Our forum runs best with JavaScript enabled !

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

View previous topic View next topic Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Tue Apr 12, 2022 4:36 pm

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

By nhatnam01289 - kienthucduhocthuysi
   
Tọa lạc tại khu vực Trung và Tây Âu, giáp với Ý ở phía Nam, giáp Pháp ở phía Tây, giáp Đức ở phía Bắc và giáp Áo, Liechtenstein ở phía Đông tạo nên trung tâm kinh tế, văn hóa sôi động, sầm uất. Được đánh giá là một trong những quốc gia thông minh và phát triển nhất thế giới, Thụy Sĩ còn dẫn đầu thế giới về sự minh bạch quốc gia, mức độ tự do dân chủ, năng lực cạnh tranh kinh tế và triển vọng phát triển con người. Năm 2016, quốc gia này còn được Liên Hiệp Quốc bình chọn trong top 10 quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất hành tinh. Giàu có, được thiên nhiên ưu ái ban tặng vô vàn cảnh đẹp, tuy nhiên, đó chỉ mới là một phần nhỏ khiến nhiều người biết đến đất nước Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ có vị trí đắc địa ngay “trái tim” của châu Âu sầm uất
Quốc gia không chiến tranh

Tuy không phải là quốc gia trung lập duy nhất trên thế giới nhưng Thụy Sĩ lại nổi tiếng với việc duy trì chính sách trung lập trong khoảng thời gian dài. Kể từ năm 1505, quốc gia này không hề tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào. Kể cả trong thế chiến, Thụy Sĩ chỉ là nơi trung chuyển của hai phe trong chiến tranh. Bằng việc giữ vững vị thế là một quốc gia trung lập, Thụy Sĩ có nhiều cơ hội để phục hưng kinh tế, ổn định xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà sức mạnh quân đội không được đất nước này duy trì, bởi tất cả nam giới từ độ tuổi 18 – 34 đều phải tham gia quân ngũ bán thời gian. Trong đó, tân binh phải hoàn thành 260 ngày phục vụ cho quân đội trước khi bước vào độ tuổi 34. Chính trị ổn định, cuộc sống văn minh, người dân thân thiện giúp Thụy sĩ được ví như thỏi nam châm hút một lượng khách du lịch không nhỏ mỗi năm.

Quốc gia này nổi tiếng với mức độ an toàn và đáng sống
Đứng đầu thế giới về sự bảo mật của hệ thống ngân hàng

Thụy Sĩ hiện có khoảng 1.300 ngân hàng và rất nhiều trong số đó có “tuổi thọ” không dưới 300 năm. Chỉ khoảng 3 nhân viên cấp cao của ngân hàng biết được danh tính của người gửi đồng thời danh sách khách hàng được bảo mật rất chặt chẽ. Năm 1932, Chính phủ Thụy Sĩ ban hành đạo luật nghiêm cấm các ngân hàng tiết lộ danh tính khách hàng cho bên thứ ba – dù đó là cơ quan thuế, chính phủ nước ngoài hay thậm chí là chính quyền nước Thụy Sĩ. Việc chia sẻ thông tin chỉ được thực hiện khi có trát yêu cầu từ tòa án Thụy Sĩ và chỉ ngoại lệ với một số vụ án nghiêm trọng. Bất kỳ một nhân viên ngân hàng nào tiết lộ thông tin của khách hàng sẽ bị xử lý rất nặng.

Cùng mức độ bảo mật đảng nể của hệ thống ngân hàng
Thống trị ngành công nghiệp đồng hồ

Hẳn bạn biết những thương hiệu xa xỉ nhưng không kém phần quen thuộc như Rolex, Longines, Patek Philippe, Longines, Breitling, TAG Heuer, Piaget, Tissot…? Thụy Sĩ nổi tiếng với ngành công nghiệp đồng hồ từ thế kỷ 16 với quy trình gia công tỉ mỉ, linh kiện quý hiếm, phụ kiện cao cấp, kiểu dáng sang trọng và tinh tế. Ngay từ khi mới ra đời, chất lượng của một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ được giám sát rất khắt khe và phải chịu được tác động dưới nhiều dạng môi trường khắc nghiệt như nước, gió, bụi… Mỗi chiếc đồng hồ gắn mác “Swiss made” phải đáp ứng được 3 yêu cầu: linh kiện phải được chế tạo bởi máy móc do Thụy Sĩ sản xuất; sản phẩm được lắp ráp, kiểm định và chứng nhận chất lượng bởi một nhà máy sản xuất ở Thụy Sĩ; nhà sản xuất phải chứng minh linh kiện làm nên chiếc đồng hồ chiếm tối thiểu 60% tỉ lệ các bộ phận máy móc của đồng hồ dựa trên kỹ thuật nghiên cứu và phát triển của đất nước này. Có những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ được bán với giá hàng tỉ đồng, tương đương với một chiếc siêu xe đắt đỏ nhưng ai trong đời cũng ao ước được một lần sở hữu!

Đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng với sự sang trọng, tinh tế và độ chính xác tuyệt đối

Điểm đến yêu thích của những “tín đồ” chocolate

Được xem là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới với lịch sử từ năm 1750, người Thụy Sĩ yêu thích chocolate đến mức lập hẳn một tổ chức chuyên quản lý và kiểm định chất lượng việc sản xuất món kẹo này, đó là Hiệp hội Chocolate Thụy Sĩ. Đến Thụy Sĩ, bạn không chỉ bị choáng ngợp với các nhãn hiệu chocolate nổi tiếng như Lindt, Sprungli, Teuscher, Suchard… mà còn bởi hàng trăm món chocolate khác nhau, từ bánh bông lan Swiss roll vị chocolate, bánh mì pretzel khoác trên mình lớp chocolate đen hảo hạng cho đến món lẩu chocolate fondue đậm đà. Chính vì chất lượng hảo hạng, mùi vị thơm ngon lại đa dạng mẫu mã đã khiến cho không ít du khách khi đến Thụy Sĩ phải tìm mua bằng được chocolate “chính gốc” mang về để làm quà cho những người thân yêu.

César Ritz – Người đặt ra các quy tắc và chuẩn mực sang trọng của ngành Nhà hàng khách sạn

Nơi khai sinh ra ngành dịch vụ du lịch và nhà hàng khách sạn

Thụy Sĩ là quê hương của César Ritz – Người sáng lập nên chuỗi khách sạn Ritz sang trọng, tiền thân của tập đoàn khách sạn Ritz-Carlton ngày nay. Tuy khởi đầu chỉ là phục vụ rượu học việc cho một khách sạn tại Brig, trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 1872, ông trở thành quản lý của Khách sạn Splendide – một trong những khách sạn xa hoa bậc nhất châu Âu, nơi lui tới của giới thượng lưu. Với quan điểm “khách hàng luôn luôn đúng” và “nếu có một khách hàng than phiền về một món ăn hoặc rượu, ngay lập tức loại bỏ và thay thế nó, không hỏi vì sao”, César Ritz đã giúp thay đổi nhận thức và góp phần đặt ra các quy tắc trong sự vận hành, phát triển của ngành công nghiệp khách sạn nhà hàng đẳng cấp. Chính vì vậy, ông được cả thế giới biết đến như một huyền thoại của ngành nhà hàng khách sạn, là “king of hoteliers, and hotelier to kings”.

Thực tế cho thấy rằng, đa số nhà tuyển dụng trên thế giới ưa chuộng nhân viên là người Thụy Sĩ hoặc tốt nghiệp các trường tại Thụy Sĩ bởi sự chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn vững vàng, sự tận tâm và nhiệt huyết đáng ngưỡng mộ của họ. Đó là chưa kể đến rất nhiều vị trí quản lý chủ chốt trong các tập đoàn khách sạn toàn cầu là những người trưởng thành từ cái nôi học thuật nổi tiếng này. Còn gì tuyệt vời hơn khi được học ngành Du lịch – Nhà hàng khách sạn tại nơi khai sinh ra ngành dịch vụ Du lịch và Nhà hàng khách sạn của thế giới, đất nước Thụy Sĩ?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Tue Apr 12, 2022 4:42 pm

Với những lý do này, Thụy Sĩ quả xứng đáng là ‘quốc gia đáng sống’ trên thế giới

Cremodairy

Thuỵ Sĩ là một quốc gia không giáp biển thuộc Tây Âu với dân số khoảng 7,5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế Cộng hoà liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Bern, với hai trung tâm kinh tế lớn là Geneva và Zurich. Do vị trí địa lý đặc biệt, nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ được sử dụng ở Thuỵ Sĩ rất đa dạng với 4 ngôn ngữ chính gồm: tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Pháp và tiếng Romansh.

Đất nước an toàn nhất thế giới

Thuỵ Sĩ có lịch sử về sự trung lập, đất nước này không xảy ra bất cứ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 cho đến nay. Vì vậy, không khó hiểu vì sao đất nước này lại được các tổ chức quốc tế quan trọng trên thế giới như: trụ sở Liên Hợp Quốc tại Châu Âu, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế, tổ chức Thương mại thế giới,… chọn làm địa điểm đặt trụ sở chính.

Ngoài ra, để đề phòng trường hợp có chiến tranh hạt nhân xảy ra, Thụy Sĩ đã xây dựng sẵn các hầm trú ẩn và lô cốt từ thành thị cho đến nông thôn, đáp ứng đủ chỗ cho 100% dân số. Vì vậy, nếu có chiến tranh xảy ra, người dân Thuỵ Sĩ vẫn sẽ luôn được an toàn.

Hơn thế nữa, trong trường hợp có chiến tranh, các đường cao tốc có thể trở thành đường băng để máy bay có thể hạ cánh, bằng cách tháo bỏ những con lươn dải phân cách. Điều này cũng chứng minh rằng cơ sở hạ tầng ở Thuỵ Sĩ cực kỳ tốt.

Một điều khá đặc biệt, khu vực quân đội của Thuỵ Sĩ không phô trương, không xây dựng to lớn như những quốc gia khác mà lại cải trang thành nhà dân, nằm ngay trong những ngôi làng, sống hòa mình vào với người dân để đảm bảo an toàn cho họ. Không những thế, lực lượng quân đội này có thể ứng phó với tình huống khẩn cấp ngay lập tức.

Bề ngoài thể hiện sự yên bình, nhưng không phải yếu kém, lực lượng quân đội Thụy Sĩ có thể phản ứng rất nhanh, cho nên khi du lịch đến đây mọi người nên lưu ý cụm từ “Don’t mess with S” tạm dịch là đừng gây rối với Thụy Sĩ.

Chất lượng cuộc sống thuộc top đầu thế giới

Theo những khảo sát của các nhà khoa học hay báo chí truyền thông về chỉ số chất lượng cuộc sống, Thụy Sĩ là quốc gia tốt nhất để sinh con. Điều này dựa vào các yếu tố như mức độ tội phạm, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ,…

Cũng theo tổ chức Y tế thế giới WHO, người dân Thuỵ Sĩ có tuổi thọ cao thứ 2 thế giới với tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới lần lượt là 81,3 và 85,3 tuổi, chỉ đứng sau Nhật Bản. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến với quốc gia này, vì nơi đây có tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

Đặc biệt, dù thời gian làm việc thấp nhưng Thuỵ Sĩ nằm trong top những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Thụy Sĩ làm việc trung bình 35,2 giờ trên một tuần. Trong khi đó số giờ làm việc trung bình ở Anh là 36,4, ở Tây Ban Nha là 38, ở Hy Lạp là 42,1 và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 48,9 giờ. Thế nhưng, mức thu nhập trước thuế trung bình của người lao động ở đất nước này rơi vào khoảng 6.502 france mỗi tháng (tương đương $6.497). Quả là một con số đáng mơ ước phải không nào?

Đồng hồ Thuỵ Sĩ

Nhắc đến Thuỵ Sĩ mà không nói đến đồng hồ, quả thật là một thiếu sót vô cùng lớn. Thành phố Geneva, ngay từ thế kỷ 16 đã nổi tiếng với ngành sản xuất đồng hồ. Để kêu gọi dân chúng từ bỏ thói quen đeo trang sức, cải cách tôn giáo Jean Calvin đã vận động giới thợ kim hoàn chuyển sang sản xuất đồng hồ khiến số lượng nghệ nhân ở đây tăng lên đáng kể. Sau một thế kỷ, những người làm đồng hồ ở Geneva nhiều tới nỗi một số phải tìm tới vùng khác để mưu sinh. Ngay từ khi mới ra đời, các yêu cầu về chất lượng đồng hồ ở Thụy Sĩ được theo dõi rất nghiêm ngặt. Để trở thành thợ đồng hồ lành nghề đúng nghĩa, một người sau khi học việc năm năm phải làm được một chiếc đồng hồ nhỏ có chuông báo thức đeo trên cổ và một chiếc đồng hồ đặt bàn với kích thước khác biệt.

Đến thế kỷ 19 và 20, chất lượng và độ chính xác đồng hồ Thụy Sĩ đạt mốc phát triển mới, đưa đẳng cấp của chúng vươn ra thế giới. Một loạt thương hiệu tên tuổi như Omega, Rolex ra đời vào thời gian này. Không những thế, Thụy Sĩ là một trong những nước đầu tiên sản xuất đồng hồ đeo cổ tay. Năm 1903, hãng Dimier Freres & Cie đăng ký bằng sáng chế thiết kế đồng hồ đeo tay và biến nó trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp như ngày hôm nay.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết nơi đây mới chính là nơi sở hữu mặt đồng hồ lớn nhất Châu Âu, và tất nhiên là to hơn cả Big Ben rồi.

“Đến Đức mua ô tô, tới Thuỵ Sĩ mua đồng hồ”, đây là câu nói mà các quý ông sành điệu thường rỉ tai nhau mỗi khi đề cập đến các thú chơi của phái mạnh. Thụy Sĩ là đất nước thống trị ngành sản xuất đồng hồ trên thế giới và tất nhiên người Thụy Sĩ rất đúng giờ.

Sôcôla và phomat

Thuỵ Sĩ là nơi sáng tạo ra công thức sôcôla sữa đầu tiên trên thế giới cách đây hơn một thế kỷ. Dù đất nước nhỏ bé này không có khí hậu nhiệt đới nhưng lại nổi tiếng với nghệ thuật chế biến sôcôla nhờ nguồn sôcôla sữa ngon nhất thế giới được tạo ra từ loại sữa và kem mịn thượng hạng. Chính vì vậy, không có quốc gia làm sôcôla ngon được như Thuỵ Sĩ. Mỗi người dân Thuỵ Sĩ tiêu thụ trung bình gần 12kg sôcôla mỗi năm, một kỷ lục thế giới. Một khi đã nếm thử, thật khó để từ chối loại kẹo ngọt lừng danh ở nơi đây.

Ngoài sôcôla, những người sành ăn còn bị thu hút bởi phomat Thuỵ Sĩ. Là quê hương của 450 loại phô mai khác nhau, người Thuỵ Sĩ gọi phomat của mình bằng cái tên mang nghĩa “phomat từ đồng cỏ vùng núi cao”. Các bậc thầy làm phomat lui về các căn nhà gỗ ở vùng núi cao để tạo ra những miếng phomat đặc biệt. Họ đều làm phomat theo các bước truyền thống từ xưa. Thợ làm phomat đưa bò lên chăn thả ở núi Alps Thuỵ Sĩ trong 5 tháng, sữa nguyên chất được lấy từ đàn bò này dùng để làm phomat. Phomat ở nơi đây phải trải qua quá trình phân loại và “làm chín” trong vòng 6 tháng. Các viên phomat nặng 10kg ở đây có thể “sống” trong vòng 10 năm. Vì vậy, phomat Thuỵ Sĩ được coi là “vua của các loại pho mát”.

Thậm chí ở Mỹ người ta còn tạo ra một loại phô mai có tên là Swiss cheese vì nó có vị giống như loại phô mai Emmental của Thụy Sĩ.

Năm điều cấm trong giao tiếp

Cư dân Thuỵ Sĩ với những phẩm chất khác biệt đã làm nên những con người văn minh và lịch sự. Nhưng trước khi đến nơi đây, bạn nên biết về 5 điều cấm kỵ trong giao tiếp của người Thuỵ Sĩ để trở thành những vị khách du lịch đáng mến trong mắt người dân bản địa nhé.

Không hỏi về tuổi tác

Không hỏi chuyện chính trị, tôn giáo

Không nói chuyện tiền bạc

Không xỏ tay túi quần

Không hút thuốc khi nói chuyện

Chó là nhân viên cứu hộ

Saint Bernard hay còn có những tên gọi khác như St. Barnhardshund, Alpine Mastiff và Bernhardiner là một giống chó khá cổ xưa cách đây khoảng 1000 năm. Chúng có nguồn gốc từ vùng dãy núi Alps nối liền giữa Ý và Thuỵ Sĩ, là kết quả giao phối giữa giống chó ngao Tây Tạng, các loài chó bản địa của Thuỵ Sĩ với giống Great Dane và chó núi Pyrenees. Giống chó này được xem là một phần của lịch sử trong nền văn hóa Thụy Sĩ.

Saint Bernard có tính cách nhẹ nhàng hơn ngoại hình của nó rất nhiều. Không quá vui tươi, hiếu động hay hung dữ như những dòng chó khác, loài chó này lại có một bản tính rất ôn hòa, tốt bụng, tình cảm và thân thiện, chúng có thể chăm sóc những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là người già, trẻ em và kể cả bệnh nhân, người khuyết tật.

Giống chó Saint Bernard trở nên nổi tiếng trên thế giới vào giữa thế kỉ 17 khi tham gia cứu hộ trong vụ lở tuyết gần Hospice và đã cứu sống hơn 2000 người tại trận thảm họa này. Loài chó khổng lồ thường đeo trên cổ một bình rượu mạnh dùng để hồi sức và chống lạnh cho các nạn nhân bị tuyết vùi. Chúng có khả năng đánh hơi giúp chúng dễ dàng tìm kiếm những người mất tích dù họ có bị vùi dưới tuyết, và khả năng cảnh báo bão và lở tuyết.

Mỗi mùa đông, hàng triệu du khách trên thế giới lại đổ về đất nước Thụy Sĩ để trải nghiệm các loại hình thể thao như trượt tuyết, trượt băng, trượt với gậy ở đường bằng phẳng… Vậy nên, chính quyền địa phương ở Thuỵ Sĩ đã sử dụng giống chó này như những nhân viên cứu hộ đắc lực để bảo vệ sự an toàn cho các du khách. Và nếu bạn có ý định chụp ảnh với những chú chó này tại đây thì xin chia buồn, vì chính quyền nơi đây đã chính thức ban hành lệnh cấm chụp ảnh tự sướng với loài chó này do e ngại tác động của con người sẽ ảnh hưởng đến lũ chó và khiến chúng bị stress trong lúc làm nhiệm vụ.

Với những cống hiến của loài chó Saint Bernard, chúng đã được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận vào năm 1885 và trở thành loài chó cứu hộ, chó bảo vệ và làm việc trong các cơ quan giám sát chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, có một điều mà ít ai biết, nếu muốn nuôi chó ở Thuỵ Sĩ bạn sẽ phải đóng thuế. Có lẽ, bạn sẽ thấy buồn cười nhưng đây là sự thật. Các khoản thuế phải đóng hàng năm của người dân được xác định dựa trên cân nặng và kích thước của chú chó được nuôi. Ngoài ra, người dân còn phải tham gia và đáp ứng yêu cầu của một khoá huấn luyện, để biết cách làm thế nào chăm sóc vật nuôi một cách tốt nhất.

Đập nước lớn nhất Châu Âu

Thuỵ Sĩ có khoảng 219 đập nước nhưng nổi tiếng nhất là đập Grande Dixence, được xây dựng trên sông Dixence, một phụ lưu trên thượng nguồn sông Rhône trong vùng núi Alps phía tây nam Thụy Sĩ gần biên giới với nước Pháp. Khai trương vào năm 1957, công trình này đạt rất nhiều kỷ lục, là đập bê tông trọng lực cao nhất thế giới với chiều cao 285m. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào sánh bằng, trọng lượng nặng nhất với 15 triệu tấn, nặng hơn cả Kim tự tháp.


Đập nước lớn nhất của Châu Âu – Grande Dixence ra đời, nhằm thu dẫn nước sông băng để đảm bảo nguồn cung cấp nước và năng lượng cho Thuỵ Sĩ. Đập nước này lưu trữ nước của 35 dòng sông băng. Đập được vận hành trong Tổ hợp Thủy điện Cleuson – Dixence với công suất 2069MW đạt sản lượng điện hàng năm 2000GWh

Dao tiện ích Thụy Sĩ
Bắt nguồn từ sở thích leo núi, cắm trại của người bản địa, năm 1891, Thụy Sĩ đã sản xuất ra loại dao cá nhân được yêu thích nhất trên thế giới “Swiss Army Knife”. Với thiết kế nhỏ gọn, hữu dụng, dao tiện ích gồm có dao, kéo, mở rượu, muỗng, mở đồ hộp, tô vít, kìm, kính lúp, đột lỗ trên vải da, thậm chí cả tăm xỉa răng và nhíp nữa. Thế nhưng, không phải mọi thứ trên con dao đều do Thuỵ Sĩ chế tác, cái mở nút chai luôn luôn được sản xuất tại Nhật Bản. Những con dao này ngày một được phát triển thêm những tính năng mới để thỏa mãn nhu cầu của người mê du lịch tận hưởng cảm giác giữa thiên nhiên.

Bạn đừng quên sắm cho riêng mình một con dao như thế này nhé. Trong những chuyến đi du lịch đây chắc chắn là vật dụng không thể thiếu vì nó sẽ phát huy tác dụng vô cùng hữu ích trong nhiều hoàn cảnh đấy.

Kết quả hình ảnh cho swiss knife

Dù chỉ là một đất nước nhỏ bé nhưng Thuỵ Sĩ quả thật có quá nhiều điều để chúng ta có thể khám phá và tìm hiểu. Hãy lên kế hoạch cho những chuyến phiêu lưu và khám phá những chân trời mới để thấy thế giới thật rộng lớn và bao la.

Nguồn: (DKN.TV)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Tue Apr 12, 2022 5:00 pm

Tại sao Thụy Sĩ KHÔNG THỂ BỊ XÂM LƯỢC

"Thụy Sĩ không có quân đội. Cả đất nước là một đội quân".

viethung292905 - Navyblue Nerd
11 tháng 9 2021 - spiderum

Hôm nay là 11/09/2021, tròn 20 năm kể từ vụ khủng bố 11/09/2001 - thứ đã vĩnh viễn thay đổi nước Mỹ và thế giới. Kể từ đó tới nay, chiến tranh cứ thế xảy ra liên miên mãi. Bật TV lên và thứ mà bạn nghe thấy thường xuyên nhất có lẽ là "Chiến sự tại nước A đang rất phức tạp", "Quân đội nước B đang can thiệp vào nước C", "tấn công khủng bố tại thành phố D của nước E làm F người chết, tổ chức G đã lên tiếng nhận trách nhiệm...". Thế giới của chúng ta thật tăm tối, và vòng luẩn quẩn của chiến tranh chắc chắn sẽ vẫn còn. Chẳng lẽ không có một nơi nào an toàn trên thế giới này sao?
Thực ra là có đấy các bạn ạ. Nó nằm ở Tây Âu giữa thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp của dãy Alps, với diện tích trên 41 nghìn kilomet vuông, dân số 8.5 triệu người, và suốt 200 năm nay chưa có một cuộc chiến tranh nào xảy ra trên đất nước này. Đó là Thụy Sĩ. Và vâng, Thụy Sĩ và Thụy Điển là hai nước khác nhau nhé.

Phải rồi, Thụy Sĩ. Một quốc gia nổi tiếng với các ngân hàng, chocolate, Nestlé, Roger Federer, và những hãng đồng hồ tiền tỉ như Rolex, Omega hoặc Cartier. Một quốc gia không giáp biển ở Tây Âu, xung quanh nó là các ông lớn Đức, Pháp, Ý, Áo, và đừng quên anh bạn nhỏ bé Liechtenstein. Thụy Sĩ có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới, chỉ số phát triển con người hiện đang đứng thứ ba toàn cầu, chất lượng cuộc sống trên cả tuyệt vời,… Nói tóm lại, sinh ra ở Thụy Sĩ chẳng khác nào trúng giải xổ số độc đắc của Chúa.

Hãy nhìn vào bất cứ tấm bản đồ nào của những thế lực từng phủ bóng lên toàn châu Âu từ năm 1815 đến nay, dù là các phe phái trong Thế Chiến hay là Liên minh châu Âu, bạn sẽ luôn luôn thấy có một khoảng trắng kì lạ xuất hiện chềnh ềnh giữa những quốc gia hiếu chiến nhất lịch sử. Khoảng trắng ấy chính là Thụy Sĩ.

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Thế Chiến 1 (1914), Thế Chiến 2 (1942), Chiến Tranh Lạnh, và Liên minh châu Âu. Khoảng trắng không được tô màu nằm giữa lòng Tây Âu kia chính là Thụy Sĩ.

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Thế Chiến 1 (1914), Thế Chiến 2 (1942), Chiến Tranh Lạnh, và Liên minh châu Âu. Khoảng trắng không được tô màu nằm giữa lòng Tây Âu kia chính là Thụy Sĩ.

Lí do nào khiến cho Thụy Sĩ không bị cường quốc nào “tô màu” lên trong những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất của nhân loại? Lí do nào khiến Thụy Sĩ trở thành một quốc gia hoàn toàn không thể bị xâm lược? Và tại sao chỉ có Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất làm được điều đó?

Câu trả lời nằm ở bốn yếu tố chỉ có ở quốc gia này mà không có ở bất cứ nơi nào khác: địa lý, ngoại giao, cách làm kinh tế và sự chuẩn bị chiến tranh kỹ càng.

1, ĐỊA LÝ
Vâng, câu trả lời lại nằm ở hai chữ ĐỊA LÝ - yếu tố đầu tiên quyết định sự suy vong của mỗi quốc gia.


Thụy Sĩ có địa hình đặc trưng là núi và đồi. Ở phía Nam của đất nước này là khối núi Alps - có độ cao trung bình lên đến 2.5km so với mực nước biển, là một chướng ngại không thể vượt qua với bất cứ đội quân nào. Phía Bắc Thụy Sĩ, ở vùng biên giới với Pháp, là dãy Jura, tuy nhỏ hơn dãy Alps về quy mô và chiều cao nhưng cũng đủ để cản bước một cuộc xâm lăng từ bên này. Hai dãy núi che chắn cho phần đất trung tâm Thụy Sĩ, nơi có địa hình bằng phẳng hơn và tập trung các đô thị lớn Zürich, Bern và Geneva.

Vậy là Thụy Sĩ được bảo vệ ở hai phía Bắc và Nam. Giờ chúng ta còn phía Đông và phía Tây. Gần biên giới với Pháp ở phía Tây có một dải đất rất hẹp nằm giữa dãy núi Jura và hồ Geneva, có chỗ chỉ chưa đến 6km, một khoảng cách chiến lược để dàn quân phòng thủ dễ dàng.

Dải đất hẹp này cùng với thị trấn Nyon là vị trí phòng thủ quan trọng, sẽ còn được nhắc tới bên dưới đó. Nguồn: Google Maps.

Còn ở phía Đông nơi gã hàng xóm Đức án ngữ, Thụy Sĩ ít có lợi thế chiến lược nào về mặt địa hình nào trước mối nguy tiềm tàng này, nhưng tự nhiên lại ban tặng cho nó một lựa chọn khác: sông Rhein. Thụy Sĩ nằm tại thượng nguồn sông Rhein, con sông này sau đó chảy xuống các vùng công nghiệp lớn và khu dân cư đông đúc của miền Tây nước Đức, sau đó sang Hà Lan nơi nó hòa vào Biển Bắc. Thụy Sĩ đang nắm giữ dòng máu nuôi sống một nửa nước Đức, điều này tạo ra một lợi thế vô hình cho quốc gia này trong trường hợp Đức lại nổi cơn hiếu chiến.
Vậy là Chúa mặc cho Thụy Sĩ một tấm áo chống đạn. Giờ Thụy Sĩ phải làm thế nào để không ai nã đạn vào họ.  

2, NGOẠI GIAO

Hơn hai trăm năm nay, Thụy Sĩ không tham gia một cuộc chiến tranh nào. Họ không phải thành viên của các liên minh phương Tây hùng mạnh như EU hoặc NATO (mặc dù có gia nhập hiệp ước tự do đi lại Schengen), và đến tận năm 2002 họ mới gia nhập Liên Hợp Quốc sau một cuộc trưng cầu dân ý - chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tổ chức này. Đây chính là kim chỉ nam của ngoại giao Thụy Sĩ kể từ năm 1815: TRUNG LẬP. Vậy nên cái khoảng trắng kì lạ kia mới xuất hiện ở ngay giữa Đức, Pháp, Ý và Áo.

Năm 1815, trận đánh cuối cùng của Hoàng đế Pháp Napoléon kết thúc với phần thắng thuộc về liên minh của các cường quốc châu Âu. Đại hội Vienna được triệu tập - về cơ bản đây là Hội nghị Yalta của Chiến tranh Napoléon, nơi các cường quốc quyết định số phận của châu Âu hậu chiến. Và cũng từ đây, tính trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ được nước Pháp bại trận và các cường quốc Anh, Áo, Phổ và Nga công nhận, để trở thành một vùng đệm giữa Áo và Pháp.

Thụy Sĩ là một nước trung lập và sẽ không gia nhập liên minh nào cả. Đó là truyền thống của chúng tôi.
Cựu Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Hans-Rudolf Merz (nhiệm kì 2009 - 2010)

Theo công ước Hague về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước trung lập, “các phe tham chiến không được xâm phạm lãnh thổ quốc gia trung lập, và sự tự vệ chính đáng trước các hành động xâm lược của ngoại bang không bị xem là phá vỡ tính trung lập của quốc gia đó”. Ngoài ra, quân đội phe tham chiến không được tuyển mộ người dân của nước trung lập, và còn không được vận chuyển binh lính và thiết bị chiến tranh qua lãnh thổ nước trung lập (trừ thương/bệnh binh).

Đó là nguyên nhân vì sao suốt hai thế kỉ qua, Thụy Sĩ vẫn khỏe re trong khi chiến tranh và xung đột càn quét các nước láng giềng. Nó là một quốc gia trung lập, và sự trung lập ấy được luật pháp quốc tế bảo vệ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các đế quốc quyết định giẫm lên cái đống luật pháp quốc tế ấy và ngang nhiên xâm lược các nước trung lập vì lợi ích của mình, tiêu biểu là ba ông lớn Anh, Liên Xô và Đức. Anh đánh chiếm nước trung lập Iceland để đảm bảo một lợi thế chiến lược tại Bắc Đại Tây Dương trước Đức Quốc xã, Liên Xô xâm lược Phần Lan trung lập hòng tạo ra vùng đệm bảo vệ Saint Petersburg, còn Đức hai lần mặc kệ tính trung lập của Bỉ để có thể tấn công Pháp từ một điểm yếu chí tử.

"...quy tắc A, bài 1 trong Giáo trình Ngoại giao Nhập môn: Khi đối mặt với một điều được coi là mối đe dọa sống còn, một cường quốc sẽ sử dụng vũ lực." — Tim Marshall, "Những tù nhân của địa lý", NXB Nhã Nam, 2020.

Chiến hạm HMS Berwick chỉ huy cuộc tấn công của Anh vào Iceland. Nguồn: British invasion of Iceland - Wikipedia.
Chiến hạm HMS Berwick chỉ huy cuộc tấn công của Anh vào Iceland. Nguồn: British invasion of Iceland - Wikipedia.
Quân đội Đế quốc Đức xử tử người dân Bỉ tại vùng chiếm đóng. Nguồn: German invasion of Belgium (1914) - Wikipedia.

Quân đội Đế quốc Đức xử tử người dân Bỉ tại vùng chiếm đóng. Nguồn: German invasion of Belgium (1914) - Wikipedia.
Bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất, được sử dụng trong Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan. Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov nói Hồng quân sẽ mang lại "tự do và bánh mì" cho Phần Lan, nên nhân dân Phần Lan mỉa mai gọi những quả bom này là "Thùng bánh mì của Molotov". Nguồn: Fact Republic.
Bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất, được sử dụng trong Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan. Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov nói Hồng quân sẽ mang lại "tự do và bánh mì" cho Phần Lan, nên nhân dân Phần Lan mỉa mai gọi những quả bom này là "Thùng bánh mì của Molotov". Nguồn: Fact Republic.
Tuyên bố trung lập thôi chưa đủ, phải khiến các nước khác tôn trọng sự trung lập của mình nữa. Và đây là lúc các ông chủ ngân hàng Thụy Sĩ vào cuộc.

3, NGÂN HÀNG THỤY SĨ

Thụy Sĩ gắn với hình ảnh ngân hàng rất nhiều, từ tiểu thuyết của Dan Brown cho đến phim James Bond đều có nhắc tới hình ảnh ngân hàng Thụy Sĩ. Các ngân hàng này có tầm quan trọng vô cùng lớn với nền kinh tế và an ninh quốc gia của nước này.  Nguồn: Current Affairs - Adda247.

Địa lý Thụy Sĩ thật tuyệt vời nếu nhìn từ khía cạnh quốc phòng, còn từ khía cạnh kinh tế mà nói thì nó rất tệ. Thụy Sĩ không giáp biển, địa hình núi đồi cản trở sự phát triển nhanh của công nghiệp nặng và giao thông vận tải, tài nguyên thiên nhiên cực kì nghèo nàn, dân cư chỉ chưa đến 10 triệu người và phân bố không đồng đều. Do đó, người Thụy Sĩ xuất khẩu một món hàng rất đắt mà những kẻ hẹp hòi đa nghi không thể bỏ tiền ra mua nổi. Đó chính là sự tin cậy, mà cụ thể là sự tin cậy của các ngân hàng.

Quốc gia này nổi tiếng khắt khe về bảo mật thông tin khách hàng tại các nhà băng, và một vụ bê bối để lộ thông tin cá nhân khách hàng vào những năm 30 khiến họ thắt chặt luật lệ hơn nữa: chỉ có các quản lý cấp cao được truy cập thông tin chi tiết về chủ tài khoản, còn nhân viên giao dịch không được phép; ngoài ra luật pháp Thụy Sĩ nghiêm cấm tiết lộ thông tin khách hàng cho bất cứ bên thứ ba nào, dù đó là cục thuế, chính phủ và cơ quan điều tra của bất cứ quốc gia nào kể cả Thụy Sĩ, trừ khi có trát của Tòa án Thụy Sĩ. Nhân viên vi phạm sẽ bị phạt tiền bồi thường, tù giam, và cấm hành nghề vĩnh viễn.

Là một quốc gia trung lập, Thụy Sĩ quyết định mở rộng dịch vụ ngân hàng của mình cho thế giới, và ngành công nghiệp ngân hàng Thụy Sĩ thực sự bùng nổ trong Thế chiến 2. Những gì họ làm trong cuộc chiến này là tuyên bố với thế giới rằng "Tôi không ham hố tham gia trò chơi chiến tranh này. Đừng xâm lược tôi. Nhưng nếu các ông muốn có chỗ chứa tiền an toàn trong thời buổi loạn lạc này, chào mừng đến với Thụy Sĩ!". Các quan chức cấp cao của Đức Quốc xã kiếm được rất nhiều tiền và vàng từ những cuộc chiến tranh ăn cướp, chúng đưa các tài sản có giá trị của mình đến Thụy Sĩ với hi vọng tiền nong được an toàn, đợi khi nào hết chiến tranh sẽ quay lại lấy về tiêu xài. Hitler đã lên kế hoạch đánh chiếm Thụy Sĩ, y từng tuyên bố Thụy Sĩ là “vết nhơ của dân tộc Đức”, “kẻ tử thù của nước Đại Đức” và “chính quyền và dân chúng đều đáng kinh tởm”. Nhưng do quá bận rộn với các cuộc viễn chinh khắp châu Âu, cộng với việc không muốn mất đi một chỗ gửi tiền an toàn, Đức Quốc xã không động đến Thụy Sĩ. Quân Đồng minh khó chịu ra mặt khi thấy Thụy Sĩ bí mật đi đêm với kẻ thù của mình, nhưng họ không muốn làm phức tạp thêm mọi chuyện khi mà nó vốn đã rối rắm đủ rồi, nên họ để yên cho Thụy Sĩ. Không chỉ có Đức Quốc xã, mà nhiều phú ông phú bà Do Thái giàu có cũng đến Thụy Sĩ với mục đích tương tự.

Chiến tranh kết thúc theo chiều hướng không có lợi cho phe Phát xít, có những tên sĩ quan Quốc xã bị xử bắn hoặc ngồi tù rũ xương, có những tên quyết định bỏ chạy khỏi quá khứ và sống ẩn thân hết đời, chưa kể đến những thương nhân Do Thái bỏ mạng trong trại tập trung. Và số tiền vàng kia vĩnh viễn nằm trong các két sắt của ngân hàng Thụy Sĩ, đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của nước này.  Theo OECD, tổng tài sản của các ngân hàng Thụy Sĩ chiếm tới 467% GDP của nước này.

Cung điện Mont Cervin tại Zermatt. Thành phố này không chỉ nổi tiếng với tư cách là một điểm đến hấp dẫn của những người mê trượt tuyết. Nhiều ngân hàng tư nhân đóng góp không nhỏ cho kinh tế của thành phố, và nhiều lời đồn đại cho rằng bên dưới những ngọn núi tuyệt đẹp kia là các hầm chứa vàng khổng lồ của các ngân hàng Thụy Sĩ. Nguồn:  Banking in Switzerland - Wikipedia.

Ngày nay, Thụy Sĩ là ngân hàng của cả thế giới. Nhờ những chính sách tốt về bảo mật và thuế, cùng với nền kinh tế và chính trị ổn định, ngày càng có nhiều người trong giới tinh hoa gửi tiền vào Thụy Sĩ, trong đó có cả các tỉ phú công nghệ, đại gia dầu mỏ, giới tài phiệt, quan chức nhà nước,... thậm chí là cả những người mang chức sắc tôn giáo. Chưa kể đến việc Thụy Sĩ còn là điểm đến ưa thích của những phi vụ làm ăn trong bóng tối: rửa tiền, trốn thuế, mafia, buôn bán vũ khí, tham ô tham nhũng… nhờ sự bảo mật thông tin của mình. Biết đâu một nhân vật giàu có quyền lực nào đó bạn thấy trên TV hay mạng xã hội, hoặc những vị quan chức "vào lò" cũng có tài khoản tại Thụy Sĩ đấy. Bạn là một doanh nhân Mỹ thành đạt bị vướng vào một vụ kiện và không muốn tài sản của mình bị phong tỏa nếu thua? Bạn là một trùm mafia Nga bán hàng ngàn khẩu súng cho các băng đảng và đang cần chỗ cất tiền an toàn? Bạn là một đảng viên cộng sản cấp cao ở Trung Quốc đã tham ô hàng xe tải tiền và sợ bị nhà nước sờ gáy? Hãy mở một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, kể cả khi bạn có bị tóm thì tiền của bạn vẫn an toàn.

Bạn có thể nói rằng rõ ràng người Thụy Sĩ chơi bẩn. Nhưng bạn hãy thử nêu ra một đất nước luôn "chơi sạch" đi. Chính việc xuất khẩu sự tin cậy đã giúp cho Thụy Sĩ đảm bảo được an ninh quốc gia từ mọi phía. Nhiều khách hàng tại ngân hàng Thụy Sĩ là những nhân vật có "máu mặt" trên chính trường cũng như trong thế giới ngầm. Cả thế giới đang gửi tiền ở Thụy Sĩ, nên kẻ nào tuyên chiến với Thụy Sĩ thì tức là tuyên chiến với cả thế giới, vì lúc đó tiền của mọi người sẽ gặp nguy. Vậy là người Thụy Sĩ không những tuyên bố trung lập với nhân loại, họ còn khiến nhân loại phải bảo vệ tính trung lập của mình. Chừng nào tiền vẫn là trục quay của Trái Đất, thì Thụy Sĩ sẽ còn vững mạnh.

Tuy nhiên, ta cứ giả sử có một quốc gia nào đó nhất quyết muốn xâm chiếm Thụy Sĩ đi. Giả sử quốc gia này không ngại vấn đề địa lý, giơ ngón tay giữa thẳng vào luật pháp quốc tế và không quan tâm đến chuyện ngân hàng. Liệu họ có thành công được không?

Câu trả lời nhất quyết vẫn là không, bởi Thụy Sĩ nắm giữ một sức mạnh rất lớn, sức mạnh đó nằm ở chính những người dân của nó.

4, SI VIS PACEM, PARA BELLUM

"Nếu muốn hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh". Câu ngạn ngữ tiếng Latin này chính là tôn chỉ của Thụy Sĩ. Và nếu so sánh về mức độ  chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh với Thụy Sĩ thì có lẽ Hàn Quốc cũng chỉ như Iceland.
Nguồn: The Defense Post.

Toàn bộ công dân nam giới từ 18 tuổi trở lên của nước này bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Những người nào không muốn hoặc không thể tham gia nghĩa vụ quân sự có thể được đào tạo cơ bản về vũ trang dưới hình thức “phục vụ cộng đồng”. Do được quân sự hóa mạnh, Thụy Sĩ là một quốc gia với kỷ luật dân tộc rất cao. Khi lệnh tổng động viên được ban bố, họ có thể huy động 200 nghìn binh sĩ trong 72 giờ đầu. Đặc biệt, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, các công dân này được phép giữ lại toàn bộ quân trang, từ quân phục, ba lô, giày, thậm chí là cả mặt nạ phòng độc, mũ sắt, áo giáp và súng!

Đúng vậy, súng. Thụy Sĩ có một nền văn hóa súng đạn không thua gì Hoa Kỳ. Vào năm 2017, cứ 100 người Thụy Sĩ thì lại có 28 khẩu súng. Tại đây còn có lễ hội bắn súng truyền thống thường niên, nơi người ta tụ tập thi bắn súng và ăn nhậu! Thậm chí họ còn mở cả các trường bắn dành cho trẻ em nữa!

Súng trường Karabiner Modell 1931 (K31), vũ khí tiêu chuẩn của quân đội Thụy Sĩ từ năm 1933 đến năm 1970, hoạt động theo cơ chế đòn bẩy/chốt kéo thẳng. Khẩu súng này tốt hơn so với nhiều loại súng cùng thời như Kar98 (Đức Quốc xã) về tính chuẩn xác, trọng lượng, tốc độ bắn và dễ sử dụng. Nguồn: K31 - Wikipedia.

Súng trường tấn công SG 550 (Sturmgewehr 550) - vũ khí tiêu chuẩn của quân đội Thụy Sĩ hiện đại, được đánh giá là một trong những khẩu súng trường tấn công hàng đầu bởi trọng lượng nhẹ, độ tin cậy cao và dễ bảo trì. Nguồn: SIG SG 550 - Wikipedia.

Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng văn hóa súng đạn của Thụy Sĩ rất khác so với Hoa Kỳ. Tại Thụy Sĩ, người dân được giáo dục rằng giữ súng trong tay là trách nhiệm với an ninh quốc gia, chứ không phải tự vệ hoặc phục vụ sở thích cá nhân. Tại Mỹ, bạn mua súng như mua rau ngoài chợ. Nhưng nếu bạn muốn mua súng ở Thụy Sĩ, bạn sẽ phải điền một mớ giấy tờ lằng nhằng và trải qua các bài kiểm tra lý lịch của cảnh sát, đồng thời phải tham gia các lớp huấn luyện bài bản, tất cả để chứng tỏ bạn không phải mối nguy của xã hội - và bạn cũng chỉ được mua súng với một số lượng hạn chế. Ngoài ra, bạn không được mua hoặc giữ đạn - đạn dược sẽ được cung cấp tại trường bắn hoặc khi có lệnh tổng động viên. Bạn cũng cần phải có giấy phép thì mới được mang súng trên người hoặc để súng trong ô tô. Trên tất cả, đại đa số người Thụy Sĩ giữ súng vì họ tin tưởng vào chính quyền, còn người Mỹ thì ngược lại.

Giữ nhiều súng như thế nhưng tỉ lệ tội phạm gây chết người ở Thụy Sĩ là 0.59 trên 100 nghìn dân (2018), và trong năm đó chỉ có 50 nạn nhân - thuộc vào hàng thấp nhất thế giới. Con số này ở Mỹ là 4.96 trên 100 nghìn, và số nạn nhân là trên 16 nghìn người. Nguồn: List of countries by intentional homicide rate - Wikipedia.

Nhờ văn hóa súng đạn này, Thụy Sĩ có thể triển khai tốt chiến thuật đánh du kích để chống lại những kẻ thù mạnh hơn. Khi có chiến tranh nổ ra, chiến thuật của người Thụy Sĩ sẽ là rút lui về các vùng núi hiểm trở và khiến cho quân địch khổ sở hết mức có thể. Tại những công trình giao thông chủ chốt như đường cao tốc, hầm, cầu, đèo hoặc đường sắt, quân đội Thụy Sĩ bố trí rất nhiều thuốc nổ để có thể kích nổ và chặt đứt đường hành quân của xe cơ giới địch. Ước tính ở Thụy Sĩ có khoảng trên 3000 vị trí như thế.
Ngoài ra ở Thụy Sĩ còn có một thứ được gọi là "răng rồng" (tiếng Đức: Drachenzähne) - những công trình bằng bê tông có ngoại hình trông giống một thanh chocolate Toblerone (vậy nên người Thụy Sĩ gọi vui chúng là “hàng rào Toblerone”), thứ sẽ làm chậm tốc độ của xe tăng để chúng dễ bị súng chống tăng tiêu diệt. Hầu hết các nước đã phá hủy những công trình như thế, nhưng Thụy Sĩ thì không.
Bạn hiểu tại sao lại gọi là "Hàng rào Toblerone" rồi chứ?

Người Thụy Sĩ cũng giống như người Việt Nam hoặc Phần Lan, đều là những bậc thầy về ngụy trang trong chiến tranh. Rất nhiều ngôi nhà, tảng đá và ngọn đồi trông hoàn toàn có vẻ vô hại nhưng thực ra lại là những căn cứ quân sự thu nhỏ.

Biệt thự "Villa Rose" tại thị trấn Nyon - một vị trí chiến lược quan trọng trên bản đồ Thụy Sĩ như đã nói tới ở trên. Căn biệt thự này thực ra là một pháo đài thu nhỏ ngụy trang, nằm ngay gần một hàng rào Toblerone. Nguồn:  Toblerone line -Wikipedia.

Căn chòi bên phải trông như một cái chuồng ngựa vô hại, nhưng nó đang giấu một khẩu pháo chống tăng và một ụ súng máy bên trong. Nguồn: Amusing Planet.

"Mỏm đá" này là một căn cứ quân sự tuyệt vời, bởi nó có tầm nhìn chiến lược ra thành phố, dòng sông, đường ray và cây cầu bên dưới. Nguồn: Amusing Planet.

Không những thế, ở bên dưới những ngọn núi thuộc dãy Alps hùng vĩ còn là các sân bay và kho máy bay được ẩn giấu hết sức tinh vi. Người Thụy Sĩ che đậy sự có mặt của những căn cứ này, đã từng có lần binh lính Thụy Sĩ nói về chúng trên mạng nhưng những thông tin này đã sớm bị xóa khỏi Internet. Thụy Sĩ có không quân trên dãy Alps, nhưng các sân bay đó ở đâu thì không ai biết. Đây chính là thông điệp Thụy Sĩ muốn gửi đến cho những ai định dùng không quân đánh phá nước này.

Nếu nói về những thứ được ẩn giấu ở Thụy Sĩ thì không thể không nhắc tới các boongke. Kể từ khi vũ khí hạt nhân lần đầu xung trận năm 1945, kế theo đó là cuộc chiến ý thức hệ giữa Mỹ và Liên Xô, Thụy Sĩ luôn lo ngại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Do đó một hệ thống boongke đồ sộ đã được xây dựng khắp cả nước, để đảm bảo mọi công dân Thụy Sĩ đều có thể được an toàn khi chiến tranh hạt nhân xảy ra. Hiện nay, bất cứ ai xây nhà mới tại Thụy Sĩ cũng phải đảm bảo ngôi nhà của mình có một boongke đủ để chống chọi một vụ nổ hạt nhân, hoặc nếu bạn sợ chi phí đắt đỏ thì bạn phải trả tiền để "đặt trước" một chỗ ở boongke công cộng tại khu vực bạn sống. Boongke công cộng có mặt tại các tòa nhà hành chính, nhà ga và những địa điểm đông người qua lại khác. Trên dãy Alps thì đương nhiên là có một số lượng boongke đồ sộ phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

Nếu bạn nghĩ đây là một hòn đá thì bạn nhầm rồi. Đây là lối vào của một boongke đấy. Nguồn: Amusing Planet.

Các boongke của Thụy Sĩ hiện tại có thể chứa được 113% dân số Thụy Sĩ hiện nay trong vòng vài tháng - họ đã tính cả trường hợp một lượng lớn người di cư vào Thụy Sĩ lánh nạn. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân đã không còn nóng bỏng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều boongke tận thế trước kia nay đã trở thành các điểm du lịch giải trí, còn các boongke gia đình thì… bạn nên nhớ rượu vang và pho mát là những loại thực phẩm quan trọng của văn hóa Thụy Sĩ, do đó các boongke này sẽ trở thành hầm chứa rượu và pho mát! Tất nhiên khi cuộc chiến tranh hạt nhân lại cận kề thì các boongke sẽ lại quay về mục đích ban đầu của chúng. Khi bụi phóng xạ tan đi, khả năng cao thế giới sẽ chỉ còn các nguyên thủ quốc gia, lũ gián, và 8.5 triệu dân Thụy Sĩ.

Nếu chiến tranh hạt nhân cũng không đánh bại được họ, thì điều gì có thể làm được đây?

5, TỔNG KẾT

"Thiên đường là nơi có cảnh sát Anh, sự lãng mạn của Pháp, đầu bếp Ý, thợ máy Đức, và chính phủ Thụy Sĩ. Địa ngục là nơi có cảnh sát Đức, sự lãng mạn của Thụy Sĩ, đầu bếp Anh, thợ máy Pháp, và chính phủ Ý".

Nhờ có hàng rào địa lý, chính sách ngoại giao trung lập, sức mạnh kinh tế và chiến lược quân sự, Thụy Sĩ thực sự giống như một cái bẫy khổng lồ ẩn bên trong một pháo đài khổng lồ, thách thức mọi cỗ máy chiến tranh mạnh mẽ nhất. Một quốc gia yên bình, có thiên nhiên tươi đẹp, chính phủ minh bạch, nền dân chủ trực tiếp, chất lượng sống cao, tư tưởng văn minh tiến bộ, thu nhập dồi dào và đảm bảo về an ninh - có lẽ đây chính là đất nước hoàn hảo nhất thế giới.

Vậy nên hãy tiết kiệm tiền dần dần, nhỡ đâu nếu sau này vào khoảng những năm 2030, bạn nghe tin rằng có một người đàn ông gốc Áo với bộ ria kì lạ đang phát biểu hùng hồn trước đám đông giận dữ ở Berlin. Đến lúc đó thì hãy book vé máy bay đi Thụy Sĩ.

Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Swiss_neutrality
https://en.wikipedia.org/wiki/Swiss_Armed_Forces
Switzerland
en.wikipedia.org
Giải mã bí ẩn ngân hàng Thụy Sĩ
Hơn 80 năm qua, hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ luôn tạo ra một màn bí ẩn, nhưng các bí ẩn không xa vời đến mức như các tác phẩm điện ảnh Hollywood thể hiện.

thanhnien.vn
The Camouflaged Military Bunkers of Switzerland
www.amusingplanet.com
Why Switzerland is the Safest Place if WW3 Ever Begins
Get 10% off your first order with Hover here: https://www.hover.com/reallifeloreWhy Switzerland is the Safest Place if WW3 Ever Begins; it's a bunker the siz...

www.youtube.com
How Switzerland Stayed Neutral
Why the Swiss put bombs in their borders.Head to http://squarespace.com/johnnyharris to get 10% off your first purchase of a website or domain using code JOH...

www.youtube.com
How Switzerland Became Unconquerable
How Switzerland Became UnconquerableMy Patreon:https://www.patreon.com/oliverbahlMy Twitter:https://twitter.com/BahlFranke

www.youtube.com
The Lovely Swiss Villas That Could Destroy An Army
How do you hide a deadly military fortress? Well if you're Swiss, you paint it pastel pink and pretend it's a harmless family home. I went to the shores of L...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Wed Apr 13, 2022 5:49 pm

6 lý do vì sao Thụy Sĩ lại giàu có

Tachcaphe

Thường thì mọi người nghĩ rằng sự giàu có của Thụy Sĩ chỉ đến từ trạng thái của họ là một thiên đường thuế. Nhưng, hãy nghĩ về điều đó xem, có những nước khác như Panama, Cyrus hay thậm chí là Cộng Hòa Liberria, đó là những thiên đường thuế. Châu Phi, cung cấp không chỉ những mức thuế thấp mà còn sự thiếu minh bạch cho các công ty quốc tế. Nhưng, họ vẫn là những nước có thu nhập thấp… Trong khi Thụy Sĩ là một trong năm nước giàu có nhất trên thế giới.

Và tất cả điều đó có được trong khi không có tài nguyên tự nhiên và không suy giảm về nhân quyền hoặc dân chủ. Thực tế thì ngược lại: Thụy Sĩ có một trong những hệ thống chính trị công bằng nhất trong thế giới, với một hệ thống trợ cấp tốt tương tự như Na Uy hay Đan Mạch. Hơn nữa các công dân của họ có quyền để bầu không chỉ mỗi 4 năm, mà mỗi 4 tháng.

Người Thụy Sĩ không chỉ chọn các nhà lãnh đạo của họ, mà còn các chính sách của họ nữa – với vài cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức mỗi năm. Thụy Sĩ có một trong những hệ thống chính trị tốt nhất trong thế giới. Và đây chính là lý do thực sự vì sao nó đã quá thành công. Thậm chí, nó nên là mô hình lý tưởng cho những nước khác.

1 — SỰ PHÂN PHỐI QUYỀN LỰC

Từ một góc nhìn thực tế, Thụy Sĩ là một liên minh. Nó là liên minh duy nhất mà tồn tại trên hành tinh. Họ có 26 tiểu bang độc lập, gọi là Cantons. Điều duy nhất họ có chung với nhau mà tiền tệ, chính sách ngoại giao và một hiến pháp. Trừ cái đó ra, luật pháp hoàn toàn khác nhau từ một Canton đến Canton khác.

Để ví dụ: nếu bạn có mức lương 6000 đồng Franc Thụy Sĩ và bạn sống ở khu vực của Jura, mức thuế thu nhập của bạn là 14%. Nhưng nếu bạn sống ở Zug, một trong những bang có mức thấp nhất, bạn chỉ đóng 4%. Để tôi đưa bạn một ví dụ khác: ở Geneva, các cửa hàng phải đóng cửa vào 6h chiều. Trong khi đó, ở Zurich, họ có tự do để mở và đóng cửa vào giờ nào mà họ muốn. Chính vì điều này, các Canton (tiểu bang) có thể điều chỉnh luật pháp của họ đối với những đặc thù của mỗi vùng.

Và điều quan trọng hơn là, họ có thể cạnh tranh với nhau. Điều này giải thích vì sao các canton, nói chung, có một mức thuế rất thấp. Nhưng câu chuyện không chấm dứt ở đó, Thụy Sĩ được phân phối (bất tập trung) đến mức họ có đến 4 ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, Pháp, Ý và Romanche. Điều này nghĩa là nếu bạn đi đến Geneva, vốn thuộc về vùng nói tiếng Pháp, bạn sẽ không nghe ai nói tiếng Đức. Các bảng quảng cáo, các bảng đường, các giấy tờ hành chính…tất cả đều ghi bằng tiếng Pháp. Điều tương tự ở Zurich với tiếng Đức, hoặc đi đến Lugano với tiếng Ý.

2 — THỤY SĨ KHÔNG CÓ TỔNG THỐNG

Tất cả các quốc gia đều có người đứng đầu chính phủ, đảm nhận trách nhiệm cho những vấn đề quan trọng nhất định, đúng không? Vâng không, ở Thụy Sĩ thì không. Đừng hiểu lầm tôi nhé, người Thụy Sĩ không chấp nhận chủ nghĩa vô chính phủ đâu. Đây là cách họ vận hành. Họ bầu có một quốc hội liên bang, tương tự như quốc hội ở Mỹ. Quốc hội này sau đó bầu chọn 7 thành viên mà sẽ trở thành những Bộ Trưởng hoặc Thư Ký. Tất cả đều có quyền lực như nhau. Và mỗi năm, một trong số họ thay phiên làm người đại diện quốc tế của Thụy Sĩ. Về hình thức thì người đó chính là tổng thống. Nhưng cô ta hoặc ông ta không có quyền lực đặc biệt nào hơn những người còn lại.

Và, khi tôi nói, họ liên tục thay phiên nhau mỗi năm. Đây là một sự khác biệt quan trọng trong tư duy. Trong bất cứ một quốc gia nào khác, tổng thống là một người vô cùng quyền lực. Nhưng ở Thụy Sĩ, đó chỉ là một biểu tưởng bởi vì tất cả những quyết định đều được thực hiện bởi một đội ngũ.

3 — NỀN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP —- Đây là điều chiếm đa phần của nền chính trị Thụy Sĩ: các cuộc trưng cầu dân ý của họ. Thậm chí, đa số các bộ luật của họ được bầu chọn bởi một cuộc bầu phổ thông. Vài số đó trên toàn quốc, những cái khác được tổ chức ở mức tiểu bang. Một đề xuất cho một cuộc trưng cầu dân ý chỉ yêu cầu 50,000 chữ ký. Mặc dù, trong trường hợp một bộ luật có tác động đến hiến pháp, sau đó bạn cần 100,000 chữ ký.

Bây giờ, những nước khác chắc chắc cho các công dân của họ có những cuộc trưng cầu dân ý. Để ví dụ, ở Tây Ban Nha, bạn có thể đề xuất một cuộc bỏ phiếu. Nhưng bạn cần 50,000 chữ ký. Và, không như người Thụy Sĩ, bạn không thể đề xuất bất cứ điều gì mà có thể làm thay đổi hiến pháp. Chính vì điều này, Thụy Sĩ tổ chức vài cuộ

Mỗi 4 tháng, các công dân đi đến trạm bỏ phiếu và bầu chọn cho tất cả bộ luật mà đã được đề xuất trong 4 tháng qua. Hãy nhìn vào một ví dụ từ một trong những cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015: họ phải họn liệu họ có muốn tạo ra một mức thu nhập cơ bản cho mỗi công dân Thụy Sĩ hay không, bỏ phiếu cho vài sự thay đổi cho Bộ Luật Sinh Sản Hỗ Trợ, cũng như vài quy định liên quan đến vận chuyển công cộng. Và tất cả những cuộc trưng cầu dân ý đó có một mức đi bỏ phiếu rất cao. Cái gần đây nhất có mức bỏ phiếu hơn 60%.

4 — THỊ TRƯỜNG TỰ DO — Vài bạn có thể nghĩ rằng rất dễ để cho một nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa tư bản, dân túy xuất hiện trong một nền dân chủ như vậy. Nhưng, đừng hiểu sao, Thụy Sĩ với thị trường tự do, cũng như Pháp với rượu vậy. Đừng quên, đây là một quốc gia cô lập ở vùng núi, với gần như không có mảnh đất nông nghiệp nào. Điều này ép họ phải ký kết những hiệp ước về thị trường tự do với gần như tất cả các nước trên trái đất.

Nhưng khoan đã, các người bạn chủ nghĩa tự do của tôi đang xem clip này, hãy kìm nén sự phấn khích của bạn chỉ một giây lát thôi…Vâng, đúng là Thụy Sĩ là một quốc gia yêu thương mại. Nhưng không hơn gì so với Liên Minh Châu Âu. Thực ra, Thụy Sĩ hỗ trợ ngành nông nghiệp của họ nhiều như người Chây Âu và Mỹ. Họ cũng tham gia vào những cuộc cấm vận thương mại tương tự mà tồn tại với các quốc gia như Nga hoặc Iran. Sự khác biệt duy nhất là, Thụy Sĩ đã chấp nhận giao thương tự do quốc tế kể từ năm 1874 trong khi cả các nước khác đa bỉ thực hiện điều đó chỉ cách đây vài thập niên. Bây giờ, có một sự khác biệt quan trọng mà chúng ta phải nói đến. Bạn có thể đã nghe đến ….

5 — SỰ TRUNG LẬP CỦA THỤY SĨ — Thụy Sĩ là một vài nước trung lập trong thế giới. Điều này nghĩa là họ sẽ không tham gia vào bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào. Họ thậm chí đã không tham gia vào Thế Chiến Thứ 2, mặc dù sự thật là đa số người dân chống lại Hitler. Vì điều này, Thụy Sĩ chưa bao giờ phải tái xây dựng.Trong khi cả Châu Âu tàn phá lẫn nhau bằng cách giết hàng triệu người, sau đó tiêu hàng tỷ đô trong sự tái xây dựng. Thụy Sĩ đã không cần làm vậy. Cho nên tất cả sự tiết kiệm đó đã được sử dụng để cải thiện hệ thống của họ. Kẻ thủ số một của sự tăng trưởng kinh tế là chiến tranh. Với điều đó, Thụy Sĩ có một quân lực.

Vấn đề là, quân lực của họ là hoàn toàn bảo thủ. Họ chỉ có thể chiến đấu để bảo vệ quê hương từ những cuộc tấn công từ bên ngoài. Nhưng họ sẽ không bao giờ chiến đấu bên ngoài để phòng thủ. Và đây là khi chúng ta chứng kiến vài khuyết điểm của Thụy Sĩ: quân đội của họ. Hoặc chính xác hơn, lực lượng dân quân của họ. Mỗi người dân Thụy Sĩ phải phục vụ nghĩa vụ quân sự. Từ độ tuổi 18 đến 30, họ phải dành 1 tháng mỗi năm để tập huấn quân sự. Sau đó, họ phải luôn có cây súng ở nhà.

Đương nhiên, Thụy Sĩ không phải là quốc gia duy nhất với nghĩa vụ quân sự bắt buộc – Na Uy và Israel là những ví dụ nổi tiếng khác. Nhiều người cổ vũ cho những lợi ích của một hệ thống đó, với các nhà bình luận nói rằng nó tạo ra những nhà khởi nghiệp, và nó làm giảm sự khác biệt trong thu nhập. Đừng quên rằng trong khoảng thời gian bạn trong quân đội, người giàu và người nghèo kết hợp với nhau. Và công ty khởi nghiệp đã được tạo ra khi những người từ những lý lịch khác nhau gặp gỡ trong khi họ phục vụ nghĩa vụ quân sự.

Nhưng….còn tự do thì sao? Còn tự do của bạn để lựa chọn thì sao? Tại sao chính phủ có tư cách để ép bạn làm ở nơi nào đó mà bạn không muốn? Chỉ vài câu hỏi cho những bạn nào hoài nghi …

6 — SỰ DỄ DÀNG TRONG KINH DOANH — Cuối cùng, có thể là một trong những điều được biết đến nhiều nhất về hệ thống Thụy Sĩ: các mức thuế của họ. Rất đúng..mặc cho những sự khác biệt lớn giữa một tiểu bang này với tiểu bang nọ, nhìn chung Thụy Sĩ có những mức thuế thấp hơn đa số những nước khác. Hơn nữa những luật lệ và yêu cầu để băt đầu một công ty thì rất đơn giản.Thậm chí, bất cứ ai có thể kiểm tra các điều kiện trang mạng (Thụy Sĩ cũng liên tục xếp hạng cao về mặt minh bạch). Điều này đã khuyến khích nhiều các công ty nước ngoài thành lập trụ sở tài chính của họ ở Thụy Sĩ. Nhưng không chỉ vậy. Nó cũng giúp nhiều công dân Thụy Sĩ bắt đầu các doanh nghiệp của mình.

Và…vâng, vâng, bạn nói đúng. Các ngân hàng chiếm một phần lớn của nền kinh tế Thụy Sĩ. Nhưng nó không lớn như bạn nghĩ. Có nhiều, nhiều, ngành khác. Cái tên Logitech có quen thuộc với bạn không? Kiểm tra con chuột của bạn xem, hay webcam của bạn….không hề bất ngờ là nó được sản xuất bởi công ty này. Và nó được thành lập ở Thụy Sĩ. Và còn về ngành dược phẩm thì sao? Liệu các công ty như Novartis hay Hoffman La Roche nghe quen không? Đừng quên nói về đồng hồ, du lịch hoặc các máy móc chính xác.

Tôi chắc chắn rằng tất cả các bạn có thể nêu ra hơn 5 công ty Thụy Sĩ được tạo ra ở Thụy Sĩ – hãy nêu ra vào trong những đồng hồ đắt tiền và bạn sẽ nêu ra được thôi. Và tất cả những thứ đó trong một đất nước với dân số nhỏ hơn thành phố New York. Như thường lệ tại VisualPolitik, điều làm cho một đất nước giàu có không chỉ là tài nguyên tự nhiên của họ hay sự may mắn mà vì hệ thống chính trị của họ và các cơ quan của họ. Và chúng tôi tin rằng người Thụy Sĩ có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Đó chỉ là ý kiến của chúng tôi thôi.

Còn bạn thì sao? Bạn có nghĩa rằng một đất nước sẽ phát triển với một hệ thống tương tự như Thụy Sĩ không?

Ku Búa @ Cafe Ku Búa, theo VisualPolitik, Why is Switzerland so rich?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Wed Apr 13, 2022 6:00 pm

Quốc gia trở thành nơi giàu có bậc nhất thế giới, họ đã làm gì

Ffs

Quốc gia này chỉ nhỏ bằng 1/8 Việt Nam, tài nguyên nghèo nàn, lại có thể vượt qua Mỹ, Nhật thành nơi giàu có bậc nhất thế giới, họ đã làm gì?

Thụy Sĩ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất do tạp chí Forbes bình chọn dù họ chưa từng khai chiến hay sở hữu bất kỳ một thuộc địa nào.

Năm 2017, GDP của Thụy Sỹ đạt hơn 679 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt hơn 80,1 nghìn USD. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người tại Mỹ chỉ đạt 59,5 nghìn USD, tại Pháp và Đức tương ứng là 38,4 nghìn USD và 44,4 nghìn USD, còn tại Anh là 39,7 nghìn USD.

Có một điều rất thú vị là Thụy Sĩ không có nhiều tài nguyên ngoài tài nguyên nước (chủ yếu là sông ngòi) cùng nhiều danh lam thắng cảnh. Họ thậm chí không giáp biển để có thể thuận tiện cho giao thương cũng như xác lập vị thế trên toàn cầu. Tệ hơn, dù nằm ở trung tâm Châu Âu nhưng diện tích núi non trùng điệp đã ngăn cách quốc gia này với các nước khác, cả về giao thông lẫn giao tiếp. Tổng diện tích của Thụy Sĩ chỉ vào khoảng 41.285 km2, bằng 1/8 so với Việt Nam (331.210 km2).

Hơn nữa, sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ cho đến thể chế chính trị, tín ngưỡng khiến xã hội Thụy Sĩ rất đa dạng và hỗn tạp, qua đó cản trở mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước. Sự phân hóa này càng trở nên trầm trọng trước sự đổ bộ của làn sóng nhập cư những ngày đầu của thời kỳ cận đại. Gần 1/3 dân số Thụy Sĩ hiện nay là dân nhập cư hoặc thế hệ sau của họ.

Với vị thế nhỏ yếu, Thụy Sĩ đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì quan điểm trung lập trong các cuộc xung đột ở Châu Âu, nhằm đảm bảo cuộc sống tự do, hòa bình cho người dân.

Bất chấp những khó khăn đó, Thụy Sĩ đã vươn mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một quốc gia có trình độ phát triển và văn minh cao, chất lượng cuộc sống đảm bảo, sản xuất được hàng loạt sản phẩm nổi tiếng thế giới cùng nhiều dịch vụ thu hút khách hàng toàn cầu.

Vậy tại sao quốc gia này lại có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel bình quân đầu người, sức cạnh tranh và hệ thống giáo dục thuộc hàng cao nhất thế giới?

Bản sắc Thụy Sĩ

Theo cuốn “Swiss Made” của tác giả R. James Breiding, chính việc cho mọi thành phần công dân, vùng miền, tôn giáo tham gia vào các quyết định đã biến Thụy Sĩ trở thành đất nước của ổn định, sáng tạo cũng như thịnh vượng.

Cơ cấu chính quyền của nước này luôn tuân theo 3 nguyên tắc chủ chốt là: luôn hoài nghi các tập đoàn lớn nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tích cực trợ cấp người dân để giảm chi phí hành chính công và thuế suất đến mức thấp nhất (Thuế suất biên thực tế của Thụy Sĩ là 16%, thấp hơn nhiều mức 24% ở Mỹ, 26% ở Nhật Bản và 35% ở Đức, Pháp); tôn trọng quyền tự do của mỗi công dân.

Với một cơ cấu dân số đa dạng về văn hóa, vùng miền, việc Thụy Sĩ bảo vệ thiểu số và duy trì quyền tự do là một trong những yếu tố chính gìn giữ hòa bình thống nhất cho nước này. Hàng loạt các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dù vẫn theo phe đa số nhưng điều đó lại khiến những công dân thiểu số cảm thấy được tôn trọng và hạn chế bất mãn.

Một đặc điểm khá hay ở Thụy Sĩ là kết cấu liên bang khi các tiểu bang có quyền tự trị khá cao. Đặc điểm này giúp Thụy Sĩ có sự cạnh tranh và tiến bộ nhanh chóng giữa các vùng miền. Nếu thuế suất ở một bang quá cao, doanh nghiệp có thể bỏ sang bang khác hoạt động.

Thêm vào đó, sự hội nhập của các dân tộc khác khiến Thụy Sĩ không ngừng tự đổi mới, cập nhật thêm được những tinh túy của thế giới cho đất nước mình.

Nhiều người sẽ nghĩ đến đồng hồ, chocolate hay ngân hàng nhưng trên thực tế nền kinh tế của Thụy Sĩ là một chuỗi những phát kiến được xâu kết lại với nhau. Hàng loạt các sáng tạo trong ngành may mặc, du lịch, thực phẩm, công nghệ, y khoa, hóa chất… cũng góp phần làm nên thành công của Thụy Sĩ chứ không riêng gì những ngành nổi bật.

Địa thế cũng là một nguyên nhân nữa khiến nền kinh tế nước này trở nên đặc biệt. Rất nhiều vùng miền của nước này vẫn còn hoang sơ, hẻo lánh với những phong tục, thể chế khác biệt tạo nên những khu kinh tế đa dạng, sản phẩm đặc thù của nhiều địa phương.

Nói cách khác, chủ nghĩa tư bản thế tộc, vùng miền đã đem lại một tầm nhìn bền vững và lợi ích lâu dài cho các thương hiệu, sản phẩm của Thụy Sĩ. Nhờ đó, những mặt hàng tốt nhất, lâu đời nhất của nước này vẫn giữ được uy tín qua nhiều thế hệ.

Hiện nay, bên cạnh các tập đoàn lớn mang màu sắc truyền thống dòng họ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang làm nên 70% nền kinh tế Thụy Sĩ và không ít trong số đó vượt xa tầm vóc của chính họ.

Hầu như không ai để ý công ty Franke là nhà cung cấp mọi thiết bị nhà bếp cho McDonald, hay hãng Laboratories đang là nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa lớn nhất thế giới, hoặc có đến 75% khả năng món mỳ ý bạn đang ăn có bột mỳ đến từ tập đoàn Buhler, hay công ty Egon Zehnder thành lập vào năm 1964 hiện đang là hãng tuyển dụng giám đốc lớn nhất thế giới.

Trung lập nhưng không cô lập

Mặc dù phần lớn thành tựu của Thụy Sĩ được đánh đổi bằng mô hôi nước mắt nhưng lợi thế là trung tâm địa lý, văn hóa giữa các nước đã khiến quốc gia này tập hợp được kiến thức và tư tưởng của nhiều nước. Nói đơn giản hơn, chính việc phát triển xã hội dựa trên tri thức, tạo điều kiện tốt cho môi trường kinh doanh đã làm nên thành công chưa từng có của Thụy Sĩ.

Việc chính phủ Thụy Sĩ duy trì trung lập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tự do đã giúp họ thu hút được nhiều cơ hội làm ăn lớn trên thế giới. Hiện nay, nhiều công ty thà chịu rơi vào tay các tập đoàn Thụy Sĩ trung lập hơn là phải chịu chi phối của những công ty nhà nước đến từ Mỹ, Đức hay Trung Quốc vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi chính trị.

Sự bình đẳng giữa chính phủ và thành phần kinh tế tư nhân đã tạo nên sự khác biệt căn bản giữa Thụy Sĩ với hầu hết các nước khác. Trong khi nền kinh tế đặt trọng tâm vào thống trị và bánh trướng thì chính phủ chỉ đứng vai trò giám sát.

Nhờ đó, Thụy Sĩ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất do tạp chí Forbes bình chọn dù họ chưa từng khai chiến hay sở hữu bất kỳ một thuộc địa nào.

Ngoài ra, chính sự trung lập khiến Thụy Sĩ không bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh, duy trì được hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như có được sự tín nhiệm của khách hàng khi đối thủ thường xuyên bị gián đoạn bởi xung đột vũ trang.

Hơn nữa, Thụy Sĩ bị coi là “con lợn đất” khi các nhà đầu tư, người giàu đổ vốn vào đây để bảo toàn tài sản, làm giàu hơn cho hệ thống tài chính của nước này.

Thụy Sĩ có thể là quốc gia trung lập, nhưng không có nghĩa họ bị chìm trong quan điểm hòa bình mãi mãi. Quốc gia này sở hữu lực lượng dân quân lớn nhất thế giới và truyền thống cũng như văn hóa trong quân đội có tầm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, dù nước này chưa bao giờ thể hiện thái độ thù địch với ai.

Thậm chí, một luật sư hay bác sĩ phải báo cáo với một anh công nhân quét rác trong quân ngũ. Tất cả những điều này rèn luyện sự đoàn kết, phát triển mạng lưới quan hệ bền chặt dựa trên phẩm chất và tài năng chứ không dựa vào xuất thân của mỗi người lao động.

Nhờ những chính sách thông minh trên, Thụy Sĩ từ một nước nghèo nàn hẻo lánh giữa các dãy núi thời Trung cổ, chỉ biết xuất khẩu lính đánh thuê và nô bộc đã vươn mình thành nền kinh tế đáng gờm tại Châu Âu. Trong các cuộc khủng hoảng thập niên 70 và năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp tại Thụy Sĩ chỉ bằng một nửa so với mức bình quân toàn Châu Âu.

Con người mới là tài nguyên quý giá nhất

Trong khi nhiều nhân tài bị bạc đãi tại các quốc gia khác, Thụy Sĩ đã khéo léo có chính sách thu hút nhân tài, mở các trường đại học chất lượng cao hay khuyến khích khởi nghiệp để nhào nặn các doanh nhân này thành những ông chủ của Nestle hay Breitling.

Nếu nhìn lại những tượng đài lịch sử làm nên các thương hiệu toàn cầu cho Thụy Sĩ, chúng ta có thể thấy không ít người là những đào phạm của các cuộc đàn áp chính trị, thậm chí là nạn nhân của đói nghèo trốn sang đây.

Nhà sáng lập Heinrich Nestle sinh ra ở Frankfurt-Đức trong khi nhà phát minh ra Vitamin C tổng hợp, ông Tadeusz Reichstein là người gốc Ba Lan. Nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ cũng có khởi nguyên là các tín đồ Tin lành tại Pháp trốn chạy khỏi cuộc đàn áp tôn giáo thời vua Louis XIV.

Thành công của các công dân nhập cư Thụy Sĩ một phần đến từ môi trường kinh doanh, một phần nhờ tài trí của họ. Do bản thân là một quốc gia nhỏ bé và biệt lập, Thụy Sĩ buộc phải mở rộng, chào đón các tài năng nhập cư. Nếu những người nhập cư ở các nước khác phải trải qua quá trình xét duyệt khắt khe thì họ lại có thể tìm thấy cơ hội phát triển ở Thụy Sĩ.

Tất nhiên, không phải người nhập cư nào cũng sẽ được xã hội Thụy Sĩ chấp nhận. Nếu người nhập cư không cố gắng chứng tỏ giá trị của mình, cũng như hòa đồng vào xã hội nước này, họ sẽ không được ghi nhận và tôn trọng.

Một yếu tố nữa trong tài nguyên con người của Thụy Sĩ là phẩm chất đạo đức rất cao trong kinh doanh. Đây không phải tố chất đặc thù chỉ riêng người Thụy Sĩ có nhưng chắc chắn góp phần làm nên thành công của nước này.

Hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ chú trọng rất cao vào công tác hướng nghiệp song song với học đại học, qua đó gia tăng chất lượng chuyên môn của nhân công nước này. Những công dân Thụy Sĩ có nền tảng hướng nghiệp tốt thì dù nghề nghiệp có bình dân đến đâu cũng ý thức được phẩm giá của bản thân và công việc của mình.

Bên cạnh đó, nghề giáo viên ở Thụy Sĩ được trả lương rất cao cũng như được coi trọng trong xã hội, được coi là “nghề nghiệp của Chúa”. Nhờ đó, học sinh, sinh viên được tận tình giảng dạy, hướng nghiệp và khuyến khích học hỏi.

Tất cả những triết lý này được truyền bá rộng rãi trong tầng lớp trung lưu, qua đó hạn chế khái niệm “bất chấp vì tiền” hay “kẻ thắng có tất cả” vốn này sinh từ giới buôn bán trên thị trường tự do.

Nhờ sự tôn trọng cho người lao động, bất chấp là tầng lớp bình dân hay cao cấp, cùng với sự tín nhiệm đã giúp hòa giải các xung đột trong nền kinh tế Thụy Sĩ, giúp tăng trưởng năng suất cũng như củng cố hiệu quả cho các doanh nghiệp tư nhân gia đình.

Không riêng gì người lao động, các chủ doanh nghiệp cũng cố gắng hòa nhập, học hỏi thêm ngôn ngữ, văn hóa khi họ có quá nhiều lao động nhập cư cũng như muốn giao thương với các nền kinh tế khác nhau xung quanh Thụy Sĩ.

Chính nhờ sự khiêm tốn, hòa nhập này mà nhiều thương vụ sáp nhập lớn tại Thụy Sĩ đã thành công và tạo nên những tập đoàn hùng mạnh cho quốc gia này. Novartis là đứa con chung của Ciba-Geigy và Sandoz, trong khi Syngenta là thành quả kết hợp từ phân ngành hóa chất nông sản của Novartis với AstraZeneca (liên doanh của Thụy Điển-Anh). Nestle cũng mua lại hàng loạt các thương hiệu lớn như Kit Kat, Carnation hay Friskies.

Rõ ràng, tài nguyên lớn nhất của một đất nước không phải “rừng vàng biển bạc” mà chính là con người.

Chúng ta đã thấy một dân tộc Do Thái kiên cường xây dựng đất nước Israel của họ trên vùng hoang mạc; một Nhật Bản vươn mình mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế dù bao quanh bởi biển, động đất và thiên tai; một Singapore nhỏ bé mà vẫn đem đến sự giàu có, thịnh vượng cũng như vị thế to lớn cho người dân trên trường quốc tế và giờ đây là một Thụy Sĩ đa dạng văn hóa, dân tộc nhưng vẫn đoàn kết được mọi người đi lên. Tất cả những quốc gia này đều không có nhiều tài nguyên, nhưng họ lại khai thác được nguồn tài nguyên quý giá nhất của một dân tộc là “con người”.

Theo AB

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by LDN Sun Apr 24, 2022 11:43 am

Câu bôi đậm đọc 2 lần 0 hiểu. Quốc gia nào đang bị đe dọa trong khi đang nói tới Mỹ là quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Mỹ từ khi là siêu cường quốc duy nhất trên thế giới nắm vai trò lãnh đạo chứ thiếu hồi nào🤔 Điệu này cho google dịch mà 0 cần hiểu google dịch gì😄

Đọc lại lần 3 thì nghĩ có lẽ người viết nói Mỹ. Chê Mỹ mà viết như thế thì...😄 Đang nói tới Thụy Sĩ thì lại chêm Mỹ dzô chê bai bậy bạ 😄 Thụy Sĩ tuy là 1 trong ~ quốc gia giàu có nhất trên thế giới, nhưng 0 phải Weltmacht siêu cường quốc độc nhất trên thế giới như Mỹ đâu.
😄😂🤣🤣

Exkurs, chứng minh:

https://youtu.be/WyBjzsVivZw

SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NỀN KINH TẾ THỤY SĨ – NHỮNG BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG!

written by Bojan
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 2017 - choose-forex

Thụy Sĩ được biết đến như là nền kinh tế cạnh tranh nhất ở châu Âu. Các nền kinh tế thế giới tiến bộ nhất được biết đến với trọng tâm về cơ sở hạ tầng vật thể và phi vật thể, các quy định thân thiện với kinh doanh, bao gồm các thể chế, và Thụy Sĩ chắc chắn là một trong số đó. Nó được coi là đang chăm lo cho quyền công dân, đó là sự hỗ trợ kinh doanh tạo ra một bầu không khí kinh doanh thân thiện và nó cung cấp cho công dân của mình chất lượng cuộc sống tốt đẹp. Mặc dù Hoa Kỳ được coi là một trong những nước mạnh nhất trên thế giới, và năm ngoái, người Mỹ hưởng lợi từ sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với euro, quốc gia đang bị đe doạ bởi sự bất ổn gia tăng do thiếu sự lãnh đạo toàn cầu.

Vào đầu năm 2017, một video châm biếm Thụy Sĩ nhằm vào Trump đã lan truyền qua mạng Internet về lý do tại sao Thụy Sĩ nên đứng thứ hai theo thứ tự, ngay sau Mỹ. Video chứa một số tuyên bố trong số đó là đúng sự thật, một số được lấy cảm hứng từ sự thật và một số thuần túy chỉ để gây cười. Nhưng đâu là sự thật và công thức bí mật cho sự thành công ở Thụy Sĩ?

Tại sao Thụy sĩ lại thành công như vậy?
Mặc dù các cuộc khủng hoảng gần đây của EU, Thụy Sĩ gần như là nước duy nhất của EU vẫn còn tương đối không bị ảnh hưởng và thậm chí không chạm ngưỡng bước vào một cuộc suy thoái. Nhưng bí mật về sự ổn định kinh tế của họ là gì? Đây là ba lý do chính:

1. Môi trường kinh doanh thân thiện – Mặc dù Thụy Sĩ không để lại ấn tượng về một ứng cử viên điển hình cho thành công kinh tế (không có bờ biển, ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô nhỏ, địa hình núi) nhưng nó đã thành công lớn do chính sách thông minh của nó. Do pháp luật thân thiện với kinh doanh, họ đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm và sản xuất đồng hồ sang trọng, những mặt hàng mang lại sự thịnh vượng cho Thụy Sĩ.

2. Trung lập về chính trị – Trung lập về chính trị của Thụy Sĩ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế. Nó đã thông minh tránh xung đột và chiến tranh, và do đó họ đã được hưởng những năm hòa bình và ổn định. Do đó, trong một môi trường ổn định như vậy, hầu như không có người thất nghiệp ở Thụy Sĩ, và mức độ giáo dục và hệ thống giáo dục nói chung là rất cao! Do những thực tế kinh tế quan trọng này của Thụy Sĩ, kinh tế Thụy Sĩ phát triển đều đặn, vượt trội so với các nước láng giềng châu Âu của họ.

3. Chọn lựa đối tác thông minh – 60% xuất khẩu của cả nước là sang EU, và 80% nhập khẩu là từ EU, mặc dù Thụy Sĩ không phải là thành viên của EU. Nhưng nó giữ mối quan hệ tốt với các nước láng giềng của EU đang là một thành viên của EFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu). Nó cũng duy trì mối quan hệ tốt với các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.

4. Hạn chế của Thụy Sĩ – Thái độ của người Thụy sĩ được biết đến là lạnh lùng và kín đáo. Nhưng điều này, trên thực tế, có nghĩa là họ không vội vã trong các quyết định nồng nhiệt và ngay lập tức. Thay vào đó họ chọn cách tiếp cận dài và cẩn trọng điều đó đã mang lại cho họ hàng thập kỷ ổn định lâu dài và an ninh tài chính. Những phẩm chất khác của họ phản ánh trên phúc lợi của Thụy Sĩ là hiệu quả và đạo đức công việc của họ bao gồm tính chính xác và hiệu quả. Nhưng mọi người phải biết rằng nền kinh tế Thụy Sĩ ổn định là kết quả của những cải cách kinh tế kiên nhẫn và dài hạn mà không thể xảy ra ngay một sớm một chiều!


Thực tế nền kinh tế Thụy sĩ
Điều làm cho nền kinh tế Thụy sĩ trở thành một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới là lĩnh vực dịch vụ của họ phát triển cao. Nó tạo ra 74% GDP của Thụy sĩ (25% tạo ra từ công nghiệp và chỉ 1% từ nông nghiệp), và tổng tài sản tài chính theo đầu người của Thụy sĩ vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nhiều năm. Hầu hết các công ty hoạt động ở Thụy Sĩ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mỗi công ty có ít hơn 250 người. Họ có thuế GTGT thấp nhất ở Châu Âu và họ chi tiêu 3% GDP cho nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, khác với nhiều nước châu Âu khác, nợ công của Thụy Sĩ giảm đáng kể (từ 54,6% năm 1998 xuống 34,7% năm 2014).

Thụy sĩ kiếm tiền như thế nào?
Khi 2/3 đất nước tạo bởi núi, hồ nước và rừng, Thụy Sỹ phải dựa vào, như đã nói ở trên, ngành dịch vụ, bao gồm ngân hàng, du lịch và đảm hiểm. 10% dân số làm việc trong khu vực sơ cấp/nông nghiệp đó là khu vực được chính phủ hỗ trợ, 40% làm việc trong khu vực thứ cấp/công nghiệp, (nhưng việc xuất khẩu các sản phẩm này bị chậm lại do đồng franc Thụy Sĩ có giá đắt, và hơn 50% số người làm việc trong lĩnh vực thứ ba /dịch vụ, với ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh quan trọng nhất ở Thụy Sĩ. Đây cũng là một trong những quốc gia có đóng góp rất lớn vào sản phẩm nội địa bằng giao dịch với nước ngoài. Các đối tác thương mại quan trọng nhất của họ là: Đức, Mỹ, Ý, Pháp vv

Các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Trung ương Thụy sĩ
Trong thập niên vừa qua, đồng franc của Thụy Sĩ đã ghi nhận một sự tăng giá hơn 50% so với các đồng tiền đối tác nước ngoài, tuy nhiên, điều này không làm tổn hại đến các công ty trong nước, các nhà xuất khẩu, chi tiêu tiêu dùng đầu tư. Nhưng ngược lại – đầu tư và tiêu dùng gia đình tiếp tục tăng trưởng! Nhưng ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ đã quyết định hạn chế sự tăng giá và tăng dự trữ ngoại hối. Thị trường ngoại hối cho thấy rằng đồng franc Thụy Sĩ là rẻ hơn so với đồng euro, nhưng cao hơn 40% so với trước cuộc khủng hoảng. Giải thích cho sự can thiệp đó là tiền tệ không được mạnh mẽ để không gây nguy hiểm cho nền kinh tế Thụy Sĩ và để giữ tỷ giá thực sự gần với tỷ giá danh nghĩa. Tuy nhiên, kết quả của đồng franc Thụy Sĩ yếu đã không thể nhìn thấy rõ mặc dù nó được dự báo áp lực của khu vực đồng euro sẽ ảnh hưởng đến việc CHF tăng mạnh lên cặp EUR / CHF.

Dự báo kinh tế
GDP sẽ dần dần tăng lên, sẽ giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, và tỷ lệ lãi suất thấp sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu trong nước. Đối với lạm phát năm 2018. nó cũng sẽ vẫn ở mức thấp và giảm phát được vượt qua. Chính sách lãi suất dự kiến sẽ tăng thấp, thặng dư ngân sách sẽ tiếp tục nhỏ, nợ công sẽ tiếp tục giảm, và chính phủ nên sử dụng không gian tài chính để đảm bảo phục hồi. Nhìn chung, dự báo cho tương lai của Thụy Sỹ dự kiến sẽ có kết quả tích cực vì nền kinh tế sẽ vẫn mở cửa cho cả châu Âu và các nước khác trên thế giới để phát triển một vài ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới nhưng họ nên tập trung tham gia vào các mối quan hệ giá trị toàn cầu. Họ cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến người nhập cư – họ phải cố gắng lồng ghép họ vào thị trường lao động và tận dụng tối đa lực lượng lao động có tay nghề tăng cao trong tay họ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ Empty Re: Những điều đặc biệt tạo nên đẳng cấp Thụy Sĩ

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum