người

đưa anh Phong đi hôm đó đâu rồi?

Tư Lương giật mình:

- Mấy hôm nay bận công chuyện nên tôi cũng quên hỏi nó xem hôm đó đưa cậu kia đi ra sao. Vậy cô lên xe đi, tôi chở đi tìm anh ta hỏi, rồi mình liệu mà đi tìm luôn.

Chạy một vòng chỗ các tay xe thồ hay đậu xe đợi khách, không tìm thấy Ba Long, Tư Lương ngạc nhiên bảo:

- Thằng này siêng lắm, ít khi bỏ cữ chạy xe, vậy mà hôm nay không thấy! Anh ta hỏi một tay quen thì được trả lời:

- Nghe nói Ba Long đưa khách đi Bảo Lộc mấy hôm rồi chưa về, vợ con nó

đan lo sốt vó ở nhà!

Hà Ni hốt hoảng:

- Có chuyện gì hay sao vậy?

Tư Lương cũng cuống lên, anh ta không đợi Hà Ni bảo cũng chạy thẳng tới nhà Ba Long. Vợ anh này vừa trông thấy Lương đã oà lên khóc:

- Anh có biết nhà tôi đi đâu không? Hà Ni vụt hỏi:

- Mấy hôm nay anh ấy không về hay sao?

Thấy Hà Ni, vợ Ba Long ngạc nhiên, Tư Lương phải giới thiệu:

- Đây là cô Hà Ni, chủ quán cà phê ở dốc 30, mấy bữa trước cô ấy có nhờ Ba Long đưa giùm bạn của cô ấy đi đèo Đầu Voi, tới hôm nay bạn cô ấy cũng chưa trở về.

Vợ Ba Long càng hốt hoảng:

- Vậy nguy to rồi! Sao mấy hôm nay anh không nói cho tôi biết để đi tìm! Chị giục đứa con lớn:

- Chở má tới chỗ đó ngay!

Hai chiếc xe phóng như bay tới đèo Đầu Voi. Hà Ni luống cuống không thua gì vợ Ba Long. Khi vừa tới nơi, trong lúc mọi người còn đang đứng từ trên cao nhìn xuống vực sâu thì Hà Ni đã đi đại xuống theo một lối mòn, khiến Tư Lương phải la lên:

- Không xuống kiểu đó được đâu!

Anh ta chặn một người qua đường lại hỏi thì người đó chỉ tay xuống vực sâu nói liền:

- Mới có một chiếc xe gắn máy lọt xuống đây cách mấy ngày, rồi sáng nay có người nói ở xóm rẫy phía dưới phát hiện mấy cái xác.

Vợ Ba Long gào lên:

- Trời ơi, ông ơi!

Hà Ni cũng cuống cuồng:

- Mình phải xuống dưới đó mới được!

Cô quên cả hiểm nguy tuôn xuống theo con đường mòn. Tư Lương chưa kịp ngăn lại thì vợ Ba Long cũng chạy theo. Có mấy người khách qua đường nhìn thấy, họ hét lớn:

- Không xuống bằng lối đó được, leo lên rồi đi vòng chỗ kia kìa!

Cũng may là họ chỉ kịp thời, chứ nếu không thì chỉ vài chục bước nữa thôi hai người đã gặp nguy, bởi đó là một vực sâu không có lối xuống, mà bên dưới cách hơn trăm mét là cây cao và đá lởm chởm.

Hơn nửa giờ sau, theo đường được chỉ, họ cung xuống được bên dưới. Đó là một xóm nhà của đồng bào H'Mông. Vừa bước vào ngôi nhà đầu tiên ở cái xóm chừng hơn chục nóc nhà, Hà Ni đã kêu lên khi thấy người đàn ông đang ngồi xếp bằng giữa nhà:

- Kìa, ông là...

Đó là vị khách từng uống cà phê và chỉ đường cho Phong tới tìm nhà bà Dã Quỳ. Ông không ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của Hà Ni, mà bình thản nói:

- Tôi biết sớm muộn gì cô cũng tới đây! Mà tới là phải và kịp lúc. Cậu ấy chờ cô tới để đưa về.

Một lần nữa Hà Ni kinh ngạc bởi ngay trước mắt cô là Phong đang nằm im như xác chết:

- Kìa, anh ấy có sao không?

Cô ngồi xuống ngay bên cạnh và đưa tay sờ lên ngực, lên mũi Phong, như cử chỉ của một người vợ. Rồi reo Iên:

- Còn thở!

Ông thầy Tàu lên tiếng:

- Tôi tới chậm một bước là cậu ấy mất mạng rồi! Thuận tay, ông chỉ vào túi áo của Phong:

- Cũng may nhờ có vật này.

Hà Ni móc ra đoá hoa Dã Quỳ khô, cô bảo:

- Chính cô gái con bà dã quỳ tặng cho anh ấy.

Ông thầy Tàu gật đầu:

- Ít ra thì bà ấy cũng đã làm được việc ấy. Rồi ông đứng lên, giục:

- Cô nên đưa anh ấy về ngay đi. Có mấy người tôi đã nhờ, họ sẽ giúp cô đưa cậu ấy lên.

Chờ đợi nãy giờ mà không thấy chồng đâu, vợ Ba Long vụt hỏi:

- Chồng tôi đâu?

Không nhìn chị ta, ông thầy Tàu nói:

- Người lái xe thồ đã về nhà từ sáng sớm nay rồi, sao chị còn ở đó? Mau về mà lo cho sức khoẻ anh ta đi. Anh ấy cũng may mắn nên mới thoát nạn. Phải nói là nhờ hồng phúc của cậu Phong đây.

Nghe vậy, chị ta không đợi Hà Ni, đã cùng con trai trở lên ngay, Tư Lương cũng lên theo. Lúc này ông thầy Tàu mới gọi riêng Hà Ni ra ngoài nhà, chỉ tay về phía một ngôi nhà sàn nhỏ nằm đơn độc ở một góc:

- Lúc nãy do có mặt người đàn bà kia nên tôi không tiện nói, còn bây giờ cô không vội đưa cậu Phong về đâu. Cậu ấy còn cần phải lưu lại nơi đây cho đến khi nào giải quyết xong chuyện với người trong ngôi nhà kia.

Hà Ni ngạc nhiên:

- Ai ở trong đó?

- Người mà trước sau gì cô cũng cần phải gặp. Nếu tôi nói đó là tình địch của cô thì cô có tin không?

Hà Ni càng bối rối hơn:

- Từ nào đến giờ tôi chưa có người yêu. Người có thể nói có chút liên hệ tình cảm với tôi thời gian qua là anh chàng nhiếp ảnh sống lang bạt, nhưng đó cũng chỉ là tình bạn không hơn không kém. Tuy nhiên, gần đây thì giữa tôi với anh ta cũng không còn liên hệ gì với nhau nữa. Vả lại anh ấy là người sống độc thân, như vậy làm sao có ai là tình địch của tôi được?

Ông thầy Tàu nghiêm giọng:

- Vậy mà có đó! Lại là tình địch mà nếu không giải quyết xong rắc rối giữa cô với cô ta thì cô sẽ còn khổ dài dài...

Ông nói xong lặng lẽ ngồi xuống ngay bên cạnh Phong, để cho Hà Ni lúng túng:


- Ông chỉ cho tôi bây giờ tôi phải làm sao? Ông ta đáp cộc lốc:

- Cô hãy sang nhà đó gặp người cô cần gặp trước đã.

- Nhưng mà...

Ông thầy Tàu chừng như cố ý không nghe, nên ông nhắm nghiền mắt lại và ngồi bất động mặc cho Hà Ni hỏi gì ông cũng im lặng...

Chẳng còn cách nào hơn. Hà Ni đành phải một mình bước đến ngôi nhà kia. Đầu óc cô hoang mang, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra nên vừa bước đi mà trong lòng lo lắng, sợ hãi..

Tuy nhiên, khi bước hẳn vào bên trong ngôi nhà nhỏ ấy thì Hà Ni ngạc nhiên, bởi bên trong nhà không có ai. Một ngôi nhà trống, chỉ có một số vật dụng mà vừa thoạt nhìn Ni lại càng ngạc nhiên hơn, bởi đó là đồ dùng của phụ nữ, mà là phụ nữ người Kinh!

- Ai ở đây?

Nhìn bộ quần áo màu xanh ngọc còn mới, rất đẹp mắt treo trên vách, bên cạnh đó là chiếc nón vải của người thành thị. Hà Ni đoán chắc nơi này là chỗ ở của một cô gái không phải là cô gái người H' Mông. Ở một góc phòng còn có một cái rương bằng da còn mới, trên nắp rương có một khung ảnh.

Tò mò, cô bước lại gần và nhìn thấy ảnh một cô gái rất đẹp trong khung hình. Mắt Hà Ni mở tròn xoe khi đọc được dòng chữ viết khá bay bướm dưới góc ảnh: Phong Lan!

- Phong Lan! Người mà Phong đã kể...

Không kiềm chế được, Hà Ni vừa thốt lên thì chợt nghe từ phía sau lưng có người lên tiếng:

- Cô cũng biết tên tôi nữa sao?

Giật mình, Hà Ni quay lại nhìn và sững sờ, bởi người đang đứng trước mặt cô đúng là cô gái trong bức ảnh bán thân kia!

- Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi!

Cô ta lặp lại câu hỏi khiến cho Hà Ni lúng túng:

- Tôi... tôi nghe...

- Phong đã kể cho cô nghe chứ gì! Anh ta dám đem chuyện riêng về tôi mà kể với người khác, rõ ràng lòng dạ anh ta không còn gì để nói nữa rồi!

Cô ta giận dỗi, bước đi thật mạnh, nhưng sao mà Ni không nghe động sàn nhà...

Cô còn đang ngạc nhiên thì đã nghe cô ta quát lớn:

- Cô muốn gì mà tới đây?

Cảm giác sợ hãi bỗng dưng biến mất, Hà Ni đáp gọn:

- Để gặp cô!

- Tôi sẽ giết chết bất cứ ai giành người tôi yêu! Tôi chờ và hôm nay cô dẫn xác tới đây tức là tự cô tìm lấy giây phút cuối của đời mình rồi đó!

Hà Ni không còn ngại, nên cô dám nhìn thẳng vào người đang nói chuyện với mình. Tuy nhiên, điều làm cô ngạc nhiên là tuy nghe tiếng nói, nhưng nhìn khắp chung quanh Hà Ni vẫn không thấy ai, ngoài những lay động nhẹ ở phía cửa sổ, như có người nào đang đứng đó và thở vào bức màn vải mỏng.

- Cô là...

Giọng sắc lạnh đáp ngay:

- Người không còn chân dung! Cô không biết sợ ma ư? Tự dưng Hà Ni bạo dạn hẳn lên:

- Trước đây thì có, nhưng từ lúc này thì không. Cô biết tại sao không?

Đang ở thế là người chủ động tấn công, bỗng cô gái xưng mình là Lan kia đã có vẻ khựng lại và nhẹ giọng hơn:

- Cô nghĩ mình có ông thầy Tàu kia che chở sao?

Thật ra Hà Ni không hề nghĩ điều đó, tuy nhiên nghe cô ta hỏi, cô đáp liền:

- Có thể là như vậy! Hơn nữa, còn có Phong ở đây. Anh ấy chưa biết là người hay ma, nhưng tôi biết chắc đó là một người đàn ông chung tình, tốt bụng.

Giọng của Lan gắt lên:

- Anh ta không chung tình! Bởi nếu chung tình thì đã không bỏ đi và quen biết với cô trong lúc biết tôi bị nạn. Một người tốt thì sao lại bỏ người yêu của mình nằm dưới vực sâu này mà đi một mình?

- Cô nói anh ta đi đâu một mình?

- Thì đi tìm cô, gặp cô rồi khiến cô mò đến tận đây để tìm, trong lúc tôi đã thành ma, đã là một oan hồn đói lạnh ở chốn này!

Hà Ni vốn hiền lành, không thích đôi co tranh luận hơn thua với ai, nhưng cũng phải phá lên cười:

- Cô chỉ biết yêu và ích kỷ thôi, còn ngoài ra không hiểu gì về giá trị của tình yêu cả. Cô nói mình là một oan hồn mà đến việc người yêu của mình bị thương suýt chết, bị người khác mang xác đi bỏ đường bỏ chợ cũng không biết! Cô biết ai đã cứu anh ấy không?

Đến phiên Lan cất tiếng cười vang:

- Cô dám nói mình chính là người cứu lắm!

- Điều ấy đúng!

Câu nói này là của ông thầy Tàu. Ông ta xuất hiện lúc nào hai người đang tranh luận không hay biết. Hà Ni chưa kịp quay lại thì ông đã tới và càng ngạc nhiên hơn khi giọng nói của Lan kêu lên vẻ sửng sốt:

- Ba nói sao, cô này...

- Chính cô ấy đã cứu Phong, nếu không, cậu ta đã chết mất xác dưới vực sâu khác rồi! Bọn buôn lậu thuốc phiện, những kẻ hại con đã mang Phong đi tới chỗ của cô này và bỏ lại đó, nếu cô ấy không tốt bụng ra tay cứu thì Phong đâu còn mạng. Cũng vì cứu Phong mà suýt nữa cô ấy cũng mang hoạ lây, bởi bọn kia mượn bàn tay của thầy mo A Lúng ở rừng Yok Đôn, định biến cô này thành ma trành. Cũng may là có anh chàng người yêu cũ của cô ấy đã thế mạng...

Ông vừa nói tới đây thì Hà Ni thét lên:

- Chẳng lẽ Tuấn đã...

Ông thầy Tàu nhẹ lắc đầu:

- Thương cho cậu ấy, nhưng cũng là cái số. Bọn kia biết được anh chàng Tuấn đó đem lòng yêu thương cô nên đã dụ đưa cậu ấy về để cùng chịu chung số phận với cô, nhưng do cô chưa tận số, nên hôm đó chỉ có Tuấn là bị chết thôi. Tuấn chết mà cũng kịp liều mạng, kéo theo con ma nữ vốn là tay sai của

lão thầy mo A Lúng cùng chết. Bởi vậy từ hôm đó cô mới được hiện hữu như ngày hôm nay. Chẳng qua...

Ông định nói gì thêm, nhưng bỗng dừng lại rồi im lặng, bước tới ngồi xếp bằng giữa sàn nhà. Giọng của Lan lại run run vang Iên:

- Ba, ba không thương con gái mình sao? Ba...

Đến lượt Hà Ni ngơ ngác:

- Cô Lan là con của ông?

Ông thầy Tàu thở dài, trả lời với con trước:

- Nếu không thương con thì cha đâu đã lặn lội tới dây. Nếu không thương con thì cha đây suýt mất mạng vì con ma trành của lão thầy mo A Lúng! Con có biết là để cứu được Phong, cứu cô Hà Nl, đem họ tới được đây đâu phải chuyện dễ!

- Nhưng cô Hà Ni này sẽ... Ông thầy Tàu chặn lời con:

- Cô này không có ý tranh giành gì người con yêu. Nhưng đây là duyên số. Cha làm nghề trừ tà ma, cha biết rõ chuyện này, kể cả sự vắn số của con. Hôm con cùng thằng Phong đi Ban Mê Thuột trên chuyến xe của mụ Hai Nương đó, cha không kịp cản ngăn, suýt nữa làm liên luỵ đến sinh mạng của Phong.

Lan la lên:

- Còn mạng của con thì cha để mặc phải không?

- Cha không để mặc, mà cha đành bó tay. Bởi số con đã tận, con không chết giờ đó thì vài giờ sau cũng chết!

Giọng của Lan khóc lên rấm rứt, cô cố gào lên:

- Vậy sao không để Phong cùng chết với con! Anh ấy yêu con mà... Ông thầy Tàu lại thở dài, lần này nghe não ruột hơn:

- Thà như vậy mà tốt hơn, tránh một chuyện còn thảm khốc hơn là cái chết

nữa. Con có biết Phong là gì của con không?

- Là người yêu của con chứ còn gì nữa!

Nếu cha chậm một bước thôi là mọi chuyện đã hỏng hết rồi! Con và Phong chính là... anh em cùng cha khác mẹ với nhau.

- Ba!

Tiếng kêu thảng thốt của Lan làm cho Hà Ni cũng phải bàng hoàng:

- Ông nói... nói là...

Giọng của Lan đầy kích động:

- Ba... ba nói gì? Ba gạt con phải không?

- Con còn nhớ đêm hôm trước khi con bỏ trốn đi Ban Mê Thuột với thằng Phong cha đã rầy và đòi đánh con một trận nếu con không chấm dứt tình yêu với Phong không?

Giọng Lan nức nở:

- Con không ngờ ba nhẫn tâm chia lìa tụi con. Bởi vậy con và Phong mới quyết định bỏ đi Ban Mê Thuột. Tụi con tính chung sống ở đó vĩnh viễn.

Ông thầy Tàu cất giọng buồn thảm:

- Cha đã sững sờ khi hay tin con và Phong yêu nhau. Trước đó cha cứ nghĩ hai đứa chỉ là bạn. Vả lại hôm đó cha mới được biết Phong chính là giọt máu rơi của cha với một phụ nữ người dân tộc ở thôn Ea Rya.

Tự dưng Hà Ni kêu lên:

- Bà Leng? Bà Dã Quỳ! Ông thầy Tàu gật đầu:

- Phải. Chính là bà ấy. Hồi xưa lúc đi làm rừng ở vùng đó, ta có yêu một cô

gái Thượng tên là Ya Leng, có biệt danh là hoa Dã Quỳ. Ta có với cô ấy một

đứa con trai, nhưng khi vừa sinh con ra thì do một tai nạn lở núi, bà ấy chết, ta cứ ngỡ là đứa con đó cũng bị chôn vùi theo với mẹ nó. Nào ngờ cách đây không

lâu, ta được hồn bà ấy hiện về báo cho biết khi tai nạn xảy ra, đứa con không chết, nó được một người chạy xe khách đem về nuôi và nó đã lớn lên, tên là

Phong. Bà ấy buộc ta phải ngăn chuyện yêu đương giữa hai anh em chúng lại và ta đã làm, suýt nữa không kịp...

Rồi ông quay sang phía có tiếng nói của Lan, hỏi giọng khẩn trương:

- Giữa con và Phong đã có gì với nhau chưa?

Lan đáp rất nhanh:

- Chưa! Tụi con chỉ yêu nhau với tình yêu trong trắng. Anh Phong là người

đàng hoàng.

Có hai tiếng thở phào cùng lúc. Một là của ông thầy Tàu và của Hà Ni. Cả hai nở nụ cười mãn nguyện. Ông già nói giọng phấn khởi:

- Con vắn số thì có trời mới thay đổi được. Thôi, dẫu cha có thương con, nhớ con thì cũng phải chấp nhận. Giờ đây chỉ còn lại chuyện của thằng Phong và cô gái này...

Ông quay sang Hà Ni:

- Không phải tự dưng mà hôm đó bọn xấu chở xác Phong tới quán của cô

đâu. Mà đó là do sự chỉ bảo của vong hồn bà Dã Quỳ.

Hà Ni thốt lên:

- Bởi vậy ngay sau đó bà ấy có mặt liền!

- Cho tới bây giờ bà ấy vẫn có mặt bên Phong, bên cô để ngăn chặn bọn kia hãm hại hai người. Tội nghiệp bà ấy...

Ông lại hướng về phía Lan:

- Cha không muốn đưa vong con về bên cha là bởi con cần ở đây một thời gian nữa. Nơi này từng xảy ra quá nhiều tai nạn, oan hồn uổng tử quá đông, con là người sẽ giúp hoá giải bốn âm khí, oan hồn nơi này, để bớt những cái chết đi. Rồi khi nào cha thấy dược thì sẽ rước vong con về nhà ở Đà Lạt.

Có tiếng khóc nức nở của Lan...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:02 am

Hai Nương bảo đứa đàn em:

- Mày ngừng lại chỗ cái quán bên đường kia, tao... mắc quá! Lơ xe Ngố cười tít mắt:

- Bởi vậy nãy giờ xe cứ lết lên dốc thấy tội nghiệp! Cả xe ai cũng đầy bầu nên xe nặng lết không nổi cũng phải!

Đập lên lưng lơ xe một cái, mụ Hai Nương bước xuống nhanh, vừa quay lại dặn tài xế:

- Thanh thủ nghỉ một lát rồi tới Pleiku ăn cơm cũng kịp.

Mụ đi thẳng vào quán định đi vệ sinh nhờ, nhưng chủ quán chỉ ra sau:

- Ở phía kia.

Mụ Nương đi ra xa hơn vài chục thước, thấy có căn nhà nhỏ ở một góc thì bước đại vào. Nhưng mụ ta đã phải khựng lại, bởi đó không phải là nhà vệ sinh, mà là một cái miếu âm hồn.

Còn chưa kịp lùi ra thì bỗng như có ai xô mạnh một cái, làm cho mụ ngã chúi nhủi về phía trong, vô tình quay gối ngay trước bát nhang đang nghi ngút khói.

Còn đang lúng túng, định đứng dậy thì chợt nghe có một giọng nói vừa đủ

nghe:

- Sao chưa lạy!

Mụ ta mọp ngay đầu xuống đụng đất và cứ thế lạy liền ba lạy. Khi ngẩng lên, bỗng mụ run rẩy kêu lên:

- Cô... cô là...

Trước mắt mụ ta đang có một cô gái ngồi xếp bằng trên chỗ bệ thờ. Tuy tóc cô ta xoã gần kín khuôn mặt, nhưng mụ Nương vẫn nhận ra, mụ lặp lại:

- Cô... cô sao lại ở đây? Một tràng cười vang lên:

- Mụ không ngờ người bị mụ xô xuống vực Đầu Voi bây giờ lại ở đây? Mụ

tưởng đổi địa bàn hoạt động, không cho xe chạy qua quốc lộ 27 nữa là sẽ không gặp lại oan gia sao!

- Tôi... tôi...

- Mụ nín! Nếu còn léo nhéo nữa thì ta cắt lưỡi liền! Mụ trả lời ta, tại sao hôm đó mụ xô ta xuống vực sâu, còn người yêu của ta mụ lại chỉ đánh cho nhừ đòn rồi kéo lên xe chở đi?

- Dạ... dạ tôi không có ý... tôi chỉ...

Mấy cái tát liền khiến cho mụ ta xiểng liểng, suýt ngã chúi đầu tới trước. Giọng mụ thất thần:

- Tôi chỉ...

- Phải nói thật ra thì còn mong toàn mạng, bằng không thì...

Mụ Hai Nương bình sinh hung ác, miệng lưỡi có gai có góc, vậy mà giờ đây mềm như bún:

- Dạ... chỉ vì tôi... giận cô đã cướp thằng Phong, nó vốn là người mà ba tôi nuôi nấng từ nhỏ. Phong là người mà tôi kỳ vọng sẽ nối nghiệp nhà tôi mà kinh doanh...

- Láo! Phong là người tốt, anh ấy có mang ơn nuôi dưỡng của mấy người, nhưng từ khi trưởng thành, anh ấy biết cái nghề buôn lậu hàng quốc cấm của mấy người là phạm pháp, nên đã có ý định ra khỏi nhà mấy lần. Anh ấy đã thề là sẽ không bao giờ dính tới chuyện làm ăn nguy hiểm đó nữa. Vậy mà mấy người đã nỡ nhẫn tâm hại anh ấy. Còn tôi, chỉ là người vô can, tại sao mấy người giết tôi?

- Chẳng qua tôi chỉ... tôi chỉ lỡ tay mà thôi. Vả lại...

- Vì sợ tôi tố cáo mấy người chứ gì! Mà có sợ thì cũng có thoát được đâu! Tôi nói cho mà biết, bắt đầu từ hôm nay hãy liệu mà bỏ nghề đi, nếu không sẽ hối không kịp!

Lời đó vừa dứt thì có một cụm khói xanh bốc lên từ chỗ cô gái ngồi rồi... sau

đó mất dạng! Mụ Hai Nương sợ thất thần:

- Cô... cô Lan!

Mụ đã nhớ ra rồi, cô gái này là người yêu của Phong, đã bị chính mụ ta xô ngã xuống vực sâu hôm đó, vì nghĩ rằng cô ta là nguyên nhân khiến Phong mê muội tính bỏ nhà đi. Vậy mà sao cô ta lại ở đây?

Mụ chợt nhận ra, kêu thét lên:

- Ma! Bớ người ta!

Mụ tức tốc chạy ra khỏi miếu. Khi vào tới nhà, mụ còn chưa hoàn hồn, chỉ thều thào với chủ quán:

- Ma! Ma ngoài kia... Bà chủ quán gắt lên:


- Ma cỏ gì ở đây!

Mụ Hai Nương chỉ ra cái miếu:

- Ngoài miếu có... có ma.

Tuy bực mình nhưng bà chủ quán cũng bước ra xem. Bà trở vào la lớn:

- Chị này vô duyên, đó là cái miếu thờ thổ địa của đất này từ bao đời nay, ma quỷ gì trong đó!

- Ma... tôi thấy ma.

Rồi mụ ta chạy một mạch ra xe, giục mấy đàn em:

- Đi nhanh lên.

Chẳng hiểu sao, mụ ta bảo tài xế quay đầu về hướng quốc lộ 27, thay vì chạy theo hướng Kontum, Pleiku.

 

Chỉ một tuần sau. Tại chân đèo Đầu Voi, chỗ khúc cua nguy hiểm nhất, trước khi các xe leo đèo và đổ dốc, người qua lại thấy mọc lên một cái quán khá khang trang. Chủ quán trực tiếp đứng bán chính là... mụ Hai Nương!

Lúc đầu người qua lại ngạc nhiên và hơi ngỡ ngàng, nên hay ghé quán. Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau thì lời đồn lan mạnh:

- Mụ Hai Nương mở quán miễn phí trong tháng đầu tiên, sau đó chỉ lấy bằng năm mươi phần trăm giá các quán khác!

Lời đồn đó quả không sai. Khi khách ghé quán tháng đầu, dẫu cho ăn uống thứ gì cũng được miễn phí.

Mụ Hai Nương tuyên bố:

- Trước đây tôi làm nhiều điều không phải, nay sám hối, muốn mọi người cảm thông, tha lỗi...

Quán mụ ta nhờ vậy ngày càng đông khách. Đặc biệt, những xe dừng lại nghỉ ngơi ở đó đều có chung nhận xét:

- Mở quán ngay chỗ này thật là thuận tiện cho cánh chạy xe chúng tôi. Bởi tới đây nghỉ ngơi trước khi lên đèo và xuống dốc, nhờ được tỉnh táo, nên sẽ không xảy ra tai nạn.

Lời nói đó rất đúng. Từ lúc có cái quán thì tai nạn giảm hẳn. Mà khu vực hoang vắng đó cũng trở nên đỡ lạnh lẽo hơn.

Đặc biệt hơn, quán đông khách hơn nữa khi về đêm. Điều nay chưa từng xảy ta, bởi xưa nay dân buôn ít khi qua đoạn đường này vào ban đêm, bởi đường không an toàn và thường có những vụ trấn lột. Vậy mà bây giờ hầu hết xe cộ lại thích đi đêm qua đây, được được ghé quán nghỉ ngơi, đôi khi còn được lai rai vài thứ đặc sản thú rừng do đầu bếp riêng của quán nấu.

Lâu dần tiếng tốt đồn xa, ai cũng thích ghé quán tên là Hai Nương đó...

Cho đến cuối năm, khi tình cờ đi ngang qua đó, Hà Ni và Phong, lúc ấy đã thành vợ chồng, họ ghé vào quán nghỉ chân. Vào chiều cuối năm, lại vào giờ xế nên quán vắng khách. Chỉ có đôi vợ chồng trẻ nên họ gọi thức uống được phục vụ rất nhanh.

Uống một ngụm cà phê, Hà Ni khen:

- Cà phê này không thua cà phê Tùng ở Đà Lạt! Phong cũng xác nhận:

- Đúng là ngon. Phân nửa giống hương vị cà phê của Ban Mê Thuột.

Hai người đang muốn đi sau khi uống xong cà phê, nhưng bỗng người phục vụ quán bưng ta mấy dĩa thức ăn còn nghi ngút khói và nói:

- Chủ quán chúng tôi mời hai cô chú. Xin cô chú cứ dùng, quán chiêu đãi, không tính tiền.

Phong vội nói:

- Không phải là chuyện tiền nong, mà do chúng tôi phải vội đi. Bỗng có một giọng trong trẻo cất lên từ phía trong:

- Nỡ từ chối lời mời của người bạn cũ sao?

Phong quay lại và giật mình khi thấy một cô gái rất đẹp bước ra:

- Ngọc Lan!

Hà Ni nghe chồng gọi tên Lan cũng sửng sốt:

- Đây là...

Cố gái chủ động lên tiếng:

- Lan mà cô từng gặp dưới vực sâu hôm đó, nhưng nay mới nhìn được dung nhan. Chào cô dâu mới xinh đẹp!

Phong chưa hết bàng hoàng thì từ trong nhà có một người nữa bước tiếp ra theo. Lần này Hà Ni lại kêu lên:

- Bà Dã Quỳ!

Phong đã nghe cha mình thuật lại mọi chuyện, nên lúc này anh như trong cơn mơ:

- Bà là... Mẹ!

Bà Dã Quỳ nén xúc động, đứng từ xa, kêu lên:

- Con!

Vừa khi ấy, chợt bên ngoài có một chiếc xe khách dừng Iại, có khá nhiều người bước vào. Điều đó khiến cho cả Lan và bà Dã Quỳ vội rút vào trong mà chưa kịp nói hết lời, Phong định bước theo, nhưng chân anh như bị ai kéo lại, không bước được bước nào. Hà Ni nhạy cảm hơn, cô nói khẽ:

- Không gặp được họ đâu. Anh không nhớ họ đã chết rồi sao? Họ là... oan hồn!

Lúc ấy khách vào khá nhiều, những người phục vụ ra lo cho khách. Phong có hỏi nhưng họ đều đáp:

- Ở đây không có ai ngoài chúng tôi.

Họ thẫn thờ ngồi lại rất lâu. Thậm chí khi mấy lượt khách vào rồi ra mà bóng dáng của hai người kia vẫn chẳng thấy tái xuất hiện. Đến lúc mụ Hai Nương ra và nói:

- Những gì cô cậu nhìn thấy chỉ nên để bụng thôi. Rồi sau sẽ hiểu!

Phong muốn hỏi chuyện thêm với người đã từng cưu mang mình, nhưng mụ Nương hình như muốn tránh, cứ lăng xăng lo cho khách mà không hề ngồi lại với Phong.

Sau này nhiều người đồn rằng cái quán của mụ Hai Nương là... quán âm hồn. Bởi có những đêm họ đi qua thấy quán vắng, không có ai phục vụ, nhưng hễ ghé vào gọi thức ăn thì lập tức được dọn lên mau lẹ.

Tuy là vậy, nhưng chẳng hiểu sao thiên hạ vẫn cứ ghé quán mà không hề sợ hãi. Hỏi thì có người bảo:

- Ma cỏ gì, miễn phục vụ tốt là được rồi!

Riêng Hà Ni và Phong thì tin chắc điều mình chứng kiến là thật. Họ bảo nhau:

- Có thể sự hối cải của mụ Hai Nương đã khiến cho những oan hồn ở đèo Đầu Voi cảm động và giúp mụ thành công khi mở quán...

Chính Phong và Hà Ni còn nhiều lần trở lại quán ấy, nhưng họ không hề gặp lại bà Dã Quỳ và Ngọc Lan.
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:03 am

Lần dọn nhà này đã là thứ ba, chỉ trong vòng hai năm. Mà đâu chỉ dọn gọn nhẹ, đằng này mỗi lần dọn là cả một khối gia tài khổng lồ. Dọn nguyên cả một ngôi biệt thự!

Có người thắc mắc, chẳng hiểu tại sao ông chủ nhà trẻ tuổi có cái tên nghe như người nước ngoài Robert Lý này lại hay thay đổi nhà như vậy? Câu hỏi thắc mắc đó chỉ được giải đáp khi chính người tài xế lâu năm của ông ta là Tư Tài tiết lộ rằng, sở dĩ chủ mình chuyển nhà hoài cũng chỉ vì... chứng mất ngủ!

Tại sao một người quá giàu có như ông ta lại khó ngủ, trong khi đó là bệnh của những người nghèo, những người phải tất bật với trăm công ngàn việc, phải suy nghĩ tính toán mưu sinh?

Cũng chính tài xế Tài có lần đã nói:

- Chẳng hiểu sao ông chủ tôi cứ nửa đêm là thức trắng tới sáng, và mỗi lần như vậy thì ông thường bắt mọi người trong nhà phải bật đèn sáng hết tất cả các phòng ốc trong nhà. Hỏi tại sao thì ông ta không nói mà chỉ gầm thét rất dữ mỗi khi ai đó không nghe lời, không làm đúng ý ông ta!

Robert Lý là một đàn ông tuổi còn trẻ, chứ chưa phải là một ông cụ lẩm cẩm, khó tính, vậy mà đã có một thói quen kỳ lạ như vậy, ắt phải có nguyên do.

Tuy nhiên, ngoài những tiết lộ hiếm hoi của tài xế như vậy, chẳng một ai khác biết được gì thêm. Mà cũng khó mà biết được, bởi ngoài anh tài xế nói ra ít ỏi những điều đó rồi ngậm miệng, có cho vàng anh ta cũng không nói thêm, còn những người giúp việc khác trong nhà hầu như trước sau gì cũng bị cho nghỉ việc.

Ông chủ vốn độc thân từ lúc mọi người được biết ông như một người thích chuyển nhà như thay quần áo!

Ngôi biệt thự nằm trong khu đất rộng hơn nửa mẫu tây này có tiếng là đẹp và sang trọng. Đã nhiều người trước ông Robert Lý này muốn mua mà không mua

được, tại người bán nói giá quá cao, vậy mà khi ông ta vào coi, chỉ hỏi giá, sau

đó ông ta ký tờ chi phiếu trả tiền ngay, không đắn đo suy nghĩ.

Ông ta mua nhà giống như mua món hàng vài ngàn đồng. Khi dọn về ở, việc đầu tiên ông ta làm là sai tài xế Tài đi rước một ông thầy địa lý gốc từ Hồng Kông sang, khá nổi tiếng trong giới người Hoa ở Chợ Lớn. Ông thầy địa lý đó được chủ nhân yêu cầu có một điều:

- Nhà này tôi ưng ý hầu hết các chi tiết về xây dựng, không phải sửa đổi điều chi hết, chỉ yêu cầu ông trấn yểm thế nào cho yên ổn, nhất là để ban đêm cho nhà bớt lạnh!

Lời yêu cầu khá kỳ quặc, vậy mà ông thầy địa lý lại nhận lời ngay. Ông ta còn quả quyết:

- Chứng mất ngủ của ông cũng sẽ chấm dứt từ nay!

Robert Lý có vẻ hài lòng lắm, anh ta thưởng trước cho ông thầy địa lý một số tiền lớn, coi như vừa nhận được từ ông thầy này một ân huệ gì đó lớn lắm!

Đó là đêm thứ ba Lý dọn về ở trong ngôi nhà đắt tiền của mình. Anh ta thật sự hài lòng, bởi rõ ràng như lời cam kết của ông thầy địa lý, hai đêm rồi Lý ngủ yên giấc, lại ngủ giấc dài, không mộng mị, không giật mình lúc nửa đêm.

Ông ta quá đỗi vui, gọi tài xế Tài tới và dặn:

- Từ nay cậu không phải thức chờ lệnh mở đèn sáng như trước kia nữa. Tôi có thể ngủ trong bóng tối được rồi...

Đêm nay Lý đi ngủ khá sớm, lúc chưa đầy mười giờ. Đèn ngủ trong phòng ông cũng tắt hết, chứng tỏ ông ta đã bình yên, ngủ ngon...

Cho đến nửa đêm hôm đó...

- Tư Tài hả? Sao giờ này mày còn chưa ngủ, mà...

Hỏi tới đó thì ông Lý bật dậy, bởi ông cảm giác người bước qua cửa sổ ngoài không phải là Tài. Một người có mái tóc dài đang phất phơ trước gió...


- Ai vậy?

Sau câu hỏi của ông Lý thì chợt vang lên một âm thanh va chạm, giống như vật gì đó vừa ngã đổ. Hốt hoảng, ông Lý hỏi to:

- Sao vậy?

Ông không kịp suy nghĩ, đã tung cửa chạy ra nơi vừa phát ra tiếng động. Quả nhiên trước mặt ông là một người đang nằm sóng soài trên sàn: một phụ nữ với mát tóc dài!

Không có đèn sáng, nhưng do trời có trăng, nên Lý cũng đã nhận ra người nằm kia là một phụ nữ còn khá trẻ. Ông hơi lưỡng lự một chút, rồi bằng phản xạ tự nhiên ông luồn tay qua thân thể cô gái đỡ dậy, vừa lẩm bẩm:

- Sao lại đi đâu vào giờ này?

Rồi một cách tự nhiên, Lý bế xốc nạn nhân vào phòng mình. Và thay vì gọi tài xếTài, ông ta lại tự tay mình đặt cô gái lên giường. Khi bật đèn sáng lên, ông ta càng kinh ngạc hơn khi nhận ra đó Ìa một cô gái trẻ, lại đẹp như tranh vẽ.

- Cô ta là ai?

Lý tự hỏi, cũng vừa lúc cô gái trở mình, mở mắt ra và thảng thốt kêu lên khẽ:

- Đây là...? Lý trấn an:

- Tôi là chủ nhân ngôi nhà này. Vừa rồi nghe cô bị ngã bên ngoài nên tôi mạn phép đưa vào đây.

Cô gái bật dậy, nhưng choáng váng suýt ngã, Lý phải đưa tay đỡ và lên tiếng:

- Cô cứ nằm cho khoẻ hẳn đã!

Cô gái đưa cả hai tay ôm lấy ngực như muốn che giấu điều gì. Lúc này Lý mới để ý, ngực áo cô ta bị rách toạc một mảng lớn mà lúc nãy đo vội nên ông không để ý.

Bằng một động tác thật nhanh, Lý lấy vội chiếc áo khoác của mình đang để ở đầu giường rồi trùm lên người cô ta kèm lời trấn an:

- Cô đừng ngại, nhà này ngoài tôi ra còn có tài xế đang ngủ gần đây. Cô cứ nghỉ ngơi cho khoẻ rồi cần về thì tôi gọi tài xế đưa về. Tôi tên Lý!

Cô gái có vẻ bình tĩnh hơn, cô nói rất khẽ:


- Em là Mỹ Nhung. Em...

- Thôi được rồi, cô chưa cần nói gì đâu, cứ nghỉ ngơi đi đã. Để tôi pha ly chanh nóng cho cô uống sẽ ấm người. Có vẻ cô bị lạnh.

Cô ta vẫn còn run, nhưng sau khi được choàng chiếc áo khoác thì có vẻ đỡ

hơn. Cô hơi ngại muốn rời khỏi giường, nhưng Lý đã kịp lên tiếng:

- Không sao cả, cô cứ ngồi đó.

Nhưng cô gái đã chủ động chuyển qua ngồi trên một trong hai chiếc ghế dựa trong phòng, vừa áy náy lên tiếng:

- Thật làm phiền ông quá. Tôi đi lạc...

- Sao cô lại lạc vào nhà này, trong khi cổng ngoài đã khoá và tường rào bao quanh ngôi nhà khá cao?

- Dạ... em bị người ta truy đuổi. Chỉ vì em... nhìn thấy một vụ... giết người! Câu nói khiến Lý sửng sốt:

- Cô nói ai giết người? Giết ở đâu?

Đưa tay chỉ ra ngoài, cô gái giọng vẫn còn thất thần:

- Ngoài kia, ở xóm nhà bên ngoài... Rồi cô ta giải thích rành rọt:

- Nhà em ở cạnh tường rào nhà này, lúc nãy em đang ngủ thì nghe có tiếng người kêu cứu bên ngoài, em mở cửa bước ra thì vừa lúc chứng kiến một người đàn ông đang vung dao chém một người khác. Em hoảng quá liền la lên, thế là hung thủ quay qua đuổi em, có lẽ hắn ta sợ bị lộ hành vi giết người của mình! Em quýnh quá nên leo vội lên gốc cây cạnh tường và... nhảy đại vào vườn nhà này. Em cố chịu đau và bò lê tới đây.

Lời giải thích khá hợp lý nên ông Lý không hỏi thêm, ông muốn hỏi xem cô gái có bị thương chỗ nào không, nhưng thấy cô vẫn còn lấy tay ôm ngực, nên không tiện hỏi. Chợt nhìn thấy một dòng máu thấm qua kẽ tay cô, Lý hốt hoảng:

- Cô bị thương rồi!

Cô gái không đáp, vừa nhích tay ra khỏi chỗ bả vai thì ngã phịch xuống sàn nhà! Hốt hoảng, Lý đỡ cô và một lần nữa đưa trở lại giường. Lần này cô gái ngất đi hẳn...

Đồng hồ trên tường lúc ấy đổ một tiếng khô khan...
Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:05 am

Định thức canh cho cô gái ngủ sau khi chính mình băng vết thương trên bả vai cô ta, nhưng cuối cùng Lý cũng ngủ thiếp đi. Đến lúc choàng tỉnh thì nghe bên ngoài có tiếng gọi khá to của tài xế Tài:

- Ông chủ ơi, trưa quá rồi! Hôm nay ông có dặn là mình đi sớm lên vườn cao su thăm người bạn của ông ở Tây Ninh mà!

Lúc này Lý mới chợt nhớ, ông nhìn lên giường và hốt hoảng khi không thấy cô gái nằm trên đó:

- Đâu rồi?

Từ bên ngoài, Tài tưởng ông chủ hỏi mình nên vội lên tiếng:

- Ông nói cái gì đâu rồi?

- Cô... à không không, tao nói... Ông mở cửa phòng, ngơ ngác hỏi:

- Mày có thấy ai ngoài này không? Tài ngẩn người ra:

- Đâu có ai!

Sợ Tài phát hiện ra những bất thường trong phòng, Lý bảo:

- Thôi, mày ra ngoài chờ đi, tao sửa soạn một chút cái đã!

Trở vào nhìn lên giường, ông phát hiện trên gối nằm có mấy chữ viết vội bằng son môi:

“Cám ơn anh đã cho nghỉ ngơi và săn sóc vết thương. Em có việc phải về nhà gấp, hẹn sẽ có dịp đền đáp công ơn.

Mỹ Nhung.”

Lý ngẩn ngơ mấy giây rồi đưa mắt nhìn ra phía sau vườn, nơi có bờ tường cao ngăn với xóm nhà bên ngoài. Ông suy nghĩ một lúc rồi hỏi tài xế Tài:

- Mày có biết xóm nhà phía sau vườn mình không? Tài gật đầu:

- Dạ, có biết. Nhưng em chưa qua đó lần nào từ khi ông dọn về đây.

- Đưa tao qua đó! Tài ngạc nhiên:

- Thưa ông...

Lý không để cho Tài hỏi thêm, đã bước nhanh ra sau vườn.

- Ủa, sao ông đi lối này?

- Tao muốn!

- Bộ ông muốn leo qua tường sao? Tốt hơn..

Tuy không có ý định đó, nhưng Lý cũng muốn tận mắt nhìn xem lời kể của cô gái có đúng hay không, nên giục Tài bước tới tận bờ tường. Sẵn có thang leo hái trái để gần đó, đích thân Lý trèo lên và nhìn sang bên kia. Quả nhiên có một cây mít to. Cành của nó giẻ qua tận bờ tường. Lý thầm bảo:

- Cô ta nói đúng...

Rồi anh cùng với Tài đánh xe vòng qua bên xóm nhà. Đến lúc này Lý mới hơi lúng túng, anh chẳng biết phải hỏi thế nào cho phải, bởi cô nàng và anh chỉ mới quen biết nhau qua một giây phút ngắn ngủi...

Cũng may, vừa khi ấy có một ông cụ từ trong ngôi nhà sát bờ tường bước ra, ông nheo mắt hỏi khách lạ:

- Mấy chú kiếm ai? Lý vội đáp:

- Dạ... cháu muốn tìm cô Mỹ Nhung.

Ông già nhìn sững vị khách sang trọng rồi lặng lẽ quay bước vào trong, buông một câu mời:

- Mời anh vào nhà.

Lý để Tài ngồi ngoài xe, còn anh theo vào trong. Thấy nhà vắng người, lại không có tăm hơi gì của cô gái, Lý vừa định lên tiếng hỏi thì ông cụ đã nói:

- Anh cần gặp cháu tôi có việc gì?

- Dạ, cháu...

- Anh chưa cho tôi biết, anh quen thế nào với cháu gái tôi?

- Dạ, cháu và cô Mỹ Nhung chỉ mới quen. Cháu muốn hỏi thăm vết thương trên vai của cô ấy đã đở chưa ạ!

Ông cụ giật mình:

- Nó bị thương sao? Lý ngạc nhiên:

- Vậy cô ấy chưa về nhà sao? Cô ấy... Ông cụ chợt đổi giọng:

- À không... Tôi muốn hỏi, anh là người cứu cháu phải không? Lý thở phào:

- Dạ, cũng gần như vậy. Cháu muốn biết bây giờ cô ấy có khoẻ không? Ông cụ nhẹ gật đầu:

- Nó không sao!

- Thưa ông, cô ấy...

- À, nó hiện không có ở nhà. Tối qua có lẽ nó về bên nhà nội nó...

- Dạ, bác đây là...

- Tôi là ông ngoại. Cháu nó ở đây với tôi từ khi ba má nó vắn số đến nay.

Lý nhìn lên tướng thấy có bức chân dung của Mỹ Nhung khá to treo cạnh một phụ nữ lớn tuổi mà vừa thoạt nhìn Lý đã ngờ ngợ, hình như quen quen...

Anh chưa kịp hỏi thì ông cụ đã nói:

- Cháu uống nước đi!

Ông thấy Lý cứ nhìn lên mấy bức ảnh trên tường thì nói:

- Nó và mẹ nó lúc còn sống.

- Dạ... bà ấy có phải là bà Thu Hà?

Ông cụ ngạc nhiên:

- Cậu biết con gái tôi?

- Dạ, nếu đúng đó là bà Thu Hà thì cháu có biết. Trước đây bà và ba má cháu có quen.

- Vậy cậu là con ai?

- Dạ, ba cháu là thầu khoán Lê Khả.

Ông cụ trợn tròn mắt nhìn Lý khá lâu rồi reo lên:

- Quả là trái đất tròn! Tôi có biết ba cậu. Ngày xưa...

Ông chợt khựng lại và rồi nín lặng, tinh ý lắm mới nghe ông thở dài. Rót tách trà nóng mời Lý uống, ông vừa nhìn đồng hồ tay rồi nói:

- Xin lỗi cậu, tôi có việc phải ra chợ. Hôm nay là ngày giỗ của con gái tôi. Lý vội vã:

- Dạ xin lỗi bác, cháu làm phiền bác quá. Anh kiếu từ và ra xe giục tài xế:

- Mình về thôi.

Tài mở khoá xe, nhưng sau mấy lần khởi động xe vẫn không chạy được. Lý càu nhàu:

- Đã dặn nhiều lần rồi, phải chăm sóc xe cẩn thận... Tài lúng túng:

- Thưa ông, em mới chỉnh lại xe hôm qua, nó còn ngon lành mà.

- Coi lại xăng thế nào!

- Dạ, em mới đổ chiều hôm qua, còn đầy bình.

Lúc ấy, Lý thấy ông cụ đạp chiếc xe đạp đi qua, trên xe máng cái giỏ đi chợ. Anh lại giục:

- Người ta đi xe đạp mà còn nhanh hơn mình kìa!

Xe chưa kịp nổ máy thì chợt Lý phát hiện có một nghĩa trang nhỏ phía sau ngôi nhà, anh bảo với Tài:

- Hoá ra nhà mình ở cạnh một nghĩa địa mà lúc mua mình không để ý. Tài đã nhìn thấy lúc đậu xe chờ, anh ta nói với ông chủ vẻ thân tình:

- Đây là nghĩa địa riêng, chỉ có vài ngôi mộ thôi. Không chừng của nhà này

đó cậu.

Tự dưng Lý thấy tò mò, anh bảo:

- Mày ráng nổ máy đi, để tao ra coi.

Anh bước nhanh ra phía sau nhà như bị một điều gì đó xúi giục, không thể cưỡng được. Ngôi mộ đầu tiên anh nhìn thấy đã làm cho hai mắt hoa lên, anh phải dụi hai lần và ghé sát hơn vào bia mộ:

“Mộ chí Nguyễn thị Mỹ Nhung.”

- Cái gì?

Lý không tin vào mắt mình, anh cúi hẳn xuống nhìn và trong lúc còn bàng hoàng thì chợt nghe có giọng nói phía sau:

- Đây là chị em sinh đôi, trùng tên với cháu nó.

Quay lại thấy ông cụ lúc nãy vừa trở về, Lý lúng túng nói:

- Dạ, xe cháu chết máy, nên cháu...

- Cậu tò mò vì cái tên trên mộ bia phải không?

- Không phải là nó mà là đứa em nó, trùng tên. Lý nghe tim mình đập nhẹ đi và anh thở phào:

- Vậy mà cháu cứ tưởng...

Vừa khi ấy, tài xế gọi vọng vào:

- Nổ máy được rồi cậu ơi!

Lý vội chào ông cụ rồi bước ra xe ngay, sợ ông già hỏi thêm. Anh cũng chẳng hiểu sao mình như vậy nữa.

Khi xe chạy rồi anh mới hỏi Tài:

- Mày có gặp trường hợp hai chị em trùng tên bao giờ chưa? Tài đáp ngay:

- Có chứ cậu. Như ở quê em, hai đứa đều tên là Lài, nhưng một đứa là Lài chị, còn đứa kia là Lài em.

- Nhưng một người sống một người chết, mày đã gặp chưa?

- Dạ chưa. Mà ai vậy cậu?

- Nhà đó đó. Cô chị tên Mỹ Nhung mà em cũng cùng tên, cô chị sống, cô em chết.

Tài nhìn sang cậu chủ:

- Bộ cậu quen ai trong hai cô sao?

Lần đầu tiên Lý lúng túng trước tài xế của mình:

- Ơ đâu có!

Tài lờ mờ đoán ra chuyện gì đó nhưng không dám hỏi. Anh chỉ hỏi khi xe ra tới ngoài đường cái:

- Mình có đi Tây Ninh không cậu? Lý nhìn đồng hồ tay rồi đáp:

- Thôi khỏi, mình về nhà.

Vừa về tới nhà, Lý đã đi ngay vào phòng riêng và vừa mở cửa ra anh đã suýt kêu lên, bởi trên giường của anh đang có người nằm. Mà người đó không ai khác hơn là Mỹ Nhung!

- Sao cô lại ở đây?

Cô gái nhoẻn miệng cười rất tươi, khác hẳn vẻ tiều tuỵ đêm qua:

- Dạ, em không ra ngoài được.

- Vậy ra từ đêm qua đến giờ cô vẫn còn ở trong nhà này? Mà sao sáng nay...

- Em tính không làm phiền anh nữa nên định trở ra bờ tường để trèo về bên kia, nhưng em vừa trèo thì bị ngã, em nằm ngất đi ở bụi cây.

Lý hốt hoảng:

- Cô bị ngất suốt từ đó ư? Cô gái bẽn lẽn:

- Em tỉnh lại sau đó, nhưng khi vào đây thì anh đã đi ra ngoài rồi.

- Vậy sao cô vào phòng tôi được?

- Anh đi mà đâu có khoá cửa phòng, nên em vào đại. Bởi em nghĩ, không quen ai trong nhà này, vậy cách an toàn nhất là vào phòng người em từng làm quen đêm qua cho chắc ăn!


Một lần nữa, Lý bị thuyết phục bởi cách nói năng lưu loát của cô gái trẻ, anh nhìn cô ái ngại:

- Vết thương cô sao rồi? Cô gái cười hồn nhiên:

- Ngất đi một lúc lâu, khi tỉnh lại thì hầu như vết thương không còn đau nữa. Cám ơn anh!

Lý cau mày:

- Cô bị nhốt trong nhà tôi mà lại cám ơn tôi là sao?

- Là vì... nếu trở về sớm thì chắc chắn em sẽ no đòn với ông ngoại. Ông ngoại em thương em, nhưng bỏ nhà đi qua đêm là không được.

- Nhưng tối qua cô nói là bị bọn người xấu đuổi theo mà? Vả lại, đâu có nghe ông ngoại cô nói gì chuyện rầy rà...

Nghe Lý nói, cô gái trố mắt nhìn anh:

- Sao anh biết? Bộ anh... Lý đành thú nhận:

- Tôi xin lỗi vì đã phải sang tận nhà cô để hỏi thăm. Bởi cô biến mất đột ngột khiến tôi lo lắng.

Cô gái cất giọng dò hỏi:

- Anh gặp ai trong nhà?

- Thì ông ngoại cô và cả...

Lý ngừng nói, nhìn cô gái vài giây mới tiếp lời:

- Thấy cả ngôi mộ mang tên cô nữa!

Câu nói đó khiến cô nàng bật dậy liền. Nhưng Lý lại nói luôn:

- Ngôi mộ mang tên Mỹ Nhung, nhưng ông ngoại cô nói đó là người em song sinh trùng tên.

Cô nàng ngồi xuống giường, sắc mặt giãn ra.

- Đúng thế chứ, cô Mỹ Nhung?

Lần đầu tiên nghe anh gọi chính tên mình, cô nàng hài lòng:

- Anh không ngạc nhiên khi em không phải là người nằm dưới mộ? Câu hỏi hơi bất ngờ khiến Lý phải mất vài giây mới đáp:

- Tôi đi tìm cô là tìm người còn sống, chứ đâu muốn nhìn ngôi mộ! Cô nàng vụt đứng lên định bước ra thì Lý gọi lại:

- Cô nói là sợ về bị ăn đòn sao bây giờ lại về?

- Anh đã thấy ông ngoại em đi chợ rồi phải không? Như thế Ìa ổn, em chỉ việc về nhà nấu cơm sẵn, đợi ông mang thức ăn về là ông sẽ vui ngay, không rầy và chắc chắn là không đánh.

- Dẫu cô cháu gái ông bỏ nhà đi qua đêm? Mỹ Nhung hơi khựng lại, rồi bất ngờ nói:

- Hay anh đưa em về giúp, được không?

Lý rùn vai:

- Về và thú nhận là đã bắt cóc cháu gái ông để ăn đòn thay cô hả? Nàng không chú ý đến nội dung câu hỏi, vẫn giục Lý:

- Anh đã giúp thì giúp cho trót đi! Lý gọi tài xế:

- Cậu đưa giùm cô này về nhà, chỗ tôi và cậu mới vừa sang đó. Tài ngơ ngác khi chưa nhìn thấy cô nàng:

- Cô nào, thưa cậu?

- Cô đang ở trong phòng tôi. Tài sửng sốt:

- Cậu.. cậu có... ai trong phòng? Lý gắt:

- Bảo thì cứ làm, hỏi lôi thôi làm gì!

Chợt bên trong giọng của Mỹ Nhung vọng ra:

- Phải anh đưa thì em mới về, còn không thì em... ngủ ở đây luôn!

Quá bất ngờ, Tài lè lưỡi rụt cổ như ngầm bái phục ông chủ của mình. Biết anh ta hiểu lầm, Lý lại gắt lên:

- Đừng nghĩ lung tung! Mau đưa xe ra cửa đi.

Tài chạy xe ra cổng đợi, lát sau Lý cùng ra với người đẹp. Vừa chợt nhìn thấy, Tài đã kêu lên:

- Cậu, đây là...

Lý phải đập vào vai chàng tài xế lắm mồm một cái rõ đau thì anh ta mới chịu nín im. Anh ta cho xe chạy ra khỏi cổng vừa được hơn chục thước thì bỗng ôm lấy đầu kêu đau. Chiếc xe đang ngon trớn đã suýt đâm sầm vào cột đèn khi anh ta kịp đạp thắng gấp. Lý la lớn:

- Mày làm gì vậy Tài?

Nhưng lúc ấy Tài đã gục trên vô lăng, mặt anh ta tái xanh. Quýnh lên, Lý lay anh ta, vừa gọi:

- Tài, sao vậy?

Cũng may vừa khi ấy Tài mở mắt ra, anh ta hoảng hốt chỉ tay về phía trước:

- Cậu không thấy gì sao, có... Lý ngạc nhiên:

- Có cái gì?

- Người... người ta nằm lăn ra đường, suýt chút nữa... chút nữa mình cán qua họ rồi!

Lý hoàn toàn không thấy gì như lời Tài nói, nên vội nhìn ra ngoài và càu nhàu:

- Có ai đâu, thằng này mày sao vậy?

Tài vẫn còn tỏ ra sợ hãi, vừa chỉ tay ra phía trước vừa run giọng nói:

- Kia kìa, cậu không thấy sao?

Lúc ấy, chợt Mỹ Nhung cũng lên tiếng:

- Có người bị tai nạn phía trước, anh thử bước xuống xem...

Buộc Iòng Lý phải mở cửa xe bước xuống. Vừa đặt chân chạm đất thì bỗng nhiên Lý kêu lên:

- Họ nằm đây nè!

Ngay bên hông xe, đúng chỗ Lý vừa bước xuống đã có một người nằm sóng soài. Lúc này Lý mới hốt hoảng:

- Vậy ra mày đã đụng vào người ta rồi!

Lý cúi xuống định đỡ nạn nhân lên thì chợt sững sờ khi nhìn vào mặt người phụ nữ tuổi trung niên đang nằm nhắm nghiền mắt dưới chân.

- Bà... bà Thu Hà!

Người phụ nữ này có khuôn mặt giống hệt như trong bức ảnh chân dung ở nhà ông cụ hồi sáng nay. Lúc này Lý vội nhìn vào trong xe, anh định hỏi Mỹ Nhung thì chẳng còn thấy cô ta đâu!

Có vài người đi đường nhìn thấy, họ la lên:

- Sao không chở người ta vào bệnh viện đi, còn ở đó chờ cho người ta chết sao?

Lý chợt hoàn hồn, anh giục Tài:

- Đưa bà ấy lên xe rồi chở vào bệnh viện ngay đi!

Dẫu đã trên mười năm rồi, nhưng gương mặt người phụ nữ này vẫn đập mạnh vào tâm trí Lý, anh thẫn thờ như người mất hồn khi nhớ lại câu nói của ông ngoại của Mỹ Nhung hồi sáng:

- Kể từ khi ba má nó chết hết thì con Mỹ Nhung ở với tôi.

Anh chợt rùng mình, nhưng vẫn giục Tài chạy nhanh đi tìm bệnh viện. Khi tới bệnh viện cấp cứu, anh đích thân mở cửa và giục Tài:

- Mày chịu khó bế bà ấy vào, nhanh lên!

Nhưng chợt Tài kêu lớn:

- Cậu Hai, coi kìa!

Theo tay chỉ của Tài, Lý nhìn ra băng ghế sau, anh kinh hãi khi thấy ở đó là... một bộ xương người chứ không phải là người phụ nữ bị tai nạn lúc nãy nữa!

- Trời ơi!

Lý chỉ kịp kêu lên như vậy rồi lặng người đi, mồ hôi lạnh thấm ướt cả lưng áo...

Việc phải âm thầm chở bộ xương người trên xe quay về ngôi nhà của ông cụ tìm Mỹ Nhung là điều vạn bất đắc dĩ mà Lý buộc phải làm. Anh động viên Tài:

- Ráng giúp tao một chút. Tài thắc mắc:

- Nhưng cậu đâu bắt buộc phải chở về đó, trong khi ta có thể đem bỏ ố bãi

đất trống nào cũng được mà!

Lý nghiêm giọng:

- Không được. Mày cứ làm theo tao đi, rồi ắt biết tại sao.

Khi Tài chạy xe tới đúng ngôi nhà lúc sáng thì chính Lý ngạc nhiên khi thấy cửa nẻo đóng kín. Ngỡ ông cụ đi chợ chưa về nên anh bảo Tài tắt máy xe đợi, Hơn nửa giờ sau, Lý bắt đầu sốt ruột, nhất là việc Mỹ Nhung vẫn chưa trở về nhà. Anh hỏi lại Tài:

- Lúc nãy khi lộn xộn, mày có thấy cô gái bước ra khỏi xe không?

- Dạ, lúc ấy em bị choáng, đâu biết gì.

Chờ thêm nửa giờ nữa, Lý quyết định bước xuống xe đi vòng ra sau nhà, chỗ mấy ngôi mộ đá. Anh giật mình khi thấy ngôi mộ nằm cạnh mộ đề tên Mỹ Nhung bị vỡ một mảng lớn, như bị ai đó đập phá. Trên bia mộ ghi rõ: Mộ phần Lê thị Thu Hà.


Tò mò, Lý cúi xuống nhìn kỹ dòng chữ ghi bên dưới được khắc bằng tay, dạng chữ viết thường:

“Hận nhà họ Vương!”

- Sao là họ Vương?

Lý bị kích động khi dòng họ Vương của mình bị nêu ra ở đây. Anh ngồi hẳn xuống ngay đầu mộ, đưa tay bới đất cát lấp một phần dòng chữ tiếp theo để đọc cho hết câu:

“Lòng dạ bạc bẽo của người này chỉ có phanh thây ra mới hả dạ! Suốt kiếp này mày đừng hòng ngóc đầu lên được Dương Cường ơi!”

Tới đây thì Lý không thể nào còn bình tĩnh được nữa, anh sửng sốt kêu lên:

- Cha tôi sao?

Dương Cường là cha của anh. Ông ấy có liên hệ với người phụ nữ tên Thu Hà này là điều Lý từng biết, tuy còn lờ mờ. Nhưng câu ghi trên mộ này đích thị là dành cho cha mình! Lý thì thào:

- Sao... sao lại có chuyện này...?

Anh ngồi thừ người ra ở đó khá lâu, lúc đứng lên trở ra xe thì một lần nữa Lý sửng sốt khi thấy Tài gục trên tay lái, ngất lịm. Nhìn ra băng ghế sau, anh kêu lên:

- Đâu rồi?

Bộ xương đã biến mất!

Lý nhìn quanh, xóm vắng không có một bóng người. Ngôi nhà của ông cụ vẫn khoá chặt cửa. Khi Lý bước tới nhìn qua khe cửa thì hốt hoảng, bởi ở giữa nhà có một cỗ quan tài đỏ nằm trong bóng lờ mờ...

Còn đang hoang mang thì chợt Lý nghe có tiếng ai đó sau lưng:

- Nhà đó không có ai ở đâu, mà cậu tìm ai?

Lý quay lại, anh thấy một phụ nữ trung niên đang nhìn anh như dò xét. Lý phải lên tiếng:

- Tôi tìm ông cụ chủ nhà. Ông có cô cháu ngoại tên Mỹ Nhung... Chị nọ nhìn sững Lý lồi nói, giọng hơi run:

- Ông... ông ấy đã... còn cô... cô...

Chị ta chỉ nói được mấy tiếng không thành câu đó rồi vụt bỏ chạy như bị ma

đuổi. Lý ngơ ngác gọi theo:

- Kìa chị! Chị ơi...

Trong nháy mắt, người phụ nữ đã biến mất dạng. Lý còn đang phân vân thì nghe Tài gọi vừa nhấn còi xe:

- Cậu Hai!

Khi Lý trở lại xe thì thấy sắc mặt của Tài vẫn còn thất thần, anh hỏi:

- Hồi nãy mày bị sao vậy? Còn cái...

Lý vừa hỏi vừa nhìn ra băng sau, Tài run giọng đáp:

- Em đang ngồi đợi cậu ra thì chợt nghe có tiếng động phía sau, em quay lại thì thấy một phụ nữ trung niên với mái tóc dài quá lưng đang trừng mắt nhìn! Em chưa kịp có phản ứng gì thì bỗng bị mờ mắt, đầu óc quay cuồng, rồi không còn biết gì nữa...

Lý càng hoang mang hơn, anh chỉ ra sau nhà, nói giọng hơi run:

- Ngôi mộ phía sau đó cũng... cũng...

Tự dưng Lý cảm giác như có ai chặn ngang không để anh nói. Anh hất hoảng giục Tài:

- Chạy đi!

Khi về đến nhà, Lý vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh dặn Tài:

- Mày nghe bất cứ động tĩnh gì cũng phải chạy ngay lên phòng tao, đừng để

tao phải gọi!

Lý đóng cửa phòng lại, và anh mở tung mấy ngăn kéo cất giữ giấy tờ sổ sách mà khi dọn nhà tới đây anh chưa có dịp sắp xếp lại. Vật anh tìm là những gì của cha để lại mà bấy lâu nay Lý ít khi để ý tới. Phần lớn là những bản lưu các hợp đồng thi công những công trình lớn, thỉnh thoảng có lẫn một vài giấy tờ, thý từ riêng.

Và cuối cùng vật mà Lý cần tìm đã có. Đó là một bao nhựa cũ, trong đó gói khá kỹ những thư từ, hình ảnh của cha và... của một người tên Thu Hà!

- Đây rồi!

Những thứ này kể từ khi cha chết đã hơn tám năm, Lý niêm kín trong tủ riêng, kể cả mẹ anh chết sau cha hai năm Lý cũng không cho bà xem.

- Thì ta bà Thu Hà và cha...

Lý vừa tò mò giở từng phong thư và hình ảnh. Lúc này anh mới phát hiện trên một bức ảnh chụp riêng bà Thu Hà, có những nét bút mực đỏ gạch chéo gần như muốn xoá hết khuôn mặt xinh đẹp trong đó.

- Sao ai lại làm vậy?

Lý lật phía sau bức ảnh, anh giật mình khi nhận ra nét chữ quen thuộc của mẹ:

“Con chó cái này, mày không thể tồn tại trên cõi đời này là đúng với ý trời,

đừng trách ai cả!”

Đọc thêm vài lá thư nữa, Lý biết đó là những thư tuyệt tình của người tên Thu Hà, trong đó có đoạn viết:

“Chuyện của mình càng lúc càng đi đến ngõ cụt mà thôi. Em xin anh hãy buông tha cho em, còn phần em thì để quên anh, em sẽ đi lấy chồng. Em đau đớn mà làm việc này, nhưng như thế còn hơn, bởi em không thể yêu một người đã có vợ, để suốt năm tháng vò võ đợi chờ trong tuyệt vọng... Thôi, quên cm đi...

Thu Hà.”

Thì ra ba đã yêu người đàn bà này trong khi đã có mẹ rồi. Thảo nào mẹ ghen như vậy...

Đến một lá thư sau cùng, được để dưới một xấp ảnh, vừa đọc ngay dòng đầu, Lý đã sững sờ:

“Tôi hận anh kiếp này qua kiếp khác Dương Cường ơi!”

Nội dung gần giống với câu trên mộ bia. Và còn nữa, những dòng tiếp theo:

“Anh không thể bảo đảm chuyện tình yêu cho người ta thì hãy để cho người ta hạnh phúc, cớ sao lại nhẫn tâm phá hoại cái mà người ta cất công xây dựng?

Anh đã ra tay độc ác thì đừng trách sao chính mình sẽ lãnh hậu quả thảm khốc.”

Lý buông những lá thư và hình ảnh xuống rồi thẫn thờ khá lâu. Vậy ra cha mình có lỗi trong vụ gì đó chăng? Hay là lỗi với chính bà Thu Hà?

Suốt buổi đó hầu như Lý không ra khỏi phòng. Anh cố tìm thêm những chi tiết khác nữa, nhưng không có... Bất chợt anh nhớ tới mẹ:

- Ở nhà ngoại, nơi mẹ ở vào những ngày cuối đời!

Điều vừa loé lên trong đầu khiến cho Lý gọi giật tài xế vào:

- Chuẩn bị đi Bà Rịa ngay! Tài ngạc nhiên:

- Chỉ tới Bà Rịa thôi hay đi luôn Vũng Tàu hả cậu?

- Bà Rịa thôi, về nhà ông bà ngoại tôi!

Tài muốn có ý kiến ngăn lại, bởi lúc đó đã hơn 5 giờ chiều rồi, nhưng anh biết tính của cậu chủ mình, một khi đã muốn làm việc gì rồi thì có trời mới cản được. Bởi vậy Tài vẫn cho xe ra cổng và chờ.

Khi Lý vừa mở cửa xe phía sau thì anh ngạc nhiên hỏi:

- Cái gói gì đây? Tài ngơ ngác:

- Dạ, gói gì em đâu có biết?

Lý mở lớp giấy bọc bên ngoài ra, anh ngạc nhiên vì bên trong là một cái hộp thiếc, loại hộp đựng bánh bisqui. Nhưng bên trong không có bánh, mà chứa toàn những giấy tờ, thư từ...

- Của mẹ!

Nhìn chữ viết cùng những vật dụng quen thuộc, Lý nhận ra ngay đó là đồ vật của bà Mỹ Hoa, mẹ anh.

Lý hỏi lại:

- Sao nó lại ở đây?

Lý biết chắc hầu hết những đồ vật riêng tư của mẹ, khi bà mất thì bà ngoại anh đã lấy về cất riêng trong căn phòng mà mẹ anh được dành riêng trong ngôi nhà của ông bà ngoại ở huyện Đất Đỏ. Nó chưa hề được đưa về nhà này, lại càng không thể nằm khơi khơi trên xe như thế này.

Giở nắp hộp ra, Lý phát hiện có một mảnh giấy với dòng chữ lạ:

“Cần gì phải ra tận Bà Rịa, những gì cần xem nó ở cả trong chiếc hộp này!”.

- Chữ này của ai viết vậy, mày biết không Tài?

Đưa miếng giấy với mấy dòng chữ viết đó cho Tài xem, anh ta lắc đầu:

- Em đâu có biết.

Lý thay đổi quyết định, anh bảo:

- Mày cho xe trở vào và chờ tao một lát.

Anh đi thẳng vào phòng mình, tuần tự giở hộp thiếc ra. Ngay tờ giấy đầu tiên đã khiến Lý phải giật mình, bởi trên đó không viết chữ gì, mà chỉ có một bức ảnh chân dung của bà Thu Hà cùng với dấu gạch chéo bằng bút đỏ. Một dấu gạch chéo đủ nói lên ý của người gạch: Xoá sổ người trong ảnh!

Chưa hết, ngay dưới đó còn có một lá thư với nét chữ lạ, viết rất thô kệch và

đề thẳng tên mẹ: Gửi bà Mỹ Hoa. Lý hơi run tay khi bóc lá thư này ra xem.

“Theo đúng ý bà, tôi đã cho đàn em làm xong mọi việc. Tình địch của bà, cả chồng con nó đều đà bị thiêu sống trọn gói, như một tai nạn cháy nhà, chẳng ai có thể nghĩ đó là một vụ giết người.

Như vậy, lần này bà không còn phải áy náy nữa về việc trừng phạt mà bà trách tôi là ra tay nửa vời như lần trước. Tình địch của bà giờ đây không còn có cơ hội viết thư tố cáo với chồng bà nữa. Vậy đề nghị bà trao nốt số tiền công còn lại cho người cầm giấy này nội trong ngày hôm nay.

TB: Điều dặn dò cẩn thận của bà cũng đã được đàn em tôi thực hiện chu đáo: trước khi chết, tình địch của bà được báo cho một chi tiết thú vị rằng chính ông Dương Cường đã ra tay để trả thù việc bà Thu Hà bỏ đi lấy người khác, gây cho ông chồng bà đau khổ! Hồn người kia dưới Suối Vàng sẽ luôn nghĩ rằng bà ta bị tình nhân sát hại. Và nếu có trả thù thì chắc chắn họ cũng chỉ tìm chồng bà để trả thù mà thôi!”

Buông lá thư xuống, Lý chỉ kịp kêu lên mấy tiếng rồi gục xuống.
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:06 am

Khó khăn lầm Lý mới tìm được ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong con đường dẫn lên núi ở một thôn cách thị trấn Long Điền hơn năm cây số.

Ngôi nhà cửa đóng im ỉm, đứng ngoài khá lâu rồi mà Lý vẫn không thấy bóng ai bước ra.

Mặt trời dần xuống thấp càng làm cho Lý hơi lo, bởi nếu không gặp được người cần tìm thì có lẽ anh phải trở về Bà Rịa ngủ trọ, rồi mai trở lại tìm nữa.

Vừa khi ấy, có người lên tiếng hỏi từ phía sau:

- Cậu kiếm ai?

Giật mình quay lại thấy một bà cụ, Lý lễ phép:

- Dạ, cháu muốn tìm ông Năm Lực. Bà già chỉ tay vào nhà:

- Ông ấy ở trong nhà! Cậu phải vô tận nơi để kêu may ra ông nghe, chứ đứng ngoài này thì tới bao giờ ông ấy mới ra!

- Dạ, nhưng cổng ngoài đóng chặt...

- Đẩy mạnh mà vào, không có khoá đâu. Nhưng nói trước để cậu biết, coi chừng khi vào gặp ông già đó!

Lý ngạc nhiên:

- Sao vậy bác? Cháu chỉ hỏi thăm chuyện nhà một chút, chứ có làm phiền gì ông ấy đâu?

Bà cụ khẽ lắc đầu:

- Ông già này tính khí thất thường lắm. Bình sinh ông không chịu tiếp xúc với ai, cũng không gây khó dễ gì cho ai, nhưng nếu ai làm cho ông ta bực mình thì liệu hồn, có khi ông ấy vác cây đuổi chạy không kịp! Ở xứ này ai cũng ngán, không ai dám bước vào nhà nửa bước. Cậu liệu mà tính!

Nói xong bà cụ đi thẳng. Lý hơi lưỡng lự, nhưng cuối cùng anh mạnh dạn đẩy cánh cổng và bước vào sân. Câu nói của người nào đó trong giấc mộng đêm qua như còn văng vẳng bên tai, nó như sự thôi thúc Lý phải gặp ông già cho bằng được:

“Gặp ông Năm Lực thì mọi điều sẽ sáng tỏ. Ông ấy sẽ cho anh biết anh phải làm gì để thoát ra khỏi khổ nạn này. Bằng không, anh sẽ bị mất ngủ triền miên, bị quấy phá suốt đời và thậm chí sẽ tiêu tan hết sản nghiệp do cha anh để lại”.

Lý bước nhanh đến bên cửa trong ngôi nhà và gõ liền mấy cái vào cửa, vừa cất tiếng gọi:

- Bác Năm ơi, bác Năm!

Anh phải gọi đến lần thứ ba thì mới nghe một giọng khàn đục lên tiếng:

- Ai đó?

- Dạ, cháu tìm bác có việc gấp. Cháu từ Sài Gòn ra.

- Ai ở Sài Gòn ra?

Giọng ông già trở nên hằn học và cộc lốc:

- Ai?

- Dạ, cháu là Lý. Cháu cần tìm ông Năm Lực.

- Lý nào?

Lý bắt đầu ngại khi nghĩ mình sắp đối diện với con người hung hăng này. Anh cố dịu giọng:

- Cháu được cô Mỹ Nhung giới thiệu...

Không ngờ câu nói bịa của Lý lại có tác dụng tức thời. Ông già mở ngay cánh cửa, vừa hỏi:

- Con Mỹ Nhung đâu?

Ông đứng đối diện với Lý mà chẳng màng đến anh, chỉ đảo mắt tìm kiếm. Hiểu ý, Lý phải nói:

- Dạ, cháu ra có một mình. Cháu chỉ..

Cánh tay khẳng khiu của ông cụ vung lên và rất nhanh, ông giáng thẳng vào mặt Lý một cái. Nếu không cảnh giác trước thì Lý đã lãnh trọn cái tát đó.

Anh kịp đưa tay chụp cánh tay ông lại vừa lên tiếng:

- Cháu không có ý xấu. Cháu chỉ nghe theo lời mách bảo của Mỹ Nhung ra gặp ông, đem cho ông ít quà...

Cánh tay già nua tuy có dữ dằn, nhưng sức lực đâu bì được với sức trẻ, do vậy khi bị Lý kìm lại, ông đành phải rút tay về và đột nhiên bật thành tiếng khóc. Ông khóc nức nở như một người chưa từng dược khóc, khiến cho Lý lo ngại:

- Kìa bác. Cháu chỉ...

Anh đã chuẩn bị sẵn gói quà theo lời mách bảo của người báo mộng cho anh

đã dặn, mấy bánh thuốc hút.

Vừa đưa nó ra, ông cụ đã reo lên như đứa trẻ được quà:

- Con Mỹ Nhung của ông đây mà! Quà của nó ở đây mà...

Ông vồ lấy mà không đợi Lý đưa. Và thái độ ông đổi khác ngay khi ôm gói quà trong tay:

- Con Mỹ Nhung của ông đâu? Nó được bao lớn rồi? Nó sao không về đây vấn thuốc cho ông hả?

Những câu hỏi liên tục khiến Lý chưa biết trả lời sao thì chợt anh nhìn thấy một ảnh chân dung phóng lớn treo trên vách nhà, hình một bé gái tuổi khoảng lên ba, có nét hao hao với Mỹ Nhung. Linh cảm khiến Lý ứng đối kịp thời:

- Dạ, Mỹ Nhung nay đã lớn rồi, cô ấy có thể mồi thuốc cho ông hút được! Đang vui, bỗng ông nhìn Lý quát lớn:

- Sao tập cho con gái hút thuốc hả? Không được nghe chưa!

Nói xong, ông giữ chặt gót thuốc trong tay vừa bước thẳng vào trong như sợ có người giật lại gói quà của mình. Quan sát sự việc, Lý đã đoán phần nào tính khí và tình trạng sức khoẻ của ông cụ. Anh lại dịu giọng nói:

- Mỹ Nhung gửi lời thăm ông và dặn ông không được ăn uống thất thường. Mỹ Nhung...

Bỗng dưng ông cụ quay trở ra, chỉ tay lên bức ảnh bé gái, vừa mếu máo nói:

- Con nhỏ chết khi mới chừng ấy tuổi thôi, tội lắm trời ơi! Bây giờ đến phiên Lý kinh ngạc, anh lúng túng:

- Dạ, cháu... cháu...

- Ngồi xuống đi, rồi nói cho ta nghe coi cháu tao bây giờ ở đâu?

Thì ra ông cụ không bình thường, nhớ chuyện này xọ qua chuyện kia. Lý nắm bắt tâm lý khá giỏi bởi đã du học khoa tâm lý ở nước ngoài mấy năm, anh tiếp tục dùng sở học của mình:

- Dạ, để cháu vấn thuốc cho ông hút, Mỹ Nhung có chỉ cho cháu.

Quả nhiên cách nói đó của Lý đã chinh phục được ông già. Ông tỏ ra thân thiện hơn:

- Được rồi, mấy bữa nay ta ho nhiều nên cữ hút thuốc. Vậy con hãy rót nước cho ông uống đi, giống như Mỹ Nhung hồi ấy...

Lý rót ngay một ly nước trong bình trà đã nguội đưa cho ông và nói:


- Ông uống đỡ, để chờ cháu đi nấu nước sôi pha ấm trà khác cho ông nghe. My Nhung nói ông thích uống trà đậm.

Chi tiết này là Lý bịa ra, không ngờ đúng ý ông:

- Phải, con nhỏ nhớ dai quá. Ta thích uống trà nóng và đậm mà phải là trà sen kia.

Cũng may trong gói quà Lý mang theo có cả thuốc lá và trà, anh vội nói:

- Mỹ Nhung có gửi cả trà sen cho ông. Ông cụ cảm động:

- Con nhỏ còn thương! Tội nó quá...

Lý thầm nghĩ: thì ra đây là ông nội của cô gái, còn ông già ở cạnh nhà mình là ông ngoại.

Anh tự nhiên đi ra sau bếp mà không gặp sự phản đối nào của ông cụ. Anh tìm thấy ấm nấu nước để chỏng chơ trên lò, không có chút nước nào trong đó, chứng tỏ ông già sống chỉ một mình và không ai chăm sóc cơm nước.

Chờ ấm nước sôi, Lý mang lên châm vào bình, xin ông cụ lấy gói trà sen trong bọc thuốc lá. Anh bịa thêm:

- Mỹ Nhung nói ông thích vừa ngồi uống trà vừa kể chuyện cho con cháu nghe, vậy bây giờ...

Anh định khơi gợi để bắt đầu cuộc truy hỏi những điều mình cần biết, và anh

đã thành công khi ông già bảo:

- Ngày trước lúc nào nó cũng biết đòi ta kể chuyện những lúc ta ngồi hút thuốc, uống trà. Bàn tay nhỏ nhắn của nó cầm nhúm thuốc không xong, vậy mà lúc nào cũng đòi vấn cho nội hút. Thấy mà thương cái bàn tay búp măng đó!

Nhìn đôi mắt rưng rưng ngấn lệ của ông, Lý biết rằng trong lòng ông đang sống lại hình ảnh đứa cháu gái thân thương, nên anh đánh thẳng vào điểm yếu đó bằng câu nói:

- Nếu Mỹ Nhung yêu cầu ông kể cho nghe tại sao cô ấy bỏ ông đi, ông có sẵn lòng nói không?

Lý chờ những lời kể thật câu chuyện mà anh cần biết, hoặc có thể là cơn thịnh nộ của ông già. Không ngờ, giọng ông cụ bỗng trở nên nhẹ nhàng, tình cảm hơn:

- Nó bỏ ta mà đi khi ta chỉ có nó là cháu nội duy nhất! Hôm đó cũng bằng giờ này khi nó đang ngồi nghe ta kể chuyện thì vụt chạy ra ngoài, kêu lên là nhà của nó bị cháy. Nó hoảng loạn lên, bởi khi ấy ba má nó đang ngủ say trong đó, mà lúc sang đây do sợ trộm vào lấy dồ nó đã khoá cửa từ bên ngoài! Trời ơi...

Ông cụ kể tới đó thì nấc lên và hầu như không còn đủ sức để ngồi vững nữa, ông ngã chúi nhủi về phía trước. Lý hốt hoảng:

- Kìa, ông ơi!

Anh đỡ ông cụ lên và kịp nghe ông nói rất khẽ:

- Gặp con Mỹ Nhung hãy nói với nó là đừng làm khó người ta... không phải do thằng ấy gây ra đâu..

Câu nói mập mờ khó hiểu, khiến Lý phải hỏi lại:

- Ông nói thằng đó là ai?

- Thằng Dương Cường... không phải nó... mà chính con vợ nó...

Ông nói tới đây thì kiệt sức, ngoẹo đầu sang bên và ngất đi. Lý bế ông lên chiếc ghế dài giữa nhà:

- Ông ơi!

Sờ thấy ông còn thở, Lý hơi yên tâm, nhưng nỗi thắc mắc trong lòng vẫn khiến anh không yên. Tại sao ông cụ nói về cha mình như thế?

- Ông ấy nói đúng. Tôi đã gặp ông và hỏi kỹ rồi, đang tính về sẽ gặp lại cậu nói rõ. Nhất là gặp mẹ con con Thu Hà để giải mối hận trong lòng chúng nó bấy lâu nay.

Giọng nói đó khiến Lý bàng hoàng, anh quay lại và ngơ ngác khi thấy ông già mà anh từng gặp ở ngôi nhà gần nhà mình, nơi có những ngôi mộ.

- Kìa, sao bác lại ở đây?

Ông già bình tĩnh ngồi xuống ghế và đáp:

- Thì cũng như cậu, tôi đi tìm hiểu sự thật.

- Vậy ra bác vắng nhà mấy bữa nay là lên đây! Mà sao có một cỗ quan tài nằm giữa nhà bác ở dưới?

- Cậu không nhận ra sao, đó là quan tài của cha cậu, ông Dương Cường!

Câu nói đó khiến Lý rúng động:

- Trời ơi, sao Iại như thế!

- Đó là ý của con Thu Hà! Hơn mười năm nay nó chỉ nung nấu việc trả thù, dẫu đã là người cõi âm nó vẫn không nguôi chuyện thù hận. Bởi nó vẫn tin chắc rằng cha cậu là người gây ra cái chết cho vợ chồng, con cái nó. Cho đến mới đây...

Ông lấy từ trong túi áo một phong thư và đưa cho Lý:

- Cậu đọc đi rồi sẽ hiểu.

Lý cầm lấy và ngạc nhiên kêu lên:

- Đây là lá thư người ta gửi cho má cháu!

- Thì ra cậu đã biết, chính con Mỹ Nhung đưa về cho tôi. Nó bảo sau khi hiểu ra điều này rồi, nó không còn hận cha cậu nữa, mà nó cũng muốn mẹ nó làm như vậy...

- Hôm qua cháu cũng nhận lá thư này trong cái hộp của mẹ cháu, hình như cũng đo Mỹ Nhung đem tới.

Ông già gật đầu:

- Nó đó! Con Mỹ Nhung có cảm tình với cậu, nên nó không muốn mẹ nó tiếp tục hận thù, tiếp tục gây ra những cái chết cho nhà họ Dương nữa...

Lý hốt hoảng:

- Những cái chết nhà họ Dương? Ông già tiếp lời bằng giọng bức xúc:

- Ba cậu chết là do con Thu Hà bắt hồn, mẹ cậu cũng thế và rồi sẽ tới cậu! Lý tái mặt:

- Ông... ông nói thật ư?

Ông già tiếp tục thở dài:

- Oan gia nghiệp chướng mãi như thế làm sao được! Bởi thế hôm cậu sang nhà tìm con Mỹ Nhung là tôi sợ thất thần rồi! Tôi đâu muốn con gái mình tiếp tục lún sâu vào cuộc hận thù đó, mặc dù nó có quyền...

Ông nói tới đây thì oà lên khóc, khiến Lý cũng mủi lòng, ông nghe mắt mình cũng cay cay...

- Thưa ông...

Lý bị ông già chặn ngang:

- Cậu để tôi nói hết đã. Hôm đó tôi nói dối cậu rằng có hai con Mỹ Nhung. Thật ra chỉ có một và đó là Mỹ Nhung nằm dưới mộ. Còn Mỹ Nhung mà cậu gặp chính là...

Lý chặn lời ông:

- Cháu đã hiểu, đó là hồn ma cô ấy!

- Nhưng có những điều cậu còn chưa hiểu. Như nơi cậu đang sống...

- Ông nói gì cháu không hiểu? Ngôi nhà cháu đang ở là sao?

- Đó là ngôi nhà do ba cậu xây cho... ông Năm Lực đây mà! Lý ngơ ngác:

- Có chuyện đó sao? Vậy mà cháu nào biết. Cháu mua là do có người mách.

- Do oan hồn con Thu Hà khiến cậu đó. Nó muốn đưa cậu về đây, để... Ông tiếp bằng giọng run run:

- Nó muốn bắt hồn cậu đi luôn! Lý thất thần:

- Thảo nào gần hai năm nay, lúc nào trong đầu cháu cũng như vang lên những âm thanh kỳ lạ, khiến cháu mất ngủ triền miên và rất sợ bóng tối! Cháu không hề biết gì về ngôi nhà mình đang ở...

Ông già kể tiếp:

- Hồi đó anh sui gia tôi đây cất ngôi nhà ở cạnh nhà tôi. Con Thu Hà ngày ấy còn sống, và nó với cha cậu là một cặp đôi mà tưởng chừng như không có gì chia lìa chúng dược. Tôi cũng tán đồng chuyện chúng nó yêu nhau. Nhưng chẳng hiểu sao đùng một cái, cha cậu lại đi lấy vợ, lấy người mà sau này cậu gọi là mẹ đó! Con Thu Hà đau khổ khóc sưng cả mắt và cứ tìm cách níu kéo, kêu gọi cha cậu hồi tâm trở về với nó! Tôi biết được điều đó nên cương quyết bảo

nó cắt đứt chuyện tình với cha cậu, bởi tôi không muốn con gái mình mang tiếng phá hoại gia cang người khác, mặc dù nó là kẻ đến trước. Đến trước mà về sau cậu à...

Ngừng lại một lúc, rồi ông tiếp bằng giọng bùi ngùi:

- Nó đã trả thù lại bằng cách... đi lấy chồng! Con trai ông Năm Lực đây khi ấy sống trong ngôi nhà cậu ở bây giờ, tức sát vách nhà tôi và con Thu Hà. Chúng nó phải lòng nhau thật sự hay chỉ là cuộc tình gán ghép để thoả cơn thù hận của con Thu Hà thì tôi không dám chắc, nhưng có điều là khi chúng sống với nhau, tôi nhận ta thằng Hoà con anh Năm đây thương con Thu Hà thật. Cho đến khi chúng có với nhau đứa con đầu lòng, con Mỹ Nhung, thì tôi tin là chúng sẽ ăn đời ở kiếp với nhau được. Tôi mừng lắm. Nhưng...

Ông ngừng lại, cơn uất nghẹn làm cho ông không thể tiếp tục câu chuyện được nữa. Phải mất gần năm phút sau Lý mới nghe ông lên tiếng, giọng khàn đục:

- Vậy mà một buổi chiều kia, lửa trong nhà bỗng dưng bốc cháy! Lúc đó tôi đi ra chợ chưa về, còn con Mỹ Nhung lúc ấy hơn ba tuổi thì sang nhà nội nó chơi, chỉ kịp chạy về khi lửa đã cháy trùm toàn ngôi nhà.

- Cửa ngoài đã bị khoá, con Mỹ Nhung cố lao vào để mở cửa và cũng bị thiêu cháy theo ba má nó! Trời ơi...

Ông cụ lại ngất đi. Lúc này trong ngôi nhà nhỏ có đến hai ông già nằm bất động, khiến Lý bối rối, anh phải chạy đi lấy khăn nhúng nước lau cho cả hai người. Lát sau họ tỉnh lại. Ông Năm Lực tiếp bằng giọng trầm buồn:

- Bấy lâu nay tôi buồn đau quá mà hoá rồ, bởi tôi chỉ có mỗi thằng con trai, nó chết đi rồi tôi không còn thiết sống nữa.

- Bởi vậy anh ấy mới bán ngôi nhà mà cậu đang ở đó, bỏ về đây ở ẩn. Hôm qua tôi tìm đến để hỏi thêm anh ấy vài việc liên quan tới con gái mình, và định trở về khuyên con Thu Hà, đừng nuôi hận thù nữa. Chứ thật ra khi nó mang cỗ quan tài ba cậu về đặt giữa nhà đó là cho liệm xác cậu vào đó mới hả giận. Đêm qua đúng ra là cậu đã bị hại rồi, nếu không có con Mỹ Nhung. Nó đã cãi nhau với mẹ nó một trận, không cho Thu Hà đón đường cậu lúc cậu định đi Bà Rịa.

Lý hốt hoảng kêu lên:

- Thì ra cô ấy ngăn không cho cháu đi Bà Rịa bằng cái hộp đựng đồ vật của mẹ cháu!

- Phải! Thật ra cái hộp này giữ ở nhà ông nội cháu đây từ lâu, chứ không ở

nhà bà ngoại cậu. Con Mỹ Nhung đã lấy đem đưa cho cậu, mục đích giúp cậu

hiểu rõ mọi chuyện, đồng thời ngăn không cho cậu ra ngoài. Bởi nếu cậu đi đêm qua thì cậu đã không toàn mạng!

Lý rùng mình, hết nhìn hai ông cụ rồi nhìn một lượt khắp ngôi nhà. Thấy bức

ảnh của Mỹ Nhung thời thơ ấu, anh thắc mắc:

- Lúc chết cô ấy mới ba tuổi, sao giờ đây là một cô gái. Ông Năm Lực tỉnh táo đáp:

- Người trong thế giới vô hình cũng lớn lên theo thời gian. Nó đã trở về đây nhiều lần, mà mỗi lần bước vào nhà tôi cứ tưởng là cô gái nào, đâu ngờ là nó. Nếu nó còn sống thì năm nay cũng đã mười bảy mười tám rồi...

Ông lại khóc. Rồi ông già kia cũng khóc theo. Và đến lượt Lý cũng không cầm được nước mắt...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:07 am

Khi Lý trở về cùng ông cụ thì cả hai vô cùng ngạc nhiên khi không còn thấy cô quan tài nằm giữa nhà nữa! Lý còn đang hoang mang thì ông già đã chỉ tay ra sau nhà bảo:

- Chắc là nó an táng ngoài kia rồi.

Lý chạy ra và vô cùng ngạc nhiên khi thấy có một ngôi mộ mới nằm ngay bên trái mộ của Thu Hà, cùng một dãy với ba ngôi mộ: Thu Hà, chồng bà ấy và Mỹ Nhung.

- Âu cũng được...

Lý nói khẽ và thầm khấn:

- Ba hãy nằm đây! Bà ấy đã tha thứ cho ba rồi đó...

Lý trở về nhà với tâm trạng bớt nặng nề hơn. Kể từ hôm đó, Lý đã cho mở tường rào thông cửa sang bên kia. Môi ngày anh đều sang bên bốn ngôi mộ và thường xuyên hương khói.

Cũng từ hôm đó, đêm nào đèn ở phòng của Lý cũng tắt rất sớm. Có lần tài xế Tài rình bên ngoài và nghe có tiếng cười của một người con gái từ bên trong.

Vốn là người ưa tán chuyện, nhưng chẳng hiểu sao từ đó Tài lại kín miệng như bưng, không hé lộ với ai nửa lời về những gì mình thấy được trong phòng cậu chủ của mình...

Mà thật ra thì cũng có gì đâu để bàn tán! Bởi ở cõi đời này, đâu phải người với ma liên hệ với nhau là chuyện đáng ngạc nhiên!

Bà Lệ Thuỷ rùng mình bởi cơn gió lạnh đột ngột thổi từ ngoài vào, bà bước tới đóng chặt cánh cửa sổ lại rồi bật lò sưởi.

Đây là một ngoại lệ, bởi tuy trời Đà Lạt có lạnh, nhưng từ bao lâu nay bà không bao giờ phải dùng tới lò sưởi cả. Với bà, cái lạnh ở xứ hoa này đâu thấm gì với cái lạnh ở nước ngoài mà bà đã trải qua hơn mười năm đi du học. Bởi vậy kể từ khi về nước, mua lại ngôi nhà cổ này trên ngọn đồi cách trung tâm thành phố hơn cây số, bà đã cho mở tung các cửa ra, kể cả ban đêm.

Với bà, không khí trong lành quan trọng hơn cả hơi lạnh mà mọi người thường ngại. Tôi tớ trong nhà không tán thành việc đó, nhưng họ đâu dám có ý kiến khi bà chủ muốn.

Tối nay, bà càng có lý do để chứng tỏ mình không sợ lạnh, bởi thằng con trai bà lúc chiều đã điện thoại lên dặn bà phải đóng kín cửa lại, làm cho trong nhà ấm lên, để khi anh ta đưa cô con dâu bà về cô ta đỡ phải cóng, vì cô ta rất dị ứng với khí lạnh Đà Lạt này.

Bà Lệ Thuỷ vốn có thành kiến với cô con dâu không do bà chọn này, cho nên hễ cái gì cô nàng không ưa thì bà muốn làm trái ngược lại.

Về cô con dâu Mỹ Dung, chính bà đã phản đối kịch liệt khi bà còn ở nước ngoài nhận được tin Hoàng Lộc cưới vợ. Với bà, chuyện vợ con của Lộc phải do bà chọn, mà việc đó bà đã làm rồi, bà muốn Lộc cưới Lan Hương, một cô gái đang ở Pháp cùng cha mẹ vốn là bạn thân của bà.

Tuy nhiên Hoàng Lộc đã làm chuyện đã rồi, khi tự mình tổ chức đám cưới mà không cần sự có mặt của mẹ. Khi bà về nước, giữa hai mẹ con đã nổ ra cuộc tranh luận dữ dội, dẫn tới sự tách ra lên Đà Lạt ở riêng, không màng gì tới cuộc kinh doanh đang phát đạt và rất cần sự góp sức của bà.

Hồi trưa nay, Lộc điện lên báo tin là anh và vợ sẽ lên gặp bà bàn vài việc quan trọng. Bà đã có ý không muốn tiếp cô con dâu, nhưng do Lộc bảo chuyện không thể không gặp, nên buộc lòng bà phải để cho Lộc đưa con dâu lên. Bà cố ý ngồi chờ là vậy...

Tuy nhiên, chẳng hiểu sao đang ngồi, bà Lệ Thuỷ lại bắt lùng mình, bà đóng cửa sổ lại nhưng không muốn mấy người giúp việc nhìn thấy mình bị lạnh, nên bà tự bật lò sưởi và đóng kín cửa ra vào lại, rồi ngã người trên ghế nệm. Tự dưng bà cảm thấy buồn ngủ đến độ đôi mắt vốn rất tỉnh táo của bà như đang muốn nhắm lại.

- Ra khỏi phòng này ngay!

Cái vía của bà Lệ Thuỷ vẫn còn chưa ngủ, nhưng câu nói của ai đó thì như vọng lại từ cõi hư vô. Bà cố bật người dậy mà không thể, nên cố nhướng mắt lên, vừa hỏi nhừa nhựa:

- Ai... nói gì...

- Tao nói là mày bước ra khỏi phòng này ngay, nghe chưa con đ. già!

Giọng nói càng lúc càng đanh đá và như sắp vồ lấy bà, khiến bà Lệ Thuỷ phải đưa tay lên đỡ và một lần nữa cố rướn người lên để tránh. Bà cảm giác như có hơi thở của ai phả vào mặt mình, bà kêu thét lên. Nhưng tiếng kêu của bà không thể phát ra khỏi cổ họng được, trong khi giọng nói lặp lại lần nữa:

- Tao nói lần nữa, mày có đi ra không! Phòng này là của tao, tại sao mày tới

đây chiếm lấy rồi còn tự động đốt lò sưởi lên nữa, tao không thích!

Cái lò sưởi chạy điện đang phả hơi nóng ra, tự dưng tắt phụt, rồi một cái tát thật mạnh vào má, khiến bà Lệ Thuỷ phải ngã phịch xuống sàn. Bấy giờ, bà mới kêu lên thành tiếng:

- Bớ người ta!

Vừa khi ấy, bên ngoài có tiếng đập mạnh cửa phòng:

- Bà ơi, có chuyện gì vậy?

Bà Lệ Thuỷ đứng lên mà cảm giác lảo đảo vẫn còn. Phải mất nửa giây sau, bà mới hoàn hồn, hiểu rằng mình vừa trải qua cơn ác mộng...

- Con Hai hả, mày đẩy cửa vào, cửa không khoá! Hai Sương, cô giúp việc đắc lực của bà lo lắng:

- Con nghe bà la dữ quá, có chuyện gì vậy?

Nhớ lại chuyện vừa rồi, nhưng bà không dám nói:

- Tao thấy cái gì đó ghê lắm, nhưng... mộng mị mà. Có lẽ tao nằm cấn bả vai, cho nên...

Bà nhìn đồng hồ tay và chép miệng:

- Sao giờ này mà cậu Lộc mày chưa lên tới? Hai Sương đáp:

- Lúc nãy con nghe điện thoại trong phòng bà reo dữ lắm, con tưởng bà nghe...

- Tao nằm ngủ quên. Không biết có phải của thằng Lộc không?

Bà vừa dứt thì chuông điện thoại lại reo vang, ba chụp lấy ống nghe và ngạc nhiên khi đầu dây bên kia không phải Ìa giọng của Lộc, nhưng đang nói chuyện về Lộc:

- Tôi là người đi đường ngang qua đèo Bảo Lộc và gặp chiếc xe của cậu Hoàng Lộc bị nạn ở đó. Cậu Lộc thì không sao, nhưng còn...

Bà Lệ Thuỷ buông ống nghe xuống, người bà cứng đờ sắc mặt tái xanh... Hai Sương hoảng hốt:

- Chuyện gì vậy bà?

Bà nói như người mất hồn:

- Con vợ thằng Lộc... chết rồi!

- Trời ơi!



Ghét My Dung là một chuyện, còn việc cô ta chết lại là việc khác, nó khiến bà Lệ Thuỷ bối rối và lo lắng nhiều. Cô dâu trẻ mà bà chỉ mới gặp có vài lần trước ngày tách ra ở riêng, thật ra cũng không phải là con người đáng ghét hay xấu xa gì, chỉ có điều... cô ta không phải là người do chính bà chọn lựa!

Người ta đưa được xác Mỹ Dung lên từ dưới vực sâu sau khi xe của Hoàng Lộc lạc tay lái rơi xuống đó. Cô nàng tuy chết do tai nạn rơi xuống đèo, nhưng chiếc xe của họ vướng vào một thân cây to và treo lơ lửng ở đó, chỉ cô bị rơi ra, máng vào một cành cây và tử vong, còn Hoàng Lộc thì vướng lại trong cabin, nên chỉ bị xây xát nhẹ.


Nửa đêm hôm đó, xác Mỹ Dung được chuyển từ nhà xác bệnh viện về theo yêu cầu của Hoàng Lộc. Anh chàng không muốn để ở nhà xác rồi chuyển thẳng về Sài Gòn theo ý của mẹ, bởi anh lập luận:

- Mỹ Dung được quyền nằm lần cuối trong nhà mẹ chồng, thay vì nằm trong nhà xác lạnh lẽo! Mẹ có phản đối thì con cũng đưa về đây và thậm chí con còn tổ chức tang ma luôn trên này, thay vì đưa về Sài Gòn.

Bà Lệ Thuỷ đành để mặc cho con trai muốn làm gì thì làm. Suốt đêm đó cho tới sáng, bà cáo bệnh nằm rút trong phòng riêng. Sáng hôm sau khi vừa tỉnh giấc, bà đã nghe bên ngoài có tiếng đọc kinh theo công giáo, thay vì tụng niệm theo nghi lễ Phật giáo.

Bà gọi Lộc vào định phản đối, bởi gia đình theo đạo Phật. Tuy nhiên, Lộc đã thẳng thừng phản kháng:

- My Dung theo công giáo, do đó con phải làm lễ theo nghi thức tín ngưỡng của cô ấy. Mẹ không tham dự thì để con làm.

Sự chống đối của Lộc với mẹ đã ra mặt và có vẻ căng thẳng, mà với khách khứa tới nhiều, không tiện tranh luận với con, nên bà Lệ Thuỷ lại một lần nữa im lặng lánh vào phòng.

Hầu như suốt ngày hôm đó bà không ló mặt ra, dẫu bà nghe tin ông bà sui gia, tức cha mẹ của Mỹ Dung hay tin con chết đã có mặt đầy đủ! Hoàng Lộc phải nói khéo với cha mẹ vợ:

- Mẹ con đau tim nên khi hay tin dữ bà đã ngất đi và không dậy nổi suốt từ hôm qua đến giờ, có lẽ ba mẹ cũng không nên vào thăm làm gì chỉ khiến bà mệt thêm mà thôi.

Cha mẹ Mỹ Dung nhất quyết đưa quan tài con gái về Sài Gòn, nên ngay trưa hôm đó họ mướn xe chuyển đi ngay. Bà Lệ Thuỷ nhờ thế trút được gánh nặng. Khi xe chuyển quan tài đi rối, chính Tư Sương khuyên bà:

- Dẫu gì thì bà cũng nên về theo cho phải lẽ. Nhưng bà lại cương quyết:

- Thằng Lộc đã nói như vậy rồi thì tao không cần đi. Vả lại, tao không thể chịu nổi cho đến khi chấm dứt ma chay.

Hai Sương kê sát tai bà nói:

- Lúc liệm xác mợ Hai, con thấy ở hai khoé mắt của mợ như có hai hàng nước mắt chảy ra!

Bà Lệ Thuỷ trừng mắt nhìn chị ta:

- Nói tào lao! Mày nhiễm ba cái chuyện hoang đường rồi đó. Nhưng Hai Sương quả quyết:

- Không riêng gì con thấy thôi đâu. Chính bà mẹ mợ ấy cũng thấy và con thấy chính bà ấy lấy khăn lau nước mắt cho mợ Hai nữa. Cậu Lộc đã khóc ngất khi chứng kiến cảnh ấy đó bà!

Tuy gạt ngang chuyện bà cho là nhảm nhí đó, nhưng khi vào phòng riêng nằm, bà Lệ Thuỷ cứ bị ám ảnh hoài điều mà Hai Sương gọi là xác chết chảy nước mắt đó. Đến nỗi khuya hôm đó, bà phải gọi Hai Sương vào ngủ cùng. Bà giải thích:

- Tao thấy trong người không được khoẻ lắm, nên cần mày bên cạnh, để nửa

đêm cần cạo gió thì mày cạo giùm tao.

Hai Sương biết bà ta sợ, nhưng vờ như không hiểu, chị ta còn nói:

- Con ngủ với bà, nếu nửa đêm bà có sợ gió không ra ngoài mà cần gì bên ngoài con sẽ đi thay bà.
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:08 am

Nửa đêm hôm đó...

Có lẽ quá căng thẳng suốt ngày, nên vừa nằm xuống một lúc bà Lệ Thuỷ đã ngủ say. Hai Sương đi tắt đèn rồi cũng nằm theo.

Khoảng một giờ sau...

Bà Lệ Thuỷ quay sang cô người làm của mình, nói bằng giọng ngái ngủ:

- Mày ngủ ngáy và nghiến răng quá tao ngủ không được! Hay là thôi, mày ra ngoài ngủ riêng đi!

Hai Sương không trả lời, hình như cô ta đã ngủ quá say. Và tiếng ngáy càng to hơn...

Bà Lệ Thuỷ phải bật dậy với tay bật bóng đèn ngủ có độ sáng tỏ hơn, bà gắt:

- Con này ngủ như chết vậy. Dậy đi!

Và bà chỉ kịp nói tới đó, rồi thì gần muốn đứng tim khi nhìn thấy trước mặt mình, người đang nằm kia không phải là Hai Sương, mà là... Mỹ Dung!

- Trời ơi, bớ... bớ...

Bà ta lảo đảo ngã ngửa xuống giường, vô tình lại ngã đúng lên thân thể của Mỹ Dung!

- Cứu...

Bà ta ngất đi. Đến khi được cứu tỉnh thì người đứng trước mặt bà là Hai Sương. Bà ta thều thào:

- Sao... sao lại... thế này...? Hai Sương ngạc nhiên:

- Bà sao vậy? Sao nửa đêm bà la làng làm náo động cả nhà vậy bà? Bà Lệ Thuỷ bật dậy, nhìn quanh với vẻ bàng hoàng còn trên nét mặt:

- Nó... nó đâu rồi?

- Nó nào?

- Con... con Mỹ Dung!

Hai Sương và mấy người làm đều ngơ ngác:

- Mỹ Dung nào? Mỹ Dung đã được chở về Sài Gòn rồi, sao còn cô ấy ở đây?

- Không, nó mới ở đây? Nó nằm trên giường này, nó là... Bà ta quay lại nhìn Hai Sương với vẻ nghi ngờ:

- Sao lúc đầu mày ngủ với tao, mà sao khi tao lay dậy thì thấy... con Mỹ Dung nằm ngay chỗ của mày?

Hai Sương nghe bà ta nói vậy thì hốt hoảng:

- Con đâu phải ma! Lúc bà ngủ, con ra ngoài đi vệ sinh, bởi con sợ làm dơ nhà vệ sinh của bà. Đến khi trở vào thì con kịp nghe bà kêu thét lên!

Sáu Xinh, một cô người làm khác cũng lên tiếng:

- Lúc bà chủ kêu la trong này thì ở ngoài kia có ai đó để cái thùng lớn ngã dưới gốc cây mimosa. Cái thùng đó giống như... giống như...

Bà Lệ Thuỷ chú ý tới điều đó, bà hỏi dồn:

- Cái thùng gì?

Sáu Xinh chỉ tay ra ngoài:

- Ngay trước cửa đó!


Hai Sương là người chạy ra xem đầu tiên, và từ ngoài sân tiếng cô ta kêu thất thanh:

- Bà ơi, cỗ... cỗ quan tài!

Bà Lệ Thuỷ dù đang kiệt sức cũng phải cố lết ra ngoài, đôi mắt bà trợn trừng khi nhìn thấy cỗ quan tài đỏ như máu đang nằm lạnh lùng giữa sân nhà! Rồi như có một lực vô hình đẩy bước chân bà tiến lại gần hơn cỗ quan tài.

Hai Sương cũng bước theo và khi họ còn đang sợ sệt hồi hộp, thì bỗng nắp quan tài như bị ai đó đẩy mạnh, nó bật ra rơi xuống đất!

- Trời ơi!

Tiếng la lớn nhất là của Hai Sương, nhưng người ngất xỉu lại là bà Lệ Thuỷ? Bên trọng quan tài là Mỹ Dung! Hình ảnh đôi dòng lệ chảy tuôn lúc liệm

như thế nào, thì lúc này trước mắt mọi người nó lại tái hiện y như vậy! Hai Sương thất thần:

- Mợ Hai... xin mợ...

Mọi người không tin vào mắt mình, nhưng trước mắt họ, cái xác nằm im trong quan tài là sự thật và nó như đang thách thức những con tim sắp vỡ ra của những người có mặt. Hal Sương dìu bà chủ vào nhà, vừa nói với lại:

- Sáu Xinh gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin này liền đi, kẻo cậu Lộc lo. Xinh gọi ngay cho Hoàng Lộc báo tin cỗ quan tài thì từ đầu dây bên kia,

giọng của Lộc sửng sốt:

- Chị nói cái gì, quan tài của vợ tôi đang ở dưới này, tang lễ đang cử hành mà!

Sáu Xinh rụng rời tay chân, đứng chết lặng...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:09 am

Thấy Hoàng Lộc quá mệt sau hai đêm thức trắng bên quan tài vợ, ông bà Tân Phát đều khuyên anh:

- Con phải ngủ lấy sức, chứ thức suốt như vậy chịu sao nổi! Nhưng Lộc vẫn cương quyết:

- Con không sao ngủ được ba má à. Hễ nhắm mắt lại là con thấy hình ảnh vợ con như hôm xảy ra tai nạn và con lại bị sốc, lại hãi hùng!

Bà Tân Phát lắc đầu:

- Biết rằng vậy, nhưng con không thể chịu đựng nổi đâu. Hay Ìa con cứ vái vong hồn vợ con, nó sẽ giúp con thanh thản mà nghỉ ngơi.

Lộc ngắm nghiền mắt Iại, cố làm theo lời mẹ vợ, nhưng vừa lúc đó anh bỗng thảng thốt kêu lên:

- Coi kìa! Vợ con!

Anh hướng về cửa ra vào nhìn người phụ nữ vừa bước vào. Vợ chồng ông bà Tân Phát cũng nhìn theo và cùng reo lên:

- Trời ơi, con... Mỹ Dung!

Lúc này những người giúp lo ma chay đã đi ngủ hết, nên chỉ có ba người họ với nỗi sợ hãi thất thần. Hoàng Lộc là người tỉnh táo nhất, anh lên tiếng hỏi:

- Có phải là em không... Mỹ Dung?

Người phụ nữ vừa bước vào giương mắt nhìn ba người, nhìn Hoàng Lộc khá kỹ, rồi cất tiếng đáp:

- Chào cả nhà. Xin phép cho tôi được đốt nén hương cho người chết được không ạ?

Vừa nói cô ta vừa bước sát tới bên quan tài, một lần nữa bà Tân Phát rú lên:

- Mỹ Dung, con ơi!

Ông Tân Phát bình tĩnh hơn, dìu vợ lùi mấy bước, vừa khe khẽ gọi:

- Có phải con thác thiêng và về thăm cha mẹ không Mỹ Dung?

Người kia trừng mắt nhìn hai ông bà, ngơ ngác hỏi:

- Ai là Mỹ Dung? Tôi là Ngọc Hương, nhà tôi ở gần đây hay tin nhà có tang nên sang chia buồn. Sao ông bà gọi tôi là Mỹ Dung?

Hoàng Lộc tròn mắt nhìn vào vợ mình, gọi to:

- Mỹ Dung, anh đây mà! Cô ta lại trừng mắt với Lộc:

- Cả nhà này sao vậy? Không cho người ta đốt nhang thì thôi, sao lại có thái

độ này? Tôi là Ngọc Hương, chẳng dính dáng gì tới Mỹ Dung nào đó cả...

Lộc phải gắt lên:

- Em đừng đùa dai nữa, cả nhà đang đau buồn vì em, sao em lại...

Anh định đưa tay chụp lấy tay vợ mình thì cô nàng bước lùi lại rất nhanh vừa la lên:

- Nhà này điên rồi!

Vừa nói cô ta vừa tháo chạy ra ngoài, và phải vài giây sau Hoàng Lộc mới tốc chạy theo, anh kêu lớn:

- Mỹ Dung! Em đừng...

Nhưng anh không tài nào đuổi theo kịp, bởi lúc ấy dòng người và xe cộ bên ngoài rất đông. Trong khi ấy ở trong nhà, ông bà Tân Phát chưa kịp hoàn hồn thì những người khác đã thức giấc, họ ngơ ngác hỏi nhau:

- Chuyện gì vậy?

Một người kịp nhìn thấy nắp quan tài hé mở, liền kêu lên:

- Sao cái nắp quan tài như vậy?

Tư Quan là người đã cùng với những người trong đội mai táng hôm qua đã đóng quan tài cẩn thận, liền lên tiếng:

- Nắp áo quan này có nạy cũng chưa chắc ra được, sao lại như thế này? Anh ta bước tới và kêu lên:

- Cô Mỹ Dung sao thế này?

Ông Tân Phát kịp bước tới cùng với vợ, ông nhìn vào và sững sờ:

- Nó còn đây mà!

Điều bà Tân Phát sững sờ là hai giọt nước mắt ở khoé mắt của xác con, nó giống như bữa đầu tiên bà đã bắt gặp và kịp lau. Bà gào lên:

- Nó còn sống ông ơi!

Nhưng khi tay bà chạm vào xác con thì lạnh ngắt. Nhưng hai giọt lệ thì tuôn chảy giống như người sống đang khóc! Bà gào to:

- Con ơi!

Tay bà chạm vào giọt nước mắt bà bỗng rú lên, bởi nó đỏ như máu! Ông Tân Phát nhìn thấy thì hốt hoảng:

- Bà đừng đụng vào!

Nhưng lúc ấy cả hai bàn tay của bà Tân Phát đã nhuộm đầy máu, khi bà đưa lên thì cũng là lúc Hoàng Lộc từ ngoài cửa bước vào với gương mặt hớt hải:

- Con sắp đuổi kịp thì vợ con biến mất vào xóm nhà bên trong hẻm, con... Anh chợt nhìn thấy cảnh trước mắt thì khựng lại. Ông Tân Phát lên tiếng:

- Con My Dung còn đây. Nó...

Lộc bước tới nhìn thấy xác vợ mà vẫn chưa tin:

- Không thể nào...

Anh nói thế bởi người mà anh vừa đuổi theo không hề khác với vợ mình bất cứ điểm nào, kể cả bộ đồ cô ấy mặc trên người cũng chính là bộ đồ mà khi liệm xác, anh đã mặc vào cho Mỹ Dung.

- Không thể nào!

Anh nhìn hai bàn tay đầy máu của mẹ vợ với sự kinh ngạc:

- Má sao vậy?

Ông Tân Phát chỉ vào mắt của con gái:

- Nước mắt nó chảy ra và bà ấy chạm vào thì bị như vậy! Tư Quan nói:

- Xác đã liệm rồi, bà bị như vậy bây giờ ông bà và cậu Hai phải đốt nhang làm lễ lại, coi như nhập quan lần thứ hai. Mợ Hai chắc có điều chi uất ức đây, nên mới thế này...

Ông Tân Phát đồng ý:

- Thì chú làm giúp cho đi! Nhưng Hoàng Lộc ngăn lại:

- Con không thể nào tin được chuyện xác vợ con là người phụ nữ vừa rồi. Không thể có việc người giống người kỳ lạ đến như vậy!

Tư Quan vẫn đề nghị:

- Chuyện gì đó mình tính sau, còn bây giờ hãy đóng nắp áo quan lại, chứ để

thế này không tiện. Mợ Hai giờ đã về với cõi âm, không thể...

Chợt bà Tân Phát gắt lên:

- Bây giờ tôi mới để ý làm gì có chuyện người chết sống lại như vừa rồi, trong khi con tôi còn nằm nguyên trong quan tài này! Đúng rồi, chắc chắn là ông lại sinh tâm mà bấy lâu nay tôi không hay biết! Ông... ông nói đi, có phải con nhỏ đó là con riêng của ông không?

Ông Tân Phát ngơ ngác:

- Con riêng nào?

- Thì con nhỏ vừa mới vào dây đòi đốt nhang đó, chứ con nào nữa! Chỉ có dòng máu của ông thì mới có đứa giống con Mỹ Dung như khuôn đúc vậy thôi! Cả tới thằng Lộc mà con lầm nữa là...

- Nói bậy! Tôi mà có con rơi con rớt hồi nào. Lộc thì vẫn như người mê ngủ:

- Không thể tin được! Giống nhau như hai giọt nước... giống nhau...

Bà Tân Phát quên cả việc hai bàn tay mình đang dính đầy máu, bà chụp vai chồng và nổi cơn tam bành:

- Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nè trời! Bấy lâu nay tôi đui mù nên đã tin tưởng ông, vậy mà...

Bà khóc rống lên trước sự ngơ ngác của mọi tôi tớ trong nhà. Nhất là Tư Quan, anh ta đang sốt ruột muốn đóng nắp áo quan lại, mà như vậy thì biết làm sao? Anh ta nhắc nhở Hoàng Lộc:

- Cậu Hai xem...

Lộc quay lại anh ta và bảo:

- Anh cứ để đó cho tôi.

Nhưng câu nói của Lộc vừa dứt thì bỗng dưng nắp quan tài tự động đóng sầm lại. Tư Quan ngơ ngác:

- Sao kỳ vậy cậu?

Hoàng Lộc bước tới cố kéo ra, nhưng nắp áo quan như đã được đóng đinh chắc cứng, không làm sao lay chuyển được. Ông Tân Phát nhân cơ hội nói lớn:

- Bà làm chuyện tào lao khiến cho hồn con mình nó bị kinh động rồi kìa! Hoàng Lộc cũng nói:

- Ba má gác chuyện đó lại đi, bây giờ phải tập trung lo cho Mỹ Dung đã...

Tuy nói là tập trung lo, nhưng Lộc cũng không biết là lo cái gì. Cho đến khi Tư Quan nhắc, vì ông bà Tân Phát cũng cho người mời các nhà sư tụng niệm theo nghi thức Phật giáo:

- Lát nữa dây có mấy nhà sư tới tụng kinh. Trong số mấy vị sư này có sư Thiện Tánh rành về tà ma, hay là mình nhờ ông xem thử.

Lộc gật đầu:

- Phải đó!

Vừa khi ấy thì ba nhà sư bước vào. Nhờ vậy mà cuộc tranh luận giữa đôi vợ chồng già mới tạm yên. Nhưng bà vẫn quay sang nhà sư có pháp danh Thiện Tánh và đề nghị:

- Nhờ thầy xem giùm, con gái tôi...

Bà nói chưa dứt lời thì sư Thiện Tánh đã lên tiếng vừa chỉ vào quan tài:

- Hồn người này vừa xuất ra lại nhập vào ngay, nếu không... Ông quay lại nhìn Hoàng Lộc:

- Giữa vợ cậu với ai đó có mốt hận thù gì không mà như vậy?

Lộc ngạc nhiên:

- Hận thù gì ai đâu thầy?

- Có! Chết mà còn hiện về khi hạn bốn mươi chín ngày chưa qua là có chuyện rồi! Cậu không nhìn thấy trên hai khoé mắt của bức ảnh kia có nước mắt sao?

Bấy giờ Lộc và mọi người mới nhìn lên bức ảnh chân dung dựng trước quan tài, họ thấy rõ hai dòng lệ tuôn ra y như người còn sống! Bà Tân Phát kêu lên:

- Trên xác nó cũng có! Nhà sư chậm rãi nói:

- Hiện tượng này là sự hoàn dương, bởi có điều oan ức chưa giải được. Phải giải trước khi mai táng, còn không thì...

Ông quay sang Lộc nói khẽ:

- Vợ cậu chết không do tai nạn xe, mà chết trước khi xe rơi xuống vực! Vợ chồng ông Tân Phát kinh hãi:

- Có chuyện đó sao Lộc?

Hoàng Lộc còn đang bàng hoàng thì nhà sư vội nói tiếp:

- Chuyện này có thể không dính tới cậu đây, nhưng việc cô ấy chết là có điều uẩn khúc. Tôi sẽ tụng kinh cầu siêu cho vong hồn cô ấy siêu thoát, rồi việc gì đó gia chủ tính sau...


Ông bắt đầu buổi cầu kinh. Trong khi đó thì ông bà Tân Phát kéo Lộc ra ngoài truy vấn:

- Ông thầy nói vậy là sao? Lôc thành thật thuật lại:

- Khi tụi con đi gần tới đèo Bảo Lộc thì Mỹ Dung kêu nhức đầu, con lấy dầu xoa thì Dung cho biết có đở hơn. Cô ấy chỉ có biểu hiện là không được khoẻ thôi, chứ không có điều gì khác thường. Sau đó, Dung ngả đầu trên ghế ngủ thiếp đi, con để yên cho cô ấy ngủ. Đến khi xe con đang chạy thì bỗng nghe có tiếng động gì đó khác thường dưới gầm xe, con tính dừng lại xem, nhưng do lúc ấy đang lên dốc, nên con phải chờ cho hết dốc mới tấp vào lề. Tuy nhiên...

Hoàng Lộc kể đến đó thì quá kích động nên phải dừng lại một chút rồi mới tiếp:

- Như con đã nói rồi, bỗng dưng lúc ấy xe chao đảo dữ dội, rồi thì con không còn điều khiển xe được nữa, và...

Bà Tân Phát kêu lên:

- Đúng rồi, con Mỹ Dung đã ngất trước khi xe bị nạn, có phải đã bị đầu độc không?

Hoàng Lộc hốt hoảng:

- Ai đầu độc? Vợ con trước đó nửa phút vẫn còn tỉnh mà, cô ấy đâu có biểu hiện gì của sự bị đầu độc?

Ông Tân Phát nói:

- Như vậy thì phải để lại xác con Dung, chờ khám nghiệm tử thi đã, không

được đem chôn!

Hoàng Lộc cũng đồng tình:

- Chắc phải làm vậy thôi. Nhưng bà thì phản đối:

- Con tôi đã chết thảm chết thương như vậy mà nay còn banh xác ra mổ xẻ nữa, tội nó lắm mấy người biết không!

Bà khóc oà lên. Từ trong nhà, sư Thiện Tánh bước ra, giọng từ tốn nói:

- Không cần phải làm vậy dâu. Chuyện này thuộc tâm linh, hãy để cho cái vong người chết quyết định.

Bà Tân Phát vụt hỏi:

- Như vậy là sao thầy?

- Đợi tôi tụng xong kinh cầu siêu này thì gia đình có thể cho mai táng được rồi. Mọi chuyện còn lại hãy để vong hồn cô ấy tự quyết định. Cứ làm như vậy đi rồi mọi việc sẽ sáng tỏ thôi.

Ông quay vào nhà mà còn nói với lại:

- Người cõi âm hành xử rõ ràng hơn cõi dương gian.

Ông tiếp tục gõ mõ cầu kinh trong khi bà Tân Phát đứng ngồi không yên, bà chốc chốc lại hỏi chồng:

- Có nên nghe theo lời thầy không? Lộc chen vào:

- Con nghĩ cứ làm theo như thế. Việc bây giờ có lẽ con sẽ cho người giám định lại chiếc xe bị nạn của tụi con. Người ta đã trục được nó và đưa về gara gần đây.

Ông Tân Phát còn bức xúc:

- Ông thầy nói con Mỹ Dung chết trước lúc xe rơi xuống hố thì còn coi lại chiếc xe làm chi!

Lộc vẫn cương quyết:

- Theo con là có! Con đang nghi tới một số sự việc...

Anh bỏ vào đứng cạnh quan tài vợ, lâm râm khấn vái điều gì đó rất lâu.

Đến giữa trưa hôm đó thì buổi tụng kinh chấm dứt. Trước khi ra về, sư Thiện Tánh gọi riêng Lộc ra bảo:

- Cậu sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc tìm ra những khúc mắc quanh cái chết của vợ cậu, tốt hơn hết là cậu nên đưa xác cô ấy về chôn trên đất riêng của mình hơn là chôn ở nghĩa địa.

Lộc do dự:

- Điều này ba mẹ con không đồng tình. Họ muốn chôn ở nghĩa địa để tiện bề thăm viếng hơn. Hay là thầy nói giúp giùm...

Sư Thiện Tánh gật đầu:

- Được, để ta nói.

Nhờ ông thuyết phục, cuối cùng vợ chồng ông Tân Phát mới thuận theo. Nhưng bà vẫn ta điều kiện:

- Con phải bảo đảm là sau này nếu con có lấy vợ khác thì việc thăm viếng của gia đình bên này không có trở ngại gì. Bằng không thì má sẽ cho chuyển mộ đi nơi khác liền!

Hoàng Lộc nói chắc:

- Con xin hứa với ba má là đời con chỉ có một lần lấy vợ thôi. Ngôi nhà của con sẽ mãi mãi là nhà của Mỹ Dung. Con xin thề có vong linh cô ấy.

Theo lời khuyên của thầy Thiện Tánh thì việc an táng Mỹ Dung được thực hiện vào chiều tối hôm ấy. Ông nhấn mạnh:

- Giờ Dậu thích hợp cho việc an táng này.

Ngôi biệt thự nhỏ của Lộc còn một khoảng sân trồng nhiều hoa phía sau. Anh an táng vợ ngay giữa những luống hoa nhiều màu sắc...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:10 am

Ba Minh đứng ngồi không yên khi liên tục hai ngày rồi chuông điện thoại nhà ông cứ reo rồi lại tắt ngay khi có người nhấc ống nghe lên.

Ông ta bực mình lắm nên đã ba lần đích thân nhấc máy lên và chửi vào đó những lời nặng nề nhất!

Và sáng hôm nay cũng thế. Khi ông vừa thay đồ xong định đi thì chuông reo. Vừa cầm máy lên ông đã chửi xối xả:

- Đồ mất lịch sự, đồ...

Lời ông ta chưa dứt thì đầu dây bên kia đã có giọng nữ trong trẻo cất lên:

- Làm gì hung hăng dữ vậy ông trùm côn đồ!

Từ nào đến giờ chưa có ai dám ăn nói xấc xược như vậy với ông, nên Ba Minh gay gắt ngay:

- Ai vậy? Bộ...

- Muốn giết tôi sao? Giống như giết người ở đèo Bảo Lộc hả? Ba Minh thót tim. Giọng ông không còn tự nhiển:

- Ai... ai nói đó?

- Cần gì biết là ai khi ông chưa trả lời tôi? Có phải ông định giết tôi như giết vợ chồng Hoàng Lộc không?

Ba Minh dập ngay ống nghe xuống, mặt ông tái xanh! Chuông điện thoại lại reo. Không dám nhấc máy, nên chuông reo có đến gần một phút, cuối cùng ông ta nhanh tay ấn nút cúp cuộc điện đàm và thở phào!

Nhưng lạ lùng sao, tiếng nói trong điện thoại vẫn vang lên:

- Biết sợ rồi sao ông Minh. Tôi tưởng người dám làm mọi chuyện tày trời như ông thì đâu có sợ ai, dẫu là hồn ma báo oán chăng nữa!

Người của Ba Minh phát lạnh và run, điều mà suốt cuộc đời làm giang hồ của hắn chưa bao giờ xảy ra!

Ông ta có muốn kiềm chế lại cũng không được, cái lạnh lạ lùng xuất phát từ trong ruột gan mà ra, cho nên càng cố gắng kiềm chế thì ông la càng run lập cập và suýt nữa thì hai hàm răng đã chạm vào nhau.

- Thế nào, bây giờ ông chịu nói chuyện với tôi chưa, ông Minh? Ba Minh như con gà mắc mưa, run giọng hỏi:

- Cô là ai?

- Hồn ma. Ông từng nghe nói về oan hồn chưa?

- Cô... tôi đâu có làm gì...

Giọng trong điện thoại bắt đầu sắc lạnh hơn:

- Không làm gì, chỉ giết người rồi ném xác người ta xuống vực sâu thôi, phải không?

- Tôi... tôi..

Ông ta thật sự bị suy sụp:

- Tôi xin cô...

- Ô kìa, trùm côn đồ, giết người như ngoé mà bây giờ hèn thế sao! Vậy lúc ông đích thân xả thắng xe của Hoàng Lộc, để khi đổ đèo thì mất thắng, ông có sợ không?

- Tôi... tôi...

Ông ta chỉ lặp lại mấy lần như vậy chứ không nói được câu nào khác. Giọng trong điện thoại vẫn vang lên:

- Rồi ai tráo lọ đầu gió của Lộc, để khi vợ anh ta hít vào thì bị hôn mê hả?

- Tôi... tôi...

- Mục đích chính của tội ác đó là gì? Do dược trả tiền công cao hay lý do nào khác, hãy tự nói đi, ông Minh. Đừng để tôi ra tay!

Ba Minh vừa run rẩy vừa cố bò lết ra tận cửa ra vào. Đến khi đứng lên được thì ông thoắt chạy như điên ra chiếc xe hơi nhà đang đậu sẵn. Khi xe ra tới đường rồi ông mới thở phào nhẹ nhõm. Ít ra thì ông cũng đã thoát được cái giọng nói chết người đó!

Ông ta có cuộc hẹn làm ăn với mấy khách hàng tại một địa điểm ở trung tâm thành phố và đáng lẽ khi rồ ga ông phải tới đó ngay, nhưng chẳng hiểu sao hướng xe của ông ta lại đi về khu vực ngoại ô.

Gần nửa giờ sau, Ba Minh cho xe rẽ vào một ngôi nhà bề thế nằm sâu trong một hoa viên sực nức mùi hoa kiểng. Đón anh là một phụ nữ ngồi trên chiếc xe lăn, bà ta đã tự lăn xe ra tận bậc tam cấp khi thấy xe của Ba Minh đi vào.

Ba Minh bước xuống xe và âu yếm với người đó bằng cách bế bà ta trên tay,

đưa vào phòng khách, vừa cất giọng trìu mến:

- Đã nói rồi, Ly Ly không được tự lăn xe ra ngoài đó, lở ngã xuống bậc tam cấp thì sao?

Người có tên là Ly Ly nũng nịu:

- Thì đã có anh đỡ, lo gì!

- Đâu phải lúc nào anh cũng có mặt ở đây để đỡ. Mà anh còn đang có nhiều việc phiền lòng đây...

Ly Ly tuy đã có tuổi, nhưng là một phụ nữ đẹp, có sức quyến rũ không thua gì con gái trẻ. Người ta nói người phụ nữ khuyết tật luôn có sức quyến rũ, hấp dẫn tiềm tàng mà khó có người đàn bà Iành lặn nào có được... Bởi vậy Ba Minh, một tay giang hồ khét tiếng, dưới trướng có không biết bao nhiêu em út trẻ đẹp, lại đi mê bà ta như điếu đổ, trong khi bà ta còn có chồng con và Ba Minh thì đang sống cùng hai bà vợ trẻ khác!

Giọng Ly Ly như mật ngọt:

- Bộ bị hai cái gông kia cột chặt sao mà mặt mày bí xị, hốc hác vậy cưng?

- Cột đâu mà cột, mà có cột thì làm sao giữ nổi thằng Ba Minh này?

Cuộc chuyện trò tình tứ giữa họ bị cắt ngang bởi chuông điện thoại reo vang. Đã bị tiếng chuông điện thoại hành hạ suốt hai hôm nay, nên vừa nghe chuông leo Ba Minh đã nói liền:

- Đừng nghe! Ly Ly cau mày:

- Sao lại đừng nghe? Em đang chờ điện thoại của Lan Hương từ Pháp gọi về mà.

- Nhưng...

Ba Minh không tiện nói ra ý của mình nên không cản nữa, để cho Ly Ly nhấc máy lên. Chẳng biết bà ta nghe ai nói gì trong điện thoại mà nhìn sững Ba Minh vừa quay ra hỏi:

- Ai mà biết anh ở đây? Ba Minh hốt hoảng:

- Nói là anh vừa đi ra ngoài.

Nhưng giọng trong điện thoại đã vang lên giống y như lúc Ba Minh ở nhà mình:

- Sao vậy ông Ba Minh! Ông nghĩ là chạy trốn sang đây rồi có thể thoát được sao? Mà liệu ông thoát thì cô con gái cưng của ông và bà Ly Ly đây ở bên Pháp có thoát được chăng?

Câu nói này chẳng riêng Ba Minh sợ tái mặt, mà Ly Ly cũng rúng động. Bà run giọng hỏi:

- Cô là ai mà biết con gái chúng tôi?

Giọng người kia phá lên cười sắc như dao và sau tràng cười là một loạt âm thanh gầm rú nghe rợn người:


- Vừa nghe nói đến tên con gái mình thì đã lo sốt vó, trong khi đó thì lại đi giết con gái người khác không gớm tay!

Bà Ly Ly không còn giữ bình tĩnh được nữa, và điều khiển chiếc xe lăn thật nhanh, tiến sát tới bên điện thoại và chụp ống nghe lên, giọng bà run run:

- Cô... cô nói gì về con gái tôi? Nó... nó đâu có làm gì nó chỉ biết đi học thôi mà...

- Vậy con gái người ta thì sao, nó cũng chỉ biết sống vui và đi lấy chồng, có

được hạnh phúc thôi, có làm gì ai đâu mà ông chồng của bà giết hại nó?

- Cô nói... ông ấy giết ai?

- Muốn biết giết ai thì bà hỏi người đàn ông bên cạnh bà đi!

Đến lúc này thì Ba Minh không còn giữ bí mật nữa, ông ta nói ra điều mà ngay cả người tình yêu dấu của mình ông cũng định giấu:

- Chỉ vì anh không muốn con gái mình bị chị Lệ Thuỷ bỏ rơi. Từ lâu anh đã muốn thằng Hoàng Lộc là con rể nhà mình. Chính em cũng muốn điều đó, bởi giữa em và chị Lệ Thuỷ từng hứa hẹn là sẽ làm sui gia với nhau mà...

Bà Ly Ly trợn tròn đôi mắt:

- Nót vậy con dâu chị Lệ Thuỷ chết là do anh?

Ba Minh nín thinh, chỉ có giọng trong điện thoại là vang lên:

- Chẳng những giết người con dâu vô tội kia, mà ông ta còn định giết luôn Hoàng Lộc nữa!

Không tin đó là sự thật, bà Ly Ly tròn mắt nhìn Ba Minh khiến ông ta lúng túng, run rẩy:

- Tôi... tôi... không có ý giết thằng Lộc. Hôm đó, tôi đã cho người phá cái chốt cửa bên tay lái, định hễ chiếc xe vừa sắp lao xuống vực thì bằng phản ứng tự nhiên, Hoàng Lộc sẽ tung cửa xe ra để thoát thân và chỉ ngã trên bờ vực, chứ đâu có ngờ. Nhưng cuối cùng Hoàng Lộc cũng đâu có chết!

- Trời ơi, anh Minh!

Bà Ly Ly thét lên rồi ngã chúi người về phía trước, toàn thân run lên bần bật. Có lẽ cơn đau tim của bà đang bộc phát.

Ba Minh hoảng hốt:

- Ly Ly, em sao vậy? Giọng kia lại vang lên:

- Ông lại phạm thêm một tội ác nữa rồi!

Sau câu nói đó thì giọng ấy im bặt... Chỉ có tiếng nấc của Ba Minh:

- Em ơi, anh chỉ muốn giành lại tình yêu cho con gái mình thôi. Chỉ còn một tháng nữa thì nó đã về nước, nó cần có một tấm chồng như con trai chị Lệ Thuỷ, có như vậy thì ngôi nhà này và những tài sản khác nữa của tụi mình mới không bị ngân hàng tịch biên để trả nó cho công ty bất động sản mà hiện nay thằng Hoàng Lộc đang làm giám đốc! Tôi chỉ muốn giữ hạnh phúc cho mẹ con em thôi mà...

Lời ông ta càng nói thì người bà Ly Ly càng co giật dữ dội hơn. Đến khi chợt nhớ ra thì Ba Minh mới bế xốc bà ta lên, chạy bay vào phòng riêng để cứu chữa.

Nhưng hình như đã quá trễ...
Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:11 am

Bà Lệ Thuỷ dậy thật sớm và dặn Hai Sương:

- Bữa nay tao có khách, tụi bay lo đi chợ làm thức ăn đãi khách. Hai Sương hỏi lại:

- Khách bao nhiêu người thưa bà?

- Khoảng bốn năm người!

- Dạ, là đàn ông hay đàn bà, khách chỉ ăn cơm hay khách nhậu ạ? Bà Lệ Thuỷ bảo:

- Khách toàn đàn ông. Mày mua cho tao một nửa con chó. Hai Sương sửng sốt:

- Bà... bà nói mua con gì?

- Mua thịt chó! Mày kêu xe đi xuống Trại Mát. Ở đó có bán thịt chó làm sẵn, mua về và chỉ làm đúng một món nướng cho tao thôi.

Hai Sương xanh mặt:

- Con... con đâu có biết làm thịt chó. Con cũng không quen mùi nữa...

- Không quen rồi se quen. Đem về đây rồi tao sẽ chỉ cho cách làm.

Trước thái độ kỳ lạ của bà chủ, Hai Sương thấy hơi kỳ lạ. Bà ta ở nước ngoài về mà sao lại bảo nấu món thịt chó đãi khách?

- Mày ngạc nhiên vì tao bảo làm món thịt chó hả?

Không ngờ bà ta hiểu thấu tâm trạng mình, nên Hai Sương hơi lúng túng:

- Dạ... con chỉ lo món thịt chó hơi lạ, xưa nay đâu nghe ai đãi khách... Bà Lệ Thuỷ bỗng phá lên cười:

- Người ta không đãi mà mình đãi mới hay! Vả lại những người này phải đãi họ thịt chó họ mới thích.

Hai Sương biết tính chủ, càng nói thì bà càng bảo lưu ý của mình, nên chị ta vừa lấy xe máy ta mà vẫn còn thắc mắc, nhưng vẫn đi mua. Khi chạy xe tới Trại Mát, vùng ngoại ô của thành phố Đà Lạt thì Hai Sương mới càng lúng túng hơn, bởi nhìn quanh chẳng thấy nơi nào bày bán thịt chó. Mà hỏi thăm thì Hai Sương lại không dám, bởi ai đời một phụ nữ lại đi tìm mua thịt chó?

Còn đang hoang mang, bỗng có người hỏi từ bên ngoài đường:

- Có phải cô kiếm mua thịt chó không? Hai Sương giật mình:

- Dạ... dạ phải. Nhưng sao anh lại biết? Người đàn ông trung niên cười cười:

- Thấy cô ngơ ngác thế kia thì biết ngay mà! Nhưng nói cho vui thôi, chứ đã có người dặn rồi, cô cứ lấy thịt mà mang về, khỏi phải trả tiền.

Hai Sương càng ngạc nhiên hơn:

- Có phải bà chủ tôi dặn không? Người đàn ông lắc đầu:

- Cô không cần biết. Hãy mang về đi.

Ông ta vừa nói vừa đưa cho Sương một cái túi nhựa và dặn:

- Đem về nhà hãy mở ra, và chỉ cần làm theo hướng dẫn ghi trong giấy là sẽ có món ngon ngay.

Hai Sương xách cái giỏ mà tay run run. Từ nào đến giờ cô có biết thịt chó nó ra làm sao, cứ tưởng tượng nguyên con chó mới làm thịt nằm trong giỏ là Sương đã muốn nôn ói rồi.

Chị ta gồng mình cầm lấy và cắm đầu đạp xe như bay trở về nhà.

Vừa tới cổng nhà đã thấy thấp thoáng mấy người khách lạ đứng trong sân. Bà Lệ Thuỷ nhìn ra giục:

- Mau đem vào đi, còn chần chừ gì nữa.

Rồi bà quay sang một người khách trẻ và bảo:

- Đã có cậu này rồi thì mày giao món chịt đó cho cậu ấy làm.

Nói xong, bà ta lại hướng về người đàn ông có tuổi đang đứng quay mặt vào trong và nói:

- Món ăn này mình ăn ngay tại sân thích hơn anh!

Người đàn ông quay lại, thì ra ông ta là Ba Minh. Nghe hỏi, ông ta miễn cưỡng đáp:

- Ừ cũng được. Mình vừa ăn vừa nói chuyện! Tốt nhất là chị không nên để

cho mấy người làm ở ngoài này...

- Anh yên tâm, sẽ chỉ có đám mình thôi. Nào, mời cùng ngồi quanh bàn đá này, trong lúc cậu gì đó mang gói thịt tới đây, ta bày lên bàn rồi đưa bếp lò ra sau.

Tên đàn em của Ba Minh đặt chiếc giỏ lên bàn, vừa đình mở ra thì đã bị bà Lệ Thuỷ ngăn lại:

- Không, vinh dự này phải để cho anh Ba chứ! Ba Minh cười rất gượng:

- Ai cũng được mà, đâu hề gì.

Ông ta nói thế nhưng vẫn đưa tay mở dây cột giỏ ra. Gói khá lớn lại cột hai ký, nên phải mất gần nửa phút ông ta mới mở bung được lớp bọc bên ngoài. Vừa nhìn thấy vật bên trong thì Ba Minh đã kêu thét lên:


- Trời ơi!

Trước mặt ông ta và mọi người là một chiếc đầu lâu người, chứ không phải con chó. Mà cũng không phải cái đầu lâu bình thường, bởi tuy đã nằm rời thân thể, nhưng đôi mắt của cái đầu ấy vẫn còn chớp mắt như người sống!

Bọn thủ hạ của hắn do đứng bên ngoài nên nhanh chân chạy đi, còn Ba Minh thì cứng đờ một chỗ! Tuy nhiên, cũng chỉ chạy được mấy bước rồi chẳng hiểu bị gì mà đều đứng khựng lại như bị chôn chân xuống đất!

Bà Lệ Thuỷ bỗng dưng phá lên cười:

- Lũ giết người mà cũng biết sợ xác chết sao?

Nghe giọng bà là lạ, Ba Minh nhìn sững và lắp bắp hỏi:

- Chị Thuỷ, có phải là chị không?

Bà Lệ Thuỷ vẫn giọng cười khác thường:

- Nếu không phải thì là ai? Trước tiên, anh hãy nhìn vào cái đầu lâu kia xem là ai cái đã!

Ba Minh nhìn xuống lần nữa và lần này còn thét lên kinh hoàng hơn lần trước:

- Ly Ly!

Rõ ràng cái đầu của bà Ly Ly đang nhìn ông với đôi dòng lệ đang tuôn trào hai bên khoé mắt! Ba Minh vồ lấy và ôm đầu lâu vào lòng, vừa khi ấy cỏ một tiếng rú lạ thường cất lên từ đầu lâu ấy, và... Ba Minh bật ngửa ra, buông rơi chiếc đầu lâu lăn lông lốc dưới đất.

Bọn đàn em hắn nhìn rõ mọi diễn biến, cả bọn chúng đều líu cả lưỡi, muốn kêu lên mà cũng không làm sao mở miệng được. Cho dến khi bà Lệ Thuỷ vụt đứng lên, tiến về phía chúng và cất tiếng hỏi:

- Đứa nào làm hư thắng xe của Hoàng Lộc?

Vừa hỏi, bà vừa chỉ thẳng vào một tên gọi là Hùng Sùi:

- Chính mày phải không?

Tên này vừa mở miệng định chối thì bỗng hắn thét lên đau đớn. Nhìn lại thì

đã thấy miệng hắn đầy máu, một phần lưỡi của hắn đã rơi xuống đất!

Những tên còn lại kinh hoảng nhưng cũng đành đứng như bị trời trồng, cho

đến khi bà Lệ Thuỷ hỏi tiếp:

- Thằng nào bỏ thuốc mê vào ly nước cho vợ Hoàng Lộc uống? Bốp! Chát!

Vừa hỏi xong thì bà giương thẳng tay tát vào hai bên má thằng đàn em tên Năm Gà:

- Chính mày chứ còn ai vào đây!

Lại một cái lưỡi nữa rơi ra cùng lúc với tiếng kêu thảm thiết của tên nọ!

Đến lượt Ba Mình. Nãy giờ ông ta đã thất kinh hồn vía, vừa run vừa muốn chạy trốn, nhưng cũng là lúc bị gọi tên:

- Tụi nó chỉ là tay sai, được chủ sai đâu thì làm đó! Còn ông, ai đã sai bảo ông? Ông lý giải là do sợ con gái mình không lấy người chồng giàu phải không?

Cho nên ông bằng mọi giá phải loại đối thủ của mình. Hành động đó của ông đã khiến cho người phụ nữ trót yêu ông mà cả đời phải hy sinh, chịu tật nguyền do ông cho uống nhầm thuốc phá thai, rồi vì ông mà bà ta phải chịu cảnh xa chồng, do người đàn ông kia không thể nào chịu nổi cảnh vợ mình mê một tay trùm xã hội đen như ông. Bây giờ bà ấy đã chết, bởi biết ông gây ra tội ác tày trời. Ông còn muốn gì nữa? Còn đứa con gái ông sắp về nước phải không?

Ba Minh gào lên, van lơn:

- Đừng, xin đừng hại tới con tôi. Mọi tội lỗi là do tôi, con gái tôi không biết gì hết, nó cũng không muốn làm theo tội ác của tôi đâu!

Ông ta vừa cử động tay chân được thì cũng là lúc cái đầu lâu của bà Ly Ly tự nhiên lăn đến dưới chân. Thuận tay, ông ta cúi xuống ôm lấy và nức nở khóc.

Nhưng lạ lùng thay, bỗng nhiên ông ta phát tru lên một tiếng thật dài, thật kinh khủng, rồi phóng mình xuống đất! Lúc đó Hai Sương và vài người nữa trong nhà nghe tiếng gào thét bên ngoài đã chạy ra nhìn, và sửng sốt khi nhìn thấy Ba Minh vừa nhảy xuống đất đã biến thành một con chó mực to tướng.


Hai Sương là người xách chiếc giỏ thịt chó về cho nên chị ta càng thêm kinh hãi khi nhìn thấy hiện đó. Chị líu cả lưỡi:

- Ông... ông ta...

Khi ấy bà Lệ Thuỷ quay lại và nói to cho người nhà nghe:

- Kẻ ác nhân này đã đền tội rồi đó, vậy bà chủ của mấy người cũng được tha từ nay. Và hãy nói với bà ta không được đối xử với con dâu mình như vậy nữa!

Nói dứt lời thì như cái bóng, hình hài bà ta thành sương khói biến mất... Sáu Xinh đứng bên cạnh nói với Sương:

- Bà ra coi, sao bà chủ mình biến đi đâu? Hai Sương thất thần:

- Kỳ quá...

Chợt chị ta nhớ ra, bảo:

- Hồi nãy nghe bà ấy nói gì không? Tại sao bà ta nói là đã tha cho bà chủ mình rồi? Vậy bà ta là ai?

Họ chẳng hẹn mà cùng chạy vào nhà, gõ cửa phòng bà Lệ Thuỷ:

- Bà chủ ơi!

Họ gọi đến khàn cả cổ mà vẫn chẳng có tiếng trả lời, mà bên trong lúc ấy hình như có âm thanh ú ớ.

Hai Sương nói:

- Mình tông đại cửa vào thôi, biết đâu bà chủ bị nạn gì đó!

Họ tung được cửa thì vừa kịp nhìn thấy bà Lệ Thuỷ ngã lăn xuống sàn nhà.

- Bà chủ!

Họ vực bà dậy thì vừa lúc bà Lệ Thuỷ tỉnh lại, sợ hãi hỏi:

- Nó đâu rồi? Hai Xinh hỏi:

- Bà chủ hỏi ai?

- Nó... vợ thằng Lộc...

Sau khi hoàn hồn lại, bà kể:

- Tao đang ngủ trong này chợt thấy có ai đè lên thân thể, rồi cổ tao như bị chặn ngang, không nói hay kêu la gì được. Mà cả chuyện ngồi dậy cũng không thể.

Hai Sương ngơ ngác:

- Vậy người nãy giờ ở ngoài sân tiếp khách là ai? Rồi hồi sáng này có phải bà sai con đi mua thịt chó không?

Bà Lệ Thuỷ tròn mắt kinh ngạc:

- Tao bảo mua thịt chó làm gì? Mà từ sáng tới giờ tao có ra khỏi phòng đâu, tao bị ai đó đè cứng trên giường này như tụi bay thấy đó!

Mọi người như từ trên trời rơi xuống, nhất là Hai Sương, chị ta ngẩn người một lúc rồi tự hỏi:

- Phải chăng là... mợ Hai? Sáu Xinh nghe vậy liền hỏi:

- Oan hồn cô Mỹ Dung hả?

Hai Sương như người mất hồn:

- Oan hồn! Đúng là oan hồn!
Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Skyy Fri Jul 07, 2017 5:11 am

Lan Hương vừa bước xuống phi trường, mới bước vào phòng chờ lấy hành lý thì đã thấy một thanh niên đưa tay vẫy vẫy ở cửa đợi. Lúc đầu tưởng là vẫy ai nên Hương không đáp lại, nhưng sau đó nhìn kỹ, cô thấy trên tay anh ta cầm một miếng bìa cứng đề tên LAN HƯƠNG, thì cô giật mình tự hỏi:

- Chằng lẽ là anh chàng này?

Cô lấy một mảnh giấy nhỏ trong túi áo khoác và đọc lại: Hoàng Lộc sẽ chờ ở

phi trường.

Chỉ biết Hoàng Lộc trước khi đi du học, đã cách trên mười năm rồi, nên lúc này đứng trước mặt anh ta chắc gì Lan Hương đã nhớ. Tuy nhiên, khi nhìn lại một lần nữa anh chàng cầm tấm bìa đề chữ Lan Hương kia, cô nàng thầm nghĩ: vượt quá mong đợi của mình rồi!

Hương còn nhớ cách nay hơn một tháng, cô đã nhận được lá thư của cha, trong đó ông có viết:

“Ba đã tìm được cho con người con trai mà con mong đợi, thằng Hoàng Lộc mà trước khi đi du học con từng khen là đẹp trai, thông minh mà lại hiền lành. Mặc dù khi ấy Lộc mới có mười hai tuổi, còn bây giờ nó đã gần ba mươi, đang là một mẫu đàn ông khôi ngô tuấn tú, lại giỏi giang, giàu có. Ba má mà được nó làm rể thì còn hạnh phúc nào bằng!”

Cách ngày Hương về nước mấy hôm, cô còn nhận được một điện tín đánh từ quê sang, nói rằng khi về nước cô sẽ nhận được nhiều tin vừa xấu vừa tốt một lúc nhưng chính niềm hạnh phúc bất ngờ sẽ giúp cô vượt qua những tin gọi là xấu! Lúc đó, Lan Hương chưa hình dung được là chuyện gì. Cho đến hôm nay, suốt hơn mười giờ ngồi trên máy bay, cô nghĩ mãi mà vẫn chưa ra chuyện gì đang chờ mình ở nhà...

Sau khi lấy được hành lý, Lan Hương vừa đẩy xe ra tới cửa thân nhân đón thì Hoàng Lộc đã tiến đến gần và lên tiếng ngay:

Tôi là Hoàng Lộc, đến đón Lan Hương theo sự cho phép của hai bác, Lan Hương lịch sự, nhẹ giọng:

- Em đã được ba má nhắc nhiều về anh, nhưng không ngờ... Lộc nói liền:

- Không ngờ gặp là thất vọng phải không!

Hai người cười vui và ngay từ phút giây ấy, họ đã thân nhau ngay. Điều này cả hai cũng không hiểu tại sao...

Đến khi Lộc lái xe đưa Hương về thẳng nhà mình thì thay vì ngạc nhiên, cô

đã rất tự nhiên đi theo Lộc vào nhà và còn hỏi:

- Nhà có đủ phòng cho em ngủ lại không?

Hoàng Lộc đã chuẩn bị từ trước, anh chỉ về một căn phòng khang trang nhất trong nhà, đáp:

- Chẳng những có phòng mà còn là căn phòng đẹp nhất nữa!

Lan Hương không hỏi gì đến sự vắng mặt của cha mẹ mình, cho đến khi Lộc chủ động nói ra:

- Nếu bây giờ Hương nghe một tin buồn thì em sẽ làm sao? Nàng bất ngờ hỏi:

- Anh muốn nói tới chuyện ba má em phải không? Lộc gật đầu:

- Đúng vậy! Em có buồn lắm không?

Cô nàng sa nước mắt, nhưng vẫn tỉnh táo:

- Lúc ngồi trên xe anh, chẳng hiểu tại sao em lại nghe văng vẳng bên tai mình báo tin buồn này. Lúc đó em bàng hoàng, vừa muốn khóc lên thì bất chợt xe anh quẹo vào nhà, ngừng lại thì em như... một người khác. Bây giờ em chỉ bùi ngùi một lúc rồi thôi...

Hoàng Lộc cầm lấy tay nàng, nói rất khẽ:

- Từ bây giờ em không còn là... Lan Hương nữa! Đúng hơn, em là Lan Hương, nhưng thực chất em là... vợ anh thật sự!

Lộc nói những lời này vừa nhìn Hương, cô nàng không có phản ứng gì, ngoài việc nhìn anh đắm đuối.

Sau đó, hai người đứng trước bàn thờ của Mỹ Dung, Hoàng Lộc lên tiếng:

- Anh đã làm theo đúng những gì em muốn rồi đó! Bây giờ Lan Hương đã về đây, cô ấy rõ ràng hoàn toàn không biết những gì cha mẹ mình làm. Cô ấy...

Lời của Lộc chưa dứt thì đã nghe chính miệng Lan Hương thốt lên:

- Em biết rồi, không quay lại nhìn em sao?

Hoàng Lộc quay lại nhìn và anh kêu lên thích thú:

- Em đây mà, Mỹ Dung.

Tiếng cười khúc khích của cô nàng vừa lúc cánh cửa lớn mà Lộc vừa mở lúc nãy bỗng dưng sập lại, đèn đang sáng cũng tắt ngúm. Chỉ con lại tiếng reo vui của hai con người trong bóng tối:

- Làm người ta hết hồn!

- Cám ơn em đã đền cho anh...

- Nhớ đây là phần thưởng dành cho con người trung thực, hết lòng yêu vợ của anh. Nếu anh lạng quạng thì chẳng những mất em luôn mà cả cái xác Lan Hương này cũng sẽ thuộc về người khác đó nghe!

- Ai dại gì mà để mất... cả hai!

Một cú nhéo đau điếng, mà người lãnh đủ chính là Hoàng Lộc. Anh chàng ráng nhịn đau, nhưng đến lúc chịu không nổi phải kêu lên:

- Đau, đừng nhéo chỗ đó em!

Trong bóng tối, hai người quyện lấy nhau và có lẽ hạnh phúc sẽ ở với họ lâu lắm...




 

Chuyện Lan Hương và Hoàng Lộc thành hôn với nhau tuy diễn ra âm thầm, nhưng vẫn có một số người biết. Họ bàn tán với nhau:

- Thằng Lộc sao tệ quá, vợ mới chết chưa đầy sáu tháng đã lấy vợ khác rồi! Người lại nói:

- Mà cũng lạ, nghe nói vong hồn cô Mỹ Dung linh lắm, mà sao lại chấp nhận cho người vợ mới của Lộc về ở trong ngôi nhà còn bàn thờ cô ta trong đó?

Mặc ai nói gì thì nói, Lộc và Lan Hương vẫn hạnh phúc bên nhau. Bà Lệ Thuỷ vẫn ở Đà Lạt, nhưng thỉnh thoảng về Sài Gòn. Mỗi lần về, bà đều rất hoà hợp với Lan Hương, khác xa vớt thái độ hờ hững, đố kỵ với Mỹ Dung ngày trước.

Và nếu có ai nhìn thấy thì sẽ ngạc nhiên hơn, bởi bà luôn đứng trước bàn thờ của Mỹ Dung và lâm râm khấn vái rất thành khẩn. Có lần bà còn gọi Lan Hương lại gần, đứng trước bàn thờ và nói:

- Má biết lỗi của mình, biết được tấm lòng vị tha của con khi chấp nhận cho Lan Hương đem xác mình về nhập với hồn của con để làm vợ thằng Lộc. Má cám ơn con...

Bí mật của Lộc và Lan Hương chỉ có bà Lệ Thuỷ biết, và bà đã thề với lòng là sẽ mãi mãi giữ kín. Bởi vậy nhiều người ngạc nhiên tại sao Lan Hương từ lúc về nước chưa một lần về nhà thăm ngôi nhà của mẹ cô.

Ngôi biệt thự đồ sộ đó bị bỏ hoang... Tuy nhiên, khi tìm hiểu thì người ta mới phát hiện ra trong nhà không phải hoàn toàn vắng hoe mà thật ra còn có một... con chó mực rất lớn trú ngụ! Con chó đó là hiện thân của Ba Minh!

Ngôi biệt thự tuy không có người, nhưng chỉ có con chó ấy, nó đã giữ cho ngôi nhà luôn luôn ấm cúng như có người ở. Không một kẻ trộm nào dám léo hánh vào bởi đã từng có mấy lượt, kẻ tham lọt vào nhà và lập tức bị con chó cắn cổ, xé xác.

Chỉ có vợ chồng Lan Hương là biết chuyện. Họ thường tâm sự với bà Lệ Thuỷ:

- Con chó mực đó là hồn của Ba Minh nhập vào. Ba Minh là kẻ đại ác, nên chết không thành ma mà thành quỷ. Tuy nhiên, nó đã bị Mỹ Dung khắc chế, nhốt nó vĩnh viễn trong ngôi nhà đó. Ở trong ngôi nhà thì nó chỉ là con chó tinh ranh, nhưng bình thường nó không có gì nguy hiểm. Trừ phi có ai đó tìm cách đưa nó ra ngoài, lúc đó nó sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm! Người bị nó nhập sẽ là quỷ nhập tràng, nguy hiểm khôn lường...

Bà Lệ Thuỷ lo sợ hỏi:

- Sao con không diệt nó hẳn cho rồi, để như vậy sẽ có ngày... Nhưng vong hồn Mỹ Dung đã quả quyết:

- Chỉ khi nào anh Lộc ruồng bỏ Lan Hương, tức ruồng bỏ con, thì lúc đó con mới để cho con chó mực thoát ra ngoài. Và lúc ấy nạn nhân đầu tiên sẽ là... Hoàng Lộc!

Hoàng Lộc dúi mặt vào tóc vợ, âu yếm:

- Trời có sập anh cũng không dám bỏ em nữa là...
Skyy

Skyy


Back to top Go down

YÊU VÀ CHẾT Empty Re: YÊU VÀ CHẾT

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum